intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên thực trạng hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 tôn giáo được nhà nước công nhận trong đó có đạo Cao Đài. Trong đó, Đạo Cao Đài có vai trò không nhỏ đối với cuộc sống người dân Việt Nam nói chung và người dân Tây Nam bộ nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống của người dân Nam Bộ

  1. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ Huỳnh Hoàng Đạt, Trần Thị Thu Quyên Khoa Quản tri Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Huỳnh Mai Xuân T TẮT Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 tôn giáo được nhà nước công nhận trong đó có đạo Cao Đài. Trong đó, Đạo Cao Đài có vai trò không nhỏ đối với cuộc sống người dân Việt Nam nói chung và người dân Tây Nam bộ nói riêng. Sự xuất hiện của đao Cao Đài đã góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân Nam bộ với văn hoá tin vào Trời và Thần Thánh Tiên Phật. Một nền tôn giáo được mở tại miền nam Việt Nam và được người dân dần xem là quốc đạo. Với chủ trương “tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất” đã thuyết phục được một lượng lớn người dân Việt Nam và người dân Nam Bộ nói riêng. Từ khóa: Tôn giáo, Đạo Cao Đài, đời sống. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, ra đời năm 1926 tại Tây Ninh. Đã 95 năm qua, đạo Cao Đài đã trở thành một thực thể khách quan, có tính hấp dẫn riêng, lôi cuốn được nhiệu người tin theo. Đạo Cao Đài tạo ra một cộng đồng có tín ngưỡng và hướng dẫn con người có lối sống đạo đức, tinh thần nhân văn. Một bộ phận cư dân nam bộ đến với Đạo Cao Đài được sống trong cộng đồng có tổ chức, tham gia đời sống tập thể và cả đời sống cá nhân có một nếp sống văn hoá. Do được tiếp xúc với văn hoá phương Tây, những người sáng lập đạo Cao Đài đã tiếp thu các tinh hoa văn hoá phương Tây về tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc để tạo cho đạo Cao Đài một diện mạo mới thu hút được cư dân nam bộ tin theo. Hằng năm, đạo Cao Đài có hơn 30 ngàn người nhập môn (vào đạo). Điều này cho thấy vai trò, giá trị của đạo Cao Đài đối với cư dân Nam Bộ. Để góp phần làm sáng tỏ các giá trị văn hoá của đạo Cao Đài và những tác động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay, nên tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống người dân Nam Bộ”. 2 CƠ SỞ L THU ẾT 2.1 Khái niệm 2.1.1 Khái niệm về tôn giáo Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo. Có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người trong xã hội, tôn giáo tạo cho con người niềm tin vào thế giới vô hình nơi hư vô, nhưng con ngươi vẫn sống 1747
  2. trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân theo. 2.1.2 Khái quát về đạo Cao Đài Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là một nền đạo lớn mở ra kỳ thứ ba để cứu giúp con người nơi cỏi trần thoát khỏi cảnh khổ luân hồi mà trở về cõi thiêng liêng hằng sống. Theo quan niệm của người theo đạo Cao Đài, gọi là Đại Đạo, Đạo lớn, bởi vì nền đạo này có quy mô lớn, được Thượng Đế khai mở và làm giáo chủ, với tôn chỉ: Quy nguyên tam giáo, phục nhất ngũ chi. Đạo Cao Đài kế thừa tinh hoa của các tôn giáo đã có từ trước đến nay do các đấng: Thần- Thánh-Tiên-Phật mở ra, thống nhất hợp lại thành một mối, dưới sự chưởng quản của Thượng Đế. 2.2 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển nội sinh của đạo Cao Đài 2.2.1 Nguồn gốc và điều kiện hình thành đạo Cao Đài tại Việt Nam Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài. Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam Bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí. Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài. Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao Đài. Tôn chủ của đạo Cao Đài là “tam giáo quy nguyên ngũ chi phục nhất” lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo. Giáo lý của đạo Cao Đài đề cao tính thiêng liêng, sự huyền diệu của cơ bút. Luật lệ của đạo Cao Đài thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh truyền. Lễ nghi của đạo Cao Đài khá cầu kì thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn, có nghĩa là “mắt trời”, biểu tượng Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài. Cơ sở thờ tự có Toà thánh ở Trung ương giáo hội và thánh thất (thánh tịnh, điện thờ Phật Mẫu) ở Họ đạo cơ sở. 1748
  3. 2.2.2 Sự phát triển của đạo Cao Đài Sự hình thành của các hội thánh Cao Đài được thể hiện trong bảng sau: ảng 1: Thống kê sự hình thành các hội thánh Cao Đài STT T n chi phái Nă thành lập 1 Cao Đài Minh Chơn Đạo 1935 2 Cao Đài Tiên Thiên 1972 3 Cao Đài Ban chỉnh đạo 1934 4 Cao Đài chiếu minh 1926 5 Cao Đài bạch Y 1955 6 Cao Đài Chơn Lý 1931 7 Cao Đài Việt Nam Bình Đức 1961 8 Cao Đài Cầu Kho 1930 9 Cao Đài Tây Ninh 1926 10 Cao Đài Truyền Gíao 1956 (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020) 2.3 Sự ảnh hưởng của đạo Cao Đài 2.3.1 Ảnh hưởng đến đời sống người dân Hiện nay, Cao Đài ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống và đóng góp không nhỏ đến xã hội. Theo các phái Cao Đài năm 2013 đã đóng góp 109.718.145.500đ vào các hoạt động từ thiện cho xã hội. Đa số các chức sắc và tín đồ đạo Cao Đài có thành phần là nông dân nên việc mở mang phước điền tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất cho nhân sinh là rất cần thiết nên Cao Đài Tây Ninh lập cơ quan phước thiện có nhiệm vụ chuyên lo về mặt sản xuất, lương điền, công nghệ, kinh doanh thua hoa lợi hợp pháp để hỗ trợ phương tiện, vật chất cho việc từ thiện xã hội . Hiện nay, đạo Cao Đài khuyến khíc tín đồ vừa tu hành, vừa tích cực tham gia lao động sản xuất. Trong thời kỳ hiện đại hoá, tín đồ đạo Cao Đài tiếp tục phát huy tinh thần cần cù, chăm chỉ trong sản xuất và thực hiện các chính sách của nhà nước. Việc mở mang công nghệ phước điền, sản xuất... góp phần tạo cho cuộc sống của người tu hành trở nên có ý nghĩa, có ích cho xã hội, tác động đến đạo đức, lối sống của cư dân Nam Bộ. 2.3.2 Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến văn hoá- ã hội Về vật chất: Đạo Cao Đài trong những năm gần đây phát triển một cách vượt bật đưa nền đạo mới này lên 1 tầm cao mới. Các cơ sở thờ tự đã và đang hoàn thiện và cũng cố lại như nội ô toà thánh Tây Ninh ngày càng tạo nên lá phổi xanh cho huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Chợ Long Hoa tại đây cũng được xây dựng trên kiến trúc và sự thiết kế của đạo Cao Đài . 1749
  4. Về tinh thần: – Tín đồ Cao Đài ngoài việc thực hành công quả thì việc dâng sự yêu thương vào giờ cúng tứ thời hằng nhật. Cúng thời không chỉ là bổn phận của người tín đồ đạo mà còn là phương tiện để giúp người tín đồ đạo Cao Đài hun đúc thêm đức tin của mình vào Thượng đế. Đạo Cao Đài không đơn giản đóng vai trò là tôn giáo mà còn là món ăn tinh thần cho mỗi người tín đồ đạo Cao Đài. – Bên cạnh đó, đạo Cao Đài còn ảnh hưởng tới các sự kiện của đời người như: Lễ cưới, lễ tang, cúng tuần cữu, lễ đáo tuế (mừng thọ) đều thực hành theo giáo lý của đạo Cao Đài từ người có đạo đến 1 số ít người không đạo, vì họ tin luôn có sự chứng kiến của Thượng đế và các Đấng thiêng liêng. Các nghi tiết của đạo Cao Đài nó phù hợp với nếp sống thuần phong mỹ tục của người dân Việt Nam nói chung mà còn phù hợp với người dân Nam bộ nói. 3 ĐỀ UẤT PHÁT TRIỂN ĐẠ CA ĐÀI ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN U LỊCH Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đạo Cao Đài. Triển khai tuyên truyền về văn hoá đạo Cao Đài và những mặt tích cực, sự đóng góp của đạo Cao Đài về các mặt trong đời sống xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá của đạo Cao Đài. Tăng cường khuyến khích các công ty du lịch đưa địa điểm tham quan các công trình của đạo Cao Đài vào chương trình du lịch. TÀI LIỆU THA HẢ [1] Nguyễn Long (2015), Đời sống của người tín đồ đạo Cao Đài. [2] Nguyễn Trung Đạo, Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài, Quyển II-Khái niệm về đạo Cao Đài. [3] http://kháilượcvềđạocaodàiđaosử-tìmhiểuvàhọcđạocaođài.google.com 1750
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2