intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

349
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điểm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Quê gốc An Cựu, Thuỷ An, thành phố Huế - Gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Cha ông là Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), nhà phê bình văn học theo quan điểm Mac xit nổi tiếng giai đoạn 1930 – 1945. Năm 1955 ông được đưa ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội 1964, Nguyễn Khoa Điềm trở về miền Nam tham gia chiến đấu, hoạt động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

  1. Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ĐẤT NƯỚC (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điểm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Quê gốc An Cựu, Thuỷ An, thành phố Huế - Gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Cha ông là Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), nhà phê bình văn học theo quan điểm Mac xit nổi tiếng giai đoạn 1930 – 1945. Năm 1955 ông được đưa ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội 1964, Nguyễn Khoa Điềm trở về miền Nam tham gia chiến đấu, hoạt động bí mật trong thành phố Huế, từng bị địch bắt giam. Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, ông được giải thoát, tiếp tục lên hoạt động ở chiến khu Trị
  2. Thiên. - Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ từ thời kì này và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư người trí thức, tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Sau năm 1975, tiếp tục hoạt động ở thành phố Huể, là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng Bộ văn hoá – thông tin, Trưởng ban tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. * Tác phẩm chính: các tập thơ Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (Trường ca - 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Cõi lặng (2007). Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2000. 2. Đoạn trích Đất nước * Đoạn trích Đất nước từ trường ca Mặt đường khát vọng. Bản trường ca nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh, nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Trường ca này hoàn thành năm 1971 và in lần đầu ở miền Bắc (1974). Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường ca về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. * Bố cục: Đoạn trích chia làm 2 phần: - Phần 1 từ đầu đến: “làm nên Đất nước muôn đời”, ý của phần này: Đất nước của nhân dân được cảm nhận bằng văn hoá, ca dao thần thoại và tình yêu con người. Xen vào phần một còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa cá thể và cộng đồng, thành viên với đất nước của mình
  3. - Phần hai còn lại: Đất Nước của Nhân dân đã qui tụ cách nhìn và sự phát hiện về địa lí, lịch sử, văn hoá. Xen vào đó là đoạn chính luận làm nổi bật vai trò của nhân dân quyểt định vận mệnh Tổ quốc. * Đoạn trích thể hiện tư tưởng lớn: Đất nước này là Đất nước của Nhân dân. Từ đó thức tỉnh tuổi trẻ miền Nam hoà hợp vào cuộc đấu tranh hướng về nhân dân đất nước II. Đọc hiểu văn bản 1. Đất nước của nhân dân được cảm nhận ở những góc độ. Từ đó nhà thơ thức tỉnh tuổi trẻ hướng về nhân dân đất nước. - Tác giả nhìn nhận đất nước trên phương diện của ca dao thần thoại. Qua đoạn thơ: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc …. Đất Nước có từ ngày đó Đất Nước có từ rất xa. Đất Nước có từ trong những chuyện đời xưa, từ phong tục ăn trầu đến truyền thống “biết trồng tre mà đánh giặc”. Những hình ảnh này gợi cho ta liên tưởng tới Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng gần gũi hơn cả là cuộc sống đời thường của mỗi con người. Thành ngữ dân gian “gừng cay muối mặn” có từ buổi cha mẹ thương nhau, đến chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột, “Hạt gạo phải một nắng hai sương” và cuộc sống bề bộn hằng ngày… Đất Nước hiện lên thật thiêng liêng và gần gũi, dễ cảm hoá và đi vào lòng mỗi người. Đất Nước còn có nguồn gốc vừa thiêng liêng, vừa tôn kính:
  4. Đất là nơi chim về Nước là nơi Rồng về Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Ta nhận ra nguồn gốc. Ở đâu trên Đất Nước này ta phải nhớ mình đều chung một nguồn gốc và tự hào về truyền thống con Rồng, cháu Tiên. - Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ đời sống lam lũ, lo toan hằng ngày mà còn bắt nguồn từ đời sống tình cảm: “Cha mẹ thương nhau” Và “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Tình yêu lứa đôi cũng làm nên gương mặt tinh thần cảu Đất Nước. Hình ảnh chiếc khăn làm ta nhớ tới câu ca dao còn đẫm nước mắt của những người yêu nhau từ thuở xa xưa. - Tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mới mẻ. Đất Nước là sự thống nhất, hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá, phong tục, truyền thống, cả ca dao, thần thoại, có những chuyện thuộc về đời thường hàng ngày, cũng có những cái thuộc về sự vĩnh hằng. Trong đời sống mỗi con người có cả cộng đồng. Vì thế giọng thơ chuyển từ trữ tình sang chính luận. - Tìm đến ca dao, thần thoại là tìm đến đời sống giân dan từ xa xưa. Đời sống tinh thần cảu dân tộc xưa vừa thơ mộng, vừa trữ tình. Nó mộc mạc tự nhiên, thuần phác, dễ đi vào lòng người hôm nay để tuổi trẻ dễ nhận ra cái hồn, cái cốt, tư tưởng Đất
  5. Nước này là đất nước của Nhân dân. - Giang Nam với bài Quê hương, Tố Hữu với Việt Bắc; Vũ Cao với Núi đôi; Dương Hương Lí với Đất quê ta mênh mông, Hoàng Cầm với Bên kia sông Đuống; Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam…. Và rất nhiều những nhà thơ khác đều viết về Đất Nước. Mỗi người một vẻ không ai giống ai. Giang Nam, Vũ Cao cảm nhận về đất nước gắn liền với hi sinh, mất mát. Tố Hữu viết về đất nước với khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến và nghĩa tình son sắt, đạo lí cách mạng. Dương Hương Lí viết về đất nước gắn liền với chiến công của các bà mẹ đào hầm trong tầm đại bác. Lê Anh Xuân viết về đất nước gắn với hi sinh của chiến sĩ vô danh đã ngã xuống trên đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất. Hoàng Cầm xót xa trước cảnh quê hương bị giày xéo để rồi có khát vọng vùng lên. Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có thể đặt trong cùng bình diện. Cả hai đều là những xúc cảm về đất nước trong tiến trình lịch sử. Đất Nước của Nguyễn Đình Thi gắn liền với đất nước trong đau thương và quật khởi vùng lên “Sức sống kì diệu đã biến một nước Việt Nam hiền hoà thành một nước Việt Nam bất khuất”. Mạch cảm xúc ấy thật giá trị. Nhưng vẫn không có gì mới mẻ. Phản ánh về đất nước, các nhà thơ đều chung một mạch cảm xúc. Đó là xót xa, uất ức, nghẹn ngào và anh dũng đứng lên. Đến Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự tìm được hướng khác trong cảm nhận. Nhà thơ khai thác đề tài dân gian, địa lí và lịch sử để làm cho mọi người thấy đấy, rõ ràng mà cũng thật bất ngờ. Cái mới, nét đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ đó. - Hai dòng thơ: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Hai câu thơ làm nên chất chính luận. Nó mang tính triết lí thật sâu sắc. Đó là mối quan hệ giữa cá thể với cộng đồng giữa mỗi người với Đất Nước của mình. Điều ấy có nghĩa em, thế hệ trẻ không thể tách rời khỏi Đất Nước.
  6. Những câu thơ thực sự rung động: Em ơi en Đất Nước là máu xương của mình … Làm nên Đất Nước muôn đời Tiếng gọi thiểt tha “Em ơi em!”, kết hợp với sự khẳng định “Đất Nước là máu xương của mình” và hàng loạt những từ phải biết, gắn bó, san sẻ, hoá thân, làm nên… Tất cả như lời giục giã, cởi mở chân thành. Tư tưởng Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân còn được thể hiện ở phần 2 của bài thơ. 2. Đất Nước của Nhân dân đã qui tụ cái nhìn, đưa đến những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về địa lí, lịch sử. - Tư tưởng “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân” đã qui tụ mọi cách nhìn nhận mới mẻ. Tác giả đã nhìn nhận về Đất Nước trên các bình diện về địa lí, lịch sử, văn hoá. - Nhìn nhận về địa lí, lịch sử văn hoá không phải là cái nhìn mang tính đặc trưng của từng ngành khoa học này. Nói về địa lí không phải bằng chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, cũng không bằng sự kiện lịch sử mà bằng cách nói cảm xúc: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái … Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Những địa danh dòng sông (Cửu Long – chín rồng) đến tên núi “Vọng Phu”, những tên đất gắn liền với tên người (ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm) đến gò, đầm, đồi, bãi, những danh lam thắng cảnh (Hạ Long) đã gắn liền với dân tộc, gắn liền với cuộc sống con người. Từ đó lời thơ như thăng hoa, đúc kết thành triểt lí sâu sắc:
  7. Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà chính luận là ở đó. Cái bình diện địa lí, lịch sử được nhìn nhận bằng tâm hồn dạt dào cảm xúc, góp phần làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ, làm nên nét riêng độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết về Đất Nước. - Tác giả cất tiếng gọi: “Em ơi em” Sau tiếng gọi là sự giãi bày: Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi … Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Vai trò của nhân dân toả sáng trong 6 câu thơ đấy triết lí. Nhân dân ta đã chiếm lính vũ đài lịch sử. Bất giác ta nhớ tới hình ảnh ở thời đại ta. Đó là đội trưởng cẳm cờ trên nóc hầm Đờ Cát là một chàng trai tình lúa Thái Bình. Những chiến sĩ ngồi trên xác pháo xe tăng cũng đều là người nông dân mặc áo lính. Thơ là tấm lòng nhưng trước hểt thơ phải là cuộc sống. Những người chiến sĩ ấy không thể đắn đo giữa sống và chết. Họ thật giản dị, bình tâm. Tên tuổi họ đã làm nên Đất Nước. - Nguyễn Khoa Điềm không dùng những từ, những luận điểm, luận cứ có tính chính luận mà bằng ngôn ngữ của đời thường. Tác giả cũng không hô to gọi giật của lời thơ tuyên truyền cổ động mà thơ vẫn đi vào lòng người đọc. - Nhà thơ nhằm mục đích thức tỉnh, lay động về nhận thức của tuổi trẻ miền Nam, cả nước nói chung, của tuổi trẻ các thành phố, đô thị trong vùng tạm chiếm nói riêng.
  8. Bốn câu thơ kết đoạn: Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát thi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. Đất Nước gắn liền với dòng sông. Đất Nước gắn với những con người theo dòng chèo đò, kéo thuyền vượt thác. Họ phải trải qua những gian nan vất vả. Họ phải chèo, kéo và vượt qua tất cả thác ghềnh để gieo trồng và giữ gìn sự sống. Lạ thay, họ cất lên tiểng hát. Tiếng hát để động viên nhau. Tiếng hát thể hiện lòng yêu đời, thiết tha với đời. Tiếng hát là tinh thần lạc quan. Người dân của Đất Nước mình đấy, dân tộc ta đấy. Tuổi trẻ ơi! Hãy nối bước cha ông. - Nguyễn Đình Thi dựng gương mặt đất nước theo quá trình “Từ những năm đau thương chiến đấu” để làm nên “Nét mặt quê hương”. Nhà thơ nhấn mạnh “Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu/ Đã bật lên những tiếng căm hờn. Những câu thơ tưởng như như hồn khí lực để bật lên thành sự công phá”. “Một đất nước nung nấu đau thương, tích tụ căm hờn để cuối cùng quật khởi vùng lên”. Nhà thơ đã phản ánh hình tượng đất nước theo một quá trình chuyển hoá. Đất nước hiện qua mùa thu hiền hoà với hương thu gợi nhớ để rồi sừng sững với bức chân dung dữ dội hoành tráng: “Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Hai hình tượng để cảm xúc thơ Nguyễn Đình Thi vận động xung quanh Đất và Trời. Hai hình tượng ấy thể hiện ở hai giai đoạn. Nó gắn vào nhau. + Đây là đất nước trong đau thương:
  9. Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều + Đất nước trong sự thay đổi, giành lại cuộc đời: Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới + Đất nước trong thế vùng lên: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ - Trong khi đó Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước không nói về đau thương, đổi đời, chuyển hoá vùng lên mà nhấn mạnh “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”. Cách khai thác cũng mới mẻ. Nhà thơ tìm đến cội nguồn Đất Nước bằng những chi tiết chân thực, giản dị ai cũng biết, cũng nhận ra. Sự hình thành đất nước qua ca dao, tục ngữ, những huyền thoại đẫm màu sắc dân gian. Sản phẩm tinh thần do nhân dân là người sáng tạo. Họ làm ra Đất Nước cùng với nền văn hoà phi vật thể. Hai tiếng dân gian nghĩa là trong dân, do dân, ở dân. Người dân đã làm ra Đất Nước. Những bình diện về địa lí, lịch sử đưa vào thơ không phải bằng những đặc trưng của các ngành khoa học ấy mà bằng cái nhìn dạt dào cảm xúc, đẫm chất trữ tình. Dòng sông Đất Nước được nhìn dưới góc độ tưởng tượng: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Ở đâu có trái núi mang hình một thiểu phụ bồng con, người ta gọi đó là núi vọng phu ở Lạng Sơn, Bình Định… Tất cả được giải bày bằng cảm xúc: “Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”. Hai hình tượng để cho cảm xúc thơ của Nguyễn Khoa Điềm vận động xung quanh là Đất và Nước. Hai yếu tố tự nhiên nuôi sống con người và con người cũng vật lộn với nó để xây lên Đất Nước.
  10. - So sánh giữa hai bài thơ để thấy những nét riêng biệt khi viết cùng một đề tài, càng thấy sự phong phú của thơ ca hiện đại. - Tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học dân gian, văn hoá dân gian một cách nhuần nhị trong câu thơ hiện đại có tác dụng vừa tác động vào trí tuệ, tình cảm tạo ra ý thức thẩm mĩ cho người đọc (Những câu thơ có liên quan đến tục ngữ, ca dao, truyện cổ dân gian…) - Tác giả kết hợp giữa cảm xúc và triểt lí, trữ tình và chính luận trong thơ để tạo ra cách cảm nhận vừa mới mẻ, vừa sâu sắc. - Câu thơ giàu hình ảnh. Hình ảnh nào cũng gắn với cuộc sống của nhân dân, nhất là văn hoá, văn học dân gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2