Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ<br />
GIỮA TYP I VÀ TYP IVA Ở TRẺ EM<br />
Trần Ngọc Sơn*, Vũ Mạnh Hoàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ<br />
(NOMC) type I so với type IVa (theo phân loại Todani) ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân (BN) bị NOMC type I và type IVa được điều trị phẫu<br />
thuật nội soi kế hoạch tại bệnh viện (BV) Nhi Trung Ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12 /2012.<br />
Kết quả: Có 517 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu: 303 BN bị NOMC type I và 214 BN bị NOMC<br />
type IVa. So sánh độ tuổi trung bình, giới, thời gian bị bệnh, tỷ lệ BN bị đau bụng, nôn, sờ thấy khối hạ sườn phải<br />
giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm IVa có tỷ lệ BN bị sốt, vàng da, tăng GOT, GPT cao<br />
hơn và kích thước trung bình NOMC lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm I. 314BN được PTNS nối ống gan chung<br />
tá tràng (185 BN type I, 129BN type IVa), 203BN được PTNS nối ống gan chung-hỗng tràng (118 BN type I, 85<br />
BN type IVa). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về thời gian mổ trung bình, tỷ lệ biến chứng sớm và thời gian<br />
nằm viện sau mổ. Theo dõi sau ra viện khả thi 82,6% các BN với thời gian 12-90 tháng. Tỷ lệ BN type IVa hết<br />
giãn đường mật trong gan 1 tháng và 12 tháng sau mổ là 89,5% và 94,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường mật sau<br />
mổ ở nhóm I là 3,5% và ở nhóm IVa là 2,5% (p>0,05). Các BN còn giãn đường mật trong gan sau mổ có tỷ lệ<br />
viêm mật cao hơn có ý nghĩa so với các BN còn lại (37,5% so với 1%, p