Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT<br />
VAN TIM VÀ BẮC CẦU MẠCH VÀNH: SO SÁNH HIỆU QUẢ<br />
CỦA THANG ĐIỂM EUROSCORE II VÀ THANG ĐIỂM STS<br />
Võ Tuấn Anh*, Phạm Thọ Tuấn Anh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tiên lượng tử vong được dùng để đánh giá chất lượng phẫu thuật tim. Chúng tôi so sánh hai<br />
thang điểm đánh giá nguy cơ phẫu thuật đang được sử dụng rộng rãi: Thang điểm đánh giá nguy cơ phẫu thuật<br />
tim của Châu Âu (The European System for Cardiac Operative Risk Evaluation II – EuroSCORE II) và thang<br />
điểm của Hiệp hội Phẫu thuật viên Lồng ngực Hoa Kỳ (Society of Thoracic Surgoens – STS).<br />
Phương pháp: Yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân người lớn phẫu thuật van tim và bắc cầu mạch vành tại khoa<br />
Hồi sức – Phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ ngày 1 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 1<br />
năm 2012 được thu thập và đánh giá trước mổ. Độ lặp lại được đánh giá bằng phép kiểm Hosmer – Lemeshow<br />
goodness-of-fit. Độ chính xác được đánh giá bằng diện tích dưới đường cong ROC.<br />
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi có 166 bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau mổ thực là 4,8%.<br />
Phép kiểm Hosmer – Lemeshow goodness-of-fit cho giá trị p của thang điểm EuroSCORE II và STS lần lượt là<br />
0,819 và 0,801, chứng minh độ lặp lại tốt của hai thang điểm trên. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,791<br />
(khoảng tin cậy 95% 0,614 – 0,928) đối với EuroSCORE II và 0,766 (khoảng tin cậy 95% 0,609 – 0,924). Hai<br />
thang điểm này khác nhau không có ý nghĩa thống kê về độ chính xác (p = 0,46).<br />
Kết luận: Hai thang điểm EuroSCORE II và STS đều có khả năng dự đoán tỉ lệ tử vong tốt và độ chính xác<br />
khác nhau không có ý nghĩa thống kê.<br />
Từ khoá: EuroSCORE II, STS, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ bệnh suất<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY SURGICAL RISKS ASSESSMENT IN SINGULAR VALVE SURGERY AND CORONARY<br />
BYPASS SURGERY: THE EUROSCORE II VERSUS THE SOCIETY OF THORACIC SURGEONS RISK<br />
ALGORITHM<br />
Vo Tuan Anh, Pham Tho Tuan Anh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 220 - 226<br />
Objective: Operative mortality is widely used as an indicator of the quality of cardiac surgery. We compare<br />
two widely used risk algorithms: The European System for Cardiac Operative Risk Evaluation II (Euro SCORE<br />
II) and the Society of Thoracic Surgeons (STS) risk stratification algorithm.<br />
Methods: Risk factors for all patients undergoing for singular valve surgery or coronary bypass surgery at<br />
the Department of Heart Surgery – Cho Ray hospital from 1st November, 2011 to 31st January, 2012 were<br />
collected and analyzed preoperatively. Use of Hosmer – Lemeshow goodness-of-fit to assess calibration. The<br />
discrimination power was evaluated by calculating the areas under the receiver operating characteristics (ROC)<br />
<br />
* Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực–Tim mạch - Đại học Y Dược TPHCM<br />
** Khoa Hồi sức–Phẫu thuật tim - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS Võ Tuấn Anh<br />
ĐT: 0908520016<br />
Email: tuananh21285@yahoo.com<br />
<br />
220<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
curves.<br />
Results: The study included 166 patients. The actual 30-day mortality was 4.8%. The Hosmer – Lemeshow<br />
goodness-of-fit test gave a p value of 0.819 (Euro SCORE II) and 0.801 (STS), proving the goodness of test’s<br />
calibration. The area under the ROC curve was 0.791 (95% CI 0.614 – 0.928) for Euro SCORE II and 0.766<br />
(95% CI 0.614 – 0.928) for STS. The discrimination power was not significantly different between two algorithms<br />
(p = 0.46).<br />
Conclusions: Euro SCORE and STS risk algorithms can effectively predict the mortality rate and the<br />
discrimination power was not significantly different.<br />
Keywords: Euro SCORE II, STS, mortality rate, morbidity rate<br />
STS với nhau trong phẫu thuật van tim và cầu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
nối mạch vành. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi<br />
Tỉ lệ tử vong được sử dụng rộng rãi để đánh<br />
thực hiện nghiên cứu này.<br />
giá chất lượng của phẫu thuật, đặc biệt là phẫu<br />
Mục tiêu của nghiên cứu<br />
thuật lớn có sử dụng máy tim phổi nhân tạo như<br />
Xác định tỉ lệ biến chứng sau mổ.<br />
phẫu thuật tim. Để so sánh chính xác hiệu quả<br />
phẫu thuật giữa các trung tâm với nhau, tỉ lệ tử<br />
Xác định độ lặp lại của hai thang điểm.<br />
vong cần được đưa vào bảng đánh giá nguy cơ<br />
Xác định và so sánh độ chính xác của hai<br />
của bệnh nhân. Sau nhiều thập kỷ trong lịch sử<br />
thang điểm.<br />
phẫu thuật tim, nhiều trung tâm đã đưa ra các<br />
Xác định độ chính xác của thang điểm STS<br />
thang điểm nhằm dự đoán tỉ lệ tử vong trước<br />
trong dự báo các biến chứng suy thận sau mổ,<br />
mổ. Thang điểm đánh giá nguy cơ phẫu thuật<br />
thông khí kéo dài và tai biến mạch máu não<br />
tim của Châu Âu (The European System for<br />
không hồi phục.<br />
Cardiac Operative Risk Evaluation – Euro<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
SCORE) được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu<br />
phẫu thuật tim người lớn đa trung tâm tại Châu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Âu và đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.<br />
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả.<br />
Thang điểm này không ngừng được nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
và sửa đổi nhằm đưa ra tỉ lệ dự đoán chính xác<br />
hơn. Đến năm 2011, thang điểm EuroSCORE II<br />
Bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa Hồi sức<br />
chính thức ra đời thay thế cho hai thang điểm cũ<br />
– Phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời<br />
là EuroSCORE và Logistics EuroSCORE.<br />
gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31<br />
Hiệp hội Phẫu thuật viên Lồng ngực Hoa Kỳ<br />
(Society of Thoracic Surgeons) lấy cơ sở dữ liệu<br />
phẫu thuật tim toàn quốc để phát triển thang<br />
điểm đánh giá tỉ lệ tử vong và các biến chứng<br />
sau mổ. Thang điểm này được sử dụng rộng rãi<br />
tại Bắc Mỹ. Thang điểm EuroSCORE và STS đã<br />
được so sánh với nhiều hệ thống khác trên thế<br />
giới. Năm 2009, Đặng Vạn Phước và Phan Quốc<br />
Huy đã so sánh ba bảng điểm EuroSCORE,<br />
Parsonnet và Bernstein – Parsonnet. Tuy nhiên,<br />
cho đến hiện nay chưa có nhiều công trình<br />
nghiên cứu trong nước so sánh EuroSCORE II và<br />
<br />
tháng 01 năm 2012 thỏa các tiêu chuẩn sau:<br />
- Phẫu thuật van hai lá đơn thuần.<br />
- Phẫu thuật van động mạch chủ đơn thuần.<br />
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành đơn thuần.<br />
- Phẫu thuật kết hợp bắc cầu mạch vành và<br />
van hai lá.<br />
- Phẫu thuật kết hợp bắc cầu mạch vành và<br />
van động mạch chủ.<br />
Tất cả các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn<br />
vào được đánh giá tiên lượng tử vong trong<br />
vòng 30 ngày sau phẫu thuật theo hai Thang<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
điểm EuroSCORE II và STS. Các biến chứng sau<br />
mổ bao gồm suy thận sau mổ, thông khí kéo dài<br />
và tai biến mạch máu não không hồi phục được<br />
tính theo thang điểm STS.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Tất cả số liệu được quản lý và xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 17.0 và MedCalc 12.1.4.<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
Các giá trị được biểu diễn dưới dạng trung<br />
bình độ lệch chuẩn.<br />
Sử dụng phân tích hồi quy tương quan liên<br />
tục để đánh giá độ lặp lại và độ chính xác của hai<br />
thang điểm trên tỉ lệ tử vong sớm sau phẫu<br />
thuật. Độ lặp lại được đánh giá bằng phép kiểm<br />
Hosmer – Lemeshow goodness-of-fit để xác định<br />
mối tương quan giữa giá trị tử vong dự báo bằng<br />
thang điểm với giá trị thực tế quan sát được<br />
bằng phần mềm SPSS.<br />
Đặt giả thuyết không (Null hypothesis) là<br />
không có sự khác biệt giữa giá trị dự đoán của<br />
thang điểm và giá trị thực tế, có nghĩa là thang<br />
điểm có giá trị.<br />
Giá trị p thu được < 0,05 bác bỏ giả thuyết<br />
không, tức là thang điểm không có giá trị dự<br />
đoán. Như vậy giá trị p lớn biểu thị thang điểm<br />
có độ lặp lại tốt, có giá trị cao.<br />
<br />
12.1.4 theo phương pháp của Hanley và McNeil.<br />
<br />
Định nghĩa biến số<br />
- Tử vong sớm: Tử vong trong vòng 30 ngày<br />
sau phẫu thuật.<br />
- Tai biến mạch máu não không hồi phục:<br />
Các khiếm khuyết về chức năng thần kinh được<br />
xác định do thay đổi tưới máu não không hồi<br />
phục sau 24 giờ.<br />
- Suy thận: Tăng Creatinin trên 4 mg/dL hoặc<br />
gấp 3 lần Creatinin trước mổ hoặc mới cần chạy<br />
thận sau mổ.<br />
- Thông khí kéo dài: Thông khí cơ học kéo<br />
dài trên 24 giờ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu, có 166 bệnh<br />
nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn lựa được đưa<br />
vào nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học<br />
Bảng 1. Đặc điểm giới tính nhóm bệnh nhân nghiên<br />
cứu<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Số lượng<br />
96<br />
70<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
57,8<br />
42,2<br />
<br />
Độ chính xác của thang điểm được xác định<br />
bằng diện tích dưới đường cong ROC (Receiver<br />
Operating Characteristics). Mổi điểm trên đường<br />
cong ROC là tọa độ tương ứng với tần suất<br />
dương tính thật (độ nhạy) trên trục tung và tần<br />
suất dương tính giả (1 – độ đặc hiệu) trên trục<br />
hoành. Đường biểu diễn càng lệch về phía bên<br />
trên thì sự phân biệt giữa hai trạng thái càng rõ.<br />
Diện tích dưới đường cong (Area Under the<br />
Curve - AUC) bằng 1 là giá trị dự đoán rất tốt,<br />
diện tích dưới đường cong bằng 0,5 là không có<br />
giá trị dự đoán. Giá trị diện tích từ 0.8 – 0.9 được<br />
cho là tốt, 0,6 – 0,8 là tạm được, < 0,6 là không có<br />
giá trị.<br />
Diện tích dưới đường cong ROC của 2 thang<br />
điểm được so sánh bằng phần mềm MedCalc<br />
<br />
222<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo loại phẫu thuật<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Bảng 2. Biến chứng sau phẫu thuật<br />
Biến chứng<br />
Tử vong<br />
Suy thận<br />
Thông khí kéo dài<br />
Tai biến mạch máu<br />
não không hồi phục<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân<br />
8<br />
13<br />
27<br />
9<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
4,8%<br />
7,8%<br />
16,3%<br />
5.4%<br />
<br />
Bảng 3. Giá trị p của phép kiểm Hosmer – Lemeshow<br />
goodness-of-fit cho hai thang điểm<br />
Thang điểm<br />
EuroSCORE II<br />
STS<br />
<br />
Giá trị p<br />
0,819<br />
0,801<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4. Diện tích dưới đường cong (AUC) của hai<br />
thang điểm<br />
Thang điểm<br />
EuroSCORE II<br />
STS<br />
<br />
Diện tích dưới<br />
Khoảng tin cậy<br />
đường cong (AUC)<br />
95%<br />
0,791<br />
0,614 – 0,928<br />
0,766<br />
0,609 – 0,924<br />
<br />
Bảng 5. So sánh diện tích dưới đường cong của hai<br />
thang điểm<br />
Giá trị chênh lệch<br />
0,035<br />
<br />
Giá trị p<br />
0,46<br />
<br />
Hình 1. Đường cong ROC của thang điểm STS (bên trái) và EuroSCORE II (bên phải)<br />
<br />
Hình 2. Đường cong ROC của các biến chứng đánh giá bằng thang điểm STS theo thứ tự: tai biến mạch máu não<br />
kéo dài, suy thận sau mổ, và thông khí kéo dài.<br />
Bảng 6: Diện tích dưới đường cong của các biến<br />
chứng dự đoán bằng thang điểm STS<br />
Biến chứng<br />
<br />
Diện tích dưới<br />
Khoảng tin<br />
đường cong (AUC)<br />
cậy 95%<br />
Tai biến mạch máu<br />
0,687<br />
0,495 – 0,878<br />
não không hồi phục<br />
Suy thận<br />
0,744<br />
0,563 – 0,926<br />
Thông khí kéo dài<br />
0.818<br />
0.666 – 0.969<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thang điểm EuroSCORE lần đầu tiên được<br />
công bố tại Đại hội phẫu thuật Lồng ngực – Tim<br />
mạch Châu Âu tại Brussels, Bỉ năm 1999. Được<br />
xây dựng dựa trên phân tích dữ liệu từ gần<br />
20.000 bệnh nhân tại 128 bệnh viện ở 8 nước<br />
châu Âu, thang điểm EuroSCORE đã được chấp<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
223<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
nhận và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế<br />
giới. Thang điểm EuroSCORE thu thập 18 yếu tố<br />
nguy cơ trước phẫu thuật để dự đoán tỉ lệ tử<br />
vong sau mổ của bệnh nhân phẫu thuật tim.<br />
Nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ chính xác<br />
cũng như so sánh EuroSCORE với các thang<br />
điểm ra đời trước đó. Thang điểm EuroSCORE II<br />
được công bố tại Lisbon, Bồ Đào Nha năm 2011,<br />
thay thế một số yếu tố nguy cơ từ thang điểm cũ<br />
nhằm tăng mức độ chính xác của tỉ lệ tử vong dự<br />
đoán. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu so sánh<br />
thang điểm mới này với các thang điểm khác, vì<br />
vậy chúng tôi lựa chọn thang điểm này vào<br />
nghiên cứu.<br />
Cũng được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ, thang<br />
điểm STS được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu<br />
từ nhiều trung tâm trên khắp nước Mỹ và được<br />
xem là một thang điểm có giá trị dự đoán cao.<br />
Đã có nhiều công trình so sánh STS với các thang<br />
điểm khác, nhưng đến nay vẫn chưa có công<br />
trình so sánh thang STS với thang EuroSCORE II.<br />
Vì vậy chúng tôi lựa chọn thang điểm STS. Tuy<br />
vậy, thang điểm STS vẫn còn giới hạn là chỉ có 7<br />
mô hình đánh giá như sau:<br />
- Phẫu thuật cầu nối mạch vành đơn thuần.<br />
- Phẫu thuật van 2 lá đơn thuần: Sửa van,<br />
thay van.<br />
- Phẫu thuật thay van động mạch chủ đơn<br />
thuần.<br />
- Phẫu thuật kết hợp cầu nối mạch vành và<br />
phẫu thuật van 2 lá.<br />
- Phẫu thuật kết hợp cầu nối mạch vành và<br />
phẫu thuật thay van động mạch chủ.<br />
Vì vậy thang điểm STS không đánh giá được<br />
các trường hợp phẫu thuật động mạch chủ, phẫu<br />
thuật tim bẩm sinh và các phẫu thuật có kết hợp<br />
van hai lá và van động mạch chủ.<br />
Tử vong sớm sau mổ hay tử vong trong<br />
vòng 30 ngày hậu phẫu có ưu điểm dễ đánh giá,<br />
ít sai lệch và thông tin có thể thu được từ nhiều<br />
nguồn khác nhau. Mặc dù tiêu chí này không<br />
phản ánh được tỉ lệ biến chứng, số ngày nằm<br />
điều trị hồi sức, thời gian nằm viện hay chất<br />
<br />
224<br />
<br />
lượng điều trị nói chung nhưng đây là vấn đề<br />
quan trọng nhất và cũng là vấn đề được nghiên<br />
cứu rộng rãi nhất. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn<br />
tiêu chí này để áp dụng so sánh.<br />
Mổi thang điểm được đánh giá độ lặp lại và<br />
độ chính xác. Độ chính xác được xem xét bằng<br />
diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Thang<br />
điểm có diện tích dưới đường cong từ 0.8 trở lên<br />
được xem là có giá trị dự đoán tốt. Diện tích càng<br />
gần 1.0 thì thang điểm càng có giá trị.<br />
Theo bảng 3, giá trị p khi thực hiện phép<br />
kiểm Hosmer – Lemeshow goodness-of-fit của<br />
thang điểm EuroSCORE II và thang điểm STS<br />
lần lượt là 0,819 và 0,801. Vì giả thuyết không<br />
của phép kiểm là không có sự khác biệt giữa giá<br />
trị dự đoán và giá trị quan sát được nên p > 0.05<br />
giúp ta xác nhận giả thuyết không.Tức là cả hai<br />
thang điểm EuroSCORE II và STS đều có giá trị<br />
dự đoán, có độ lặp lại tốt. Như vậy, các yếu tố<br />
nguy cơ được lựa chọn để đánh giá mang tính<br />
chất khách quan, ít ảnh hưởng bởi sự chủ quan<br />
của người đánh giá.<br />
Bảng 7. Giá trị diện tích dưới đường cong ROC<br />
trong một số nghiên cứu về EuroSCORE<br />
Tác giả<br />
<br />
Quốc gia Diện tích dưới<br />
đường cong<br />
Việt Nam<br />
0,791<br />
<br />
Chúng tôi<br />
Đặng Vạn Phước<br />
(1) Việt Nam<br />
Phan Quốc Huy<br />
(7)<br />
Parolari<br />
Ý<br />
(10)<br />
Toumpoulis<br />
Hy Lạp<br />
(6)<br />
Nilsson<br />
Thụy Điển<br />
<br />
Giá trị p<br />
< 0,001<br />
<br />
0,85<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
0,767<br />
0,72<br />
0,71<br />
<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
< 0,00005<br />
<br />
Như vậy thang điểm EuroSCORE II là thang<br />
điểm có giá trị dự đoán sớm cao qua nhiều<br />
nghiên cứu ở nhiều dân số khác nhau. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.<br />
Xét về độ chính xác, theo bảng 4, diện tích<br />
dưới đường cong ROC của thang điểm<br />
EuroSCORE II và thang điểm STS lần lượt là<br />
0,791 và 0,766. Với giá trị diện tích dưới đường<br />
cong cao, hai bảng điểm trên đều có độ chính xác<br />
tốt trong đánh giá tiên lượng tử vong của bệnh<br />
nhân phẫu thuật. Chênh lệch về diện tích của 2<br />
thang điểm này là 0,035, với giá trị p là 0,46, với<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />