intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững - Bộ NN & PTNT

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

181
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được soạn thảo trên cơ sở văn kiện Hiệp định dự án giữa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB). Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án là văn bản quy định và hướng dẫn tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá mọi hoạt động của dự án cho tất cả các Ban quản lý dự án thành phần thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững - Bộ NN & PTNT

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (CRSD) SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN Hà Nội, tháng 04 năm 2012 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được soạn thảo trên cơ sở văn kiện Hiệp định dự án giữa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), các văn bản pháp lý và hướng dẫn của WB, các Nghị định của Chính phủ Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ liên quan. Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án là văn bản quy định và hướng dẫn tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá mọi hoạt động của dự án cho tất cả các Ban quản lý dự án thành phần thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Sổ tay này có thể được chỉnh lý, bổ sung, trên cơ sở xem xét những khó khăn, vướng mắc thực tế và các kiến nghị của các Ban quản lý dự án các cấp trong quá trình thực hiện dự án. 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (CRSD) ................................................................................................ 8 1. Mục tiêu phát triển của dự án và các chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện mục tiêu ........ 8 2. Các hợp phần của dự án ............................................................................................... 8 3. Lịch trình thực hiện dự án .......................................................................................... 10 4. Địa điểm thực hiện dự án ........................................................................................... 10 5. Nguồn tài chính cho Dự án ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ...................................................................... 12 1. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án ..................................................................................... 12 2. Tổ chức thực hiện ...................................................................................................... 15 CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH .................................................................. 20 1. Căn cứ xây dựng kế hoạch ......................................................................................... 20 2. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch ................................................................................... 20 3. Quy trình lập kế hoạch của dự án ............................................................................... 21 4. Trình tự lập, thông báo kế hoạch và trách nhiệm thực hiện ......................................... 23 CHƯƠNG 4: HỢP PHẦN A - TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỂ CHẾ CHO QUẢN LÝ NGHỀ CÁ BỀN VỮNG ................................................................................. 26 1. Tiểu hợp phần A1: Quy hoạch liên ngành khu vực ven bờ .......................................... 26 2. Tiểu Hợp phần A2: Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam (Vnfishbase) 32 3. Tiểu Hợp phần A3: Thực hiện nghiên cứu chính sách đã lựa chọn .............................. 33 CHƯƠNG 5: HỢP PHẦN B – THỰC HÀNH TỐT NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BỀN VỮNG ....................................................................................................................... 35 1. Tiểu hợp phần B1: Tăng cường quản lý an toàn sinh học ............................................ 35 2. Tiểu hợp phần B2: Tăng cường quản lý chất lượng con giống .................................... 40 3. Tiểu hợp phần B3: Tăng cường theo dõi về môi trường .............................................. 42 CHƯƠNG 6: HỢP PHẦN C - QUẢN LÝ BỀN VỮNG KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ ....................................................................................................................... 45 1. Tiểu hợp phần C1: Đồng quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ ....................... 45 2. Tiểu hợp phần C2: Tăng cường năng lực cho hệ thống Theo dõi, Kiểm soát và Giám sát (MCS) ...................................................................................................................... 52 3. Tiểu hợp phần C3: Cải tạo các cảng cá, bến cá ........................................................... 54 CHƯƠNG 7: HỢP PHẦN D - QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ............... 57 1. Tiểu hợp phần D1: Quản lý dự án............................................................................... 57 2. Tiểu hợp phần D2: Theo dõi và Đánh giá dự án.......................................................... 58 CHƯƠNG 8: HƯỚNG DẪN MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP VÀ TUYỂN CHỌN TƯ VẤN ............................................................................................................... 61 1. Tổng quát ................................................................................................................... 61 2. Các quy định chung.................................................................................................... 62 3. Chuẩn bị và cập nhật Kế hoạch đấu thầu .................................................................... 72 4. Các bước thực hiện và xét duyệt mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn và xây lắp .... 73 5. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn ........................................................................................ 85 6. Quản lý, quản trị hợp đồng ......................................................................................... 98 3
  4. 7. Lập, luân chuyển và lưu giữ hồ sơ mua sắm ............................................................... 99 8. Phòng chống gian lận và tham nhũng trong hoạt động mua sắm ................................. 99 CHƯƠNG 9: SỔ TAY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ................................................................ 101 1. Những vấn đề chung ...................................................................................................... 102 1.1. Khái quát hệ thống quản lý tài chính của Dự án ..................................................... 102 1.2. Hệ thống BQLDA và nhân sự có liên quan đến công tác quản lý tài chính ............. 106 1.3. Các tổ chức liên quan trực tiếp đến công tác QLTC dự án ..................................... 112 1.4. Đào tạo về quản lý tài chính .................................................................................. 116 2. Lập kế hoạch tài chính dự án.......................................................................................... 117 2.1. Quy trình lập kế hoạch tài chính trình Cơ quan chủ quản và các Bộ liên quan........ 117 2.2. Quy trình lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác có liên quan trong nội bộ BQLDA ................................................................................................................. 118 3. Các hình thức giải ngân và quy trình rút vốn/thanh toán ................................................. 120 3.1. Thủ tục kiểm soát chi ............................................................................................ 120 3.2. Các hình thức rút vốn IDA .................................................................................... 122 3.3. Vốn đối ứng .......................................................................................................... 127 3.4. Quy trình chi tiêu và thanh toán của các BQLDA .................................................. 127 4. Kế toán dự án................................................................................................................. 128 4.1. Một số quy định chung .......................................................................................... 129 4.2. Hệ thống kế toán của dự án ................................................................................... 132 5. Kiểm soát nội bộ ............................................................................................................ 135 5.1. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát nội bộ ............................................................... 135 5.2. Cơ chế kiểm soát nội bộ ........................................................................................ 136 5.3. Các nội dung về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 137 6. Hệ thống các báo cáo của dự án và công khai hóa thông tin ........................................... 142 6.1. Báo cáo tài chính theo hệ thống kế toán Chủ đầu tư ............................................... 142 6.2. Các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan Chính phủ và NHTG ......................... 143 6.3. Công khai hóa thông tin ........................................................................................ 145 7. Kiểm toán và quyết toán dự án ....................................................................................... 146 7.1. Kiểm toán nội bộ ................................................................................................... 146 7.2. Kiểm toán độc lập ................................................................................................. 147 7.3. Quyết toán dự án ................................................................................................... 148 8. Hướng dẫn một số vấn đề chi tiêu cụ thể ........................................................................ 149 8.1. Các khoản chi tiêu không được NHTG tài trợ ........................................................ 149 8.2. Chi tiêu cho các hợp phần và tỷ lệ tài trợ ............................................................... 149 8.3. Phụ cấp cho BQLDA và cán bộ thực hiện dự án .................................................... 149 8.4. Quản lý một số khoản thu ...................................................................................... 150 8.5. Một số chính sách thuế có liên quan ...................................................................... 151 CHƯƠNG 10: GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................................... 163 1. Khung Giám sát và Đánh giá các hoạt động của dự án.............................................. 163 2. Hệ thống giám sát và đánh giá .................................................................................. 167 3. Đánh giá định kỳ dự án ............................................................................................ 167 CHƯƠNG 11: CÁC CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI .................. 168 4
  5. 1. Khung chính sách tái định cư ................................................................................... 168 2. Khung chính sách dân tộc thiểu số ........................................................................... 168 3. Khung quản lý môi trường và xã hội ........................................................................ 168 CHƯƠNG 12: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH VÀ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ................................. 170 1. Tăng cường công tác quản trị nhà nước của Chính phủ Việt Nam ............................. 170 2. Phòng chống tham nhũng, tăng cường minh bạch và quản trị nhà nước ở cấp độ Dự án ............................................................................................................................... 170 3. Các yêu cầu về nội dung của GTAF ......................................................................... 171 4. Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tăng cường tính minh bạch và quản trị nhà nước. ............................................................................................................................... 172 Phụ lục 1. Khung quy trình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ .................................. 178 Phụ lục 2. Các nguyên tắc chỉ đạo cho theo dõi, kiểm soát và giám sát............................... 192 5
  6. CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ALDB Ban phát triển sinh kế thay thế ALP Chương trình sinh kế thay thế AMT Công cụ theo dõi thống nhất APMB Ban quản lý các dự án nông nghiệp BMP Quy trình quản lý tốt hơn CPC Ủy ban nhân dân xã CPS Chiến lược đối tác quốc gia CSC Ban chỉ đạo dự án trung ương DARD Sở NN&PTNT DAH Cục Thú y DECAFIREP Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản DOF Tổng cục Thủy sản DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường DPL Cho vay vốn chính sách phát triển EIA Đánh giá tác động môi trường EMDP Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số EMPF Khung chính sách Dân tộc thiểu số EMF Khung quản lý môi trường ERR Tỷ lệ lợi nhuận kinh tế ESMF Khung quản lý xã hội và môi trường EU Liên minh Châu Âu FA Hiệp định tài trợ FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc FM Quản lý tài chính FMM Sổ tay quản lý tài chính FO Tổ chức ngư dân GAP Quy trình thực hành nuôi tốt GEF Quỹ môi trường toàn cầu GOV Chính phủ Việt Nam GS&ĐG Giám sát & đánh giá HĐND Hội đồng nhân dân IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế IC Trung tâm thông tin Bộ NN&PTNT ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICD Vụ hợp tác quốc tế IDA Hiệp hội phát triển quốc tế IFR Báo cáo tài chính quý IUU Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định, không báo cáo KBNN Kho bạc nhà nước M&E Giám sát và đánh giá MARD Bộ NN&PTNT MCS Theo dõi, kiểm soát và giám sát MIC Nước có thu nhập ở mức trung bình MKD Vùng ĐBSCL MOF Bộ Tài chính MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NCB Đấu thầu cạnh tranh trong nước NCC Vùng ven biển Bắc miền Trung NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương 6
  7. NHPV Ngân hàng phục vụ OIE Tổ chức thú y thế giới OM Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án PCU Ban quản lý dự án trung ương PDO Mục tiêu phát triển của dự án PMU Ban quản lý dự án PPC Ủy ban nhân dân tỉnh PPMU Ban quản lý dự án tỉnh PSC Ban chỉ đạo dự án tỉnh RIA Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản RPF Khung chính sách tái định cư SEA Đánh giá môi trường chiến lược SCC Khu vực ven biển Nam miền Trung SPF (Con giống) sạch mầm bệnh SIL Cơ chế cho vay theo ngành TDA Tiểu dự án TKCĐ Tài khoản chỉ định WB/NHTG Ngân hàng Thế giới 7
  8. CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (CRSD) 1. Mục tiêu phát triển của dự án và các chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện mục tiêu Hiệp hội phát triển quốc tế/Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp một khoản tín dụng bằng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) tương đương 100 triệu USD từ nguồn vốn vay đầu tư theo ngành (SIL) để tài trợ cho Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam. Mục tiêu tổng thể sẽ đạt được thông qua: (a) tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi; (b) thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và (c) thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Các chỉ số để đánh giá kết quả đầu ra của dự án bao gồm: - Chỉ số 1: Diện tích vùng NTTS áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP), có nguồn nước được xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia tăng lên. - Chỉ số 2: Giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra ở các vùng nuôi tôm có áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP). - Chỉ số 3: Các khu vực có áp dụng hệ thống quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ theo hướng bền vững tăng lên. 2. Các hợp phần của dự án Dự án gồm bốn (04) hợp phần: - Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững; - Hợp phần B: Các thực hành tốt cho nuôi trồng thủy sản bền vững; - Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ; - Hợp phần D: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững (kinh phí ước tính là 5,3 triệu USD do Hiệp hội phát triển quốc tế/Ngân hàng Thế giới (IDA/WB) tài trợ toàn bộ). Hợp phần này gồm có ba tiểu Hợp phần: Tiểu hợp phần A1 - Quy hoạch liên ngành khu vực ven bờ: Dự án sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và các tỉnh Dự án thực hiện quy hoạch liên ngành khu vực ven bờ1 và đánh giá môi trường chiến lược (SEA) tại các tỉnh Dự án. Tiểu Hợp phần A2 - Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam (Vnfishbase): Dự án sẽ hỗ trợ MARD và các tỉnh Dự án đánh giá và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu Vnfishbase thông qua việc: (a) xây dựng thêm các hệ thống dữ liệu (như thông tin về sản 1 Tất cả các hoạt động quy hoạch trong Hợp phần A sẽ được giới hạn trong khu vực ven bờ (trong vòng 6 hải lý từ đường bờ trở ra biển). 8
  9. xuất nuôi trồng thuỷ sản, nhật ký khai thác, tổng quan nghề cá các tỉnh dự án...) và kết nối với các cơ sở dữ liệu khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; (b) xây dựng một hệ thống chia sẻ và quản lý thông tin; (c) cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu; (d) phát triển nguồn nhân lực. Tiểu Hợp phần A3 - Thực hiện nghiên cứu chính sách đã lựa chọn: Dự án sẽ hỗ trợ MARD và các tỉnh Dự án thực hiện nghiên cứu một số chính sách lựa chọn nhằm góp phần vào việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020. Hợp phần B: Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững (kinh phí ước tính là 48,1 triệu USD, trong đó 39,9 triệu USD sẽ do IDA tài trợ, số còn lại sẽ do Chính phủ và người hưởng lợi đóng góp). Hợp phần này gồm có ba tiểu hợp phần: Tiểu hợp phần B1 - Tăng cường quản lý an toàn sinh học: Dự án sẽ giúp tăng cường công tác quản lý an toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản thông qua: (a) nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng công phục vụ sản xuất tại một số cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản được lựa chọn; (b) cung cấp đào tạo, tập huấn cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản về các biện pháp thực hành nuôi tốt (GAP), áp dụng hình thức sản xuất bền vững thông qua việc đa dạng hóa các loài nuôi trong đó bao gồm cả việc xây dựng các mô hình trình diễn GAP, mô hình sản xuất đa dạng hóa loài nuôi, và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện chứng nhận GAP, nâng cao năng lực và giám sát kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh học; (c) cung cấp trang, thiết bị, tập huấn và kinh phí hoạt động cho các Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh/huyện được lựa chọn và các Chi cục thú y/nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh dự án nhằm phục vụ cho phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh; và (d) . Tiểu hợp phần B2 – Tăng cường quản lý chất lượng con giống: Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động nhằm tăng cường quản lý chất lượng con giống như: (a) nâng cấp cơ sở hạ tầng công giúp đảm bảo an toàn sinh học cho các khu vực sản xuất giống được lựa chọn; (b) áp dụng và thực hiện chương trình chuẩn hoá hệ thống sản xuất giống bao gồm việc: đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công phục vụ sản xuất và quản lý chất lượng con giống, thực hiện các nghiên cứu về quy hoạch sản xuất giống, xây dựng các khu vực sản xuất giống an toàn sinh học và tập trung, là những khu vực được lựa chọn chỉ sử dụng đàn giống bố mẹ sạch mầm bệnh và đã được thuần hoá; và (c) thực hiện một chương trình nghiên cứu thuần hóa tôm giống bố mẹ, trong đó sẽ hỗ trợ các Viện nghiên cứu thuộc Bộ NN&PTNT tiến hành chương trình nghiên cứu về gia hoá và cải thiện chất lượng con giống. Tiểu hợp phần B3 – Cải thiện công tác quản lý môi trường: Dự án sẽ hỗ trợ nhằm tăng cường quản lý về môi trường qua các hoạt động như: (a) tăng cường năng lực cho Sở TN&MT các tỉnh dự án thông qua việc hỗ trợ trang, thiết bị kỹ thuật, tập huấn và kinh phí hoạt động để Sở có thể thực hiện các chương trình theo dõi chất lượng nước trên cơ sở quản lý rủi ro một cách thường xuyên; và (b) phổ biến các thông tin, dữ liệu và kết quả của các hoạt động theo dõi cho các cơ quan chức năng và người dân địa phương. Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thuỷ sản ven bờ (kinh phí ước tính là 52,2 triệu USD, trong đó 44,8 triệu USD do IDA tài trợ, phần còn lại sẽ do Chính phủ tài trợ). Hợp phần này gồm có hai tiểu hợp phần: 9
  10. Tiểu hợp phần C1 - Đồng quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ: Dự án sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương và các cộng đồng ngư dân tại các huyện và xã được lựa chọn trên địa bàn các tỉnh Dự án thực hiện đồng quản lý khai thác thuỷ sản ven bờ, trong đó gồm có: (a) hỗ trợ các cộng đồng ngư dân địa phương chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch đồng quản lý, bao gồm cả kế hoạch giúp bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sống; (b) hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng công cho một số cộng đồng người dân tộc thiểu số và/hoặc các cộng đồng ngư dân địa phương để cải thiện sinh kế; và (c) tăng cường năng lực thực thi theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS) hoạt động khai thác thủy sản của Bộ NN&PTNT và các tỉnh Dự án. Tiểu hợp phần C2 – Cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cảng cá, bến cá được lựa chọn: Dự án sẽ hỗ trợ cải tạo và/hoặc nâng cấp các cảng cá, bến cá và đào tạo/tập huấn, nâng cao năng lực và xây dựng các kế hoạch quản lý nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động các cảng cá/bến cá được cải tạo/nâng cấp. Hợp phần D: Quản lý, theo dõi và đánh giá Dự án (ước tính kinh phí 12,3 triệu USD, trong đó 10,0 triệu USD do IDA tài trợ, phần còn lại sẽ do Chính phủ tài trợ). Hợp phần gồm hai tiểu hợp phần: Tiểu hợp phần D1 - Quản lý dự án: Dự án sẽ có hỗ trợ cho Ban quản lý dự án trung ương (PCU), Ban quản lý dự án các tỉnh (PPMU) và các cơ quan thực hiện dự án khác để quản lý, thực hiện và giám sát dự án một cách hiệu quả. Tiểu hợp phần D2 – Theo dõi và Đánh giá dự án: Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng và thực hiện một hệ thống theo dõi và đánh giá dự án một cách hiệu quả. 3. Lịch trình thực hiện dự án Dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2017. Dự kiến lịch trình thực hiện dự án như sau: - Thời gian đàm phán Hiệp định: tháng 04/2012. - Thời gian ký kết Hiệp định: tháng 08/2012. - Thời gian Hiệp định dự án có hiệu lực: tháng 09/2012. - Đánh giá giữa kỳ: khoảng 30 tháng sau ngày dự án có hiệu lực. - Thời gian kết thúc dự án: tháng 12/2017. - Thời hạn kết thúc giải ngân Khoản vay: 4 tháng sau khi kết thúc dự án. 4. Địa điểm thực hiện dự án Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh gồm: Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long); Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định (nhóm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ); và Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá (nhóm các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ). 5. Nguồn tài chính cho Dự án Vốn đầu tư của dự án dự tính là khoảng 117,9 triệu USD được trình bày trong bảng dưới đây. 10
  11. Cơ cấu các nguồn vốn Tổng kinh IDA/WB Đối ứng Đối ứng Đối ứng Hợp phần phí dự án TƯ ĐP của người hưởng lợi Hợp phần A 5.272 5.272 - - Hợp phần B 48.129 39.921 115 1.883 6.210 Hợp phần C 52.232 44.786 7.446 - Hợp phần D 12.257 10.021 312 1.924 - Tổng cộng 117.890 100.000 427 11.253 6.210 Tỷ lệ tài trợ trên 100% 84,8% 0,4% 9,5% 5,3% tổng kinh phí dự án 11
  12. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 1. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án 1.1 Chủ quản và chủ đầu tư dự án/ tiểu dự án  Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản của toàn bộ dự án. Bộ NN&PTNT có trách nhiệm: (a) phê duyệt kế hoạch tổng thể cho toàn bộ dự án, thông báo kế hoạch/giao chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư hàng năm đối với nguồn vốn ODA cho toàn dự án, và bố trí vốn đối ứng hàng năm từ nguồn ngân sách Trung ương cấp phát cho những hoạt động của dự án do PCU thực hiện; (b) báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện dự án; và (c) phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước tiến hành các thủ tục cần thiết trong trường hợp cần điều chỉnh hoặc tái cơ cấu dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, kết quả giải ngân và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của IDA.  Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh thực hiện dự án là cơ quan chủ quản các tiểu dự án và hoạt động thực hiện trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm: (a) phê duyệt kế hoạch tổng thể và bố trí vốn hàng năm cấp phát cho những hoạt động của dự án do PPMU thực hiện; (b) báo cáo Chính phủ và Bộ NN&PTNT về kết quả thực hiện dự án; và (c) hỗ trợ BQLDA tỉnh trong việc thực hiện dự án, tăng cường giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của IDA.  Bộ NN&PTNT giao cho Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (APMB) làm chủ đầu tư dự án đối với các hoạt động được thực hiện ở cấp trung ương. APMB chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án trung ương (PCU), ban hành quy chế tổ chức và hoạt động và kiểm tra, giám sát hoạt động của PCU, đảm bảo Dự án thực hiện đúng tiến độ.  UBND các tỉnh tham gia dự án giao cho Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư các hợp phần dự án do tỉnh thực hiện. Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU), ban hành quy chế tổ chức và hoạt động và kiểm tra, giám sát hoạt động của PPMU, đảm bảo Dự án thực hiện đúng tiến độ. 1.2. Các Ban Quản lý thực hiện Dự án Cấp trung ương: Ban quản lý dự án trung ương (PCU) Cấp tỉnh: Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) 1.2.1. Ban quản lý dự án trung ương (PCU) Do Ban Quản lý các dự án nông nghiệp ra quyết định thành lập. Giám đốc PCU do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các dự án nông nghiệp. Nhân sự Ban quản lý dự án trung ương (PCU): gồm các vị trí chủ chốt như Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán dự án, cán bộ mua sắm, kế hoạch, giám sát đánh giá, kỹ thuật và cán bộ chính sách an toàn xã hội và môi trường là những cán bộ được bổ nhiệm, điều 12
  13. động, biệt phái từ các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý các Dự án nông nghiệp và từ Tổng cục Thủy sản (đối với cán bộ kỹ thuật), và làm việc toàn thời gian (ngoại trừ vị trí Giám đốc) (Chi tiết xem bảng 1). Ngoài ra sẽ bổ sung cán bộ hợp đồng mới (cán bộ, nhân viên hỗ trợ), làm việc toàn thời gian theo đề nghị của Giám đốc PCU. Lương và phụ cấp lương của các cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án trung ương thực hiện theo quy định của Nhà nước và được cấp từ kinh phí quản lý dự án của PCU2 được chi trả toàn bộ bằng nguồn vốn đối ứng trong nước. Bảng 1: Dự kiến nhân sự chủ chốt của PCU (là cán bộ được bổ nhiệm, điều động, biệt phái) STT Vị trí Hợp Số Tổng tháng làm việc/năm thực phần lượng hiện Dự án 1 2 3 4 5 T.số 1 Giám đốc PCU D 1 12 12 12 12 12 60 2 Phó giám đốc và/hoặc Điều D phối viên 2 24 24 24 24 24 120 3 Kế toán D 3 36 36 36 36 36 180 4 Cán bộ Giám sát & Đánh giá D 1 12 12 12 12 12 60 5 Cán bộ Kế hoạch D 1 12 12 12 12 12 60 6 Cán bộ mua sắm D 2 24 24 24 24 24 120 7 Cán bộ chính sách an toàn D 1 12 12 12 12 12 60 8 Cán bộ kỹ thuật các hợp phần D 3 36 36 36 36 36 180 Chức năng của Ban quản lý dự án trung ương: là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện dự án ở cấp trung ương và có trách nhiệm chung trong việc điều phối, giám sát, thực hiện toàn bộ các hoạt động dự án ở cấp trung ương cũng như giữa các tỉnh, trong đó bao gồm các hoạt động mua sắm và quản lý tài chính, giám sát dự án cũng như theo dõi và đánh giá các kết quả hoạt động của dự án. PCU sẽ có những trách nhiệm cụ thể như : (i) hướng dẫn và hỗ trợ các tỉnh trong việc thực hiện và quản lý dự án, bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hoạt động, kế hoạch mua sắm, kế hoạch giải ngân hàng năm, hoạt động giám sát đánh giá, chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch quản lý về môi trường, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, kế hoạch đền bù tái định cư...; (ii) hình thành và duy trì một hệ thống kế toán dự án hoạt động hiệu quả, phù hợp với các quy định trong nước và của nhà tài trợ; (iii) thực hiện các gói thầu mua sắm theo hình thức Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB), các gói tuyển chọn tư vấn quốc tế, cũng như các gói thầu khác trong đó mua sắm tập trung sẽ hiệu quả hơn so với mua sắm riêng lẻ ở từng địa phương; 2 Cán bộ nhà nước (cán bộ công chức, viên chức), cán bộ/nhân viên hợp đồng làm việc cho PCU không bao gồm các chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện và quản lý dự án ở tất cả các hợp phần được lựa chọn và thuê tuyển theo Hướng dẫn tuyển chọn tư vấn của WB. 13
  14. (iv) tổ chức giám sát, báo cáo Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Bộ NN&PTNT và IDA về việc tuân thủ các chính sách an toàn, chất lượng trong công tác tổ chức thực hiện và các tác động của dự án; và (v) chuẩn bị các đề xuất trình Chính phủ và IDA trong trường hợp cần điều chỉnh hoặc tái cơ cấu dự án. 1.2.2 Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) và bổ nhiệm Giám đốc PPMU. Nhân sự Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU): gồm các vị trí chủ chốt như Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán dự án, cán bộ mua sắm, kế hoạch, giám sát đánh giá, kỹ thuật và cán bộ chính sách an toàn xã hội và môi trường là những cán bộ được bổ nhiệm, điều động, biệt phái từ các đơn vị, phòng, ban chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT, và làm việc toàn thời gian (ngoại trừ vị trí Giám đốc PPMU) (Chi tiết xem bảng 2). Ngoài ra sẽ bổ sung cán bộ hợp đồng mới (cán bộ, nhân viên hỗ trợ), làm việc toàn thời gian theo đề nghị của Giám đốc PPMU. Lương và phụ cấp lương của các cán bộ Ban Quản lý dự án tỉnh thực hiện theo quy định của Nhà nước và được cấp từ nguồn quản lý dự án của PPMU3. Bảng 2: Dự kiến nhân sự chủ chốt của PPMU (là cán bộ được bổ nhiệm, điều động, biệt phái) STT Vị trí Hợp Số Tổng tháng làm việc/năm thực phần lượng hiện Dự án 1 2 3 4 5 T.số 1 Giám đốc PCU D 1 12 12 12 12 12 60 2 Phó giám đốc D 1 12 12 12 12 12 60 3 Kế toán D 2 24 24 24 24 24 120 4 Cán bộ Giám sát & Đánh giá D 1 12 12 12 12 12 60 5 Cán bộ Kế hoạch D 1 12 12 12 12 12 60 6 Cán bộ mua sắm D 1 12 12 12 12 12 60 7 Cán bộ chính sách an toàn D 1 12 12 12 12 12 60 8 Cán bộ kỹ thuật hợp phần B và C D 2 24 24 24 24 24 120 Chức năng của Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU): là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện dự án ở cấp tỉnh. PPMU có trách nhiệm toàn diện đối với mọi hoạt động dự án thực hiện ở cấp tỉnh, trong đó bao gồm cả việc tổ chức đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính, quản lý dự án và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án. PPMU sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn của Ban chỉ đạo dự án tỉnh, Sở NN&PTNT và PCU. PPMU có các trách nhiệm cụ thể bao gồm: 3 Cán bộ nhà nước (cán bộ công chức, viên chức), cán bộ/nhân viên hợp đồng làm việc cho PPMU không bao gồm các chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện và quản lý dự án ở tất cả các hợp phần được lựa chọn và thuê tuyển theo Hướng dẫn tuyển chọn tư vấn của WB. 14
  15. (i) chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch hàng năm bao gồm kế hoạch hoạt động, tài chính, mua sắm, giải ngân và chuẩn bị các báo cáo khác theo yêu cầu của Chính phủ và nhà tài trợ; (ii) tổ chức đấu thầu mua sắm các gói thầu phân cấp cho địa phương và chuẩn bị các báo cáo xét thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (iii) duy trì hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả, phù hợp theo các quy định trong nước và của nhà tài trợ; (iv) giám sát việc tuân thủ các chính sách an toàn và chất lượng thực hiện dự án ở cấp tỉnh; và (v) phối hợp với các huyện và xã tham gia dự án triển khai các hoạt động nằm trong kế hoạch. 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Cấp Trung ương 2.1.1 Ban Chỉ đạo dự án trung ương (CSC) Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thành lập một Ban chỉ đạo dự án trung ương (CSC) do Lãnh đạo Bộ đứng đầu, nhằm đưa ra định hướng hoạt động cho các cơ quan thực hiện dự án. Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản là Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo dự án trung ương. Cán bộ Tổng cục Thủy sản sẽ giữ vai trò thư ký thường thực giúp việc cho Ban chỉ đạo dự án trung ương. Ban chỉ đạo dự án trung ương còn có các thành viên là đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Vụ, Cục chuyên môn của Bộ NN&PTNT gồm Vụ Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Cục Quản lý xây dựng công trình, Ban quản lý các dự án nông nghiệp... CSC sẽ họp ít nhất hai lần một năm để hỗ trợ các cơ quan thực hiện dự án khi có vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai dự án. 2.1.2 Các cơ quan phối hợp, tham mưu và hỗ trợ kỹ thuật Các cơ quan sau sẽ tham gia hỗ trợ PCU để thực hiện các vấn đề kỹ thuật. Tổng cục Thủy sản (DOF) thuộc Bộ NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý ngành thủy sản. DOF sẽ cung cấp các chỉ dẫn về mặt chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án để đảm bảo các hoạt động của dự án là phù hợp và bổ sung cho các chương trình của Ngành và của Chính phủ. Tổng cục Thủy sản có thể xem xét cử các cán bộ của Tổng cục sang làm việc chuyên trách tại PCU để hỗ trợ về kỹ thuật cho các hợp phần của Dự án. Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT sẽ giúp phối hợp giữa các Bộ, ngành và với nhà tài trợ, cũng như báo cáo Lãnh đạo Bộ trong việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan tới Dự án, ví dụ như khi cần điều chỉnh dự án. Vụ Kế hoạch Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối trình Bộ phê duyệt (hoặc điều chỉnh) kế hoạch tổng thể cho toàn bộ dự án và phân bổ vốn đầu tư hàng năm nguồn vốn ODA toàn dự án và vốn đối ứng trung ương theo các quy định hiện hành. 15
  16. Vụ Nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, và các cơ quan chuyên môn khác của Bộ NN&PTNT, bao gồm cả các viện nghiên cứu, sẽ tham gia dự án theo đề nghị của PCU nhằm cung cấp các hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phối hợp thực hiện các chương trình nghiên cứu liên quan tới hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và nâng cao năng lực thể chế. Các Cục, Vụ chuyên môn khác của của Bộ NN&PTNT (Vụ Tài chính, Cục Quản lý xây dựng công trình...) sẽ tham gia giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng thực hiện của dự án, và phối hợp, hỗ trợ PCU trong việc thực hiện dự án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và sự phân công của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT. Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tham gia dự án theo đề nghị của PCU nhằm hỗ trợ thực hiện các hoạt động liên quan tới công tác quy hoạch không gian tổng hợp và đánh giá môi trường chiến lược. Ngoài ra PCU sẽ thuê tuyển một nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để trợ giúp PCU thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động tại tất cả các Hợp phần của Dự án. Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho PCU gồm các vị trí chủ chốt sau: Bảng 3: Dự kiến các vị trí chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật chính cho PCU STT Vị trí N/I Số Tổng tháng làm việc/năm thực lượng hiện Dự án 1 2 3 4 5 T.số Hợp phần A 1 Tư vấn quốc tế về quản lý và quy hoạch không gian ven bờ I 1 3 - - - - 3 2 Tư vấn trong nước về quản lý và quy hoạch không gian ven bờ N 1 5 6 4 - - 15 Hợp phần B 1 Tư vấn quốc tế về an toàn sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản I 1 2 2 - - - 4 2 Tư vấn trong nước về an toàn sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản N 1 3 2 - - - 5 3 Tư vấn quốc tế về đánh giá phòng thí nghiệm I 1 3 - - - - 3 4 Tư vấn trong nước về quản lý thú y thuỷ sản N 1 6 12 12 12 12 54 Hợp phần C 1 Tư vấn trong nước về theo dõi, kiểm N 1 6 12 12 12 12 54 16
  17. soát và giám sát (MCS) Hợp phần D (Gói tư vấn kỹ thuật hỗ trợ thực hiện dự án) 1 Trưởng nhóm tư vấn (CTA) I 1 6 10 10 10 9 45 2 Tư vấn trong nước về nuôi trồng thuỷ sản N 1 6 12 12 12 12 54 3 Tư vấn trong nước về khai thác thuỷ sản N 1 6 12 12 12 12 54 4 Tư vấn trong nước về mua sắm N 1 6 12 12 12 6 48 5 Tư vấn trong nước về Giám sát & Đánh giá N 1 6 12 12 12 6 48 6 Tư vấn trong nước về xây dựng N 2 6 8 8 8 3 33 7 Phiên dịch N 1 6 12 12 12 12 54 (N: chuyên gia trong nước; I: chuyên gia quốc tế). 2.2 Cấp tỉnh: 2.2.1 Ban chỉ đạo dự án tỉnh (PSC): Để định hướng hoạt động cho các Ban Quản lý dự án tỉnh, UBND tỉnh sẽ thành lập Ban chỉ đạo dự án cấp tỉnh (PSC) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. PSC sẽ họp ít nhất hai lần một năm để hỗ trợ Ban Quản lý dự án tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc chính trong quá trình triển khai dự án. 2.2.2 Các cơ quan phối hợp, tham mưu và hỗ trợ kỹ thuật: Các cơ quan sau sẽ tham gia hỗ trợ PPMU để thực hiện các vấn đề kỹ thuật. Chi cục Quản lý về nuôi trồng thủy sản địa phương, Chi cục Thú y, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Sở NN&PTNT các tỉnh sẽ tham gia dự án theo đề nghị của PPMU nhằm cung cấp hỗ trợ trong việc thực hiện các nội dung kỹ thuật của dự án. Sở TN&MT sẽ tham gia dự án theo đề nghị của PPMU nhằm hỗ trợ trong việc thực hiện các hoạt động liên quan tới lập kế hoạch quản lý, theo dõi, giám sát về môi trường. Các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2 và 3 (RIA) sẽ tham gia dự án, dưới sự quản lý của PCU, nhằm phối hợp thực hiện một chương trình nghiên cứu về gia hóa và cải thiện chất lượng con giống tôm và cá. Chính quyền địa phương các huyện và xã (UBND huyện/xã) nằm trong vùng dự án sẽ tham gia dự án theo đề nghị của PPMU nhằm hỗ trợ trong việc thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án tại địa phương. Các Hiệp hội, tổ chức của nông dân/ngư dân (FO) sẽ được thành lập trên cơ sở tự nguyện với sự hỗ trợ từ dự án để thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp thực hành tốt trong 17
  18. nuôi trồng thủy sản (GAP) thuộc hợp phần B và tham gia vào các mô hình đồng quản lý nghề cá ở hợp phần C của Dự án. Các tổ chức đồng quản lý bao gồm các thành viên từ các cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương (UBND xã) sẽ hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch đồng quản lý nghề cá có sự tham gia của các bên liên quan tại các khu vực ven bờ được giao quyền quản lý. Ngoài ra PPMU sẽ thuê tuyển một số chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để giúp PPMU thực hiện một số hoạt động kỹ thuật trong các Hợp phần B, C và D của Dự án. Bảng 4: Dự kiến các vị trí chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho PPMU STT Vị trí N/I Hợp Số Tổng tháng làm việc/năm thực phần lượng hiện Dự án 1 2 3 4 5 T.số Hợp phần B 1 Tư vấn trong nước về giám sát kỹ thuật áp dụng quy trình sản xuất GAP. N B 2 - 24 24 24 24 96 2 Tư vấn trong nước về quản lý thú y thủy sản. N B 1 6 12 12 12 12 54 Hợp phần C 1 Tư vấn trong nước xây dựng quy chế và thoả thuận đồng quản lý. N C 1 6 12 12 12 12 54 2 Tư vấn trong nước thực hiện kế hoạch đồng quản lý tại các khu vực có đa dạng sinh học cao. N C 1 - 8 8 8 8 32 3 Tư vấn trong nước về theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS). N C 1 6 12 12 12 12 54 Hợp phần D (Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dự án) 1 Tư vấn trong nước về nuôi trồng thuỷ sản N D 1,5 9 18 18 18 18 81 2 Tư vấn trong nước về khai thác thuỷ sản N D 1,5 9 18 18 18 18 81 (N: chuyên gia trong nước; I: chuyên gia quốc tế). 18
  19. Sơ đồ tổ chức thực hiện Dự án CRSD: Trung ương Bộ chủ quản (Bộ NN & PTNT) Ban chỉ đạo dự án trung ương Hỗ trợ điều phối (ICD) Các đơn vị phối hợp (DOF, DOA, DAH, DECAFIREP, VASI, RIAs) Chủ Dự án (APMB) CƠ QUAN THỰC HIỆN CHÍNH Cấp tỉnh (PCU) Cơ quan chủ quản cấp tỉnh: (PPC) Ban chỉ đạo dự án cấp tỉnh (PSC) Chủ Dự án (DARD) Các đơn vị phối hợp CƠ QUAN THỰC HIỆN (DONRE, Sub-DOA, CHÍNH Sub-DAH, Sub- (PPMU) DECAFIREP...) Địa phương Hỗ trợ của chính quyền (CQ huyện & xã ) Các đối tượng hưởng lợi (Tổ chức nông dân Tổ chức ngư dân) MARD: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PPC: Uỷ ban Nhân dân tỉnh ICD: Vụ Hợp tác quốc tế PSC: Ban chỉ đạo dự án cấp tỉnh DOF: Tổng cục thuỷ sản DARD: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DOA: Vụ Nuôi trồng thuỷ sản PPMU: Ban Quản lý dự án tỉnh DAH: Cục Thú y DONRE: Sở Tài nguyên và Môi trường DECAFIREP: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Sub-DOA: Cơ quan quản lý về Nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh VASI: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Sub-DAH: Chi cục Thú y RIAs: Các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản DECAFIREP: Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản APMB: Ban Quản lý các dự án nông nghiệp PCU: Ban quản lý dự án trung ương 19
  20. CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH 1. Căn cứ xây dựng kế hoạch - Hiệp định dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) ký giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế, Ngân hàng Thế giới; - Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án CRSD được phê duyệt tại Quyết định số 698/QĐ-BNN-HTQT ngày 30/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; - Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; - Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức và Thông tư số 40/2011/TT- BTC ngày 22/3/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); - Bảng chi phí dự án; - Các định mức chi tiêu của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành có liên quan; - Năng lực và nhu cầu thực tế của đơn vị thực hiện dự án, nhu cầu của các đơn vị hưởng lợi có liên quan. 2. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch 1) Dự án CRSD thực hiện trên cơ sở Hiệp định tài chính giữa Nhà nước CHXHCN Việt Nam và WB. Công tác lập kế hoạch của dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ áp dụng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các quy định của IDA/WB về chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án. Khi thực hiện dự án, các Ban QLDA phải chuẩn bị các kế hoạch sau:  Kế hoạch thực hiện tổng thể (Mục II, Phần V, Thông tư 04/2007/TT-BKH);  Kế hoạch tài chính năm để bố trí vốn đối ứng (Mục IV, Phần I, Thông tư 108/2007/TT-BKH).  Kế hoạch thực hiện/giải ngân hàng năm (Mục II, Phần V, Thông tư 04/2007/TT-BKH); 2) Cơ chế tài chính và tính chất sử dụng vốn của Dự án: Cơ chế tài chính của dự án được thực hiện như sau: (a) Đối với vốn vay của WB: Cấp phát cho Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với những hoạt động của Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Cấp phát hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh đối với các hoạt động 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1