SO SÁNH QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THUYẾT <br />
TÍNH LINH CỦA VIÊN MAI Ở NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM<br />
Nguyễn Đình Phức<br />
(Khoa Ngữ văn Trung Quốc, USSH) <br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Thuyết Tính linh của Viên Mai thịnh hành ở Trung Quốc <br />
khoảng giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18. Thuyết này sau khi ra đời không chỉ có <br />
ảnh hưởng lớn đến thi đàn Trung Quốc, lý luận thơ ca Trung Quốc, ví như <br />
việc công kích chủ trương phục cổ và chủ trương thi giáo của Thẩm Đức <br />
Tiềm, phản đối chủ trương đem học thuật, khảo cứu vào thơ của Uông <br />
Phương Cương, đem lại cho thơ ca và lý luận thơ ca Trung Quốc sự phát <br />
triển lành mạnh, mà còn ảnh hưởng lan rộng sang các nước lân bang, đặc <br />
biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa <br />
đang không ngừng diễn ra và có những ảnh hưởng sâu rộng vào mọi lĩnh <br />
vực thuộc đời sống xã hội, chúng tôi cho rằng, việc chỉ ra những nét tương <br />
đồng và khác biệt trong quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh ở các nước <br />
ngoài Trung Quốc là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Bài viết này chủ <br />
yếu tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình tiếp nhận <br />
thuyết Tính linh trong văn học Việt Nam và Nhật Bản.<br />
Từ khóa: Thuyết Tính linh Viên Mai thơ ca Nhật Bản thơ ca <br />
Việt Nam<br />
<br />
1. VÀI NÉT VỀ VIÊN MAI VÀ THUYẾT TÍNH LINH<br />
<br />
Viên Mai (1716 1797), tên tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, vì từng trú <br />
tại Tiểu Thương Sơn Tùy Viên, cho nên người đời quen gọi là Tùy Viên tiên <br />
sinh. Cuối đời ông còn dùng ba tên hiệu khác là Thương Sơn cư sĩ, Tùy Viên <br />
lão nhân và Thương Sơn tẩu. Viên Mai người đất Tiền Đường (nay thuộc <br />
thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang), thuở nhỏ dĩnh ngộ, học giỏi. Vào <br />
năm Ung Chính thứ 5 (1727), ông đậu Tú tài khi mới vừa 12 tuổi. Năm Càn <br />
Long thứ 3 (1738), đậu Cử nhân; liền năm sau đó lại trúng Tiến sĩ. <br />
Viên Mai đậu Tiến sĩ ở tuổi 23, đây thực sự được xem là “thiếu niên <br />
đắc chí”; liền đó triều đình tổ chức khảo thí, tên ông lại lọt vào danh sách <br />
Thứ cát sĩ, được phân chuyên học Mãn văn, được vào làm việc ở Hàn Lâm <br />
viện, nơi mà hết thảy mọi sĩ tử đời Thanh đều đêm ngày mong ước. Trong <br />
bài thơ Nhập Hàn Lâm, ông viết: <br />
Nhược Thủy Bồng Lai lộ kỷ trùng?<br />
Kim triêu thân đáo Nhị Châu cung.<br />
…Quốc ân khởi thị văn chương báo?<br />
Khoáng phục văn chương thượng vị công.1<br />
(Cõi tục Bồng Lai cách mấy trùng?<br />
Sáng nay thân đến Nhị Châu cung.<br />
… Ơn nước sao có thể báo đáp bằng văn chương?<br />
Huống hồ là ngay cả văn chương cũng chưa thật hay.)<br />
Thứ cát sĩ tuy chỉ là một chức quan không có phẩm hàm trong Hàn <br />
Lâm viện, thế nhưng địa vị thực đã khác xa những Tiến sĩ thông thường. <br />
Trong bài thơ đáp lại bằng hữu tặng thơ khi ông về quê cưới vợ, ông viết:<br />
Hoàn hương phi diệu cẩm y tiên,<br />
Vị phú Phòng trung lạc nhất thiên.<br />
Tàm quý thiếu niên bần trung quá,<br />
Ngọc Đường xuân tại động phòng tiên. <br />
(Khất giá quy thú lưu biệt chư đồng niên)<br />
[Về quê nào phải để khoe áo cẩm mới,<br />
Chỉ để hát bài ca Phòng trung lạc mà thôi (chỉ việc cưới vợ).<br />
Thẹn thuở niên thiếu sống trong bần cùng,<br />
Nay ở chốn Ngọc Đường lại đi lo việc động phòng trước.]<br />
“Ngọc Đường” chỉ Hàn Lâm viện. Ở đây tuy tác giả sử dụng hai chữ <br />
“tàm quý” (thẹn), nhưng thực ra là sự tự hào tột độ khó có thể giữ mãi trong <br />
lòng; việc vui trong đời không ngừng tiếp diễn, khiến tác giả tràn đầy niềm <br />
tin vào tiền đồ của bản thân trong tương lai. <br />
Ba năm sau, vào năm Càn Long thứ 7 (1742), do thành tích Mãn văn <br />
không đạt yêu cầu, ông bị loại tên khỏi Hàn Lâm viện, bổ ra làm Tri huyện <br />
đất Giang Nam. Mặc dù trước đó bạn đồng niên là Lưu Tư cũng đồng cảnh <br />
ông khi ấy, ông từng an ủi:<br />
Hàn Lâm bách thiên sử bất tái,<br />
Tuần lại nhất sự dân năng truyền.<br />
(Chốn Hàn Lâm dù có viết trăm thiên, sử sách cũng không chép;<br />
Nhưng tất thảy mọi việc của quan Tuần dân chúng đều truyền.)<br />
Thế nhưng khi sự việc trên xảy ra với chính mình, Viên Mai hoàn toàn <br />
không giữ được bình tĩnh. Với ông, trước tiên đó là sự thất vọng đến cùng <br />
cực:<br />
Tam niên xuân mộng Ngọc Đường không,<br />
Kha mã tiêu tiêu lạc diệp trung.<br />
Sinh bản thô tài cam ngoại lại,<br />
<br />
Viên Mai (1997), Viên Mai toàn tập, Giang Tô cổ tịch xuất bản, tr.118. Những bài thơ dẫn của Viên <br />
1<br />
<br />
<br />
Mai dưới đây đều trích từ sách này.<br />
Khứ do nhẫn lệ vị chư công.<br />
(Ba năm giấc mộng Hàn Lâm viện đã thành không;<br />
Lá rơi xào xạc trên chuỗi ngọc treo nơi đầu ngựa.<br />
Sinh ra đã kém tài, nên đành cam phận làm quan cõi ngoài;<br />
Đến khi ra đi còn nén lệ vì các bạn đồng niên.)<br />
Kế đó là nỗi xót xa không ngừng trào dâng, đến nỗi tác giả như hoàn <br />
toàn mất phương hướng trước hiện thực:<br />
Thủ chiết phù dung hạ nhân thế,<br />
Bất tri nhân thế cánh hà như.<br />
(Tay bẻ phù dung xuống cõi phàm,<br />
Hoàn toàn không rõ chốn hạ giới sẽ ra sao.)<br />
Kế đó là những năm tác giả sống trong trạng thái day dứt, lưu luyến <br />
với quá khứ huy hoàng, dẫu bản thân tác giả từng viết rằng “nhìn về Ngọc <br />
Đường, khác nào chốn thượng giới”. Nhưng cũng chính từ đây, có thể thấy <br />
rõ, trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, việc thừa nhận thân phận “nhân gian” <br />
của mình trong thế đối nghịch với Ngọc Đường “thiên thượng”, cũng là cách <br />
tốt nhất để tác giả thoát ra bên ngoài trạng thái lưu luyến. Để đến năm Càn <br />
Long thứ 9 (1744), khi có dịp gặp lại các bạn đồng niên trước đó từng cùng <br />
làm việc ở Hàn Lâm viện, ông thể hiện ra một diện mạo tinh thần hoàn toàn <br />
khác, không phải bi thương, cảm khái, mà là thái độ đầy vẻ lạc quan, tự đắc <br />
và siêu thoát:<br />
Loan phiêu phụng bạc nhất thiên niên,<br />
Lưu thủy hành vân ý sái nhiên.<br />
Đãn sử nhân gian hoán sinh Phật,<br />
Thắng giao thiên thượng tác ngoan tiên.<br />
(Loan bay phượng đậu đã ngàn năm,<br />
Nước chảy mây bay thảy đều tự do tự tại.<br />
Chỉ cần được người đời gọi là Phật sống,<br />
Còn hơn là vị tiên cố chấp cõi thượng giới.)<br />
Và chỉ chờ đến năm sau, năm Càn Long thứ 10 (1745), trong bài thơ <br />
Đáp Tăng Nam Thôn luận thi, chủ trương thơ viết tính linh đã chính thức ra <br />
đời:<br />
Đề bút tiên tu vấn tính tình,<br />
Phong tài hưu họa Tống Nguyên Minh.<br />
Bát âm phân liệt cung thương vận,<br />
Nhất đại đô tồn Nhã Tụng thanh.<br />
Thu nguyệt khí thanh thiên xứ hảo,<br />
Hóa công tài đại bách hoa sinh.<br />
Liên dư quan thoái thi thiên tiến,<br />
Tuy bất năng quân hiếu luận binh.<br />
(Cầm bút sáng tác trước tiên phải chú ý đến tính tình của mình,<br />
Văn chương ở đời chớ nên phân thành các đời Tống, Nguyên, Minh.<br />
Bát âm tuy phân thành cung thương khác nhau,<br />
Nhưng những tác phẩm như Nhã Tụng thì đời nào cũng có.<br />
Trăng thu khí thu trong trẻo, nơi nơi đều tuyệt diệu,<br />
Bởi tạo hóa tài lớn nên trăm hoa mới nở.<br />
Chỉ thương ta quan thì giáng mà thơ lại tiến,<br />
Tuy không phải quân tướng nhưng vẫn thích bàn luận việc binh.)<br />
Trước nay, khi đề cập đến nguyên nhân ra đời thuyết Tính linh của <br />
Viên Mai, phần lớn các tác giả cho rằng, hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố <br />
tiểu tư sản mới manh nha, hoặc do ảnh hưởng từ các nhà thơ tiền bối như <br />
Diệp Tiếp, Tiết Tuyết, Tra Vi Nhân. Tuy không thể hoàn toàn phủ nhận <br />
những nguyên nhân này, thế nhưng, xét từ khía cạnh thời gian, chúng đều <br />
xuất hiện khá trễ trong cuộc đời Viên Mai. Vậy nên, chúng tôi cho rằng, <br />
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông nêu ra thuyết Tính linh, ắt phải có <br />
liên quan đến “cú sốc” ở Hàn Lâm viện nêu trên. Ngoài ra, nếu xét từ nội <br />
dung thuyết Tính linh, tức trước sau luôn chỉ trích thuyết Thần vận của <br />
Vương Sĩ Trinh, thuyết Cách điệu của Thẩm Đức Tiềm và thuyết Cơ lý của <br />
Uông Phương Cương, ba nhà thơ, ba lý thuyết này đồng thời cũng là đại <br />
diện của Hàn Lâm viện đời Thanh, có thể dễ dàng thấy rõ điều này.<br />
Hai chữ “tính linh” lần đầu tiên xuất hiện trong Thi phẩm của Chung <br />
Vinh. Cụ thể là khi tác giả phẩm bình thơ của Nguyễn Tịch: “ Kỳ nguyên <br />
xuất ư Tiểu nhã. Vô điêu trùng chi công. Nhi Vịnh hoài chi tác, khả dĩ đào <br />
tính linh, phát u tư.” (Thơ Nguyễn Tịch khởi nguồn từ Tiểu nhã trong Thi <br />
kinh. Thơ ông hoàn toàn không chú trọng chạm trổ tỉa tót câu chữ. Thơ Vịnh <br />
hoài của ông có thể thanh lọc tính linh con người, khởi phát những suy nghĩ <br />
sâu sắc độc đáo trong lòng người đọc.) Bản thân Viên Mai cũng từng viết <br />
rằng:<br />
Sao đáo Chung Vinh Thi phẩm nhật,<br />
Cai tha tri đạo Tính linh thời.<br />
(Ngày chép đến sách Thi phẩm của Chung Vinh,<br />
Cũng là lúc ông ta hiểu rõ về hai chữ Tính linh.)<br />
Thế nhưng nếu truy về nguồn gốc trực tiếp, ắt không thể không chỉ <br />
ra quan điểm về “tài tính” của Lưu Hiệp. Trong thiên Thể tính sách Văn tâm <br />
điêu long, Lưu Hiệp viết rằng: <br />
Phàm trong lòng có tình cảm hoạt động sẽ hình thành ngữ ngôn, đạo <br />
lý phát ra cũng hình thành văn chương, đây chính là quá trình tình lý từ ẩn <br />
đến hiện, từ trong ra ngoài. Thế nhưng, tài năng cũng có bình thường và <br />
kiệt xuất, khí cũng có cương nhu, học có nông sâu, tập có nhã dâm, tất cả <br />
đều do trước bởi tính tình khuôn đúc, sau do hậu thiên tác động mà thành. <br />
Vậy nên, dưới ngòi bút của nhà văn, trong vườn văn, tác phẩm có sự khác <br />
nhau rất nhiều, tựa như sóng nước, mây trôi, biến đổi không ngừng. Vì <br />
vậy, văn từ, tình lý hoặc bình thường, hoặc kiệt xuất không thể không có <br />
mối quan hệ mật thiết với tài năng của tác giả; phong cách hứng thú hoặc <br />
cương hoặc nhu, sao có thể không liên quan đến khí chất của tác giả; dùng <br />
điển thác ý hoặc nông hoặc sâu, chưa từng nghe nói là không can hệ đến <br />
học vấn; thể thức hoặc nhã hoặc dâm, ít khi không có quan hệ mật thiết <br />
với thói quen của nhà văn. Mọi người đều thuận theo bản tính và sự tu <br />
dưỡng để sáng tác, phong cách tác phẩm cũng không khác gì diện mạo của <br />
con người vậy.2<br />
Theo Lưu Hiệp, văn học chính là sự thể hiện “tài tính” ra bên ngoài <br />
của nhà văn, cho nên đề cập đến văn học, trước tiên phải đề cập đến “tài <br />
tính” của chủ thể. Vẫn kế thừa quan điểm của Lưu Hiệp, nhưng Viên Mai <br />
đẩy lý luận lên mức cao hơn:<br />
Làm thơ cũng như việc chép sử, trong đó tài, học, thức đều không <br />
thể thiếu, nhưng tài luôn quan trọng nhất. Ví như tạo hóa không có tài ắt <br />
không thể sáng tạo thành vạn vật, thánh nhân không có tài ắt không thể chế <br />
thành khí tượng, nhà thơ nếu không có tài ắt không thể bao quát điển tịch, <br />
vận tính linh. Cho nên, có thể thấy tài luôn hết sức quan trọng.3<br />
Nhìn chung tài tính bao gồm hai phần cơ bản là tính tình và linh cơ, <br />
với quan niệm tính linh đến từ tài tính, cho nên thuyết Tính linh của Viên <br />
Mai về cơ bản cũng gồm hai phần: một là nhắm đến biểu đạt tính tình, tức <br />
biểu đạt thế giới tình cảm chân thực của chủ thể; hai là nhắm đến linh cơ, <br />
tức cá tính đa dạng và bản năng trời cho của chủ thể. Bởi xuất phát từ tài <br />
tính, nên Viên Mai hết sức xem trọng thiên phú, bản tính của con người, <br />
phản đối sự gò ép, bó buộc. Cũng bởi xem trọng tài tính, cho nên trong mọi <br />
tính huống đều phải lấy “chân” làm đầu, phải có “chân nhân” sau đó mới có <br />
“chân tính tình” và sau nữa mới có “chân thi”. Khác Viên Mai, đại diện của <br />
Công An phái là Viên Hoành Đạo lại chủ trương tính linh bắt nguồn từ <br />
“đồng tâm” (lòng con trẻ), mà “đồng tâm” với tư cách là bản tâm của con <br />
người, cho nên ai cũng giống ai. Chỉ trong trường hợp con người đi vào xã <br />
hội, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, đồng tâm sẽ từ từ mất đi, nhưng đây <br />
là do bởi hậu thiên, chứ không liên quan đến tiên thiên. Trong khi đó, Viên <br />
<br />
Lưu Hiệp (1998), Văn tâm điêu long, Châu Chấn Phù chú, Nhân Dân văn học xuất bản xã, tr.308.<br />
2<br />
<br />
<br />
Viên Mai (1997), “Tưởng Tâm Dư Tàng Viên thi thoại tự”, in trong Tiểu Thương Sơn phòng văn tập, <br />
3<br />
<br />
<br />
quyển 28, Viên Mai toàn tập, Giang Tô cổ tịch xuất bản.<br />
Mai lại cho rằng, sự khác biệt giữa các nhà thơ chính ở khả năng trời cho <br />
của mỗi người.<br />
Nhìn từ khía cạnh học thức, nếu như Viên Hoành Đạo cho rằng thiên <br />
bẩm của con người là hoàn toàn giống nhau, không nên tiêm nhiễm thứ lý <br />
tính hậu thiên, đồng thời phản đối việc học, thì Viên Mai ngược lại lại hết <br />
sức xem trọng việc học. Theo ông, bởi khả năng trời phú cho mỗi người <br />
khác nhau nên mới cần học tập để bổ túc những bất cập của tiên thiên. Ông <br />
từng lấy việc bắn tên để so sánh mối quan hệ giữa tài và học. Ông nói: <br />
“Làm thơ như việc bắn tên, mỗi đề đến tay, khác nào mối quan hệ giữa tên <br />
và chim hồng hộc, người bắn giỏi chỉ cần một phát trúng đích, người không <br />
giỏi có bắn ngàn vạn phát cũng không trúng”, “trúng hay không trúng thực <br />
không ngoài bốn chữ ‘thiên bẩm học tập’”, bởi vì “đến là do học tập, còn <br />
trúng là do tài”4. <br />
Về vấn đề nhã tục, do Viên Hoành Đạo cho rằng, tiên thiên của mỗi <br />
người là hoàn toàn giống nhau, cho nên với ông, hoàn toàn không có sự phân <br />
biệt nhã tục, thể loại văn học mà ông xem trọng nhất chính là dân ca, một <br />
thể loại phù hợp nhất cho việc biểu đạt chân tình, “đồng tâm”. Trái lại, <br />
Viên Mai từng viết rằng: “Thơ rất khó đạt đến nhã, phải nhờ học vấn mới <br />
có thể đạt tới, nếu không chỉ là thô tục dễ dãi mà thôi.” Từ một số khía <br />
cạnh trên đây, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa khái niệm tính linh của Viên <br />
Mai và Viên Hoành Đạo. <br />
Diêu Nại trong Viên Tùy Viên quân mộ chí minh bính tự nói Viên Mai <br />
“danh việt hải bang” (danh truyền ra nước ngoài); Khưu Vĩ Viên trong Ngũ <br />
bách thạch động thiên huy trần nói cụ thể hơn: “Tùy Viên toàn tập của Viên <br />
Giản Trai tiên sinh húy Mai người đất Tiền Đường, Triết Giang nổi tiếng <br />
trong ngoài nước cùng tên tuổi của ông, theo thời gian danh tiếng ấy không <br />
những không suy mà càng thịnh.5” “Hải bang”, “hải ngoại” ở đây chủ yếu <br />
chỉ Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, dưới đây chủ yếu xét quá trình tiếp <br />
nhận thuyết Tính linh của Viên Mai ở Nhật Bản và Việt Nam.<br />
<br />
2. TIẾP NHẬN THUYẾT TÍNH LINH Ở NHẬT BẢN <br />
<br />
Theo thống kê của tác giả Nhật Bản Takashi Matsumura trong bài viết <br />
“Ảnh hưởng của Tùy Viên thi thoại của Viên Mai ở Nhật Bản”, khoảng thời <br />
gian từ 17911859, các tác phẩm của Viên Mai như Tùy Viên thi thoại, Tiểu <br />
4<br />
Viên Mai (1997), Viên Mai toàn tập, Giang Tô cổ tịch xuất bản, quyển 3, tr.703.<br />
5<br />
Viên Mai (1997), Viên Mai toàn tập, Vương Anh Chí biên tập, Giang Tô cổ tịch xuất bản, quyển 8, <br />
tr.22.<br />
Thương Sơn phòng tập, Tiểu Thương Sơn phòng xích độc, Tiểu Thương Sơn <br />
phòng văn sao, Tùy Viên tam thập chủng đều trước sau truyền đến Nhật Bản. <br />
Về thời điểm cụ thể, theo khảo cứu của Shigeru Shimizu ( ? ? ? ) trong “Thơ <br />
Thanh ở Nhật Bản”, vào năm Khoan Chánh thứ 3 Tân Hợi (1791), Tùy Viên thi <br />
thoại được chở đến Nhật Bản, Tiểu Thương Sơn phòng tập được nhập vào <br />
Nhật Bản năm Khoan Chánh thứ 5 Quý Sửu (1793), hai tập Tiểu Thương Sơn <br />
phòng xích độc, Tiểu Thương Sơn phòng văn sao được nhập năm Khoan Chánh <br />
thứ 10 Mậu Ngọ (1798). Riêng hai tập đầu, khi nhập vào Nhật Bản, Viên Mai <br />
vẫn còn sống. Ngoài ra, Kansai Ichikawa (17491820), một nhà Hán học, nhà thơ <br />
chuyên viết chữ Hán nổi tiếng Nhật Bản từng nhập khẩu bộ Tùy Viên tam thập <br />
chủng, sau đó ông còn biên soạn bộ Tùy Viên thi sao xuất bản ở Nhật vào năm <br />
Văn Hóa thứ 13 (1816), sách này có tác dụng tích cực trong việc truyền bá thơ <br />
Tính linh và thuyết Tính linh của Viên Mai ở Nhật Bản.<br />
Khoảng giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, khi Hokuzan Yamamoto ( ?<br />
??? 17521812) soạn bộ Tác thi chí cấu (khắc in năm 1783) và Hiếu kinh lầu thi <br />
thoại (khắc in năm 1809), trong đó ông phản đối chủ trương thơ ca của các nhà <br />
Thất tử, đề xướng lối thơ Tính linh, nhưng ở đây hai chữ Tính linh vẫn là của <br />
Viên Hoành Đạo, hoàn toàn chưa nhắc gì đến Tính linh của Viên Mai. Thế <br />
nhưng học trò của ông đã bắt đầu biết đến tên tuổi của Viên Mai và một số nhà <br />
thơ đời Thanh. Trong Nhật Bản thi sử, tác giả Hokkai Emura ( ? ? ? ? 17131788) <br />
đã trích dẫn một số thơ của các tác giả đời Thanh, trong đó có Viên Mai. Dưới <br />
thời Edo (16031849), Viên Mai là nhà thơ triều Thanh có thơ được truyền bá và <br />
có sức ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Nhật Bản. Tác giả Tanso Hirose ( ???? 1782<br />
1856) trong Đạm Song thi thoại nói: “Phàm những người học theo thơ Thanh, <br />
không ai không tôn Viên Tử Tài làm thầy.” Thậm chí học trò của Hokuzan <br />
Yamamoto là Gozan Kikuchi ( ? ? ? ? 17691849) còn phỏng theo cách thức của <br />
Tùy Viên thi thoại, soạn bộ Ngũ Sơn đường thi thoại, sách này gồm 10 quyển, <br />
được in mỗi năm một quyển bắt đầu từ năm 1807. Trong sách, ông nói, thầy <br />
ông chủ trương học theo thơ “Viên”, “Viên” ở đây là Viên Hoành Đạo; nhưng <br />
hầu hết học trò lại đi học thơ của Viên Mai.<br />
Phương Tuấn Sư, người từng soạn niên phổ cho Viên Mai, trong Tiêu <br />
Huyên tùy bút, ông dẫn lời tựa của tác giả người Nhật là Shin Anseki ( ??? 1791<br />
1860) viết cho sách Mai Thôn thi sao có nội dung như sau:<br />
Nhật Bản khắc in sách Mai Thôn thi sao, người nước ấy là Shin Anseki viết <br />
lời tựa có đoạn viết như sau: “Văn học đời Thanh tác giả rất nhiều, trong đó <br />
Vương Nguyễn Đình đứng vị trí số một. Nhà thơ nổi tiếng trước Vương Nguyễn <br />
Đình là Ngô Mai Thôn, người nổi tiếng sau Nguyễn Đình là Viên Tử Tài, có thể <br />
nói, thơ ca của họ đều xứng đáng trở thành một nhà riêng vậy. Gần đây các nhà <br />
nho đã sao hai tập thơ của Vương, Viên, đồng thời đã cho khắc in lưu hành ở <br />
đời, nhưng thơ của Mai Thôn thì chưa… Tử Tài thiên bẩm cực cao, học vấn cũng <br />
uyên bác, tài hoa phiêu dật, kinh thiên động phách, rất giống phong cách của Lý <br />
Bạch, chỉ tiếc là đôi khi còn quá vụn, quá khéo và chuộng lạ.6”<br />
Shin Anseki tên tự là Tư Thuận, hiệu là Cấn Trai, tác phẩm tiêu biểu có <br />
Cấn Trai văn tồn, Cấn Trai thi lược,… Theo Tiêu Huyên tùy bút, ông sùng bái <br />
thơ Ngô Vĩ Nghiệp (Mai Thôn), trong lời tựa, ông cho rằng thơ Mai Thôn kiêm <br />
được sở trường của cả thơ Vương lẫn thơ Viên, đồng thời ông theo quan điểm <br />
của Triệu Dực cho rằng “Mai Thôn xứng đáng là đại gia trong làng thơ”. Thế <br />
nhưng, ông lại tiếc cho Mai Thôn là đã “thờ hai triều”, không thể “thủ nghĩa <br />
thành nhân”, cũng không thể “ẩn cư chốn điền viên”, cho nên cảm thán “thơ của <br />
Tùy Viên thanh cao hơn nhiều vậy”. Từ lời tựa trên, chúng ta không chỉ có thể <br />
nắm bắt sơ lược tình hình tiếp nhận thơ Thanh ở Nhật Bản khoảng cuối thế kỷ <br />
18 đầu thế kỷ 19, mà còn có thể thấy được những đánh giá khá cao của giới <br />
Hán học Nhật Bản đối với Viên Mai và thơ ông ở khá nhiều phương diện.<br />
Khoảng đầu thế kỷ 18, giới Hán học Nhật Bản rộn lên phong trào mô <br />
phỏng Thất tử đời Minh với chủ trương “tôn Đường biếm Tống”. Dư Việt <br />
trong Đông Doanh thi tuyển tự viết rằng: “Khẳng khái học theo phái phục cổ, <br />
thế là nhà nhà tàng trữ thi tập của Thương Minh, người người ôm sách của <br />
Yểm Châu, trong sáng tác, từ tảo được xem trọng, phong cốt được nhấn mạnh, <br />
nhìn chung mọi thứ đều học theo Thất tử đời Minh. 7” Ở đây Thương Minh chỉ <br />
Lý Phàn Long, Yểm Châu tức Vương Thế Trinh, cả hai đều là thành viên của <br />
nhóm Hậu thất tử thuộc đời Minh. Về thơ ca, nhóm này tôn sùng thơ Hán Ngụy, <br />
Thịnh Đường. Dẫu rằng ở giai đoạn cuối đời, Vương Thế Trinh từng thay đổi <br />
chủ trương thi học, nhưng về cơ bản vẫn không đi ra ngoài chủ trương “văn tất <br />
Tần Hán, thơ ắt Thịnh Đường”. Các nhà thơ Nhật Bản giai đoạn Chính Đức <br />
(17111716) và Hưởng Bảo (17161735) phần nhiều mô phỏng theo chủ trương <br />
Cách điệu của Vương, Lý, điều này gây phản cảm cho một số nhà thơ đương <br />
thời và sau đó, thế tất vào khoảng giữa thế kỷ 18, niên hiệu Bảo Lịch (1751<br />
1764), thơ ca Nhật Bản lại chuyển sang tôn Tống, phản đối chủ trương học tập <br />
“Ngụy Đường thi”, tức đã từ cực đoan này lại chuyển sang một cực đoan khác. <br />
Chính trong bối cảnh này, một số nhà lý luận, nhà thơ có tầm nhìn sáng suốt, họ <br />
phản đối chủ trương tôn Đường, cũng như không thể phiến diện đề cao thơ <br />
Tống, đây cũng là nguyên do xuất hiện của xu hướng thi học “triết trung”. Về <br />
cơ bản phái này phản đối việc phân chia thơ ca thành Đường Tống, chủ trương <br />
“ngã tự vi ngã” (tôi tự là tôi), mà chủ trương thơ ca của Viên Mai chính phù hợp <br />
6<br />
Phương Tuấn Sư (1995), Tiêu Huyên tùy lục, quyển 12, Trung Hoa thư cục, tr.450.<br />
7<br />
Dư Việt, Đông Doanh thi tuyển, quyển thủ, bản khắc in năm Quang Tự thứ 9.<br />
với mục tiêu phê phán phái phục cổ ở Nhật Bản, cho nên chỉ cần có điều kiện, <br />
lập tức nó được các tác giả Nhật Bản tiếp thu rất nhanh.<br />
Vào năm 1804, tức sau ngày mất của Viên Mai 7 năm, Nhật Bản đã cho <br />
khắc in bản Tùy Viên thi thoại do Yasushi Nishikawa (???) biên tập. Trong sách, <br />
lời tựa của Hokuzan Yamamoto có đoạn viết rằng:<br />
Khoảng mười năm trước đây, bởi Đường thi tuyển được truyền bá mà lối <br />
thơ phỏng Đường hủ bại thịnh hành ở đời, ngay như thơ Tô Đông Pha “chân <br />
chính”, thơ Viên Trung Lang (Hoành Đạo) thanh tân, những người học theo cũng <br />
không được mấy. Ngày nay văn minh đại hóa, thị hiếu của con người không <br />
ngừng thay đổi, “chân thi” trỗi dậy, những kẻ chuyên làm thơ hủ bại đã giảm <br />
hẳn, số lượng khác nào sao buổi sớm. Thử bình tâm công bằng mà đánh giá thế <br />
giới thơ, thơ Đường thơ Tống há có thể phân thành hay dở, thơ Đường há có thể <br />
phân thành tam Đường sao? … Viên Tử Tài coi thường tất cả sự thiển cận ấy, <br />
luận thơ chỉ dùng một chữ “diệu”, còn lại vứt bỏ tất cả. Ông từng nói rằng: Thơ <br />
hay có thể phân thành Đường Tống chăng?8<br />
Sách Đường thi tuyển do Lý Phàn Long biên tập trước nay luôn được xem <br />
là đại diện tiêu biểu cho quan điểm thi học của Hậu thất tử đời Minh. Khi các <br />
nhà thơ Nhật Bản giai đoạn Chính Đức Hưởng Bảo chủ trương mô phỏng Cách <br />
điệu của Vương, Lý, sách từng được xem là giáo trình tối quan trọng cho việc <br />
học thơ. Hokuzan Yamamoto sùng bái thơ Tống, đề cao thơ tính linh của Công <br />
An phái đời Minh. Bản thân ông cũng khá hâm mộ thuyết Tính linh của Viên <br />
Mai, bằng chứng cụ thể là, trên đây ông đã dẫn quan điểm phản đối thơ phân <br />
Đường Tống của Viên Mai. Thế nhưng, mục đích của ông chủ yếu vẫn chỉ là <br />
phản đối mô phỏng thơ Đường, chủ trương nên học thơ Tống, cho nên quan <br />
điểm của ông vẫn chưa hoàn toàn tương hợp với quan điểm luận thơ của Viên <br />
Mai. Ngoài ra, ở quyển đầu của sách Tùy Viên thi thoại do Nhật Bản khắc nêu <br />
trên, còn có lời tựa của Shiro Jiro Ikeda (???? 17671837) có đoạn viết như sau:<br />
Đến lúc chúng tôi dựng thi đàn “chân thi”, chủ trương lối thơ tính linh mới <br />
mẻ, thành lũy của lối thơ hủ bại không đánh mà tự hàng, không công mà tự phá,<br />
… Cái gọi thơ tính lính mới mẻ ở đây là thổ lộ lòng mình, quyết không nếm cặn <br />
bã của cổ nhân. Cái gọi “chân thi” ở đây chỉ chủ trương linh hoạt, quyết không <br />
viết những câu thơ chết. Nhóm chúng tôi nêu ra chủ trương này ở đời đã hơn 10 <br />
năm, thế mà đến nay vẫn chưa thật thịnh hành trong nước, nói gì đến Tùy Viên <br />
tiên sinh cũng truyền bá thuyết này ở nước ông. Sách Tùy Viên thi thoại được <br />
khắc in năm Nhâm Tý (1792), cách nay đã 13 năm. Tùy Viên cùng với sự trỗi dậy <br />
<br />
<br />
<br />
Yasushi Nishikawa, Tùy Viên thi thoại, quyển thủ, bản khắc in của Sùng Văn đường, Văn Hội đường <br />
8<br />
<br />
<br />
năm Nguyên Hóa thứ nhất (1804).<br />
của nhóm chúng tôi, có thể xem là khác nơi nhưng cùng thời, còn sự tương hợp <br />
trong chủ trương luận thơ há chẳng phải là duyên trời khiến xui hay sao?9<br />
Shiro Jiro Ikeda tên tự là Thiên Dân, hiệu là Thi Phật, tác phẩm còn truyền <br />
có Thi Thánh đường tập. Cũng như Hokuzan Yamamoto, ông cũng phản đối thi <br />
luận của Hậu thất tử, chủ trương Tính linh. Bản thân ông đặc biệt xem trọng <br />
sách Tùy Viên thi thoại. Quan điểm về thơ của ông có rất nhiều điểm tương <br />
đồng với thuyết Tính linh của Viên Mai, cụ thể: “thơ dùng để thổ lộ lòng mình” <br />
chính là “thơ độc tả tính linh” của Viên Mai, cũng là nội hàm chủ yếu của <br />
thuyết Tính linh; khái niệm “chân thi” cũng chính là chủ trương “tính tình đắc kỳ <br />
chân”, tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thực của Viên Mai. Về “chủ <br />
trương linh hoạt, quyết không viết những câu thơ chết”, Viên Mai cũng từng nói <br />
rằng, “tất thảy mọi con chữ trong thơ văn đều phải ở thế đứng, không thể nằm <br />
trên mặt giấy”, hoặc “phải đến mức trăm chữ sống cũng không được phép xuất <br />
hiện một chữ chết”. Cái gọi “linh hoạt” ở đây thực chất là chỉ khía cạnh ngôn <br />
ngữ của tác phẩm, tức ngôn ngữ cần sinh động, thú vị và giàu sức sống, đây <br />
cũng là một nội dung quan trọng của thuyết Tính linh. Mặc dù Shiro Jiro Ikeda <br />
nói rằng, nhóm thơ của ông sống cùng thời với Viên Mai, hai nơi nhau tuy không <br />
mưu mà ngẫu nhiên có sự trùng hợp. Thế nhưng, theo chúng tôi, có lẽ phải sau <br />
khi ông đọc Tùy Viên thi thoại, quan điểm phản đối lối thơ phục cổ của ông mới <br />
thật sự định hình.<br />
Cùng thời với Shiro Jiro Ikeda, tác giả Sanyo Rai (??? 17801832) cũng chịu <br />
ảnh hưởng từ Viên Mai khá rõ nét. Sanyo Rai tên tự là Tử Thành, hiệu Sơn <br />
Dương, tác phẩm tiêu biểu có Nhật Bản chính sử, Nhật Bản ngoại sử và Sơn <br />
Dương di cảo. Trong quyển 2 của Sơn Dương di cảo, có chùm thơ Luận thi <br />
tuyệt cú 27 bài viết năm Văn Chánh thứ 10 (1828). Theo Noriyuki Takemura <br />
khảo chứng, chùm thơ này có mối quan hệ hết sức gần gũi với chùm thơ tuyệt <br />
cú 38 bài Phỏng Nguyên Di Sơn luận thi của Viên Mai, bao gồm cả chủ trương <br />
thi học lẫn hình thức. <br />
Ngoài các tác giả nêu trên, còn rất nhiều tác giả Nhật Bản khác có cách <br />
nhìn, cách đánh giá khá tích cực về quan điểm Tính linh cũng như thơ văn của <br />
Viên Mai, ví như Koto Koan ( ? ? ? ? 17961863), Kyokuso Hirose ( ? ? ? ? 1807<br />
1763), Gozan Kikuchi,… Ví như Koto Koan trên cơ sở nắm chắc phong cách tản <br />
văn của Viên Mai, ông đưa bình luận rằng: “Văn ông (chỉ Viên Mai) phát huy cái <br />
mới lạ, kiêm cả nội dung phê phán, cấu tứ độc đáo, văn chảy ra từ trong lòng,<br />
…10” Kyokuso Hirose trước sau luôn phản đối quan điểm thi học của Thất tử, <br />
9<br />
Yasushi Nishikawa, Tùy Viên thi thoại, quyển thủ, bản khắc in của Sùng Văn đường, Văn Hội đường <br />
năm Nguyên Hóa thứ nhất (1804).<br />
10<br />
Koto Koan, lời tựa sách Tùy Viên văn sao, bản khắc in của Quần Ngọc đường năm Minh Trị thứ 15 <br />
trong Độc thịnh Minh bách gia thi, ông viết: “Tôi đọc thơ đời Minh, mười bài có <br />
đến chín bài phục cổ”, “Khí chết đầy trên giấy, gấp sách còn liên tục buồn <br />
nôn”; trong Luận thi thi, ông chủ trương: “Thơ là thế giới tinh thần của con <br />
người, hà tất phải lập cha ông”, “Thà viết ra từ mới điệu mới, đừng mô phỏng <br />
theo điệu thức của cổ nhạc phủ”,… Những chủ trương như “thơ là thế giới tinh <br />
thần của con người”, thơ trọng cái mới, phản đối phục cổ, phỏng cổ,… thảy <br />
đều có mối quan hệ mật thiết với nội dung Tính linh của Viên Mai. <br />
Ngoài những đánh giá tích cực về con người, thơ cũng như quan điểm thi <br />
học của Viên Mai, đây đó vẫn có những ý kiến trái chiều, thậm chí phê bình <br />
những bất cập trong quan điểm thi học của Viên Mai. Ví như trường hợp Sanyo <br />
Rai, ông sống ở thời kỳ thuyết Tính linh của Viên Mai thịnh hành nhất trong lịch <br />
sử thi học Nhật Bản, bản thân ông ngoài việc tiếp thu những yếu tố tích cực <br />
trong lý luận thi học của Viên Mai, ông vẫn có những quan điểm của cá nhân <br />
trong cách đánh giá thi luận của Viên Mai và những vấn đề có liên quan. Ví dụ, <br />
trước thực tế các nhà thơ Nhật Bản quá đề cao Viên Mai, ông đã thể hiện rõ <br />
quan điểm phê phán của của mình khi viết:<br />
Lịch Thành hà cập Khánh Dương tài,<br />
Ngụy thể tòng lai khuyết biệt tài.<br />
Trúc Xá Ngư Dương hồn bất tỉnh,<br />
Phục vi mãn khẩu thuyết Viên Mai11. (Luận thi tuyệt cú)<br />
(Lý Phàn Long nào sách bằng tài của Lý Mộng Dương,<br />
Ngụy thể trước nay không có người phân biệt rõ.<br />
Bậc đại gia trong làng thơ Thanh như Chu Di Tôn, Vương Sĩ Trinh còn chưa <br />
rõ,<br />
Thế mà mở miệng ra là chỉ thấy nói đến hai chữ Viên Mai.)<br />
Vẫn cùng một nội dung phê phán, trong bài thơ Dạ độc Thanh thi chư nhân <br />
thi hý phú, trên cơ sở bình luận thơ của một loạt các nhà thơ từ cuối đời Minh <br />
như Chung Tinh, Đàm Nguyên Xuân, Trần Tử Long,… cho đến Viên Mai, cuối <br />
cùng Sanyo Rai cũng đưa ra kết luận:<br />
Như hà thử gian quản khuy báo,<br />
Duy bả nhất Viên khái toàn Thanh.<br />
(Hỏi làm thế nào nhìn ra tinh thần của thơ ca trong suốt thời gian này,<br />
Mọi người đều trả lời, chỉ có cách thông qua thơ Viên Mai để nắm bắt thành <br />
tựu thơ của toàn bộ đời Thanh.)<br />
Không dừng lại ở đó, trong Dạ độc Thanh thi chư nhân thi hý phú, Sanyo <br />
Rai còn chỉ ra khuyết điểm của thơ cũng như con người Viên Mai:<br />
Kiện bút thùy ma Tàng Viên lũy,<br />
(1882).<br />
11<br />
Sanyo Rai, Sơn Dương di cảo, quyển 2, bản khắc in năm Minh Trị thứ 12 (1879).<br />
Ngạnh ngữ nan áp Âu Bắc doanh. <br />
Thương Sơn phù hiêu bút thâu thiệt,<br />
Tâm phạ nhị tử tài tung hoành.12<br />
(Bút mạnh ai bằng Tưởng Sĩ Thuyên,<br />
Lời cứng ai có thể áp chế Triệu Dực.<br />
Viên Mai khinh bạc, khiếm nhã, từ không đạt ý,<br />
Trong lòng lại luôn sợ Tưởng Triệu lấn lướt mình về tài năng.)<br />
Đây là một một trong những đánh giá khá khắt khe, thậm chí là hơi quá ở <br />
khía cạnh nhân cách của Viên Mai. Với chủ trương biểu hiệu tính linh, thơ Viên <br />
Mai đôi khi không thể tránh khỏi khuyết điểm như tiêm xảo, khinh bạc, vụn <br />
vặt, khiếm nhã. Tác giả Gozan Kikuchi thậm chí còn đánh giá ông chỉ là con hát <br />
già khi viết:<br />
Thi thoại dã tự hàm túc cừu,<br />
Thiển cận vị túc bình thiên thu.<br />
Sương kiếm thúy nga giai ban sắc,<br />
Tốt cánh Viên Triệu thị lão ưu.13<br />
(Thi thoại dường như đều hàm chứa thù xưa,<br />
Thiển cận chưa đủ bình phẩm chân lý ngàn đời.<br />
Kiếm sương, mày ngài đều là vật trang điểm nữ sắc,<br />
Nói cho cùng Triệu và Viên chỉ là con hát già mà thôi.)<br />
Ở đây “thoại” chỉ Tùy Viên thi thoại và Âu Bắc thi thoại, tác giả cho rằng <br />
cả hai đều không thật có giá trị. Riêng Viên Mai và Triệu Dực, thực chỉ là những <br />
con hát già mà thôi, tối ngày chỉ làm động tác giả cho người khác xem, thực <br />
không có bất kỳ giá trị gì. Cũng cùng ý này, Akira Nagano ( ??? 17831837) trong <br />
Tùng Âm khoái đàm viết: “Về Tùy Viên thi thoại của Viên Tử Tài, những tác <br />
phẩm mà ông chuộng chỉ là nữ sắc, trúc chi, từ đây thực không khó thấy nhân <br />
phẩm của ông ta.14”<br />
Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đặc biệt từ năm 1911 trở đi, đi cùng với <br />
xu hướng người Nhật Bản ngày càng ít sáng tác chữ Hán, thơ đời Thanh trong <br />
đó có cả thơ và mảng lý luận thơ của Viên Mai rất ít được chú ý, cho đến nay, <br />
nhìn chung chúng chỉ là vấn đề nghiên cứu của các học giả, các giảng viên, sinh <br />
viên trong các trường Đại học. <br />
<br />
3. TIẾP NHẬN THUYẾT TÍNH LINH Ở VIỆT NAM<br />
<br />
12<br />
Sanyo Rai, Sơn Dương di cảo, quyển 2, bản khắc in năm Minh Trị thứ 12 (1879).<br />
13<br />
Dẫn lại Vương Hiểu Bình, “Luận thi thi của phái chiết trung thời Edo”, in trên Trung Quốc thi học, <br />
tập 4. <br />
14<br />
Akira Nagano, Tùng Âm khoái đàm, in trong Triêu đại tùng thư, Thượng Hải thư điếm ấn ảnh năm <br />
1994.<br />
Về thời điểm cụ thể thuyết Tính linh của Viên Mai truyền vào Việt Nam, <br />
đây là vấn đề khá nan giải, trước nay đã có một số tác giả đề cập, thế nhưng <br />
theo chúng tôi, vấn đề vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Tác giả Nguyễn <br />
Thanh Tùng trong hai bài viết Vài nét về thuyết Tính linh trong tư tưởng thi học <br />
Việt Nam thời trung đại và Thăng Long Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá <br />
tư tưởng thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết Tính linh (cuối thế kỷ 18 <br />
– đầu thế kỷ 19) đã đưa ra giả thuyết thuyết Tinh linh truyền vào Việt Nam chủ <br />
yếu thông qua cửa ngõ Thăng Long – Hà Nội. Tất nhiên quan điểm của tác giả <br />
về vấn đề liên quan từ bài viết thứ nhất công bố vào năm 2008 sang bài viết thứ <br />
hai công bố vào tháng 8/2010 đã có sự thận trọng nhất định, đó là từ khẳng định <br />
đi đến giả thiết với trường hợp phán đoán nêu trên.<br />
Theo chúng tôi, có nhiều khả năng thuyết Tinh linh của Viên Mai vào Việt <br />
Nam bằng hai con đường: thứ nhất, là con đường di dân và thứ hai là con đường <br />
sứ thần, trong đó con đường di dân chỉ thật sự chỉ có ý nghĩa khi có các cựu thần <br />
nhà Minh di cư sang Việt Nam. Riêng về cửa ngõ du nhập, có lẽ cũng không <br />
hoàn toàn cố định vào bất kỳ một nơi nào, nhưng căn cứ trên xu hướng phát <br />
triển của thuyết Tính linh ở Việt Nam ở những thời kỳ sau đó, có thể phác thảo <br />
hai hướng đi vào của thuyết Tính linh. Một là con đường sứ thần, phần lớn diễn <br />
ra qua ngõ ải Nam Quan, lịch sử phát triển của con đường này phải bắt đầu từ <br />
thế kỷ thứ 17, khi vua Lê chúa Trịnh ở Thăng Long. Hai là, con đường di cư ra <br />
nước ngoài của các cựu thần triều Minh, trong đó bến thứ nhất chính là Việt <br />
Nam, với cửa ngõ là hầu hết những cảng biển quan trọng của Việt Nam từ Bắc <br />
chí Nam, sau đó cộng đồng Hoa kiều di dân này có xu hướng dịch chuyển vào <br />
miền Trung và cuối cùng là miền Nam Việt Nam, cụ thể là vùng đất Hà Tiên – <br />
Gia Định. Tại đây thuyết Tính linh thể hiện xu hướng chiết trung rõ rệt hơn bao <br />
giờ hết, cùng với trung tâm thuyết Tính linh ở miền Bắc là Thăng Long – Hà <br />
Nội với xu hướng có phần thuần Tính linh hơn, tạo thành thế gọng kìm đem <br />
đến sự ảnh hưởng cho vùng trung tâm là vùng đất Thuận Hóa, kinh đô của đất <br />
nước. Trong xu thế phát triển, thuyết Tính linh của các danh thần từ Gia Định <br />
truyền ra có phần thắng thế, sau đó cùng với quá trình không ngừng tiếp xúc với <br />
điển tịch từ Trung Quốc nhập về có nội dung liên quan đến thuyết Tính linh, <br />
thuyết này đã trở thành một thuyết có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Thuận <br />
Hóa mà còn lan rộng ra các vùng trên cả nước. Không dừng lại ở đó, thuyết Tính <br />
linh còn đóng vai trò bước chuyển trong việc kết nối giữa thi học truyền thống <br />
và thi học hiện đại, đặc biệt là thơ lãng mạn Pháp, một loại thơ đặc biệt coi <br />
trọng tình cảm cá nhân ở những thập niên đầu thế kỷ 20.<br />
Trong ba thuyết Thần vận, Cách điệu, Tính linh thịnh hành ở đời Thanh, <br />
Tính linh là thuyết du nhập vào Việt Nam sớm nhất. Ở miền Nam, Nguyễn Cư <br />
Trinh (17161767) danh sĩ đất Thuận Hóa trong Đáp Hà Tiên Hiệp trấn Anh Đức <br />
hầu thi dẫn có đoạn viết:<br />
Phàm tồn ở trong lòng là chí, ngụ chí thành thơ. Người ta có nông sâu, cho <br />
nên thơ có ẩn ước, rõ ràng, uyên bác, giản lược khác nhau… Nói tóm lại, thơ cần <br />
lấy trung hậu làm gốc (bất ngoại hồ trung hậu vi bổn), hàm súc làm nghĩa, bình <br />
đạm làm hay, còn như văn từ hoa lệ, luyện câu xảo diệu, cũng chỉ nằm ngoài lục <br />
nghĩa mà thôi15.<br />
Theo tác giả, thơ gắn liền với tài tính, quy định bởi khả năng thiên phú, vì <br />
người có nông sâu nên thơ của mỗi người cũng khác nhau. Quan điểm “thơ cần <br />
lấy trung hậu làm gốc” tuy có nhuốm màu đạo lý của Nho gia, thế nhưng vẫn <br />
rất gần với quan điểm “quý chân”, “tri bổn” của Viên Mai. Nguyễn Cư Trinh <br />
từng có khoảng thời gian gần 12 năm, từ năm Quý Dậu 1753 đến năm Ất Dậu <br />
1765 làm quan ở Gia Định, từng qua lại, giao lưu văn chương khá nhiều với <br />
Mạc Thiên Tích và nhóm Chiêu Anh Các ở Hà Tiên. Ông có chùm thơ mười bài <br />
họa Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tứ viết khoảng năm 1755. Bài dẫn trên <br />
đây có lẽ cũng được viết vào khoảng thời gian nêu trên. Trên đây đã nói, thuyết <br />
Tính linh của Viên Mai được chính thức đề xướng ở Trung Quốc năm Càn Long <br />
thứ 10 (1745), trung tâm hoạt động của thuyết này là vùng Triết Giang, Trung <br />
Quốc. Theo thời gian, khi thuyết này đã xác lập danh tiếng ở Trung Quốc, <br />
truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ 18, <br />
đương nhiên cũng truyền sang Việt Nam. Thực tế lịch sử còn cho thấy rằng, có <br />
nhiều khả năng Tính linh của Viên Mai truyền sang Việt Nam là sớm nhất, do <br />
mục tiêu di cư ra nước ngoài giai đoạn đầu đời Thanh của người dân vùng Hoa <br />
Nam là Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á chứ không phải là Triều Tiên, <br />
Nhật Bản, nhất là thuở ấy Nhật Bản vẫn trong giai đoạn bế quan tỏa cảng. <br />
Một điểm nữa cũng cần chú ý, đó là, trong cuộc chạy loạn tránh quân Mãn <br />
Thanh, hầu hết trí thức nhà Nam Minh, những người giỏi thơ văn đều chạy dạt <br />
xuống vùng Hoa Nam, và khi điều kiện không còn phù hợp cho việc lưu lại trên <br />
đất Trung Hoa, họ đành phải chọn lựa phương án ra nước ngoài, nhưng trong <br />
lòng luôn ôm tâm lý tạm lánh nạn, nạn qua sẽ lập tức quay về cố quốc, nên <br />
phần lớn những người này đều chọn Việt Nam. Quan điểm thi học của Nguyễn <br />
Cư Trinh có thể nói là sự tập trung tinh hoa của thi học Trung Quốc, mang đậm <br />
màu sắc chiết trung, điều này tất nhiên là do bản thân ông tự chắt lọc, nhưng có <br />
lẽ không thể phủ nhận vai trò của việc giao lưu, xướng họa văn chương với <br />
Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển 5, Nhân tài, bản viết tay do Thư viện Viện Khoa học xã hội <br />
15<br />
<br />
<br />
TP. HCM điển tàng, mã số VD.9.<br />
Mạc Thiên Tích và nhóm Chiêu Anh Các, mà trong đó không hiếm nhà thơ người <br />
Hoa đến từ Trung Quốc. <br />
Cùng thời Nguyễn Cư Trinh, ẩn sĩ Ngô Thế Lân ở Thuận Hóa từng lấy <br />
phong trúc ám chỉ tự nhiên, chủ trương nhà thơ xử thế cần thuận theo tự nhiên, <br />
bảo toàn thiên tính tự nhiên, đồng thời cho rằng, sáng tác thơ ca cần đạt tới cái <br />
thú vị chân thực của tự nhiên. Có được điều này, chúng tôi cho rằng, ắt không <br />
thể tìm được câu giải thích khi rời xa bối cảnh giao lưu thơ văn giữa người Việt <br />
và người Hoa ở Thuận Hóa thuở ấy16. <br />
Ở miền Bắc, cùng thời với họ Nguyễn, họ Ngô ở miền Nam có Thượng <br />
thư Lê Hữu Kiều (16911760), trong lời đề tựa cho tập Tàng chuyết tập của Mai <br />
Doãn Thường, ông viết: <br />
Thơ dùng để nói chí, từ Tam bách thiên trở đi, thảy đều ngâm vịnh tính tình. <br />
Nhưng duy chỉ người xưa có chân tình, tự nhiên, khoáng đạt, cho nên văn chương <br />
hình thành trong lúc nói cười, trong đó cảnh tình đều hay, điều này thực người <br />
đời nay không thể theo kịp vậy.17<br />
Lê Quý Đôn (17261784) từng đi sứ Trung Quốc vào năm 1761, trong <br />
chuyến đi này ông từng có khá nhiều giao lưu với các thi nhân, danh sĩ Trung <br />
Quốc đương thời. Trong sách Vân Đài loại ngữ soạn xong năm 1773, thiên Văn <br />
nghệ có đoạn Lê Quý Đôn dẫn lời Nhan Chi Thôi nói: <br />
Từ xưa đến nay, các văn nhân phần nhiều mắc phải cái bệnh khinh bạc; <br />
nguyên là cái thể chất văn chương làm cho ý hứng của họ thì bay lên cao vút; tính <br />
linh của họ thì phát lộ một cách bồng bột mà trở thành kiêu căng, quên cả việc <br />
giữ gìn, và hăng hái tiến thủ. <br />
Ông còn đưa ra bình luận:<br />
Ta cho rằng đó là vì ít học vấn, thiếu hàm dưỡng, thành ra bị cái khí nó sai <br />
sử. Nếu ý hứng, tính linh vẫn giữ được bình đạm, một khi nêu lên và phát ra, lại <br />
càng thấy ung dung… Nhưng nếu thể chất của văn chương chảy ra từ học vấn, <br />
thế thì há lại có lẽ văn chương khiến người ta kiêu căng?18<br />
Không dừng lại ở đó, ông còn đưa ra thuyết “tam yếu” chuyên dụng cho <br />
việc sáng tác thơ ca:<br />
Thơ khởi phát từ lòng người. Ba trăm thiên trong Thi kinh phần nhiều xuất <br />
phát từ điền phu, khuê phụ, thế mà văn sĩ đời sau không theo kịp, ấy là vì nó chân <br />
thành. Những bài nhạc phủ, ca hành đời Hán Ngụy còn giữ được tình cảm chân <br />
thành ấy. Thế nhưng cũng từ đấy về sau, thơ bị thanh luật gò bó, bị âm vận giới <br />
16<br />
Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển 5, Nhân tài, bản viết tay do Thư viện Viện Khoa học xã hội <br />
TP. HCM điển tàng, mã số VD.9.<br />
17<br />
Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, mục Thiên chương, bản chép tay, thư viện Hán Nôm Viện Nghiên <br />
cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, mã số A.32.<br />
18<br />
Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, thiên Văn nghệ, bản chép tay, thư viện Hán Nôm Viện Nghiên cứu <br />
Hán Nôm Hà Nội điển tàng, mã số A.141.<br />
hạn, người có tài thường lo về phóng túng, kẻ bất tài thường khổ về câu nệ, mà <br />
những gì phát ra từ cõi lòng đều không chân thật. Cho nên, tôi thường cho rằng <br />
cốt yếu về thơ có ba điều, bao gồm tình, cảnh, sự (việc). Tiếng trời kêu lên ở <br />
trong lòng, tình động nơi tâm cơ; nhãn căn tiếp xúc với bên ngoài, cảnh chạm vào <br />
ý; lấy việc xưa mà chứng minh việc nay, chép việc làm, thuật sự tích, việc luôn <br />
xét ở tiêu chuẩn thu nạp. Tuy tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng đại khái <br />
đều không đi ra ngoài ba điều cốt yếu ấy. Trong đó, cần lấy “ôn nhu đôn hậu” <br />
làm gốc, còn như thể thế, chỉ thú, âm tiết, cách điệu chỉ là phụ thêm mà thôi. <br />
Phàm tình là người, cảnh là trời, việc hợp giữa trời và người mà quán thông. Lấy <br />
tình thẩm cảnh, lấy cảnh kết vào việc, gặp việc thì phát ra lời, nhân theo lời mà <br />
thành tiếng. Như vậy, cảnh giới không hẹn mà tự đến, lời không mong hay mà tự <br />
hay, có thể tiếp nối thành tựu của Phong Tao19.<br />
Lê Quý Đôn từng đi sứ Trung Quốc, lại từng có thời gian kinh lược ở miền <br />
Nam, việc xem trọng “chân tình” và chủ trương dùng học vấn để dẫn dắt tình <br />
cảm, rõ ràng có sự tương hợp không nhỏ với nội hàm Tính linh của Viên Mai. <br />
Vậy nên, mặc dù không thật am hiểu tình hình thi học cổ trung đại Việt Nam, <br />
hai tác giả Trung Quốc là Vương Tiểu Thuẫn và Hà Thiên Niên vẫn đưa ra <br />
khẳng định: “Thuyết ‘tam yếu’ và thuyết ‘quý chân’của nhà sử học thời Lê mạt <br />
Lê Quý Đôn phản ánh sự ảnh hưởng của phái Tính linh thời Minh Thanh đối với <br />
Việt Nam.20” Tất nhiên, ở đây vẫn cần phải chú ý rằng, việc lấy “ôn nhu đôn <br />
hậu” làm gốc, chứng tỏ sự ảnh hưởng của Nho giáo trong việc ước thúc tình <br />
cảm, và như trên đã đề cập, nội hàm khái niệm tính linh giữa hai triều Minh <br />
Thanh là hoàn toàn khác nhau.<br />
Tác giả Trần Lê Phan (17361798) trong bài khải về Ngự chế Càn Nguyên <br />
tập của Trịnh Doanh viết: “Trộm nghĩ, thơ vốn bắt nguồn ở tính tình con người <br />
mà bao quát cả vật lý, thi giáo lấy thành, hiếu, kính để bồi dưỡng nhân luân... <br />
Để sửa sang đạo hóa thì tìm rõ đầu mối ở chính kinh, để nung đúc tính linh thì <br />
thường thấm nhuần lục nghĩa.21”<br />
Trịnh Sâm (17391782) trong lời tựa tập thơ Tâm thanh tồn dị tập của chính <br />
mình viết rằng: “Thơ dùng để nói cái chí của con người. Ở trong lòng là chí, <br />
phát ra lời là thơ, cho nên ba trăm bài thơ trong Thi kinh, dùng một lời có thể bao <br />
quát là ‘suy nghĩ mà không tà vạy’. Thơ là môn tâm học mà thôi, thanh luật hay <br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, thiên Văn nghệ, bản chép tay, thư viện Hán Nôm Viện Nghiên cứu <br />
Hán Nôm Hà Nội điển tàng, mã số A.141.<br />
20<br />
Vương Tiểu Thuẫn, Hà Thiên Niên, “Việt Nam cổ đại thi học thuật lược”, đăng trên Văn học bình <br />
luận, số 5/2002, tr.2425.<br />
21<br />
Phan Huy Chú, Văn tịch chí, Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 43, bản chữ Hán chép tay của <br />
Đông Dương văn khố.<br />
dở thì đáng kể gì?... Còn như việc ngâm vịnh tính tình thì ta lấy Phong Nhã làm <br />
tôn chỉ, chưa từng gia công vào việc đối tỷ và phương pháp đặt câu hay dở.22” <br />
Nói tóm lại, vào khoảng những thập niên cuối của thế kỷ 18, thông qua <br />
nhiều con đường, đặc biệt đáng chú ý là con đường di dân và con đường sứ <br />
thần, học giả Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đã có điều kiện tiếp cận và hấp <br />
thu những tinh hoa dưỡng chất từ thuyết Tính linh của Viên Mai. Cũng giống <br />
như Viên Mai, các nhà thơ Việt Nam đều chủ trương cách hiểu thơ ca từ khía <br />
cạnh tài tính, đồng thời chủ trương cần thiết phải có sự chân thành trong tình <br />
cảm của thi nhân, đây đồng thời cũng là phần cốt yếu của thơ ca. Điểm khác <br />
biệt chủ yếu của các thi nhân Việt Nam trong so sánh với Viên Mai là, do đại đa <br />
số các thi nhân Việt Nam đều là người làm quan trong triều đình, nên cách hiểu <br />
về nội hàm tính linh, vẫn đây đó chịu ảnh hưởng chất “ôn nhu đôn hậu” của thi <br />
giáo.<br />
Bước sang giai đoạn giao thời giữa thế kỷ 18 và 19, thuyết Tính linh vẫn <br />
không ngừng được duy trì và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong các nhà thơ <br />
Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc, ví như nhóm Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn <br />
Tĩnh, Lê Quang Định… ở Gia Định và một loạt các nhà thơ ở miền Bắc như <br />
Ngô Thì Vị, Bùi Dương Lịch, Nguyễn Du, Nguyễn Địch Cát, Bùi Huy Bích, <br />
Nguyễn Hành, Phạm Quý Thích,… Đáng chú ý là, ở giai đoạn này, do điều kiện <br />
lịch sử, chủ trương “thơ văn là