Stress ở sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan
lượt xem 3
download
Bài viết Stress ở sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan tập trung nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định mức độ stress của sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023 và xác định các yếu tố liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Stress ở sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan
- Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH STRESS AT FIRST YEAR UNIVERSITY STUDENTS IN HO CHI MINH CITY AND ASSOCIATED FACTORS Nguyen Huynh Thai Duong1*, Pham Van Sy2, Phan Thi Hoai Yen1,3, Nguyen Hoang Anh Vu1, Phan Thi Thanh Huong4 Thu Duc City Hospital - 29 Phu Chau, Tam Phu, Thu Duc city, Ho Chi Minh City, Vietnam 1 2 Ho Chi Minh City University of Technology - 475A Dien Bien Phu, Ward 25, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam 3 Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy - 217 Hong Bang, Ward 11, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam 4 Sai Gon University - 273 An Duong Vuong, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam Received: 18/07/2023 Revised: 10/08/2023; Accepted: 28/09/2023 ABSTRACT Objective: This study was conducted to determine the stress level of first-year university students in Ho Chi Minh City in 2022 - 2023 and identify related factors. Methodology: Cross-sectional study was held from February to April 2023 in freshmen, Ho Chi Minh City. Students complete a self-completed questionnaire. The SSI scale has high reliability and validity and is used to assess students' academic stress. Results: Studying stress levels conducted on 249 first-year university students in Ho Chi Minh City, we recorded 51.0% low stress, 47.4% moderate stress 1.6% stress at a high level. Among them, the rate of high levels of academic stress accounts for the highest rate at 8.8%. There is a statistically significant difference in the level of "body stress", "stress on living environment" and general stress in female students compared to male students (the average in two groups is 2.12 and 1, respectively). .98; p = 0.002). Students over 19 years old have a higher level of "Living Environmental Stress" than the 19 years old group (p = 0.040). Keywords: Student stress, first-year students, Ho Chi Minh City. *Corressponding author Email address: thaiduong.yds@gmail.com Phone number: (+84) 779989599 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 146
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 STRESS Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Nguyễn Huỳnh Thái Dương1*, Phạm Văn Sỹ2, Phan Thị Hoài Yến1,3, Nguyễn Hoàng Anh Vũ1, Phan Thị Thanh Hương4 1 Bệnh viện thành phố Thủ Đức - 29 Phú Châu, Tam Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Trường Đại học Sài Gòn - 273 An Đường Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày nhận bài: 18/07/2023 Chỉnh sửa ngày: 10/08/2023; Ngày duyệt đăng: 28/09/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định mức độ stress của sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023 và xác định các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2023 trên sinh viên năm nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Thang đo SSI có tính tin cậy và tính giá trị cao được sử dụng để đánh giá stress học tập của sinh viên. Kết quả: Nghiên cứu về mức độ stress trên 249 sinh viên đại học năm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận 51,0% stress ở mức độ thấp, 47,4% stress ở mức trung bình 1,6% stress ở mức cao. Trong đó, tỉ lệ có stress trong học tập ở mức độ cao chiếm tỉ lệ cao nhất với 8,8%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ “Stress cơ thể”, “Stress về môi trường sống” và stress chung ở sinh viên nữ so với sinh viên nam (ĐTB ở hai nhóm lần lượt là 2,12 và 1,98; p = 0,002). Sinh viên trên 19 tuổi có mức độ “Stress về môi trường sống”, cao hơn nhóm 19 tuổi (p = 0,040). Từ khóa: Stress sinh viên, sinh viên năm nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ mắc là 29,6% [10]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế (2017) thì có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn WHO (2020) định nghĩa stress là: “cảm thấy rắc rối liên quan tới stress [3]. Đặc biệt trên đối tượng sinh hoặc bị đe dọa bởi cuộc sống” [12]. Có nhiều tác nhân viên, Đại học Quốc gia Hà Nội ghi nhận 3,02 % sinh gây ra stress, bao gồm những khó khăn cá nhân (ví dụ: viên bị stress học tập ở mức độ vừa, có 79,01 % sinh mối quan hệ với những người thân yêu, sống một mình, viên bị stress ở mức độ nhẹ và 17, 97% không bị stress thiếu thu nhập, lo lắng về tương lai), các vấn đề trong và có nhiều nhóm nguyên nhân trong đó liên quan đến công việc (ví dụ: mối quan hệ với đồng nghiệp, một môi trường học tập đóng vai trò chủ đạo [4]. công việc cực kỳ khắt khe hoặc không an toàn) hoặc các mối đe dọa lớn trong cộng đồng của bạn (ví dụ: bạo Sinh viên là nhóm dân số có nhiều áp lực, đa phần các lực, bệnh tật, thiếu cơ hội kinh tế). bạn vừa phải hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường, vừa cần tham gia các hoạt động, bắt đầu mở rộng mối Một khảo sát ghi nhận tỉ lệ stress toàn cầu là 36,5% [9]. quan hệ xã hội, chuẩn bị cho tương lai khi tốt nghiệp ra Salari và cộng sự (2020) ghi nhận stress là 1 trong 5 rối trường. Để hoàn thành nhiều việc đòi hỏi các bạn sinh loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 với tỉ lệ hiện viên cần có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc *Tác giả liên hệ Email: thaiduong.yds@gmail.com Điện thoại: (+84) 779989599 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 147
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 biệt là vấn đề stress ở sinh viên rất nổi bật và nếu không - Phần 1: Thông tin nền, bao gồm các câu hỏi về đặc tính khắc phục tốt có thể gây nhiều ảnh hưởng đến học tập và cá nhân (tuổi, giới, khối ngành học và nơi ở). sinh hoạt như thành tích đi xuống do khó tập trung, mệt, có vấn đề cảm xúc dẫn đến xung đột với bạn, những - Phần 2: Thang đo mức độ căng thẳng của sinh viên người xung quanh. Do đó, stress ở sinh viên đang là vấn (Student-Life Stress Inventory - SSI). Thang đo SSI đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, trong đó được thiết kế bởi tác giả Bernadette M. Gadzella (1993) sinh viên năm nhất là đối tượng chịu tác động bởi nhiều bao gồm 40 câu hỏi dưới hình thức Likert 4 mức độ theo các yếu tố như gặp khó khăn để thích ứng với việc thay thứ tự là "Không bao giờ", "Thỉnh thoảng", "Thường đổi môi trường học từ trung học phổ thông lên đại học, xuyên" và "Rất thường xuyên". Điểm số tương ứng cho thay đổi môi trường sống, bạn bè thầy cô, cần tăng khả mỗi lựa chọn là 1 cho ‘Không bao giờ’, 2 cho ‘Thỉnh năng tự lập, thiếu nguồn lực hỗ trợ [1]. thoảng’, 3 cho ‘Thường xuyên’ và 4 cho ‘Rất thường xuyên’. Thang đo được chia thành 4 tiểu thang đo bao Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định mức độ gồm: Stress cơ thể, Stress trong mối quan hệ cá nhân, stress của sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Stress trong học tập, Stress về môi trường sống. Điểm Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan. tổng mỗi tiểu thang đo và thang đo tổng càng cao thì mức độ stress càng cao. Ngoài ra, điểm cắt của thang đo được Aziz và cộng sự nghiên cứu trong năm 2019 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [6], như sau: 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Bảng 1. Điểm cắt phân loại stress Cắt ngang mô tả, khảo sát bằng bảng hỏi từ tháng 2 đến Mức độ Mức độ Mức độ tháng 4/2023 tại các trường đại học trên địa bàn thành Stress trung thấp cao phố Hồ Chí Minh. bình 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Stress chung 40 - 80 81 - 121 122 - 160 249 sinh viên đại học năm nhất trong năm học 2022 - 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu thang đo 10 - 18 19 - 29 30 - 40 2.3. Phương pháp thu thập số liệu: 2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu: Thu thập dữ liệu theo phương pháp thuận tiện trên sinh Số liệu được nhập liệu bằng Epidata 3.1 và xử lý thống viên 4 khối ngành sức khỏe, ngành truyền thông và kê bằng STATA 14.0. Sử dụng phép kiểm ANOVA và nghệ thuật, ngành khoa học xã hội và ngành công nghệ. hậu kiểm Tukey để xác định các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên. Mức ý nghĩa thống kê được chọn là 2.4. Công cụ thu thập dữ liệu: 0,05. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 2 phần: 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát được 249 sinh viên với những đặc điểm như sau: Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n= 249) Đặc điểm khách thể n % Nam 134 53,8% Giới tính Nữ 115 46,2% Ngành sức khỏe 42 16,9% Ngành truyền thông và kinh 91 36,5% Ngành đang học tế Ngành khoa học xã hội 78 31,3% Ngành công nghệ 38 15,3% 148
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 Đặc điểm khách thể n % Thành thị 227 91,2% Khu vực sinh sống trước đây Nông thôn 22 8,8% TB ± ĐLC 19,9 ± 1,4 Tuổi Nhỏ nhất – Lớn nhất 19 - 27 Nhận xét: Ghi nhận tỉ lệ nam/nữ là tương đồng nhau các thành thị trong khi chỉ có 8,8% đến từ khu vực nông trong nghiên cứu này, ngoài ra sinh viên trong khảo thôn. Mặc dù khảo sát được tiến hành trên sinh viên sát tập trung vào khối ngành truyền thông và kinh tế năm nhất nhưng vẫn có những sinh viên tuổi lớn hơn (36,5%), kế đến là ngành khoa học xã hội và ngôn ngữ các bạn cùng khóa với độ tuổi lớn nhất được ghi nhận (31,3%). Ngoài ra, có 91,2% các bạn sinh viên đến từ là 27. 3.2. Mức độ stress ở sinh viên đại học năm thứ nhất Bảng 3. Thực trạng stress ở sinh viên năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh Phạm Thấp Các thang đo vi thang TB ĐLC Cao nhất nhất điểm Stress cơ thể 1-4 1,97 0,43 1,00 3,50 Stress trong mối quan hệ cá 1-4 1,83 0,39 1,20 2,80 nhân Stress trong học tập 1-4 2,18 0,47 1,10 3,40 Stress về môi trường sống 1-4 2,19 0,51 1,00 3,60 Stress chung 1-4 2,05 0,35 1,40 3,05 Nhận xét: Kết quả bảng 3 cho thấy điểm số “Stress cơ số cao nhất là “Stress về môi trường sống” với 2,19 thể” là 1,97, điểm số “Stress trong mối quan hệ cá nhân” điểm (điểm tối đa của các thang đo này đều là 4). là 1,83, điểm số “Stress trong học tập” là 2,18 và điểm 149
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 Biểu đồ 1. Mức độ stress ở sinh viên năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh Theo điểm cắt phân loại như bảng 1, chúng tôi ghi nhận nhận tỉ lệ sinh viên stress nặng trong nghiên cứu của 127 sinh viên (tỉ lệ 51,0%) có biểu hiện stress ở mức độ mình là 44,7% [5]. Sự khác biệt này có thể lý giải do thấp, 118 sinh viên (tỉ lệ 47,4%) stress ở mức trung bình đặc điểm về dân số xã hội tại các quốc gia. và 4 sinh viên (tỉ lệ 1,6%) stress ở mức cao. Trong đó tỉ lệ sinh viên có stress trong học tập ở mức độ cao chiếm 3.3. Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên đại tỉ lệ cao nhất với 8,8% (22/249 sinh viên). học năm thứ nhất Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ stress thấp hơn các Các yếu tố nhân khẩu được chúng tôi tìm hiểu mối liên nghiên cứu của Hamaideh (2011) khi ghi nhận tỉ lệ sinh quan với stress ở sinh viên năm thứ nhất tại thành phố viên có mức độ stress trung bình lên đến 58,4% và nặng Hồ Chí Minh bao gồm: giới tính, tuổi, nơi ở trước đây, là 16,5% [8], Ngoài ra, tác giả Alkhawaldeh (2023) ghi ngành đang học. Bảng 4. Mối liên quan giữa stress và giới tính ở sinh viên năm nhất Nam Nữ Giá trị p TB ĐLC TB ĐLC (*) Stress cơ thể 1,87 0,40 2,09 0,43 < 0,0001 Stress trong mối quan hệ cá nhân 1,80 0,35 1,87 0,43 0,163 Stress trong học tập 2,16 0,45 2,21 0,47 0,483 Stress về môi trường sống 2,09 0,51 2,31 0,50 0,001 Stress chung 1,98 0,33 2,12 0,35 0,002 (*) Kiểm định ANOVA 150
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự viên nam, ĐTB ở hai nhóm lần lượt là 2,12 và 1,98 (p khác biệt mang ý nghĩa thống kê về các biểu hiện = 0,002). “Stress trong mối quan hệ cá nhân” và “Stress trong học tập” giữa sinh viên nam và nữ (p > 0,05). Có sự Kết quả giới tính nữ có liên quan với mức độ stress cao khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ “Stress cơ tương tự với nghiên cứu của Clinciu (2013) [7] và thể”, “Stress về môi trường sống” và stress chung ở sinh nghiên cứu của Simonelli-Muñoz và cộng sự (2018) viên với sinh viên nữ có mức độ stress nặng hơn sinh [11]. Bảng 5. Mối liên quan giữa stress và tuổi ở sinh viên năm nhất 19 tuổi Trên 19 tuổi Giá trị p TB ĐLC TB ĐLC (*) Stress cơ thể 1,93 0,42 2,02 0,43 0,111 Stress trong mối quan hệ cá nhân 1,81 0,39 1,85 0,39 0,461 Stress trong học tập 2,14 0,40 2,23 0,52 0,148 Stress về môi trường sống 2,13 0,53 2,26 0,49 0,040 Stress chung 2,01 0,35 2,09 0,34 0,054 (*) Kiểm định ANOVA Nhận xét: Ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống bị tác động từ môi trường hơn làm tăng mức độ stress kê về biểu hiện “Stress về môi trường sống”, trong đó trong vấn đề về môi trường sống. Tuy nhiên, không có nhóm sinh viên trên 19 tuổi có mức độ stress cao hơn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biểu hiện stress nhóm 19 tuổi (p = 0,040). giữa các sinh viên có độ tuổi khác nhau (p > 0,05), điều này có thể do nghiên cứu tập trung khảo sát trên sinh Nhóm sinh viên trên 19 tuổi chủ yếu là sinh viên đậu viên năm thứ nhất, tuy các bạn ở độ tuổi khác nhau vào trường sau khi học ôn thi đại học thêm 1 hay vài nhưng đều thuộc cùng năm học đại học, mới tiếp xúc năm, một số bạn đậu đại học nhưng xin bảo lưu, một với thay đổi môi trường sống và học tập, hoàn cảnh học số bạn đã đậu trường khác nhưng chọn thi lại đại học, tập tương tự nên chưa ghi nhận sự khác biệt về mức độ việc nhập học trễ so với bạn cùng lứa có thể làm các stress có ý nghĩa thống kê. bạn đã có một mức độ căng thẳng nhất định dẫn đến dễ Bảng 6. Mối liên quan giữa stress và nơi ở trước đây ở sinh viên năm nhất Thành thị Nông thôn Giá trị p TB ĐLC TB ĐLC (*) Stress cơ thể 1,98 0,43 1,87 0,37 0,247 Stress trong mối quan hệ cá nhân 1,83 0,39 1,81 0,31 0,782 Stress trong học tập 2,19 0,47 2,11 0,31 0,455 Stress về môi trường sống 2,20 0,51 2,09 0,52 0,332 Stress chung 2,05 0,35 1,97 0,30 0,301 (*) Kiểm định ANOVA Nhận xét: Kết quả bảng 6 cho thấy không có sự khác đại học là thành thị và nông thôn (p > 0,05). biệt mang ý nghĩa thống kê khi so sánh các biểu hiện stress giữa sinh viên có khu vực sinh sống trước khi lên Kết quả này tương tự với nghiên cứu của 2 tác giả Vũ 151
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 Huyền và Thu Thủy năm 2021 [2]. Điểm trung bình tương lai có việc làm tại thành phố, làm việc cùng thành mức độ stress của nhóm sinh viên ở thành thị cao hơn phố với gia đình, những vấn đề này có thể góp phần làm nông thôn, đặc biệt là nhóm stress về học tập và môi tăng mức độ stress của sinh viên. Ngoài ra, có một bộ trường sống, với điểm trung bình lần lượt là 2,19 và phận không nhỏ các bạn ở thành thị khi học phổ thông 2,20. Sinh viên ở thành thị đa phần sống cùng nhà với ba vẫn được phụ huynh đưa đón nên khi học đại học phải mẹ hay người thân, gia đình kiểm soát nhiều và theo sát tự đi xe máy, đặc biệt là khi thời tiết xấu cũng là một kết quả học tập của sinh viên, đồng thời sinh viên cũng thay đổi làm các bạn sinh viên mệt mỏi và căng thẳng. tự đặt ra áp lực cho bản thân phải có kết quả tốt vì muốn Bảng 7. Mối liên quan giữa stress và ngành học ở sinh viên năm nhất Khoa Điều Khoa Truyền Khoa Khoa học Khoa Công dưỡng và Xét thông và Thiết Xã hội và Quan Giá trị Biểu hiện nghệ thông tin nghiệm kế hệ Công chúng p (*) TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Stress cơ thể 1,94 0,38 2,03 0,44 1,98 0,44 1,88 0,42 Stress trong mối quan 1,83 0,35 1,85 0,40 1,84 0,41 1,76 0,36 hệ cá nhân p> Stress trong học tập 2,19 0,43 2,20 0,45 2,21 0,51 2,08 0,42 0,05 Stress về môi trường 2,12 0,47 2,21 0,48 2,27 0,54 2,07 0,55 sống Stress chung 2,02 0,33 2,07 0,33 2,07 0,37 1,95 0.35 (*) Kiểm định ANOVA, kiểm định post hoc Tukey Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt liên quan năm 2021"; Tạp chí Y học Cộng đồng, mang ý nghĩa thống kê khi so sánh các biểu hiện stress 62, (7), 2021. giữa các sinh viên học các khoa khác nhau (p > 0,05). [2] Lê Thị Vũ Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, "Stress ở sinh viên hệ bác sĩ y khoa năm thứ nhất Trường Đại học y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số 4. KẾT LUẬN yếu tố liên quan"; Tạp chí Y học Việt Nam, 508, (1), 2021. Nghiên cứu về mức độ stress trên 249 sinh viên đại học [3] Tuấn Minh, Việt Nam có khoảng 15% dân số năm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi mắc các rối loạn liên quan tới stress, Trung tâm nhận 51,0% stress ở mức độ thấp, 47,4% stress ở mức truyền thông – giáo dục sức khỏe trung ương, trung bình 1,6% stress ở mức cao. Trong đó, tỉ lệ có http://t5g.org.vn/viet-nam-co-khoang-15-dan- stress trong học tập ở mức độ cao chiếm tỉ lệ cao nhất so-mac-cac-roi-loan-lien-quan-toi-stress, 2019. với 8,8%. [4] Nguyễn Hữu Thụ, "Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội"; Tạp chí Tâm lý Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ học, số 3 (120), 2009. “Stress cơ thể”, “Stress về môi trường sống” và stress [5] Alkhawaldeh A, Al-Omari O, Al-Aldawi S et chung ở sinh viên nữ so với sinh viên nam (ĐTB ở hai al., "Stress Factors, Stress Levels, and Coping nhóm lần lượt là 2,12 và 1,98; p = 0,002). Sinh viên trên Mechanisms among University Students". Sci- 19 tuổi có mức độ “Stress về môi trường sống”, cao hơn entificWorldJournal, 2023, 2026971. nhóm 19 tuổi (p = 0,040). [6] Aziz M, Mohamed S, Pendidikan U et al., Man- ual Of Student Stress Inventory (SSI) Edition 2019 Development, Validity And Reliability of TÀI LIỆU THAM KHẢO Student Stress Inventory (SSI), Faculty of Ed- ucation and Human Development Sultan Idris [1] Phùng Quốc Điệp, Chu Văn Thăng, Nguyễn Thị Education University, 2019. Thúy Hạnh & cs, "Thực trạng trầm cảm, lo âu, [7] Clinciu AI, "Adaptation and Stress for the First stress ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Year University Students". Procedia - Social and Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai và một số yếu tố Behavioral Sciences, 78, 2013, 718-722. 152
- N.H.T. Duong et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 146-153 [8] Hamaideh SH, "Stressors and reactions to stress- [11] Simonelli-Muñoz AJ, Balanza S, Rivera-Cara- ors among university students". Int J Soc Psychi- vaca JM et al., "Reliability and validity of the atry, 57, (1), 2011, 69-80. student stress inventory-stress manifestations [9] Nochaiwong S, Ruengorn C, Thavorn K et al., questionnaire and its association with personal "Global prevalence of mental health issues and academic factors in university students"; among the general population during the coro- Nurse Educ Today, 64, 2018, 156-160. navirus disease-2019 pandemic: a systematic re- [12] World Health Organization, Doing what matters view and meta-analysis". Scientific Reports, 11, in times of stress: an illustrated guide, 2020. (1), 2021, 10173. [10] Salari N, Hosseinian-Far A, Jalali R et al., "Prev- alence of stress, anxiety, depression among the general population during the COVID-19 pan- demic: a systematic review and meta-analysis". Globalization and Health, 16, (1), 2020, 57. 153
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa
7 p | 412 | 26
-
Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa y tế công cộng, trường Đại học y dược Huế
7 p | 362 | 19
-
Tỉ lệ stress và chiến lược ứng phó của sinh viên Y học dự phòng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 134 | 8
-
Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Huế
6 p | 71 | 5
-
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội
10 p | 46 | 4
-
Dùng thiền để giảm stress cho sinh viên
5 p | 101 | 3
-
Rối loạn lo âu của sinh viên khối ngành điều dưỡng
9 p | 16 | 3
-
Thực trạng stress của sinh viên khoa y tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023
5 p | 8 | 3
-
Stress của sinh viên Điều dưỡng năm thứ tư Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
9 p | 7 | 3
-
Stress của sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan
6 p | 16 | 3
-
Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan hội chứng ruột kích thích ở sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
7 p | 34 | 3
-
Stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021
7 p | 7 | 2
-
Các vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập và các yếu tố liên quan ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023
7 p | 13 | 2
-
Trầm cảm ở sinh viên y khoa năm thứ ba trường Đại học Trà Vinh năm học 2023-2024 và một số yếu tố liên quan
5 p | 6 | 2
-
Stress ở sinh viên hệ bác sĩ y khoa năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số yếu tố liên quan
6 p | 42 | 1
-
Một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên cuối năm thứ 3 sau khi đi lâm sàng tại bệnh viện ở Trường Đại học Y Hà Nội năm 2016
7 p | 7 | 1
-
Tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên y liên thông khoa Y dược trường Đại học Trà Vinh
6 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn