T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
SO SÁNH TÁC DỤNG GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG HỖN HỢP<br />
ROPIVACAIN-MORPHIN VÀ ROPIVACAIN-FENTANYL TRONG<br />
MỔ NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG<br />
Nguyễn Trung Kiên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây tê tủy sống (GTTS) bằng hỗn hợp<br />
ropivacain-morphin và ropivacain-fentanyl trong mổ nội soi tán sỏi niệu quản (SNQ) ngược dòng.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu 60 bệnh nhân (BN) phẫu thuật nội soi tán SNQ<br />
ngược dòng, chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm ropivacain-fentanyl (RF) (n = 30): GTTS<br />
bằng 10 mg ropivacain 0,5% + 30 µg fentanyl; nhóm ropivacain-morphin (RM) (n = 30): GTTS<br />
bằng 10 mg ropivacain 0,5% + 100 µg morphin. Kết quả: tất cả BN đều đạt mức ức chế cảm giác<br />
đau ≥ T8 tại phút thứ 20; thời gian phục hồi vận động ngắn; thời gian giảm đau sau mổ của nhóm<br />
RM (1.224,0 ± 121,3 phút) dài hơn nhóm RF (315,5 ± 35,5 phút); ít ảnh hưởng lên hô hấp và tuần<br />
hoàn. Tác dụng không mong muốn gồm buồn nôn, nôn chỉ gặp ở nhóm RM: 8/30 BN (26,6%),<br />
run (10% ở nhóm RF; 3,3% ở nhóm RM), ngứa: 1 BN (3,3%) ở nhóm RM. Kết luận: GTTS bằng<br />
hỗn hợp RM và RF trong phẫu thuật nội soi tán SNQ ngược dòng có hiệu quả vô cảm tốt, an<br />
toàn. Sử dụng ropivacain kết hợp với morphin có thời gian giảm đau sau mổ dài hơn kết hợp với<br />
fentanyl, nhưng tỷ lệ buồn nôn, nôn cao hơn.<br />
* Từ khoá: Tán sỏi niệu quản ngược dòng; Gây tê tuỷ sống; Ropivacain; Morphin.<br />
<br />
Comparison of Effectiveness of Spinal Anesthesia with Mixture of<br />
Ropivacaine-Morphine and Ropivacaine-Fentanyl in Retrograde<br />
Ureteroscopic Lithotripsy<br />
Summary<br />
Objectives: To compare the efficacy and safety of spinal anesthesia with mixture of<br />
ropivacaine-morphine and ropivacaine-fentanyl in retrograde ureteroscopic lithotripsy surgery.<br />
Subjects and methods: Prospective study on 60 patients underwent retrograde endoscopic<br />
lithotripsy, who were divided into two groups: group RF (n = 30): spinal anesthesia with 10 mg<br />
ropivacaine 0.5% + 30 µg fentanyl; group RM (n = 30): spinal anesthesia with 10 mg of<br />
ropivacaine 0.5% + 100 µg morphine. Results: All patients reached the level T8 of sensory block in<br />
twentieth minute; short duration of motor recovering; duration of postoperative analgesia of RM<br />
group (1,224.0 ± 121.3 minutes) was longer than RF group (315.5 ± 35.5 minutes); both groups<br />
had a little effect on the respiratory system and circulatory system. Adverse effects included<br />
nausea, vomiting only in group RM (26.6%), tremor (6.6% in the RF group; 3.3% in group RM),<br />
pruritus (3.3%) in group RM. Conclusions: Spinal anesthesia with mixture of ropivacaine-morphine<br />
and ropivacaine-fentanyl for retrograde ureteroscopic lithotripsy surgery provided a good anesthesia<br />
effectiveness and safety. Combination of ropivacaine-morphine had a longer postoperative<br />
analgesia duration than ropivacain-fentanyl, but the rate of nausea and vomiting were higher.<br />
* Key words: Retrograde ureteroscopic lithotripsy; Spinal block; Ropivacaine; Morphine.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 24/03/2017<br />
<br />
193<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp ở<br />
người Việt Nam, chiếm 40% BN tiết niệu<br />
[1], GTTS là một trong những lựa chọn vô<br />
cảm cho phẫu thuật tán SNQ ngược<br />
dòng. Bupivacain, levobupivacain là các<br />
thuốc tê thường được lựa chọn cho kỹ<br />
thuật GTTS do hiệu quả vô cảm tốt,<br />
nhưng hiện nay ropivacain được cho là<br />
có nhiều ưu điểm hơn do ít ức chế vận<br />
động. Đây là thuốc tê mới được đưa vào<br />
thị trường Việt Nam với ưu điểm ít ức chế<br />
tim mạch, ưu tiên ức chế cảm giác... và<br />
chưa có nghiên cứu so sánh, đánh giá<br />
tác dụng của GTTS bằng ropivacainfentanyl trong phẫu thuật tán SNQ ngược<br />
dòng. Vì vậy, đề tài được tiến hành nhằm:<br />
So sánh hiệu quả vô cảm và tính an toàn<br />
của GTTS bằng hỗn hợp ropivacainmorphin và ropivacain-fentanyl trong mổ<br />
nội soi tán SNQ ngược dòng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
60 BN có chỉ định phẫu thuật nội soi<br />
tán SNQ ngược dòng được vô cảm bằng<br />
GTTS tại Khoa Gây mê, Bệnh viện Quân<br />
y 103 từ tháng 10 - 2015 đến 4 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: phân loại ASA<br />
I, III; đồng ý với phương pháp GTTS.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN từ chối tham<br />
gia nghiên cứu; chống chỉ định với GTTS;<br />
dị ứng với thuốc ropivacain, fentanyl,<br />
morphin.<br />
* Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu:<br />
BN tai biến, biến chứng phẫu thuật,<br />
không thu thập đủ chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
194<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm<br />
sàng ngẫu nhiên, phân nhóm có đối<br />
chứng, chia thành hai nhóm nghiên cứu:<br />
- Nhóm RF (n = 30): GTTS bằng<br />
10 mg ropivacain 0,5% + 30 µg fentanyl.<br />
- Nhóm RM (n = 30): GTTS bằng<br />
10 mg ropivacain 0,5% + 100 µg morphin.<br />
- Thuốc và phương tiện nghiên cứu:<br />
thuốc ropivacain (anaropin 0,5%) ống<br />
10 ml (Hãng Astra Zeneca, Thụy Điển);<br />
fentanyl ống 0,1 mg/2 ml và morphin<br />
spinal ống 2 mg/2 ml (Hãng Polfa, Ba<br />
Lan); monior theo dõi NIHON KOHDEN<br />
(Nhật Bản).<br />
3. Phương pháp tiến hành.<br />
* Trước phẫu thuật: khám tiền mê, kiểm<br />
tra bổ sung các xét nghiệm, giải thích về<br />
phương pháp vô cảm cho BN. Đo mạch,<br />
huyết áp động mạch, ghi điện tim, đếm<br />
tần số thở, SpO2. Đo chiều cao, cân nặng<br />
của BN. Kiểm tra, đánh giá các bệnh kèm<br />
theo, đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp.<br />
* Tại phòng mổ: đặt đường truyền tĩnh<br />
mạch với kim luồn 18 G, truyền dung dịch<br />
natriclorua 9% 6 ml/kg trong 10 - 15 phút<br />
trước khi tiến hành GTTS. Theo dõi<br />
mạch, huyết áp, SpO2, tần số thở, điện<br />
tim, thở oxy qua mũi 3 lít/phút.<br />
- GTTS: BN nằm nghiêng về bên tán<br />
sỏi, cúi đầu vào ngực, lưng cong, hai<br />
chân co gập vào bụng. Người tiến hành<br />
kỹ thuật: đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay,<br />
mặc áo, đi găng vô khuẩn. Sát khuẩn<br />
vùng chọc kim 3 lần (1 lần cồn iod, 2 lần<br />
cồn etylic 700). Chọc kim GTTS ở khe liên<br />
đốt L2 - L3, đường giữa, khi có dịch não<br />
tủy chảy ra thì tiêm hỗn hợp thuốc tê vào<br />
khoang dưới nhện trong thời gian 30 giây;<br />
rút kim, dán opsite vào vị trí chọc kim và<br />
đặt BN về tư thế phẫu thuật.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
- Theo dõi nhịp tim, huyết áp, tần số<br />
thở, SpO2.<br />
<br />
độ ức chế vận động ngay khi kết thúc<br />
phẫu thuật, thời gian phục hồi vận động.<br />
<br />
* Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá:<br />
<br />
- Tác dụng không mong muốn: buồn<br />
nôn, nôn, run, ngứa, đau đầu, đau lưng,<br />
máu tụ, nhiễm trùng, liệt…<br />
<br />
- Đặc điểm chung: tuổi, giới, cân nặng,<br />
chiều cao và thời gian phẫu thuật.<br />
- Hiệu quả vô cảm:<br />
+ Ức chế cảm giác đau: xác định bằng<br />
phương pháp Pin-Prick, bao gồm: thời<br />
gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau tới<br />
mức T10, mức ức chế cảm giác đau ở<br />
phút 20 sau gây tê.<br />
+ Mức độ vô cảm cho phẫu thuật theo<br />
vào thang điểm Abouleizh Ezzat, được<br />
chia ra 4 mức độ: tốt, khá, trung bình và<br />
kém.<br />
+ Ức chế vận động (đánh giá theo<br />
thang điểm của Bromage), gồm: thời gian<br />
tiềm tàng ức chế vận động mức M1, mức<br />
<br />
* Thời điểm theo dõi: trước lúc gây tê<br />
tương ứng giá trị t0. Sau khi gây tê: 5<br />
phút/lần trong 30 phút đầu tương ứng với<br />
các giá trị T5, T10, T15, T20, T25, T30.<br />
10 phút/lần trong 60 phút tương ứng với<br />
các giá trị T40, T50 , T60, T70, T80, T90.<br />
Sau mổ, theo dõi giảm đau và các tác<br />
dụng không mong muốn: 10 giờ đầu theo<br />
dõi 2 giờ/lần, các giờ sau theo dõi<br />
4 giờ/lần cho đến 24 giờ.<br />
* Xử lý kết quả nghiên cứu: theo<br />
phương pháp thống kê y học bằng phần<br />
mềm Epi.info 7.0, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung.<br />
Nhóm RF (n = 30)<br />
<br />
Nhóm RM (n = 30)<br />
<br />
44,7 ± 11,3<br />
<br />
49,5 ± 10,8<br />
<br />
Chiều cao (cm)<br />
<br />
163 ± 6,0<br />
<br />
160 ± 6,0<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
<br />
58,5 ± 6,0<br />
<br />
58,7 ± 6,2<br />
<br />
Giới nam (%)/nữ (%)<br />
<br />
63,3/36,6<br />
<br />
53,3/46,6<br />
<br />
20,8 ± 4,5<br />
<br />
24,3 ± 9,0<br />
<br />
12 - 30<br />
<br />
10 - 45<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
<br />
Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng là<br />
những đặc điểm của BN ảnh hưởng đến<br />
việc lựa chọn cũng như hiệu quả vô cảm<br />
của phương pháp GTTS, sự khác biệt<br />
giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống<br />
kê. Độ tuổi trung bình của 2 nhóm đều ở<br />
độ tuổi trưởng thành, dễ hợp tác với thầy<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
thuốc, rất thuận lợi gây tê khu vùng nói<br />
chung và GTTS nói riêng.<br />
Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào kỹ<br />
thuật mổ của phẫu thuật viên, đặc điểm<br />
của SNQ cũng như trang thiết bị dụng cụ.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình ở 2 nhóm<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
195<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
(p > 0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp<br />
với Trương Minh Hải với thời gian phẫu<br />
thuật trung bình 23,0 ± 6,8 phút và 24,7 ±<br />
10,5 phút [2]. Nội soi tán sỏi ngược dòng<br />
<br />
là phẫu thuật ít xâm lấn, thời gian phẫu<br />
thuật ngắn, việc GTTS bằng ropivacain<br />
kết hợp với morphin, fentanyl có thể đảm<br />
bảo cho phẫu thuật thuận lợi.<br />
<br />
2. Hiệu quả vô cảm.<br />
Bảng 2: Hiệu quả vô cảm.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Nhóm RF (n = 30)<br />
<br />
Nhóm RM (n = 30)<br />
<br />
2,4 ± 1,2<br />
<br />
2,6 ± 1,4<br />
<br />
2-4<br />
<br />
2-5<br />
<br />
9/20/1<br />
<br />
7/21/2<br />
<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở mức M1<br />
(phút)<br />
<br />
5,7 ± 1,9<br />
<br />
5,9 ± 1,2<br />
<br />
Mức độ ức chế vận động ngay khi kết thúc phẫu<br />
thuật: M0/M1/M2/M3<br />
<br />
0/12/12/6<br />
<br />
0/13/10/7<br />
<br />
Mức độ vô cảm trong phẫu thuật: tốt/khá/trung<br />
bình/kém<br />
<br />
29/1/0/0<br />
<br />
28/2/0/0<br />
<br />
Thời gian tiềm tàng ức chế đến mức T10 (phút)<br />
<br />
Mức ức chế cảm giác ở phút thứ 20 (n) T8/T6/T4<br />
<br />
Thời gian phục hồi vận động (phút)<br />
Thời gian giảm đau sau mổ (phút)<br />
<br />
82,6 ± 5,4<br />
<br />
84,4 ± 6,5<br />
<br />
315,5 ± 35,5<br />
<br />
1224,0 ± 121,3*<br />
<br />
250 - 366<br />
<br />
1020 - 1420<br />
<br />
(*p < 0,05)<br />
- Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br />
đau ở mức T10: là thời gian tính từ khi<br />
GTTS đến khi ức chế cảm giác đạt tới<br />
mức T10 (ngang rốn) cho phép đặt máy<br />
nội soi tiến hành phẫu thuật. Sự khác biệt<br />
giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp<br />
hơn của Füsun Bozkirli và CS (2007):<br />
4,5 ± 2,5 phút [5], do dùng liều ropivacain<br />
cao hơn (22,5 mg). Thời gian này không<br />
quá dài, vừa đủ để tiến hành chuẩn bị tư<br />
thế BN, sát trùng, chải săng vùng mổ.<br />
- Mức ức chế cảm giác đau đạt được<br />
ở phút thứ 20: để phẫu thuật nội soi tán<br />
SNQ ngược dòng mức phong bế cảm<br />
196<br />
<br />
giác cần đạt tới mức T8. Trong nhiên<br />
cứu, tất cả BN đều có mức ức chế cảm<br />
giác đau ≥ T8 ở phút thứ 20. Trong đó<br />
phần lớn BN đạt mức ức chế cảm giác T6<br />
sau 20 phút: 20 BN ở nhóm RF và 21 BN<br />
ở nhóm RM. Tương tự kết quả Bipin J.<br />
Ganvit khi GTTS bằng ropivacain kết hợp<br />
fentanyl trong phẫu thuật đường tiết niệu<br />
đạt mức ức chế cảm giác trung bình T6<br />
[6]. Như vậy, với liều thuốc sử dụng ở hai<br />
nhóm nghiên cứu, mức ức chế cảm giác<br />
đau cao nhất đạt được trên BN hoàn toàn<br />
phù hợp với yêu cầu vô cảm cho phẫu<br />
thuật nội soi tán SNQ ngược dòng.<br />
- Thời gian giảm đau sau mổ: là chỉ<br />
tiêu quan trọng trong vô cảm nói chung và<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
trong GTTS nói riêng. Trong nghiên cứu<br />
này, thời gian giảm đau sau mổ tính từ<br />
khi kết thúc cuộc mổ cho đến khi BN có<br />
cảm giác đau rát, khó chịu ở niệu đạo với<br />
VAS ≥ 4 điểm và BN có nhu cầu dùng<br />
thuốc giảm đau. Thời gian giảm đau sau<br />
mổ trung bình của nhóm RF là 315,5 ±<br />
35,5 phút; nhóm RM là 1.224,0 ± 121,3<br />
phút. Kết quả cho thấy thời gian giảm đau<br />
sau mổ ở nhóm RM dài hơn nhóm RF, sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Tương đương với nghiên cứu của<br />
Đỗ Việt Thành [3]: thời gian giảm đau<br />
sau mổ 1281 ± 65,4 phút khi sử dụng<br />
levobupivacain kết hợp với fentanyl và<br />
morphin 0,1 mg trong mổ u phì đại lành<br />
tính tuyến tiền liệt.<br />
Vịêc kết hợp liều nhỏ opioid với thuốc<br />
tê vừa làm tăng cường hiệu quả giảm đau<br />
trong mổ, vừa kéo dài thời gian giảm đau<br />
sau mổ có ý nghĩa rất lớn đối với BN, vì<br />
sau phẫu thuật, BN phải đặt sonde bàng<br />
quang gây cảm giác đau rát, căng tức rất<br />
khó chịu. Như vậy, phối hợp morphin và<br />
fentanyl với ropivacain trong nghiên cứu<br />
này hoàn toàn phù hợp với phẫu thuật nội<br />
soi tán SNQ ngược dòng.<br />
- Mức độ vô cảm trong mổ: số BN có<br />
mức độ vô cảm tốt trong mổ ở nhóm RF<br />
là 29 BN (96,6%), nhóm RM là 28 BN;<br />
mức độ vô cảm khá trong mổ ở nhóm RF<br />
1 BN (3,3%), nhóm RM 2 BN (6,6%);<br />
không có BN nào có mức độ vô cảm<br />
trong mổ trung bình và kém. BN của<br />
chúng tôi đa số đạt mức vô cảm ở T6, là<br />
mức đủ đảm bảo cho phẫu thuật. Mặc dù<br />
ở giai đoạn đầu, mổ nội soi tán SNQ<br />
ngược dòng khi bơm căng nước vào niệu<br />
quản vẫn có tỷ lệ rất ít BN có cảm giác<br />
căng tức. Do BN tỉnh táo trong quá trình<br />
<br />
phẫu thuật nên khó tránh khỏi lo lắng, tuy<br />
nhiên sau khi bổ sung thêm thuốc<br />
midazolam hoặc fentanyl đều đáp ứng tốt.<br />
- Tác dụng ức chế vận động: thời gian<br />
tiềm tàng ức chế vận động mức M1 của<br />
nhóm RF là 5,7 ± 1,9 phút và của nhóm<br />
RM là 5,9 ± 1,2 phút. Sự khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả<br />
này phù hợp với nghiên cứu của Ngô<br />
Quốc Dinh khi GTTS bằng ropivacain kết<br />
hợp với fentanyl trong mổ u phì đại lành<br />
tính tuyến tiền liệt là 5,2 ± 2,1 phút [4]<br />
nhưng dài hơn kết quả của Chaudhary và<br />
CS (2014): nhóm ropivacain 15 mg là 3,9<br />
± 1,3 phút và nhóm ropivacain 13,5 mg<br />
kết hợp 10 µg fentanyl là 3,5 ± 1,1 phút<br />
[7]. Do Chaudhary và CS dùng liều<br />
ropivacain cao hơn. Tỷ lệ BN đạt mức ức<br />
chế vận động mức M3 (Bromage 3) ngay<br />
khi kết thúc phẫu thuật trong nhóm RF là<br />
6 BN (20%) và nhóm RM là 7 BN<br />
(23,3%), sự khác nhau của hai nhóm<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
- Thời gian phục hồi vận động: là thời<br />
gian tính từ lúc BN bị ức chế vận động ở<br />
mức Bromage 1 (M1) đến khi phục hồi<br />
vận động hoàn toàn Bromage 0 (M0).<br />
Thời gian phục hồi vận động của nhóm<br />
RF là 125,6 ± 5,4 phút, nhóm RM là 126,5<br />
± 10,5 phút (bảng 1). Kết quả của chúng<br />
tôi phù hợp với Ngô Quốc Dinh khi GTTS<br />
mổ nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền<br />
liệt là 128,5 ± 25,5 phút [4]. Như vậy, khi<br />
sử dụng ropivacain trong GTTS có thời<br />
gian ức chế vận động ngắn, BN phục hồi<br />
vận động sớm, giảm các nguy cơ huyết<br />
khối, tắc mạch sau mổ, cải thiện sự hài<br />
lòng của BN, giúp giảm thời gian nằm<br />
viện.<br />
197<br />
<br />