TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
SO SÁNH TÁC DỤNG GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG<br />
BUPIVACAIN-MIDAZOLAM VỚI BUPIVACAIN-FENTANYL<br />
TRONG MỔ LẤY THAI<br />
Nguyễn Ngọc Thạch*; Lê Thị Nguyệt**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh hiệu quả vô cảm, ức chế vận động lên sản phụ khi gây tê tuỷ sống<br />
(GTTS) mổ lấy thai bằng bupivacain-midazolam với bupivacain-fentanyl. Đối tượng và phương<br />
pháp: 70 sản phụ mổ lấy thai GTTS được chia 2 nhóm, mỗi nhóm 35 sản phụ. Nhóm I sử dụng<br />
bupivacain 8 mg kết hợp midazolam 2 mg, nhóm II sử dụng bupivacain 8 mg kết hợp fentanyl<br />
20 µg. Kết quả: mức độ vô cảm tốt ở 2 nhóm đều đạt 100% (p > 0,05). Thời gian tiềm tàng ức<br />
chế cảm giác đau ở mức T6, thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở mức M1, thời gian phục hồi<br />
vận động ở nhóm I tương ứng 5,17 ± 1,08 phút; 1,41 ± 0,39 phút; 140,21 ± 27,38 phút và nhóm II<br />
tương ứng 5,08 ± 0,96 phút; 1,35 ± 0,35 phút; 141,76 ± 27,10 phút (p > 0,05). Thời gian giảm<br />
đau hiệu quả ở nhóm I ngắn hơn nhóm II (223 ± 21,56 phút so với 293,14 ± 25,68 phút) (p < 0,01).<br />
Kết luận: GTTS bằng bupivacain-midazolam có hiệu quả vô cảm và ức chế vận động tương<br />
đương với GTTS bằng bupivacain-fentanyl, tuy nhiên thời gian giảm đau hiệu quả ngắn hơn.<br />
* Từ khóa: Gây tê tủy sống; Mổ lấy thai; Bupivacain; Midazolam; Fentanyl.<br />
<br />
Comparing Spinal Anesthesia Effect of Bupivacaine-Midazolam<br />
with Bupivacain-Fentanyl on Cesarean Section<br />
Summary<br />
Objectives: To compare anesthesia efficacy, motor block on parturients by spinal anesthesia<br />
of bupivacaine-midazolam with bupivacaine-fentanyl in cesarean section. Subjects and<br />
methods: 70 cesarean section parturients under spinal anesthesia were divided into two groups<br />
with 35 parturients for each group: group I used bupivacaine 8 mg and midazolam 2 mg and<br />
group II used bupivacaine 8 mg and fentanyl 20 mcg. Results: Excellent anesthesia level in two<br />
groups was 100% (p > 0.05). Sensory block onset at T6 level, motor block onset at M1 level,<br />
motor recovery duration in the group I were 5.17 ± 1.08 min; 1.41 ± 0.39 min; 140.21 ± 27.38<br />
min, respectively and in the group II: 5.08 ± 0.96 min; 1.35 ± 0,35 min; 141.76 ± 27.1 min,<br />
respectively (p > 0.05). Effective analgesia duration in the group I (223 ± 21.56 min) was shorter<br />
than in the group II (293.14 ± 25.68 min) (p < 0.01). Conclusion: Spinal anesthesia by<br />
bupivacaine-midazolam having anesthesia efficacy and motor block comparable to spinal<br />
anesthesia by bupivacaine-fentanyl but had shorter effective analgesia duration.<br />
* Key words: Spinal anesthesia; Cesarean section; Bupivacaine; Midazolam; Fentanyl.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Bộ Xây dựng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch (thachgmhs@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2015<br />
<br />
173<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, GTTS bằng bupivacain kết<br />
hợp fentanyl là phương pháp vô cảm thường<br />
được sử dụng trong các trường hợp mổ<br />
lấy thai [1, 3, 4]. Mặc dù bupivacain có tác<br />
dụng tê lâu, cường độ mạnh, nhưng gây<br />
ra tác dụng không mong muốn như: hạ<br />
huyết áp, độc cho cơ tim. Để hạn chế tác<br />
dụng không mong muốn và giảm được<br />
liều thuốc tê mà vẫn tăng cường tác dụng<br />
giảm đau, người ta phối hợp thuốc tê với<br />
một số loại thuốc khác như midazolam.<br />
Nhiều tác giả trên thế giới đã áp dụng<br />
GTTS bằng bupivacain kết hợp midazolam<br />
cho phẫu thuật sản phụ khoa, mổ lấy thai<br />
mang lại hiệu quả cao, giảm được tác<br />
dụng không mong muốn [6, 8, 9]. Hiện<br />
nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào<br />
công bố về việc phối hợp bupivacain với<br />
midazolam trong mổ lấy thai. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:<br />
So sánh hiệu quả vô cảm, ức chế vận<br />
động lên sản phụ khi GTTS mổ lấy thai<br />
bằng bupivacain-midazolam với bupivacainfentanyl.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
70 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại<br />
Bệnh viện Xây dựng Hà Nội từ tháng 1 2015 đến 7 - 2015.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: sản phụ đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu, ASA I và ASA II,<br />
không có chống chỉ định GTTS bằng<br />
bupivacain, fentanyl, midazolam, tuổi thai<br />
đủ tháng, sản phụ mổ lấy thai lần đầu<br />
hoặc có vết mổ đẻ cũ một lần.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: sản phụ tiền sản<br />
giật, sản giật, hội chứng HELLP, bị dọa<br />
vỡ hoặc vỡ tử cung, thai nhi có các dị tật<br />
174<br />
<br />
bẩm sinh, sản phụ có chiều cao < 150 cm,<br />
sản phụ nặng < 50 kg, chỉ định cấp cứu<br />
sản khoa tức thì.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm<br />
sàng, có đối chứng.<br />
70 bệnh nhân (BN) được chia 2 nhóm,<br />
mỗi nhóm 35 BN: nhóm I (nhóm nghiên<br />
cứu): GTTS bằng 8 mg bupivacain kết<br />
hợp 2 mg midazolam; nhóm II (nhóm<br />
chứng): GTTS bằng 8 mg bupivacain kết<br />
hợp 20 µg fentanyl.<br />
* Thuốc, phương tiện nghiên cứu:<br />
Bupivacain spinal heavy (ống 20 mg/4 ml)<br />
(Thụy Điển); fentanyl (ống 100 µg/2 ml)<br />
(Ba Lan); midazolam (ống 5 mg/ml), biệt<br />
dược hypnovel (Ba Lan); kim tủy sống<br />
spinocan 25 G (Đức); monitoring Nihon<br />
Kohden (Nhật Bản); thước đo độ đau<br />
VAS (Thụy Điển); các thuốc và phương<br />
tiện cấp cứu.<br />
* Chuẩn bị BN:<br />
Giải thích về phương pháp gây tê sẽ<br />
tiến hành để BN hiểu và hợp tác. Hướng<br />
dẫn BN sử dụng thước đo độ đau VAS.<br />
* Tiến hành:<br />
BN được đặt đường truyền tĩnh mạch<br />
ngoại vi với kim luồn 18 G, truyền dung<br />
dịch natriclorua 9‰ trước khi GTTS,<br />
truyền 500 ml trong 15 phút, theo dõi trên<br />
monitoring các chỉ số sinh tồn. BN nằm<br />
nghiêng trái, người thực hiện thủ thuật đội<br />
mũ, đeo khẩu trang, mặc áo và đi găng vô<br />
trùng. Vị trí chọc kim là khe đốt sống L2-L3,<br />
chọc theo đường giữa, khi thấy dịch não<br />
tuỷ chảy ra, nhẹ nhàng xoay chiều vát<br />
của kim về phía đầu hút thử lại thấy dịch<br />
não tuỷ chảy ra dễ dàng thì tiêm hỗn hợp<br />
thuốc tê tương ứng với từng nhóm trong<br />
30 giây, rút kim, dán opsite điểm chọc<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
kim. Đặt BN nằm ngửa trên bàn mổ, cho<br />
thở oxy qua mũi 3 l/phút.<br />
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
* Đặc điểm chung:<br />
- Tuổi, chiều cao, cân nặng, ASA,<br />
phẫu thuật lấy thai lần mấy, thời gian<br />
phẫu thuật.<br />
* Hiệu quả vô cảm:<br />
Đánh giá tác dụng ức chế cảm giác<br />
đau bằng phương pháp châm kim, sử<br />
dụng kim 22 G đầu tù châm vào da sản<br />
phụ (vùng cần tê), hỏi về cảm giác đau để<br />
đánh giá tác dụng ức chế cảm giác đau.<br />
- Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br />
đau ở mức T6: tính từ khi tiêm xong thuốc<br />
tê vào khoang dưới nhện đến khi mất<br />
cảm giác đau ở mức T6 (mũi ức).<br />
- Thời gian giảm đau hiệu quả: tính từ<br />
khi tiêm xong thuốc tê vào khoang dưới<br />
nhện đến khi BN đau cần phải sử dụng<br />
thuốc giảm đau.<br />
- Mức độ vô cảm: dựa vào thang điểm<br />
Abouleish Ezzat chia ra 3 mức: tốt: BN<br />
hoàn toàn không đau, nằm yên, phẫu<br />
thuật thuận lợi; trung bình: BN còn cảm<br />
giác đau nhẹ, bổ sung tiêm tĩnh mạch 50<br />
mg ketamin và cuộc phẫu thuật vẫn tiến<br />
hành bình thường; kém: BN đau không<br />
chịu đựng được, phải chuyển phương<br />
pháp gây mê nội khí quản.<br />
<br />
- Ức chế vận động:<br />
Đánh giá tác dụng ức chế vận động<br />
1 phút/lần trong 5 phút đầu tiên sau khi<br />
gây tê, căn cứ vào thang điểm Bromage:<br />
mức 0 (M0): không ức chế vận động.<br />
Mức 1 (M1): chân duỗi thẳng không nhấc<br />
lên được khỏi mặt bàn; mức 2 (M2):<br />
không co được khớp gối nhưng cử động<br />
được bàn chân; mức 3 (M3): không gấp<br />
được bàn chân và ngón chân cái. Chúng<br />
tôi chỉ đánh giá ức chế vận động M1 vì<br />
sau đó BN đã được sát trùng vùng mổ.<br />
- Thời gian tiềm tàng ức chế vận động<br />
ở M1: tính từ khi tiêm thuốc tê xong tới<br />
khi xuất hiện ức chế vận động ở M1.<br />
- Thời gian phục hồi vận động: tính từ<br />
khi bắt đầu xuất hiện ức chế vận động ở<br />
M1 đến khi hết ức chế vận động (M0).<br />
- Sự hài lòng của phẫu thuật viên về<br />
mức độ mềm cơ: rất hài lòng: cuộc mổ<br />
thuận lợi, mềm cơ, lấy thai dễ dàng; hài<br />
lòng: trong mổ cơ bụng hơi cứng, lấy thai<br />
khó; không hài lòng: bụng cứng nhiều,<br />
không lấy thai được, đề nghị phải gây mê.<br />
* Thời điểm nghiên cứu:<br />
- Trước khi gây tê, sau gây tê mỗi 2,5<br />
phút cho đến khi kết thúc phẫu thuật.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp<br />
thống kê y học bằng phần mềm SPSS<br />
16.0; p < 0,05 được xem khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tuổi chiều cao, cân nặng (n = 70).<br />
Nhóm I (n = 35)<br />
<br />
Nhóm II (n = 35)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
27,11 ± 3,09 (19 - 39)<br />
<br />
28,09 ± 4,77 (19 - 37)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều cao (cm)<br />
<br />
156,97 ± 3,58 (151 - 168)<br />
<br />
157,29 ± 4,66 (151 - 170)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
<br />
65,37 ± 6,27 (54 - 78,5)<br />
<br />
62,47 ± 6 (51 - 76)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
p<br />
<br />
175<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Bảng 2: ASA và lần phẫu thuật lấy thai (n = 70).<br />
Nhóm I (n = 35)<br />
<br />
Nhóm II (n = 35)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
ASA I<br />
<br />
28<br />
<br />
80<br />
<br />
30<br />
<br />
85,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ASA II<br />
<br />
7<br />
<br />
20<br />
<br />
5<br />
<br />
14,29<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Phẫu thuật lấy thai lần 1<br />
<br />
20<br />
<br />
57,14<br />
<br />
22<br />
<br />
62,86<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Phẫu thuật lấy thai lần 2<br />
<br />
15<br />
<br />
42,86<br />
<br />
13<br />
<br />
37,14<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 3: Thời gian phẫu thuật, thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau ở mức T6,<br />
thời gian giảm đau hiệu quả (n = 70).<br />
Nhóm I (n = 35)<br />
<br />
Nhóm II (n = 35)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
<br />
29,08 ± 4,67<br />
(20 - 45)<br />
<br />
29,73 ± 3,96<br />
(25 - 40)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br />
đau ở mức T6 (phút)<br />
<br />
5,17 ± 1,08<br />
(4 - 7)<br />
<br />
5,08 ± 0,96<br />
(4 - 7)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian giảm đau hiệu quả (phút)<br />
<br />
223 ± 21,56<br />
(150 - 300)<br />
<br />
293,14 ± 25,68<br />
(150 - 350)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
Bảng 4: Mức độ vô cảm và sự hài lòng của phẫu thuật viên về mức độ mềm cơ<br />
trong phẫu thuật (n = 70).<br />
Nhóm I (n = 35)<br />
<br />
Nhóm II (n = 35)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Mức độ vô cảm tốt<br />
<br />
35<br />
<br />
100<br />
<br />
35<br />
<br />
100<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Mức độ rất hài lòng<br />
<br />
35<br />
<br />
100<br />
<br />
35<br />
<br />
100<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 5: Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở M1 và thời gian phục hồi vận động<br />
(n = 70).<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở<br />
M1 (phút)<br />
Thời gian phục hồi vận động (phút)<br />
<br />
176<br />
<br />
Nhóm I (n = 35)<br />
<br />
Nhóm II (n = 35)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
X ± SD (Min - max)<br />
<br />
1,41 ± 0,39<br />
<br />
1,35 ± 0,35<br />
<br />
(1 - 2)<br />
<br />
(1 - 2)<br />
<br />
140,21 ± 27,38<br />
<br />
141,76 ± 27,10<br />
<br />
(90 - 200)<br />
<br />
(90 - 200)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Tuổi, chiều cao, cân nặng, ASA, lần<br />
phẫu thuật lấy thai giữa hai nhóm khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
2. Hiệu quả vô cảm và ức chế vận<br />
động.<br />
Nghiên cứu này cho thấy mức độ vô<br />
cảm tốt, thời gian tiềm tàng ức chế cảm<br />
giác đau ở mức T6, thời gian tiềm tàng<br />
ức chế vận động ở M1, thời gian phục hồi<br />
vận động giữa hai nhóm khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên,<br />
chỉ có thời gian giảm đau hiệu quả ở<br />
nhóm I ngắn hơn nhóm II, khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
* Mức độ vô cảm cho phẫu thuật:<br />
100% BN ở hai nhóm đều đạt kết quả<br />
vô cảm tốt, không BN nào phải chuyển<br />
phương pháp vô cảm trong mổ. Kết quả<br />
này cho thấy khi dùng bupivacain kết hợp<br />
với midazolam có mức độ vô cảm cho mổ<br />
lấy thai như khi dùng bupivacain kết hợp<br />
fentanyl. Theo Trần Văn Cường (2013)<br />
[1], GTTS bằng bupivacain liều 8 mg kết<br />
hợp fentanyl trong mổ lấy thai đạt kết quả<br />
vô cảm tốt 95,9%, không trường hợp nào<br />
vô cảm kém.<br />
* Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br />
đau ở mức T6:<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br />
đau ở mức T6 của nhóm I là 5,17 ± 1,08<br />
phút, nhóm II là 5,08 ± 0,96 phút (p ><br />
0,05). Trần Văn Cường (2013) [1] GTTS<br />
bằng bupivacain 8 mg kết hợp fentanyl 40<br />
µg trong mổ lấy thai, thời gian tiềm tàng<br />
ức chế cảm giác đau ở mức T6 là 3,39 ±<br />
0,54 phút. Nguyễn Thế Tùng (2008) [4]<br />
GTTS bằng bupivacain 0,08 mg/kg kết<br />
<br />
hợp 50 µg trong mổ lấy thai, thời gian<br />
tiềm tàng ức chế cảm giác đau ở T6 là<br />
5,53 ± 1,12 phút. Nguyễn Thế Lộc (2014)<br />
[2] GTTS bằng bupivacain 7,5 mg kết hợp<br />
20 µg fentanyl và 100 µg morphin trong<br />
mổ lấy thai, thời gian tiềm tàng ức chế<br />
cảm giác đau ở mức T6 là 3,83 ± 1,06<br />
phút. Parthasarathy. S (2012) [8] nghiên<br />
cứu GTTS bằng bupivacain kết hợp<br />
midazolam 1,5 mg trong mổ cắt tử cung<br />
đường bụng thấy thời gian tiềm tàng ức<br />
chế cảm giác đau là 2,75 ± 0,56 phút.<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy thời<br />
gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau khi<br />
GTTS bằng bupivacain 8 mg kết hợp<br />
midazolam 2 mg hoặc fentanyl 20 µg đủ<br />
điều kiện để phẫu thuật có thể tiến hành<br />
sớm (sau GTTS 2 phút có thể bắt đầu<br />
mổ), điều này thực sự cần thiết cho phẫu<br />
thuật lấy thai cấp cứu, nhất là khi có biểu<br />
hiện suy thai.<br />
* Thời gian tiềm tàng ức chế vận động<br />
ở M1:<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở<br />
M1 của nhóm I là 1,41 ± 0,39 phút; nhóm<br />
II là 1,35 ± 0,35 phút (p > 0,05). Trần Văn<br />
Cường (2013) [1] GTTS kết hợp<br />
bupivacain liều 8 mg với fentanyl 40 µg<br />
thấy thời gian tiềm tàng ức chế vận động<br />
ở M1 là 1,3 ± 0,4 phút. Nguyễn Thế Tùng<br />
(2008) [4] GTTS bằng bupivacain 0,08<br />
mg/kg kết hợp fentanyl 50 µg, thời gian<br />
tiềm tàng ức chế vận động M1 là 2,59 ±<br />
0,68 phút. Như vậy, khi GTTS bằng<br />
bupivacain kết hợp midazolam hoặc<br />
fentanyl có thời gian tiềm tàng ức chế vận<br />
động đảm bảo cho mổ lấy thai, tạo điều<br />
kiện tốt cho phẫu thuật về mức độ mềm<br />
cơ ngay từ đầu cuộc mổ, phẫu thuật viên<br />
lấy thai dễ dàng.<br />
177<br />
<br />