intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh hiệu quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng globulin người trên gel-card

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết So sánh hiệu quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng globulin người trên gel-card trình bày so sánh hiệu quả của xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG với xét nghiệm hòa hợp trong môi trường nước muối 220 C; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan dẫn tới sự dương tính của xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh hiệu quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng globulin người trên gel-card

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH ANTI-HUMAN GLOBULIN CROSSMATCH ON GEL-CARD AND SOME RELATED FACTORS Nguyen Thi Hoai Thu, Nguyen Thi Quynh Nga, Tran Thi Tu* Da Nang University of Medicine and Pharmacy Technology - 99 Hung Vuong, Hai Chau District, Da Nang city, Vietnam Received: 18/07/2023 Revised: 21/08/2023; Accepted: 23/09/2023 ABSTRACT Objective: Compare the effectiveness of AHG CrossMatch on gel-card and Saline CrossMatch and find out some related factors of the positivity of AHG CrossMatch. Method: A cross-sectional descriptive study in 3,433 packed red blood cells (PRBCs) indicated for transfusion at Danang Hospital from January to March 2023. Results: The rate of positive AHG CrossMatch accounted for 3.4% compared with 0.6% of Saline Cross Match. There is a relationship between positive AHG CrossMatch and sex, age, treatment unit, number of blood transfusions and this difference is statistically significant with p < 0.05. Conclusion: The AHG CrossMatch helps to detect higher cases of serological incompatibility than the Saline CrossMatch does. Factors such as gender, age, treatment unit, and number of blood transfusions should be taken care when doing AHG CrossMatch. Keywords: Cross Match, Anti-Human Globulin (AHG), Blood transfusion safety.   *Corressponding author Email address: tranthitudhktyddn@gmail.com Phone number: (+84) 988964663 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 23
  2. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 SO SÁNH HIỆU QUẢ VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÉT NGHIỆM HOÀ HỢP CÓ SỬ DỤNG KHÁNG GLOBULIN NGƯỜI TRÊN GEL-CARD Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trần Thị Tư* Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng - 99 Hùng Vương, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam Ngày nhận bài: 18/07/2023 Chỉnh sửa ngày: 21/08/2023; Ngày duyệt đăng: 23/09/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG với xét nghiệm hoà hợp trong môi trường nước muối ở 220C và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự dương tính của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 3.433 chế phẩm hồng cầu khối được chỉ định truyền tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 01 - 3/2023. Kết quả: Tỷ lệ xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG dương tính chiếm 3,4% so với 0,6% khi thực hiện kỹ thuật này trên môi trường nước muối ở nhiệt độ 220C. Có mối liên quan giữa xét nghiệm hòa hợp có AHG dương tính với giới tính, nhóm tuổi, đơn vị điều trị, số lần truyền máu và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG giúp phát hiện các trường hợp bất đồng miễn dịch chống hồng cầu cao hơn so với xét nghiệm hòa hợp trong môi trường nước muối. Cần lưu ý các yếu tố như giới tính, nhóm tuổi, đơn vị điều trị, số lần truyền máu khi thực hiện xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG. Từ khóa: Xét nghiệm hoà hợp, kháng globulin người (AHG), an toàn truyền máu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tai biến này là một vấn đề luôn được đặt ra hàng đầu. Các xét nghiệm được chỉ định để hạn chế tai biến này Truyền máu vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong y đang được áp dụng một cách thường quy tại các cơ sở học. Truyền máu có tác dụng cấp cứu tức thời cứu sống truyền máu bao gồm: định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) tính mạng bệnh nhân khi mất máu cấp, đồng thời truyền và xét nghiệm hoà hợp (XNHH) trong môi trường nước máu cũng có tác dụng điều trị một số bệnh mà đến nay, muối. XNHH có sử dụng kháng globulin người (AHG) vẫn chưa có một dược phẩm nào có thể thay thế hoàn mới chỉ được triển khai ở những cơ sở lớn trong những toàn được. năm gần đây. Để góp phần đánh giá hiệu quả của xét Tuy nhiên, trong truyền máu nói chung và truyền hồng nghiệm này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “So sánh cầu khối nói riêng luôn tồn tại những yếu tố nguy cơ hiệu quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xét tiềm ẩn, có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn nghiệm hoà hợp có sử dụng kháng globulin người trên ở nhiều mức độ khác nhau cho người nhận máu. Một Gel-card” với 2 mục tiêu: trong những nguy cơ được quan tâm nhiều nhất là bất 1. So sánh hiệu quả của xét nghiệm hòa hợp có sử dụng đồng miễn dịch do kháng nguyên hồng cầu giữa người AHG với xét nghiệm hòa hợp trong môi trường nước cho và người nhận. Chính vì vậy, các biện pháp sàng lọc, muối 220C. kiểm soát để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những *Tác giả liên hệ Email: tranthitudhktyddn@gmail.com Điện thoại: (+84) 988964663 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 24
  3. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan dẫn tới sự dương - Phản ứng hòa hợp trên môi trường nước muối ở 220C tính của xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG. bằng phương pháp ống nghiệm. - Phản ứng hòa hợp sử dụng AHG trên gelcard. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.4. Biến số nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tuổi, giới tính, nhóm máu, số lần truyền hồng cầu khối. Các chế phẩm hồng cầu khối được chỉ định truyền tại khoa Huyết học - Truyền máu của Bệnh viện Đà Nẵng - Kết quả của phản ứng hòa hợp trong môi trường nước từ tháng 01-5/2023. muối ở 220C. Tiêu chuẩn loại trừ: - Kết quả của phản ứng hòa hợp có sử dụng AHG. - Những trường hợp không đủ thông tin theo yêu cầu 2.2.5. Xử lý số liệu của đối tượng nghiên cứu. - Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS - Kết quả XNHH không rõ ràng. 22.0. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích thống kê mô tả: tần suất (n) và tỷ lệ phần trăm (%). 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Phân tích thống kê đơn biến: sử dụng test Chi bình Nghiên cứu mô tả cắt ngang. phương, Fisher Exact test để kiểm định giả thuyết về sự 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu khác biệt các tỷ lệ. Độ tin cậy có ý nghĩa thống kê được chọn là giá trị p < 0,05. Chọn mẫu toàn bộ đáp ứng tiêu chuẩn chọn. 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu: Đề tài đã được thông qua Cỡ mẫu: 3.433 khối hồng cầu. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng và được sự chấp 2.2.3. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu thuận của Ba Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. So sánh hiệu quả của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG với xét nghiệm hoà hợp trong môi trường nước muối ở 220C Bảng 3.1. So sánh XNHH giữa 2 môi trường nước muối 220C và môi trường AHG XNHH Môi trường nước muối/22oC Môi trường AHG Kết quả Âm tính 3.412 (99,4%) 3.316 (96,6%) Dương tính 21 (0,6%) 117 (3,4%) Tổng 3.433 (100%) 3.433 (100%) Nhận xét: Trong 3.433 hồng cầu khối thu được 21 220C chiếm tỷ lệ 0,6% và trên môi trường có sử dụng trường hợp có phản ứng dương tính ở môi trường muối AHG có 117 hồng cầu khối có dương tính chiếm 3,4%. 25
  4. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 3.2. Một số yếu tố liên quan đến sự dương tính của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG Bảng 3.2. Mối liên quan giữa kết quả XNHH có sử dụng AHG với nhóm tuổi Kết quả XNHH Âm tính Dương tính Tổng p Nhóm tuổi ≤ 20 131 (3,8%) 5 (0,1%) 136 (4,0%) 21 - 40 616 (17,9%) 53 (1,5%) 669 (19,5%) p < 0,05 41 - 60 1.065 (31%) 14 (0,4%) 1.079 (31,4%) Trên 60 1.504 (43,8) 45 (1,3%) 1.549 (45,1%) Tổng 3.316 (96,6%) 117 (3,4%) 3.433 (100%) Nhận xét: Có sự khác biệt giữa kết quả XNHH trong biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. môi trường có sử dụng AHG với nhóm tuổi và sự khác Bảng 3.3. Mối liên quan giữa kết quả XNHH có sử dụng AHG với giới tính Kết quả XNHH Âm tính Dương tính Tổng p Giới tính Nam 1.848 (53,8%) 46 (1,3%) 1.894 (55,2%) p < 0,05 Nữ 1.468 (42,8%) 71 (2,1%) 1.539 (44,8%) Tổng 3.316 (96,6%) 117 (3,4%) 3.433 (3,4%) Nhận xét: Có sự khác biệt giữa kết quả XNHH trong biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. môi trường có sử dụng AHG với giới tính và sự khác Bảng 3.4. Mối liên quan giữa kết quả XNHH có sử dụng AHG với nhóm máu ABO Kết quả XNHH Âm tính Dương tính Tổng p Nhóm máu A 741 (21,6%) 16 (0,5%) 757 (22,1%) B 858 (25%) 32 (0,9%) 890 (25,9%) p < 0,05 AB 182 (5,3%) 10 (0,3%) 192 (5,6%) O 1.535 (44,7%) 59 (1,7%) 1.594 (46,4%) Tổng 3.316 (96,6%) 117 (3,4%) 3.433 (3,4%) Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống nhóm máu hệ ABO. kê giữa kết quả XNHH tronng môi trường AHG với các 26
  5. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa kết quả XNHH có sử dụng AHG với số lần truyền máu Kết quả XNHH Âm tính Dương tính Tổng p Số lần truyền máu Nhận máu lần 776 (22,6%) 20 (0,6%) 796 (23,2%) đầu Nhận máu từ 2 1.780 (51,8%) 50 (1,5%) 1.830 (53,3%) p < 0,05 - 5 lần Nhận máu > 5 760 (22,1%) 47 (1,4%) 807 (23,5%) lần Tổng 3.316 (96,6%) 117 (3,4%) 3.433 (3,4%) Nhận xét: Có sự khác biệt giữa kết quả XNHH trong môi trường có sử dụng AHG với số lần truyền máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 4. BÀN LUẬN ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, triển khai kỹ thuật XNHH có sử dụng AHG sẽ hạn chế được các phản 4.1. So sánh hiệu quả của xét nghiệm hoà hợp có sử ứng tan máu do nguyên nhân miễn dịch, góp phần nâng dụng AHG với xét nghiệm hoà hợp trên môi trường cao hiệu quả truyền máu và mang lại lợi ích về kinh tế nước muối ở 220C cho BN (giảm chi phí do giảm số lượt vào viện điều trị, Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy: Trong 3.433 hồng cầu giảm số lần truyền máu cũng như số ngày điều trị,..). khối thu được 21 trường hợp có phản ứng dương tính 4.2. Một số yếu tố liên quan đến sự dương tính của ở môi trường muối 220C chiếm tỷ lệ 0,6% và trên môi xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG trường có sử dụng AHG có 117 đơn vị hồng cầu khối có kết quả dương tính chiếm 3,4%. Với kết quả trên Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Có sự khác biệt giữa kết ta nhận thấy tỷ lệ dương tính của xét nghiệm hoà hợp quả XNHH trong môi trường có sử dụng AHG với trên môi trường AHG gấp 5,7 lần so với xét nghiệm nhóm tuổi và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < hoà hợp trên môi trường nước muối ở 220C. Kết quả 0,05. Trong đó nhóm tuổi từ 21 đến 40 tuổi và trên 60 trên tương tự với tác giả: Hoàng Văn Phóng và cộng sự tuổi có tỷ lệ XNHH có sử dụng AHG dương tính cao (2011) thu được tỷ lệ XNHH dương tính ở môi trường nhất lần lượt là 1,5% và 1,3%. Nghiên cứu trên tương nước muối 220C chiếm 0,18% và trên môi trường sử tự với Đào Thị Thanh Nga và cộng sự (2014) cho được dụng AHG chiếm 0,55% [1]. Theo Nguyễn Thị Tuyết kết quả nhóm tuổi từ 19 đến 40 tuổi có tỷ lệ kháng thể Trâm và cộng sự (2013) thu được tỷ lệ XNHH dương bất thường là 0,97% là cao nhất [4]. Theo Nguyễn Thị tính ở môi trường muối 220C chiếm tỷ lệ 0,8% và trên Kiều Giang, Cao Minh Phương (2013) có tỷ lệ XNHH môi trường có sử dụng AHG chiếm 5,5% [2]. Theo Vũ sử dụng AHG dương tính cao nhất ở nhóm 21- 40 chiếm Bích Vân và cộng sự (2011) thu được XNHH ở 220C 5,43%, thấp nhất ở nhóm > 60 tuổi chiếm 1,58% [5]. (chiếm 2%) và trong môi trường AHG (chiếm 5%) [3]. Lý giải kết quả này là do ở độ tuổi 21 - 40 hệ thống Qua đó ta nhận thấy tỷ lệ dương tính trong XNHH trong miễn dịch được phát triển một cách hoàn thiện cho nên môi trường AHG cao hơn so với trong môi trường nước đáp ứng miễn dịch xảy ra mạnh nhất. Ở độ tuổi 60 tuổi muối ở 220C, do đó khả năng phát hiện được trường trở lên hệ thống miễn dịch bắt đầu suy giảm cho nên hợp xét nghiệm không hoà hợp ở môi trường AHG cao đáp ứng miễn dịch sẽ kém hơn. Tuy nhiên, độ tuổi này hơn so với môi trường nước muối. Lý giải kết quả này thường xuất hiện các bệnh lý ác tính đi kèm và đây cũng là do các kháng thể miễn dịch thường có bản chất là có thể là nguyên nhân làm XNHH trong môi trường IgG, khi tiến hành XNHH trong môi trường nước muối AHG trở nên dương tính. ở 220C không thể phát hiện những kháng thể miễn dịch này mà phát hiện được nhờ có AHG. Do đó nếu chỉ Kết quả bảng 3.3 cho thấy: Có sự khác biệt giữa kết thực hiện XNHH ở 220C sẽ bỏ sót những trường hợp quả XNHH trong môi trường có sử dụng AHG với giới có kháng thể bất thường do truyền máu không hòa hợp tính và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. nhóm máu ngoài hệ ABO, đây chính là nguy cơ gây ra Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các truyền máu không hiệu lực trên lâm sàng đồng thời làm tác giả sau: Theo Vũ Bích Vân và cộng sự (2011) với kết quả tỷ lệ XNHH có sử dụng AHG dương tính ở nữ 27
  6. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 (8,3%) lớn hơn nam (1,9%), tỷ lệ này có sự khác biệt 5. KẾT LUẬN với p < 0,05 [3]. Theo Li H, Xu HM, Zhang Y (2015) thu được trong đó có 33 trường hợp là nam chiếm tỷ - Tỷ lệ xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG dương tính lệ 0,18% ở nam giới nghiên cứu; 104 trường hợp là nữ chiếm 3,4% so với 0,6% khi thực hiện kỹ thuật này trên chiếm tỷ lệ 0,40%, sự khác biệt về phân bố giới tính môi trường nước muối ở nhiệt độ 220C. có ý nghĩa thống kê (X2 = 15,38, P < 0,05) [6]. Theo - Có sự khác biệt giữa kết quả xét nghiệm hoà hợp trong Đào Thị Thanh Nga (2014), Nguyễn Thị Tuyết Trâm và môi trường có sử dụng AHG với giới tính, nhóm tuổi, cộng sự (2013) cũng cho kết quả tương tự [2], [4]. Lý số lần truyền máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giải kết quả này là ở bệnh nhân nữ ngoài nguyên nhân với p < 0,05. truyền máu thì kháng thể bất thường còn thể được sinh ra do trong quá trình mang thai, sinh đẻ, đây là lúc cơ thể người mẹ có cơ hội tiếp xúc với kháng nguyên lạ. Cơ thể họ có thể bị mẫn cảm bởi những hồng cầu mang 6. KIẾN NGHỊ những kháng nguyên không hòa hợp của thai nhi nên khi tái mẫn cảm sẽ thúc đẩy đáp ứng miễn dịch nhớ, sản Từ các kết quả nghiên cứu, bàn luận và kết luận trên, xuất ra kháng thể đặc hiệu chống lại những hồng cầu chúng tôi có một số kiến nghị sau: mang kháng nguyên tương ứng. Do đó tỷ lệ dương tính - Việc sử dụng xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG là trong XNHH có sử dụng AHG ở nữ sẽ cao so với ở nam. cần thiết cho tất cả các trường hợp truyền máu để tăng Theo kết quả bảng 3.4 cho thấy: Không tìm thấy sự khác tính hiệu quả an toàn truyền máu. biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả XNHH tronng - Trong quá trình thực hiện xét nghiệm hoà hợp có sử môi trường AHG với các nhóm máu hệ ABO. Kết quả dụng AHG, các yếu tố như số lần truyền máu, phụ nữ này tương tự với tác giả Bùi Thị Mai An (2012) [7]. mang thai, nhóm tuổi… cần được lưu ý giúp cho người Điều này có nghĩa là là do bất cứ nhóm máu hệ ABO bệnh được truyền máu an toàn hơn. nào truyền nhiều lần đều có khả năng sinh miễn dịch như nhau. Theo kết quả bảng 3.5 cho thấy: Có sự khác biệt giữa TÀI LIỆU THAM KHẢO kết quả XNHH trong môi trường có sử dụng AHG với [1] Vũ Bích Vân, Cao Minh Phương, Tăng Bá Tùng, số lần truyền máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu hiệu quả của phản ứng hòa hợp để sử với p < 0,05. Cụ thể là những bệnh nhân truyền máu dụng kháng globulin người tại bệnh viện đa khoa lần đầu có tỷ lệ XNHH có sử dụng AHG dương tính trung ương thái nguyên. Y học thành phố Hồ Chí khá thấp (0,6%), nhóm truyền máu từ 2 đến 5 lần là Minh. 2011; 4 (15): 80-86. 1,5% và trên 5 lần là 1,4%. Với kết quả này cho thấy [2] Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Nguyễn Duy Thăng, tỷ lệ dương tính của XNHH có sử dụng AHG dương Trần Văn Lượng, Khảo sát kháng thể bất thường tính chiếm tỷ lệ cao ở đối tượng truyền từ 2 - 5 lần và kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp tại khoa từ 5 lần trở lên. Có một số nghiên cứu phù hợp với kết huyết học lâm sàng bệnh viện trung ương Huế. Y quả trên: Nguyễn Long Quốc và cộng sự (2019) tỷ lệ học thành phố Hồ Chí Minh. 2013; 5 (17): 102- truyền máu từ 5 lần trở lên có xuất hiện kháng thể bất 108. thường chiếm tỷ lệ 33,3%, nhóm bệnh nhân truyền máu [3] Hoàng Văn Phóng, Phạm Thị Thùy Nhung, Lê dưới 5 lần không ghi nhận có kháng thể bất thường, sự Thị Hòa, Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của khác biệt này có ý nghĩa thống kê [8]. Nguyễn Thị Thu phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin Hà (2014) cũng báo cáo kết quả tương tự: bệnh nhân người tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải truyền máu dưới 5 lần có tỷ lệ kháng thể bất thường là Phòng từ 1/2011 đến 7/2011. Y học Việt Nam. 5,9%, từ 5 - 10 lần là 10,1%, trên 10 lần là 15,6% [9]. 2011; 0: 305-311. Tác giả Nguyễn Thế Tùng (2011) cho thấy rằng tỷ lệ [4] Hoàng Thị Thanh Nga, Nghiên cứu KT bất kháng thể bất thường tăng dần theo số lần truyền máu, thường hệ hồng cầu và kết quả bước đầu của cao nhất ở nhóm truyền trên 10 lần (41,3%), kế đến từ truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm 3 - 10 lần (24,6%), và từ dưới 2 lần thì không có kháng máu ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học thể bất thường [10]. Điều này có thể phù hợp bởi theo - Truyền máu TW (2013-2014). Luận văn tốt ng- sinh lý, miễn dịch các kháng nguyên phải có một liều hiệp thạc sỹ y học. 2014. Trường Đại học Y Hà lượng kích thích thích hợp và với số lần kích thích nhất Nội. định mới có khả năng gây đáp ứng miễn dịch. Khi số [5] Nguyễn Thị Kiều Giang, Cao Minh Phương, Kết lần truyền máu càng nhiều thì kích thích hệ miễn dịch quả sàng lọc và định danh kháng thể bất thường sinh ra kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên ở bệnh nhân truyền khối hồng cầu tại bệnh viện hồng cầu không hòa hợp được đưa vào nhiều lần qua đa khoa trung ương Thái Nguyên. Y học Thành truyền máu. phố Hồ Chí Minh. 2013; 5 (17): 49-53. [6] Li H, Xu HM, Zhang Y et al., Analysis of Pa- 28
  7. T.T. Tu et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 23-29 tients' Irregular Antibody Screening and Identifi- 2019; (22-25). cation Results before Blood Transfusion. Zhong- [9] Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự, Nghiên cứu đặc guo Shi Yan Xue Ye Xue Za Zhi. 2015; 23 (3): điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân thalas- 861-865. semia có truyền máu tại Viện Huyết học - Truyền [7] Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Hùng, Nghiên cứu máu trung ương năm 2011 – 2014. Y học Việt kết quả xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng Nam, 2014; (SĐBT8/2014):748 - 753. Globulin cho bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết [10] Nguyễn Thế Tùng, Trần Tiến Thịnh, Nguyễn học Truyền máu Trung ương (2009-2010). Y học Kiều Giang và cộng sự, Nghiên cứu phát hiện Việt Nam. 2012; SDB: 489-493. kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân [8] Nguyễn Long Quốc, Nguyễn Trung Kiên, Bước thalassemia truyền máu nhiều lần tại Bệnh viện đầu định danh kháng thể bất thường kháng hồng đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2011; Y cầu và đánh giá kết quả truyền khối hồng cầu ở học Việt Nam. 2011; (SDBT8/2012): 365 - 36. bệnh nhân Thalassemia. Tạp chí Y tế Công cộng. 29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0