intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hướng dẫn viên là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức một chương trình du lịch. Họ là cầu nối giữa khách du lịch, nhà cung ứng và công ty du lịch,… Không những thế, hướng dẫn viên còn được xem như “đại sứ hình ảnh” của quốc gia khi mang những giá trị độc đáo của dân tộc đến với du khách quốc tế. Trong bài viết "Nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", chúng tôi sẽ phân tích thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ... TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Đỗ Trần Phương, TS. Phạm Thị Hải Yến1 Tóm tắt: Hướng dẫn viên là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức một chương trình du lịch. Họ là cầu nối giữa khách du lịch, nhà cung ứng và công ty du lịch,… Không những thế, hướng dẫn viên còn được xem như “đại sứ hình ảnh” của quốc gia khi mang những giá trị độc đáo của dân tộc đến với du khách quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ bùng nổ làm thay đổi hành vi tiêu dùng du lịch thì buộc những người làm du lịch trong đó có hướng dẫn viên du lịch cũng phải thay đổi theo. Để làm được điều này thì việc đầu tiên và cần thiết nhất chính là đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt là công tác đào tạo thực tế để đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch hiện nay. Từ khóa: chất lượng, hướng dẫn viên du lịch, đào tạo thực tế, cách mạng công nghiệp 4.0 ENHANCING THE QUALITY OF PRACTICAL TRAINING FOR TOUR GUIDES IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0 Abstract: A tour guide plays a crucial role in organizing a tourism program. They serve as the link between tourists, suppliers, and travel companies. Furthermore, TGs are often regarded as the “image ambassadors” of a nation, showcasing the unique cultural values to international visitors. In the current context, with the explosive growth of technology reshaping consumer behaviors in tourism, those involved in the tourism industry, including tour guides, must adapt accordingly. The first and most essential step in achieving this is innovation and enhancing the quality of training, particularly practical training, to meet the needs and demands of society. In this article, we will analyze the current situation and propose solutions to innovate and improve the quality of tour guide training today. Keywords: quality, tour guide, practical training, 4th industrial revolution. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như hiện nay, sự xuất hiện của Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ 1 Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
  2. 560 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... nhân tạo (AI) kéo theo sự thay đổi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có du lịch. Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng du lịch, trong cách thức tiếp cận với các sản phẩm du lịch, hình thức đi du lịch cũng như các nhu cầu đa dạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch, thay đổi trong cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. - Đầu tiên, phải kể đến sự thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của khách hàng. Trước đây, khách hàng hầu như không có thông tin gì nhiều trước mỗi chuyến đi, mọi thông tin về chuyến đi cung cấp cho khách hàng chỉ được thực hiện bởi công ty lữ hành. Hiện nay, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi hoàn toàn điều này. Khách hàng có xu hướng tra cứu thông tin trên nền tảng số đặc biệt là trên các website và các trang mạng xã hội, vì vậy, doanh nghiệp lữ hành cần lưu ý đến sự thay đổi hành vi tiêu dùng này để tập trung đầu tư cung cấp thông tin trên các website của công ty, tạo ra các app để đăng ký, tìm kiếm thông tin cho khách hàng, quảng cáo, marketing trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube,… - Cơ cấu chi tiêu của khách hàng thay đổi, nếu như trước đây họ thường dành phần lớn kinh phí chi cho các dịch vụ cơ bản: Ăn uống, nghỉ ngơi, vận chuyển thì nay cơ cấu tiêu dùng đã bắt đầu có sự dịch chuyển, khách du lịch bắt đầu tiêu nhiều tiền hơn cho các dịch vụ bổ sung, vui chơi, giải trí. - Hành vi mua thay đổi: Thay vì mua tour du lịch trọn gói như trước đây thì hiện nay khách du lịch có xu hướng mua từng dịch vụ đơn lẻ, chủ yếu là 2 dịch vụ chính: Vận chuyển và lưu trú. - Thời gian đi du lịch cũng có sự chuyển biến đáng kể khi mà giờ đây các tour du lịch ngắn ngày, du lịch cuối tuần được chú trọng hơn. Nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng cao hơn, đa dạng hơn do sự tiếp cận với nhiều nguồn thông tin một cách dễ dàng nên họ hầu như nắm bắt được các thông tin trước chuyến đi, do vậy đòi hỏi những người làm du lịch phải chuyên nghiệp hơn, thông thái hơn và đòi hỏi các sản phẩm du lịch phải đa dạng, độc đáo, mới mẻ hơn. - Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến nhiều sản phẩm du lịch gắn với công nghệ số, AI, VR, AR ra đời. Ví dụ tại Hà Nội, nhiều sản
  3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH... 561 phẩm du lịch đêm ra đời gắn với công nghệ như tại Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn, Hoàng Thành, nhà tù Hoả Lò hay tại các Bảo tàng đã có các thiết bị I. Museum thuyết minh tự động, dẫn đến đòi hỏi công tác đào tạo hướng dẫn viên phải theo kịp được công nghệ. Những điều này đòi hỏi những hướng dẫn viên phải thay đổi để có thể đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu mới mẻ, độc đáo, đa dạng của khách hàng. Thực tế hiện nay cho thấy, để nâng cao chất lượng hướng dẫn viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì công tác đào tạo thực tế đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Bài viết sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch đồng thời gợi ý một số giải phát để đổi mới chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên tại các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ta hiện nay. Đây cũng chính là những điểm mới và đóng góp của nghiên cứu cho lĩnh vực du lịch nói chung và cho các cơ sở đào tạo du lịch nói riêng. 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Để hướng dẫn viên du lịch hoàn thành được những vai trò của mình, hướng dẫn viên cần phải đạt được một yêu cầu dưới đây: - Chất lượng trong công tác tổ chức, xắp xếp dịch vụ và đoàn khách Dựa vào dịch vụ đã được đặt đặt trước của công ty, hướng dẫn viên phải tổ chức, sắp xếp các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển trong tour sao cho hợp lý khoa học nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp, rất có thể có một số nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới lịch trình tour, hướng dẫn viên cũng phải là người sắp xếp lại lịch trình tour trong quyền hạn của mình trên cơ sở sự đồng thuận của khách hàng và công ty để có môt lịch trình tốt đẹp nhất. Nếu công tác tổ chức sắp xếp không hợp lý, logic và vận hành một cách trơn tru thì khả năng “vỡ tour” sẽ rất cao và dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của chuyến đi. - Chất lượng thuyết minh Linh hồn của một chuyến đi du lịch là thẩm nhận các giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc, khác lạ khác với nơi cư trú thường xuyên của du
  4. 562 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... khách do vậy, chất lượng thuyết minh của hướng dẫn viên là yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công của chuyến tour. Hướng dẫn viên phải thuyết minh được những vấn đề về lịch sử văn hóa trên tuyến và tại điểm du lịch. Những thông tin này phải chính xác, cô đọng làm nền tảng cho du khách để khám phá những giá trị văn hoá. - Chất lượng phục vụ Vai trò của hướng dẫn viên được ca ngợi bởi rất nhiều mỹ từ như “đại sứ văn hoá”, “Bách khoa toàn thư biết đi”,… để ca ngợi vai trò tri thức của hướng dẫn viên, tuy nhiên, về cơ bản, trong chuyến hành trình tour, hướng dẫn viên phải đóng vai trò là người phục vụ đoàn khách. Chất lượng của chuyến tour, được xác định bởi chất lượng phục vụ của hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên phải có văn hoá phục vụ tận tâm, hết lòng vì du khách, luôn luôn đặt quyền lợi của du khách ở mức độ cao nhất và cố gắng thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu chính đáng của du khách trong khả năng, quyền hạn của mình. - Chất lượng xử lý tình huống Trong một chuyến có thể có rất nhiều tình huống bất khả kháng xảy ra như lạc khách, tai nạn, mất hộ chiếu, mất cắp,… thậm chí cả tử vong. Khi có những tình huống xảy ra như vậy, vai trò của hướng dẫn viên rất quan trọng, chất lượng trong công tác xử lý tình huống ảnh hưởng sống còn đến sự thành bại của chương trình tour. Những cách xử lý tình huống tốt sẽ giảm thiểu được những thiệt hại cho công ty và du khách. - Sự tuân thủ pháp luật, nội quy của công ty Hướng dẫn viên du lịch phải biết được chức năng, quyền hạn của mình, phải biết được những gì mình được làm và những gì mình không được làm để đảm bảo mọi hành vi trong quá trình tác nghiệp không vi phạm pháp luật. Mỗi công ty có một văn hoá doanh nghiệp khác nhau dẫn tới những quy định của công ty đối với hướng dẫn viên du lịch cũng khác nhau. Nếu hướng dẫn viên là cộng tác viên, cộng tác với nhiều công ty khác nhau thì mỗi khi cộng tác với công ty nào, hướng dẫn viên phải tuân thủ những quy định trong cách thức tổ chức các tour du lịch của công ty đó.
  5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH... 563 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH HIỆN NAY Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện nay trên cả nước có tổng số 192 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó hầu như tất cả các cơ sở đào tạo đều đào tạo hướng dẫn viên. Đây có thể coi là nơi cung cấp đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo, đa dạng cho thị trường du lịch. Tính đến tháng 12/2023, trên cả nước 34.874 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ trong đó có 20387 hướng dẫn viên quốc tế, 12.963 hướng dẫn viên nội địa và 1.524 hướng dẫn viên tại điểm. Đội ngũ hướng dẫn viên này chủ yếu được đào tạo từ các cơ sở đào tạo về du lịch, một phần từ các trường ngoại ngữ. Công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch hiện nay đã được đổi mới, nâng cao cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được thì quá trình đào tạo cũng còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là công tác đào tạo thực tế: - Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa được quan tâm và thực hiện tốt. Do đó, sinh viên chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức thực tế từ các chuyên gia, những người giỏi nghề từ các doanh nghiệp. - Số giờ học thực tế trên đường tour của sinh viên còn hạn chế do các quy định và ràng buộc trong học tín chỉ, do đó sinh viên chủ yếu chỉ được học lý thuyết trên giảng đường. - Đội ngũ giảng viên còn thiếu những trải nghiệm thực tế về nghề nghiệp để có thể cung cấp cho sinh viên những bài giảng sinh động, sát với thực tế đặc biệt là những kĩ năng về công nghệ để có thể tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại - Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. - Chưa thường xuyên mời các chuyên gia du lịch, giám đốc doanh nghiệp du lịch, những hướng dẫn viên giỏi nghề đến để chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên. - Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay thì yêu cầu về ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên du lịch và đặc biệt là đối với các
  6. 564 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, ngoại ngữ dường như đang là điểm yếu của các sinh viên, đặc biệt là ngoại ngữ hiếm. Trên thị trường hiện nay, 85% hướng dẫn viên quốc tế là sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh, Trung; còn các hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ hiếm là rất ít. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch trong mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực hướng dẫn du lịch chất lượng cao Liên kết giữa Nhà trường và các doanh nghiệp du lịch nhằm tạo nên sự gắn kết, tương thích giữa chương trình đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp du lịch, để chất lượng đào tạo của Nhà trường đáp ứng được các tiêu chí yêu cầu nhân lực của doanh nghiệp du lịch. Quan hệ này đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Nhà trường, doanh nghiệp du lịch, ngành Du lịch, xã hội và trên hết là lợi ích của người học. Để phát huy quan hệ hữu cơ giữa các doanh nghiệp du lịch với Nhà trường, cần thực hiện đồng bộ các nội dung hợp tác sau: Thành lập Ban chỉ đạo về hợp tác giữa Nhà trường với các doanh nghiệp du lịch, trong đó có thành viên Ban chỉ đạo là đại diện của các doanh nghiệp du lịch nhằm tạo nên sự hợp tác toàn diện, sâu sắc, lâu dài giữa Nhà trường và doanh nghiệp du lịch. Hướng dẫn viên du lịch từ doanh nghiệp du lịch cung cấp định kỳ hàng năm và cho Nhà trường sử dụng các tài liệu thực tế của doanh nghiệp du lịch làm tài liệu giảng dạy tại trường: Hợp đồng du lịch, phụ lục hợp đồng du lịch; chương trình đào tạo; các mẫu như lệnh điều động hướng dẫn viên, lệnh điều xe, hóa đơn chứng từ thanh toán, danh sách đoàn khách,… Doanh nghiệp du lịch cung cấp thông tin về tình hình thị trường khách du lịch, về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch cho Nhà trường; phản hồi về chất lượng hướng dẫn viên du lịch do Nhà trường đào tạo đang công tác tại doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch thực tập theo tour để học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những hướng dẫn viên kỳ cựu đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
  7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH... 565 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chuyên ngành Trong bối cảnh mới hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng viên dạy các môn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cần có những năng lực mới, khả năng sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, đảm bảo kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm thời kỳ 4.0. Đối với giảng viên dạy thực hành nghề hướng dẫn du lịch (Áp dụng hệ trung cấp, cao đẳng nghề): Quy định hiện hành là phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc điều kiện khác tương đương. Triển khai giảng dạy nghiệp vụ hướng dẫn du lịch theo xu thế công nghệ số và nhu cầu xã hội Với ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ VR và AI hiện nay, trên thế giới đã xây dựng nhiều phòng học thông minh để dạy các môn chuyên ngành về du lịch. Từ đó giảm thiểu sức khỏe và thời gian đi lại cho sinh viên nhờ việc tạo ra các phòng học thực hành tại chỗ mà vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn ngành và khoa học. Khi công nghệ số và việc truy cập các thông tin liên quan đến ngành, nghề đã trở nên nhanh và phổ biến với mỗi cá nhân, việc dạy học của giảng viên cần hướng tới các phương pháp mở giảm lượng kiến thức chủ quan trong sách vở mà cần truyền đạt cho sinh viên cách khai thác tài liệu trực tuyến, cách tổ chức và thực hiện các kĩ năng nghề chính; cách thức ứng dụng công nghệ vào nghề nghiệp… Triển khai nội dung đào tạo theo chuyên đề và kĩ năng Kỹ năng sơ cấp cứu: Hướng dẫn viên du lịch biết tới kỹ năng sơ cấp cứu cho khách du lịch và bản thân sẽ hạn chế được rủi ro cho các hành khách trong chương trình du lịch khi xảy ra sự cố ngoài dự kiến. Khả năng hoạt náo, tổ chức gala dinner, team building: Du khách trong quá trình đi du lịch ngoài mục tiêu là thẩm nhận giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc họ còn mong muốn được nghỉ ngơi giải trí. Bởi vậy, khả năng hoạt náo, tổ chức Team Building và gala dinner của hướng dẫn viên dành cho du khách góp phần không nhỏ vào sự thành công của chuyến tour.
  8. 566 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Kỹ năng thuyết trình: Vấn đề quan trọng nhất cần chú ý rèn luyện khi thuyết trình/ hướng dẫn là: Nói cái gì? (Nội dung thuyết trình); Nói cho ai? (Đối tượng người nghe); Nói như thế nào? (Cách thức truyền tải). Kĩ năng sử dụng Hán Nôm trong di tích: Trong các chương trình du lịch nội địa, ngoài các tháng hè sôi động từ khoảng tháng 6 – tháng 9 cho các tour du lịch biển. Những tháng còn lại, các chương trình du lịch lại tập trung nhiều vào các chương trình du lịch văn hoá đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa với đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. Hầu hết các di tích này đều có hệ thống hoành phi câu đối bằng chữ Hán Nôm (chủ yếu là chữ Hán). Do đó, Hán Nôm là một trong những kỹ năng cần thiết và lợi thế của các hướng dẫn viên trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN Có thể nói, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên là một trong những đòi hỏi cấp bách nhất hiện nay để sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của công việc tại các doanh nghiệp. Với những phân tích và một số giải pháp ở trên, chúng ta hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch ở các cơ sở đào tạo về du lịch, từ đó có thể cung cấp cho thị trường du lịch đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, thích ứng với xu hướng chuyển đổi số hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Lưu (2023), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực du lịch, Nxb Tài chính. 2. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 3. Nguyễn Văn Lành (2021), “Bàn giải pháp khôi phục ngành Du lịch trước tác động của đại dịch COVID-19”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, tháng 5. 4. Báo cáo tổng kết ngành Du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam qua các năm 2020, 2021, 2022.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0