intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự ảnh hưởng của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến chất lượng thông tin kế toán: Góc nhìn quốc tế

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự ảnh hưởng của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến chất lượng thông tin kế toán: Góc nhìn quốc tế" tổng hợp các nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại một số quốc gia trên thế giới nhằm cung cấp căn cứ và động lực thúc đẩy việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Nhìn chung, phần lớn các quốc gia đều ghi nhận việc áp dụng IFRS đã có tác động tích cực lên một số khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự ảnh hưởng của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến chất lượng thông tin kế toán: Góc nhìn quốc tế

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: GÓC NHÌN QUỐC TẾ IMPACTS OF INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS (IFRS) ON ACCOUNTING INFORMATION QUALITY: GLOBAL VIEWS TS. Nguyễn Thị Thúy Phượng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được đánh giá một hệ thống chuẩn mực kế toán có chất lượng và đang ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận. Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng lộ trình cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tế kế toán. Nghiên cứu này tổng hợp các nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại một số quốc gia trên thế giới nhằm cung cấp căn cứ và động lực thúc đấy việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Nhìn chung, phần lớn các quốc gia đều ghi nhận việc áp dụng IFRS đã có tác động tích cực lên một số khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán. Từ khóa: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Chất lượng thông tin kế toán, Góc nhìn quốc tế. ABSTRACT International Financial Reporting Standards (IFRS) are assessed as the high quality accounting standard system and widely adopted in a variety of countries over the world. Vietnam is also in the progress of adopting IFRS in the accounting practice. This study summarizes previous research which are specialized on the impacts of IFRS on accounting information quality in some countries. This study also aims to provide the empirical evidence and motivation for Vietnam to promote IFRS. In general, most of countries record that applying IFRS makes positive effects on some aspects of accounting information quality. Keywords: International Financial Reporting Standards, Accounting information quality, Global views 1. Đặt vấn đề Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng đã và đang ngày càng có những bước tiến để hòa nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Và để tạo điều kiện cho việc hòa nhập cũng như việc thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang từng bước thực hiện việc chuẩn hóa kế toán sao cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Việc thông qua Quyết định 345/TT-BTC ngày 16/03/2020 về việc ban hành lộ trình yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc hòa hợp tối đa với thông lệ quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế tại Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm của Việt 490
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nam trong việc hội nhập về kế toán với quốc tế. Theo như lộ trình này, Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng IFRS cho các báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2025. Việc quyết tâm áp dụng IFRS tại Việt Nam phần nào thể hiện sự kì vọng của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam từ đó góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Sự kỳ vọng này của Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ vì IFRS hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, đồng thời nó cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)…(Lai, 2017). Mặt khác, cũng có rất nhiều nghiên cứu định lượng cung cấp các bằng chứng về sự thay đổi của chất lượng thông tin kế toán khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại một số quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt, một số nghiên cứu khẳng định Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có những cải thiện đáng kể lên chất lượng thông tin kế toán tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia hay Pháp. Trái lại cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng sự tác động của IFRS lên chất lượng báo cáo kế toán là không toàn diện, một số khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán sẽ không được cải thiện như tính liên quan của thông tin về giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu (Oliveira, Rodrigues, và Craig, 2010; Iatridis, 2010). Nghiên cứu này sẽ tổng hợp các bằng chứng về sự tác động của việc áp dụng IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại một số quốc gia trên thế giới bao gồm những nước phát triển và đã sớm áp dụng IFRS như các nước thuộc liên minh châu Âu, những nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á nơi có đặc điểm kinh tế giống với Việt Nam để từ đó củng cố thêm các căn cứ trong việc đưa IFRS vào thực tế kế toán tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng phần nào cung cấp thêm các bằng chứng để dự báo được sự tác động của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại Việt Nam khi IFRS được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trong những năm đến. 2. Giới thiệu khái quát về IFRS IFRS, tiền thân là chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards – IAS) được phát triển từ những năm 1970 và 1980 với mục đích tạo ra ngôn ngữ kế toán chung cho các quốc gia trên thế giới và được xây dựng bởi Ủy ban chuẩn mực báo cáo quốc tế (IASC) bao gồm 9 thành viên là Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Vương quốc Anh, Pháp, Mexico, Nhật Bản. Đến tháng 4/2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ra đời thay thế IASC và tiếp tục đảm nhiệm việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mới với tên gọi là IFRS dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán IAS cũ (Ball, 2005). Mục tiêu chính của IASB là xây dựng thành công một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mang tính toàn cầu nhằm xóa bỏ được rào cản về thông tin kế toán giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính, cũng như thúc đẩy việc đầu tư xuyên quốc gia (IASB, 2010). Ngoài ra, IASB còn hướng đến việc hoàn thiện và cải thiện chất lượng thông tin được cung cấp bởi các báo cáo tài chính nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có thể đưa ra quyết định một cách chính xác, giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư và giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có thể nhận diện được cơ hội và rủi ro từ đó có những quyết định chính xác trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư trên phạm vi toàn thế giới (IFRS, 2018). 3. Thực trạng về việc áp dụng IFRS trên phạm vi toàn thế giới Với rất nhiều lợi ích nên việc áp dụng IFRS trên toàn cầu đang trở thành xu hướng chính của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Vào đầu thế kỷ 20, các nước châu Âu đã sớm nhận ra 491
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 việc khác biệt về kế toán giữa các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã gây ra những rào cản lớn cho các công ty khi muốn huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế, mặt khác, cũng gây ra những khó khăn trong việc lập báo cáo tài chính của các tập đoàn xuyên quốc gia. Chính vì vậy, vào tháng 6/2002 Ủy ban châu Âu đã ban hành Qui định 1606/2002 yêu cầu các công ty niêm yết trên thị trường châu Âu áp dụng IFRS trong việc lập báo cáo tài chính bắt đầu từ tháng 12 năm 2005. Cho đến năm 2005, IFRS được áp dụng cho hơn 8000 công ty ở 30 quốc gia trong liên minh châu Âu. Và việc áp dụng IFRS ngày càng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Cho đến năm 2008, hơn 80 quốc gia đến từ châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin đã áp dụng IFRS (Mirza, Orrell, and Holt; 2008). Và hiện nay đã có 144 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng IFRS chiếm khoản 54% GDP của toàn thế giới và có 27.000 công ty ở 88 sàn giao dịch chứng khoán lớn của thế giới sử dụng IFRS để lập báo cáo kế toán. Và cũng có rất nhiều quốc gia đang xây dựng lộ trình cho phép áp dụng IFRS dưới dạng toàn bộ hay một phần như Thái Lan, Indonesia, Uzbekistan (IFRS, 2018). 4. Chất lượng thông tin kế toán Chất lượng thông tin kế toán là một khái niệm rất phổ biến trong các nghiên cứu kế toán, tuy nhiên, có rất nhiều định nghĩa về chất lượng thông tin kế toán cũng như có rất nhiều thước đo về chất lượng thông tin kế toán được sử dụng trong các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi tính phức tạp của báo cáo cũng như đối tượng sử dụng báo cáo kế toán rất đa dạng và mỗi đối tượng sẽ có cảm nhận khác nhau về chất lượng thông tin của báo cáo kế toán do mục đích sử dụng thông tin kế toán của họ là khác nhau (Hribar, Kravet, & Wilson, 2014). Theo như Khung khái niệm của IFRS (2010), thông tin kế toán được gọi là hữu ích khi thông tin phải có tính liên quan (relevance) được thể hiện thông qua tính dự đoán, tính xác nhận và tính trọng yếu, đồng thời phải được trình bày một cách trung thực (faithful representation) thông qua tính đầy đủ, khách quan, không sai sót, tập trung vào bản chất hơn hình thức. Cùng với những đặc tính kiên quyết trên, thông tin kế toán cũng cần phải cải thiện các đặc tính về khả năng so sánh, tính kịp thời, tính dễ hiểu và tính xác thực hay còn gọi là tính kiểm chứng được. Có lẽ đây là khái niệm tổng quát nhất về chất lượng thông tin kế toán. Trong một số các nghiên cứu, chất lượng thông tin kế toán có thể chỉ được định nghĩa ở một vài khía cạnh. Chẳng hạn, nghiên cứu của Chen, Tang, và Li (2010), chất lượng thông tin kế toán lại được định nghĩa như qui mô thông tin tài chính của báo cáo kế toán phản ánh được các tình huống kinh tế. Nghiên cứu của Martinez-Ferrero (2014) định nghĩa chất lượng thông tin kế toán dựa trên phạm vi và chất lượng thông tin mà các công ty trình bày trong các báo cáo nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác. Trong khi đó, Platikanova and Perramon (2012) lại định nghĩa thông tin kế toán được xem là có chất lượng nếu thông tin đó giúp người sử dụng có thể nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa 2 hiện tượng kinh tế. Đặc biệt định nghĩa về chất lượng thông tin kế toán của Hribar và cộng sự (2014) có vẻ bao quát hơn, thông tin kế toán được gọi là có chất lượng khi nó mô tả được một cái nhìn chân thực và khách quan về tình hình tài chính cũng như vị trí của một tổ chức, từ đó giúp dự báo được hoạt động tương lai, và nâng cao khả năng xác định được giá trị doanh nghiệp. Từ khái niệm đa dạng, việc đo lường chất lượng thông tin kế toán cũng trở nên đa dạng. Một số nghiên cứu sử dụng chất lượng của dồn tích (accrual quality) để đo lường chất lượng thông tin của báo cáo tài chính như nghiên cứu của Trainor ( 2011), hay của Hope, Thomas, và Vyas (2013). Một số nghiên cứu sử dụng quản trị lợi nhuận (earning management) để đánh giá chất lượng của 492
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thông tin kế toán như nghiên cứu của Barth, Landsman, và Lang (2008) hay Chua, Cheong, and Gould (2012). Ngoài ra, chất lượng thông tin kế toán còn được đo lường thông qua tính so sánh (Yip và Young, 2012), tính thận trọng (Neag và Maşca, 2015), tính liên quan (Karğın, 2013). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng của thông tin kế toán bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chuẩn mực kế toán, hệ thống luật pháp và chính trị của các quốc gia (La Porta, Lopez-De-Silanes, và Shleifer, 2006; Luez và Oberholzer-Gee, 2006), sự phát triển của thị trường tài chính (Ali và Hwang, 2000), cấu trúc vốn (Sun, 2005), chủ sở hữu của các doanh nghiệp (Fan và Wong, 2002) và hệ thống thuế (Guenther và Young, 2000). Điều đặc biệt là hệ thống luật pháp và chính trị của các quốc gia ngoài những tác động trực tiếp lên chất lượng kế toán còn ảnh hưởng lên các nhân tố khác như chuẩn mực kế toán, thị trường tài chính, cấu trúc vốn, hệ thống thuế, chủ sở hữu của doanh nghiệp và từ đó tác động gián tiếp lên chất lượng thông tin kế toán (Soderstrom and Sun, 2007). 5. Ảnh hưởng của IFRS đến chất lượng thông tin kế toán Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, hệ thống chuẩn mực báo cáo kế toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán (Soderstrom and Sun, 2007). Mục tiêu của IASC và IASB là phát triển một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu đó, IASC và IASB đã ban hành hệ thống kế toán dựa trên các nguyên tắc (principles-based accounting), và loại bỏ bớt các lựa chọn kế toán được chấp nhận, bên cạnh việc yêu cầu sử dụng những phương pháp đo lường kế toán nhằm phản ánh tốt hơn kết quả và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Chính những điều này, việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được hi vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc cải thiện chất lượng thông tin của kế toán (Barth, Landsman, và Lang (2008). Mặt khác, việc sử dụng IFRS thay cho các chuẩn mực kế toán được chấp nhận ở các quốc gia ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới, việc này thể hiện thông qua số lượng các quốc gia áp dụng IFRS đang có xu hướng tăng (IFRS, 2018). Để đo lường sự ảnh hưởng của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán, các nghiên cứu đã sử dụng các thước đo khác nhau về chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên vẫn xoay quanh các thước đo phổ biến như tính liên quan, quản trị lợi nhuận. Mối liên quan này thường được kiểm soát bởi các yếu tố về hệ thống luật pháp, hệ thống chính trị, sự phát triển của thị trường tài chính, cấu trúc vốn, đặc điểm chủ sở hữu của doanh nghiệp, kích cỡ công ty (La Porta, Lopez-De-Silanes, và Shleifer, 2006; Luez và Oberholzer-Gee, 2006; Ali và Hwang, 2000; Sun, 2005). Và việc chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận ở các quốc gia sang IFRS đã tạo ra những tác động lên chất lượng thông tin kế toán. Những tác động này đã được ghi nhận trong rất nhiều nghiên cứu ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới từ các nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Ý (Van Tendeloo và Vanstraelen, 2005; Hung và Subramanyam, 2007) hay các nước đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia (Eccher và Healy, 2003; Surianti, 2015). Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS sẽ có tác động đáng kể lên chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên, các tác động này là khác nhau giữa các quốc gia và giữa các khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán. Cụ thể: 5.1 Các nước thuộc liên minh châu Âu Liên minh châu Âu đã yêu cầu áp dụng IFRS cho các công ty niêm yết của Khối liên minh này từ năm 2005 và đã có rất nhiều các nghiên cứu về sự tác động của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán của các công ty thuộc khối Liên minh châu Âu này, trong đó có lẽ Đức là một trong số các nước đã có nhiều nghiên cứu về sự tác động của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại các 493
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 công ty niêm yết của Đức. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu có lại có sự phân tán. Nếu như nghiên cứu của Van Tendeloo và Vanstraelen (2005) ghi nhận không có sự khác biệt trong quản trị lợi nhuận giữa các công ty áp dụng IFRS và các công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Đức. Hay như nghiên cứu của Hung và Subramanyam (2007) cũng ghi nhận là không có sự khác biệt về tính liên quan giữa các công ty đang áp dụng IFRS và các công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Đức. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bartov, Goldberg, và Kim (2005) lại báo cáo thông tin về lợi nhuận của các công ty tại Đức mà áp dụng IFRS có tính liên quan tốt hơn so với các công ty sử dụng chuẩn mực kế toán Đức. Xét trên khía cạnh quản trị lợi nhuận, nghiên cứu của Daske và Gebhardt (2006) ghi nhận việc sử dụng IFRS giúp làm giảm quản trị lợi nhuận cho các công ty tại Đức. Hay Jermakowiez, Prather-Kinsey, và Wulf (2007) báo cáo về sự gia tăng khả năng giải thích của thông tin về lợi nhuận và thông tin về giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu cho các công ty Đức sử dụng IFRS. Tương tự, việc áp dụng IFRS đã giúp gia tăng tính liên quan của thông tin về lợi nhuận và giá trị ghi sổ cho các công ty tại Thổ Nhĩ Kỳ và các công ty tại Hy Lạp (Turel, 2009; Iatridis và Rouvolis, 2010). Đặc biệt, một số nghiên cứu tại một số nước khác ở châu Âu ghi nhận việc áp dụng IFRS sẽ cải thiện được một số khía cạnh về thông tin kế toán nhưng lại không cải thiện hoặc tác động tiêu tực lên một số khía cạnh khác. Chẳng hạn nghiên cứu của Gjerde, Knivsflå, và Saettem (2008) đã ghi nhận thông tin về giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu của các công ty ở Na-uy có tính liên quan tốt hơn khi áp dụng IFRS trong khi thông tin về lợi nhuận lại không được cải thiện khi áp dụng IFRS. Xu hướng này được ghi nhận tương tự cho các công ty tại Ý (Paglietti, 2009). Ngược lại, các công ty tại Bồ Đào Nha khi áp dụng IFRS không có cải thiện tính liên quan của thông tin về giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu, nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin về lợi nhuận (Oliveira, Rodrigues, và Craig, 2010). Tại Anh, việc áp dụng IFRS lại không làm thay đổi tính liên quan của thông tin kế toán nhưng lại làm giảm quản trị lợi nhuận và gia tăng tính chính xác trong các dự báo của các nhà phân tích (Iatridis, 2010; Choi, Peasnell, và Toniato, 2013). Tại Pháp, việc sử dụng IFRS đã giúp giảm thiểu việc quản trị lợi nhuận (Zéghal, Chtourou và Shellami, 2011). Garrido-Miralles, và Sanabria-García (2014) ghi nhận việc áp dụng IFRS đã làm giảm sai sót trong việc dự báo lợi nhuận của các công ty tại Tây Ban Nha. 5.2 Một số quốc gia châu Á Tương tự như ở châu Âu, các nghiên cứu về sự tác động của việc áp dụng IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại một số nước châu Á cũng có sự phân tán. Nếu như nghiên cứu của Ismail, Kamarudin, Van Zijl, và Dunstan (2013) ghi nhận việc cải thiện tính liên quan của lợi nhuận và giảm thiểu quản trị lợi nhuận khi áp dụng IFRS tại Malaysia, nghiên cứu của Eccher và Healy (2003) và nghiên cứu của Hou, Jin, Wang, và Zhang (2016) đều ghi nhận việc áp dụng IFRS lại không cải thiện chất lượng kế toán tại Trung Quốc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra do sự khác biệt về chính trị và đặc điểm kinh tế của Trung Quốc nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc tác động của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại Trung Quốc. Khi nghiên cứu tính liên quan của giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu và của lợi nhuận dưới sự tác động của việc áp dụng IFRS, nghiên cứu của Chalmers, Clinch, và Godfrey (2011) nhận ra việc áp dụng IFRS giúp gia tăng khả năng giải thích của thông tin về lợi nhuận, trong khi tính liên quan của giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu không có sự thay đổi so với việc áp dụng chuẩn mực kế toán chung được áp dụng của Úc. Kabir, Laswad, và Islam (2010) cũng ghi nhận việc áp dụng IFRS tại New Zealand không tạo ra sự cải thiện nào trong việc quản trị lợi nhuận tại quốc gia này. 494
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trái lại, phần lớn các nghiên cứu lại ghi nhận việc áp dụng IFRS có tác động tích cực lên việc cải thiện chất lượng thông tin về lợi nhuận như giảm thiểu quản trị lợi nhuận (Choi và Son, 2012; Kim, 2014), tăng tính liên quan về lợi nhuận, tuy nhiên, lại không có tác động tính liên quan của giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu cho các công ty tại Hàn Quốc (Choi, 2013). Indonesia ghi nhận sự gia tăng tính liên quan khi áp dụng IFRS tại quốc gia này (Helena, Novitasari, Tjamdinata, 2018). Tương tự, tại các Tiểu vương quốc Ả rập cũng ghi nhận việc gia tăng tính liên quan của các thông tin kế toán khi áp dụng IFRS tại các quốc gia này (Alali và Foote, 2012). Tại Pakistan cũng ghi nhận sự gia tăng trong mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các thông tin về lợi nhuận và vốn chủ sở hữu khi áp dụng IFRS tại quốc gia này (Kouser và Azeem, 2011). Mousa, Desoky (2014) cũng ghi nhận sự cải thiện trong tính liên quan giữa giá cố phiếu và lợi nhuận tại Bhrain. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng việc áp dụng IFRS tại 3 quốc gia là Thái Lan, Indonesia và Philipin lên sự bất cân xứng thông tin, Marcellina và Angela (2018) nhận ra việc áp dụng IFRS có khả năng cải thiện sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư. Tương tự, việc áp dụng IFRS tại Úc, New Zealand và Hồng Kông cũng giúp cải thiện chất lượng dự đoán về lợi nhuận của các nhà phân tích (Cheong, Kim và Zurbruegg, 2010). Như vậy, các nghiên cứu ở châu Á cũng có sự phân tán trong việc trình bày các kết quả về sự tác động của IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại các quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung tại châu Á, IFRS có tác động tích cực lên chất lượng thông tin kế toán tại các quốc gia mà chuẩn mực kế toán chung tại quốc gia đó còn chưa hoàn thiện (Wijayana và Gray, 2019). 6. Kết luận và hàm ý chính sách Từ các nghiên cứu về tác động của IFRS lên chất lượng thông tin kế toán tại một số quốc gia trên thế giới, ta có thể thấy việc áp dụng IFRS rõ ràng là có tác động lên chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên, các tác động này là không đồng nhất giữa các quốc gia. Các nghiên cứu từ châu Âu đến châu Á đều có kết quả phân tán. Một số quốc gia ghi nhận việc áp dụng IFRS sẽ tạo ra tác động tích cực lên việc cải thiện thông tin kế toán như cải thiện tính liên quan của thông tin, cải thiện tính so sánh, giúp giảm thiểu việc quản trị lợi nhuận như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, hay Indonesia. Phần lớn các quốc gia ghi nhận sự tác động IFRS lên các khía cạnh của chất lượng thông tin kế toán là không giống nhau. IFRS có thể cải thiện chất lượng thông tin về lợi nhuận nhưng có thể có tác động tiêu cực hay không tác động lên chất lượng thông tin về vốn chủ sở hữu, chẳng hạn như ở Anh, Na-uy, Tây Ban Nha hay Úc. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kỳ vọng vào việc áp dụng IFRS sẽ mang lại những tác động tích cực trong việc cải thiện môi trường thông tin kế toán tại Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng việc áp dụng IFRS có thể không cải thiện được tất cả các đặc tính của chất lượng thông tin kế toán. Ngoài ra, để cải thiện chất lượng thông tin kế toán không chỉ đơn giản chỉ cần áp dụng IFRS mà cũng cần cải thiện các yếu tố khác như chính trị, pháp luật, thị trường chứng khoán, và hệ thống thuế. Khi tất cả các yếu tố này được cải thiện thì sẽ tạo ra tác động tích cực lên việc cải thiện chất lượng thông tin kế toán tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alali, F. A., & Foote, P. S. (2012). The value relevance of international financial reporting standards: Empirical evidence in an emerging market. The international journal of accounting, 47(1), 85-108. [2] Ali, A., & Hwang, L. S. (2000). Country-specific factors related to financial reporting and the value relevance of accounting data. Journal of accounting research, 38(1), 1-21. 495
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [3] Ball, R. (2006). International Financial Reporting Standards (IFRS): pros and cons for investors. Accounting and business research, 36(sup1), 5-27. [4] Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. (2008). International accounting standards and accounting quality. Journal of accounting research, 46(3), 467-498. [5] Bartov, E., Goldberg, S. R., & Kim, M. (2005). Comparative value relevance among German, US, and international accounting standards: A German stock market perspective. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 20(2), 95-119. [6] Chalmers, K., Clinch, G., & Godfrey, J. M. (2011). Changes in value relevance of accounting information upon IFRS adoption: Evidence from Australia. Australian journal of management, 36(2), 151-173. [7] Chen, H., Tang, Q., Jiang, Y., Lin, Z., 2010. The Role of International Financial Reporting Standards in Accounting Quality: Evidence [8] Cheong, C. S., Kim, S., & Zurbruegg, R. (2010). The impact of IFRS on financial analysts' forecast accuracy in the Asia‐Pacific region: The case of Australia, Hong Kong and New Zealand. Pacific accounting review. [9] Choi, J. H. (2013). The Adoption of IFRS and Value Relevance of Accounting Information. Korean Accounting Review, 38(1), 391-424. [10] Choi, K. H., & Shon, Y. J. (2012). The Effects of K-IFRS Adoption on the Financial Statements Items, Financial Ratios, and Accruals. Korean Accounting Journal, 21(6), 209-256. [11] Choi, Y. S., Peasnell, K., & Toniato, J. (2013). Has the IASB been successful in making accounting earnings more useful for prediction and valuation? UK evidence. Journal of Business Finance & Accounting, 40(7-8), 741-768. [12] Chua, Y. L., Cheong, C. S., & Gould, G. (2012). The impact of mandatory IFRS adoption on accounting quality: Evidence from Australia. Journal of International accounting research, 11(1), 119-146. [13] Daske, H., & Gebhardt, G. (2006). International financial reporting standards and experts’ perceptions of disclosure quality. Abacus, 42(3‐4), 461-498. [14] Eccher, E. A., & Healy, P. M. (2000). The role of international accounting standards in transitional economies: A study of the People's Republic of China. Available at SSRN 233598. [15] Fan, J. P., & Wong, T. J. (2002). Corporate ownership structure and the informativeness of accounting earnings in East Asia. Journal of accounting and economics, 33(3), 401-425. [16] Garrido-Miralles, P., & Sanabria-García, S. (2014). The impact of mandatory IFRS adoption on financial analysts’ earnings forecasts in Spain. Spanish Journal of Finance and Accounting/Revista Espanola de Financiacion y Contabilidad, 43(2), 111-131. [17] Gjerde, Ø., Knivsflå, K., & Saettem, F. (2008). The value-relevance of adopting IFRS: Evidence from 145 NGAAP restatements. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 17(2), 92-112. [18] Guenther, D. A., & Young, D. (2000). The association between financial accounting measures and real economic activity: A multinational study. Journal of Accounting and economics, 29(1), 53-72. [19] HELENA, F., NOVITASARI, K., & TJAMDINATA, W. (2018). The Value Relevance of IFRS Adoption in Indonesia. Jurnal Akuntansi Dan Keuangan, 20(1), 13-19. 496
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [20] Hope, O. K., Thomas, W. B., & Vyas, D. (2013). Financial reporting quality of US private and public firms. The Accounting Review, 88(5), 1715-1742. [21] Hou, Q., Jin, Q., Wang, L., & Zhang, G. (2016). Mandatory IFRS adoption, accounting quality, and investment efficiency: Evidence from China. China Journal of Accounting Studies, 4(3), 236-262. [22] Hribar P., Kravet T., Wilson R., (2014). A new measure of accounting quality. Review of Accounting Studies, 19(1), 506–538. [23] Hung, M., & Subramanyam, K. R. (2007). Financial statement effects of adopting international accounting standards: the case of Germany. Review of accounting studies, 12(4), 623-657. [24] IASB, 2010, Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, https://people.unica.it/gianluigiroberto/files/2015/09/Conceptual-Framework-IASB-2010- 1.pdf . [25] Iatridis, G., & Rouvolis, S. (2010). The post-adoption effects of the implementation of International Financial Reporting Standards in Greece. Journal of international accounting, auditing and taxation, 19(1), 55-65. [26] IFRS, 2018, Use of IFRS around the world, https://www.ifrs.org/content/dam/ifrs/around- the-world/adoption/use-of-ifrs-around-the-world-overview-sept-2018.pdf; https://www.ifrs.org/use-around-the-world/use-of-ifrs-standards-by-jurisdiction/#analysis- of-the-profiles-by-gdp; https://www.ifrs.org/use-around-the-world/use-of-ifrs-standards- by-jurisdiction/#analysis-of-the-166-profiles [27] Ismail, W. A. W., Kamarudin, K. A., van Zijl, T., & Dunstan, K. (2013). Earnings quality and the adoption of IFRS-based accounting standards: Evidence from an emerging market. Asian Review of Accounting, 21(1), 53-73. [17087654]. https://doi.org/10.1108/13217341311316940 [28] Jermakowicz, E. K., Prather‐Kinsey, J., & Wulf, I. (2007). The value relevance of accounting income reported by DAX‐30 German companies. Journal of International Financial Management & Accounting, 18(3), 151-191. [29] Kabir, M. H., Laswad, F., & Islam, M. A. Impact of IFRS Adoption in New Zealand on Accounts and Earnings Quality. [30] Karğın, S. (2013). The impact of IFRS on the value relevance of accounting information: Evidence from Turkish firms. International Journal of Economics and Finance, 5(4), 71-80. [31] Kim, K. (2014). The association between K-IFRS adoption and earnings management: Focusing on external auditor size. Accounting, Tax & Auditing Research, 56(1), 117-146. [32] Kouser, R., & Azeem, M. (2011). Relationship of share price with earnings and book value of equity: paramount impact of IFRS adoption in Pakistan. Economics and Finance Review, 1(8), 84-92. [33] La Porta, R., Lopez‐de‐Silanes, F., & Shleifer, A. (2006). What works in securities laws?. the Journal of Finance, 61(1), 1-32. [34] Leuz, C., & Oberholzer-Gee, F. (2006). Political relationships, global financing, and corporate transparency: Evidence from Indonesia. Journal of financial economics, 81(2), 411-439. [35] Marcellina, B., & Angela, A. (2018). Information Asymmetry in the Post-IFRS Adoption Period: Evidence from Developing Countries. Acc. Fin. Review, 3(4), 114-123. 497
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [36] Martínez-Ferrero, J., 2014. Consequences of financial reporting quality on corporate performance. Evidence at the international level, [37] Mirza, A. A., Orrell, M. and Holt, G. J. (2008) IFRS: Practical Implementation Guide and Workbook. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. [38] Mousa, G. A., & Desoky, A. M. (2014). The value relevance of international financial reporting standards (IFRS): The case of the GCC countries. Journal of Accounting, Finance and Economics, 4(2), 16-28. [39] Neag, R., & Maşca, E. (2015). Identifying accounting conservatism–A literature review. Procedia Economics and Finance, 32, 1114-1121. [40] Oliveira, L., Rodrigues, L. L., & Craig, R. (2010). Intangible assets and value relevance: Evidence from the Portuguese stock exchange. The British Accounting Review, 42(4), 241- 252. [41] Paglietti, P. (2009). Investigating the effects of the EU mandatory adoption of IFRS on accounting quality: Evidence from Italy. [42] Phạm Thị Lai, 2017, Lí do áp dụng IFRS tại Việt Nam, http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/nghien- cuu-trao-doi-72/li-do-ap-dung-ifrs-tai-viet-nam-193.html [43] Platikanova, P., & Perramon, J. (2012). Economic consequences of the first-time IFRS introduction in Europe. Spanish Journal of Finance and Accounting/Revista Española de Financiación y Contabilidad, 41(156), 497-519. [44] Soderstrom, N. S., & Sun, K. J. (2007). IFRS adoption and accounting quality: a review. European accounting review, 16(4), 675-702. [45] Sun, J. (2005). Financial reporting quality, capital allocation efficiency, and financing structure: an international study. University of Colorado at Boulder. [46] Surianti, M. (2015). The Impact of IFRS Convergence on Accounting Information Quality and Its Influence on Information Asymmetry in Indonesia Stock Exchange. Research Journal of Finance and Accounting, 6(10), 206-219. [47] Trainor, J.E. (2011), Large Shareholder Heterogeneity: The Effect on Firms' Accounting Quality and Information Asymmetry. Dissertation [48] Türel, A. (2009). The value relevance of IFRS: The case of Turkey. Acta Universitatis Danubius. Œconomica, 5(1), 119-128. [49] Van Tendeloo, B., & Vanstraelen, A. (2005). Earnings management under German GAAP versus IFRS. European Accounting Review, 14(1), 155-180. [50] Wijayana, S., & Gray, S. J. (2019). Institutional factors and earnings management in the Asia-Pacific: is IFRS adoption making a difference?. Management International Review, 59(2), 307-334. [51] Yip, R. W., & Young, D. (2012). Does mandatory IFRS adoption improve information comparability?. The Accounting Review, 87(5), 1767-1789. [52] Zéghal, D., Chtourou, S., & Sellami, Y. M. (2011). An analysis of the effect of mandatory adoption of IAS/IFRS on earnings management. Journal of international accounting, auditing and taxation, 20(2), 61-72. 498
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2