Sự biến đổi các giá trị phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán hiện nay
lượt xem 6
download
Nghiên cứu chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyền thống của Tết cổ truyền trong tình hình xã hội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về việc giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng, các giá trị, phong tục trong ngày Tết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự biến đổi các giá trị phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán hiện nay
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC GIÁ TRỊ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN HIỆN NAY Lê Nguyễn Hoàng Thư - 1511666 Phạm Nguyễn Trâm Anh - 1511640 Nguyễn Thị Trầm - 1513506 Nguyễn Thị Tài Lê - 1513485 Phạm Bá Từ Huy - 1511652 Lớp XHK39, Khoa Công tác Xã hội 1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo và vô cùng đa dạng. Văn hóa Việt Nam thể hiện bản sắc đặc trưng qua các phong tục tập quán, lối sống, các dịp lễ Tết, ẩm thực, nghệ thuật… của 54 dân tộc anh em. Nó đã được giữ gìn, lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo dựng nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, riêng biệt nhưng vẫn mang trong mình tính thống nhất chung. Trong đó, Tết của người Việt (hay Tết Nguyên Đán) là một hình thức phản ánh đầy đủ và rõ nét nhất văn hóa chung của dân tộc. Không chỉ đơn thuần là một nét văn hóa, Tết còn thể hiện trong nó cả một kho tàng những đặc trưng nổi bật và thấm đượm tinh hoa cả một nền văn hiến lâu dài của đất nước. Tết mang trong đó nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân và cả dân tộc Việt Nam, mang trong mình những điều đẹp đẽ, tình cảm thiêng liêng, triết lí tốt đẹp và cả truyền thống đáng được trân trọng. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nhưng những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc. Tết là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa giữa người với người trong cùng một đất nước. Nhưng nét văn hóa này đang dần bị biến đổi khiđất nước ta bước vào giai đoạn đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Theo Nguyên Xuân Diện (2013): “Người ta không trông chờ một cái Tết giống như ngày xưa, bởi vì những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thực phẩm cũng nhiều hơn và người ta không còn chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi”. Bên cạnh đó, xu hướng đi du lịch vào dịp nghỉ Tết dần tăng lên người dân không còn ở nhàđể chúc Tết và thực hiện các phong tục, lễ nghi trong ngày Tết. Đối với người dân việc nghỉ ngơi bên cạnh những người thân ở những địa điểm du lịch đã trở thành một nét mới trong hưởng thụ, thưởng thức Tết của nhiều người. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển đã làm thương mại hóa và làm mất đi bản sắc của ngày Tết. Một số người thì cho rằng ý kiến cho rằng “Gộp Tết Nguyên Đán vào Tết Tây để bắt kịp xu thế hội nhập kinh tế mới có thể giúp đất nước phát triển mạnh hơn”. Ý kiến trên chỉ lợi về mặt kinh tế nhưng còn về mặt giá trị tinh thần thì đã bị mất đi. Ngày Tết của phương Tây hay phương Đông đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó, trong khi ngày Tết của Việt Namlà một nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời và đã ăn sâu vào mặt tinh thần của mỗi người dân. Vì thế việc quan trọng cần làm là giữ gìn và bảo vệ phong tục ngày Tết cổ truyền để không mất 193
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 đi bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Sự biến đổi các giá trị, phong tục truyền thống của Tết Nguyên đán hiện nay”, nghiên cứu tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu sẽ chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyền thống của Tết cổ truyền trong tình hình xãhội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về việc giữ gìn, bảo vệnhững nét văn hóa đặc trưng, các giá trị, phong tục trong ngày Tết. 2. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sự biến đổi các giá trị, phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán. 2.2. Khách thể nghiên cứu Các hộ gia đình tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ năm 2002 đến 2017. Phạm vi không gian: Phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi nội dung:Thực tế sự biến đổi của Tết Nguyên Đán được thể hiện dưới nhiều phương diện khác nhau nhưng trong nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu các khía cạnh như phong tục, nghi lễ, ẩm thực và sự tương tác xã hội. 3. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyền thống của Tết Nguyên Đán trong tình hình xã hội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về việc giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng, các giá trị, phong tục trong ngày Tết. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát: Sự biến đổi các giá trị, phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán hiện nay. • Mục tiêu cụ thể: Thực trạng biến đổi các giá trị và phong tục của ngày Tết Nguyên Đán trong đời sống người dân; Các yếu tố làm biến đổi các giá trị và phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán; Các động từ sự biến đổi của Tết Nguyên Đán đối với người dân và hệ quả đối với xã hội. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Những phong tục lễ nghi trong dịp Tết Nguyên Đán rất phong phú và đa dạng, trên đây là những phong tục, lễ nghi tiêu biểu. Bảng 1 cho chúng ta thấy rõ đa số người dân vẫn còn giữ 194
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 nhiều tập tục, lễ nghi cơ bản. Riêng đối với tập tục “làm cây nêu ngày tết” thì chỉ có số ít người dân đã thực hiện và còn lưu giữ tập tục này. Đi đôi với đó là những tập tục như “Xem ngày giờ, hướng xuất hành và “xin chữ đầu năm” có hiện tượng giảm. Bảng 1. Những phong tục lễ nghi dịp Tết Nguyên Đán Các phong tục 15 năm trước (%) Hiện nay (%) Các phong tục 15 năm trước (%) Hiện nay (%) Cúng tất niên 75,0 81,2 Xông đất đầu năm 64,2 53,8 Xem ngày giờ, hướng Chợ tết 80,6 78,1 61,9 43,8 xuất hành Làm cây nêu 40,0 21,9 Lì xì 82,5 93,8 Chuẩn bị hoa 75,6 82,5 Xin chữ đầu năm 58,1 46,9 Làm các món ăn 81,9 82,4 Đi thăm mộ tổ tiên 83,1 85,6 ngày tết Lễ cúng tổ tiên, đón Đi chùa, nhà thờ, đền 79,4 80,6 69,4 80,6 giao thừa miếu Nguồn: Kết quả xử lí số liệu đề tài, 2018 Bảng 2. Các loại sản phẩm được người dân mua khi tham gia chợ tết Các loại sản phẩm 15 năm trước (%) Hiện nay (%) Các loại sản phẩm 15 năm trước (%) Hiện nay (%) Đồ gói bánh chưng, Bánh, kẹo, mứt 89,4 93,8 65,0 40,0 bánh tét Trái cây 85,6 93,8 Bánh chưng, bánh tét 60,6 81,9 Nhang, đồ vàng mã 75,0 75,6 Các loại thịt 73,1 79,4 Hoa chưng tết 78,1 75,0 Dưa hành, củ kiệu 65,0 66,9 Đồ trang trí nhà 58,1 69,4 Đồ uống các loại 69,4 80,6 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu đề tài, 2018 Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội đặc biệt quan trọng ở Việt Nma nói riêng và mộ vài nước châu Á nói chung. Do vậy, trong dịp này người dân thường mua sắm những vật dụng cần thiết để phục vụ cho lễ hội với nhiều mục đích và ý nghĩa khác nhau. Bảng 2 cho chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm được người dân mua sắm khi tham gia phiên chợ tết, đa phần các loại đồ dùng, thực phẩm được chuẩn bị cho dịp tết không thay đổi khi so sánh hiện nay với 15 năm trở về trước. Nhưng xem xét kĩ hơn chúng ta vẫn thấy phần nào đó có sự thay đổi ở một vài điểm sau: “Bánh chưng, bánh tét” là món ăn truyền thống trong dịp tết Nguyên Đán, phần lớn nhà nhà đều tự gói bánh và luộc bánh, vì đây chính là hình ảnh tượng trưng cho không khí chuẩn bị đón tết. Nhưng ta thấy có càng ngày người dân càng ít mua các vật dụng để gói bánh thay vì đó là mua bánh sẵn ngoài chợ. Vì trong thời đại thị trường ngày nay, đa số người dân bận rộn với công việc đi đôi với đó là ngày càng ít người biết gói bánh chưng, bánh tét, hơn nữa ở thành thị lại không có nhiều không gian phục vụ cho hoạt động này, thay vào đó có nhiều dịch vụ cung cấp các sản phẩm làm sẵn cho dịp tết. Do vậy phần lớn người dân hiện nay mua sẵn bánh chưng, bánh tét chiếm 81,9%. 195
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Bảng 3. Sự thay đổi của các hoạt động trong dịp Tết Nguyên Đán Các hoạt động 15 năm trước (%) Hiện nay (%) Mọi người đi chúc tết nhiều hơn 66,2 27 Mọi người đi chúc tết ít hơn 13,8 60,6 Mọi người đi du lịch nhiều hơn 6,2 74,2 Mọi người ở nhà nhiều hơn 33,3 45,6 Mọi người tụ tập bạn bè nhiều hơn 15,0 64,4 Mọi người ra ngoài ăn uống nhiều hơn 11,9 67,5 Mọi người ở nhà ăn uống nhiều hơn 55,6 14,4 Mọi người chuẩn bị nhiều lương thực, thực phẩm hơn 47,5 20,6 Mọi người đi chùa, nhà thờ, đền miếu,.. nhiều hơn 40,9 46,9 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu đề tài, 2018 Tết là dịp nghỉ lễ dài ngày nhất ở Việt Nam. Do vậy, đi đôi với nhu cầu hưởng thụ ngày càng tăng của đại đa số người dân, các hoạt động trong dịp nghỉ này cũng dần thay đổi. Từ hình thức tự chuẩn bị và sum họp tại gia đình dần chuyển sang hình thức mua sắm và hướng ngoại gia nhiều hơn. Bảng trên 3 cho ta thấy đa phần người dân cho rằng “mọi người đi chúc tết nhiều hơn” 15 năm về trước. Kế đến là sự phổ biến về vấn đề “đi du lịch’ trong dịp tết và “tụ tập bạn bè”. Cũng trong nghiên cứu này, qua kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra được một nhận định trong khoảng 15 năm về trước những món ăn đa phần người dân tự chuẩn bị chiếm 88,8 % thì hiện nay số người dân mua những thức ăn có sẵn lên đến 71,2%., điều này lí giải cho nhận định “mọi người ra ngoài ăn uống nhiều hơn” hiện nay được đa số người dân khẳng định. 5. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu, nhóm chúng tôi rút ra được một số kết luận về sự tahy đổi của các hoạt động trong dịp Tết Nguyên Đán, dẫn đến sự thay đổi một số ý nghĩa của những hoạt động này. Trong dịp Tết Nguyên Đán hiện nay đã có sự thay đổi trong phong tục lễ nghi. Sự thay đổi này đi theo cơ chế thị trường, nguời dân dần bỏ di những phong tục không cần thiết phù hợp hơn với thời đại ngày nay nhưng vẫn lưu giữ nhưng phong tục không thể thiếu như đi chợ tết, lì xì, chúc tết, cúng ông bà tổ tiên,… Với sự phân công lao động trong thị trường ngày nay, đa phần mọi lĩnh vực kinh tế được chuyên môn hóa. Do vậy người dân rất bận rộn trong công việc, mặt khác có nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ngày tết. Cho nên đa phần người dân tìm đến các dịch vụ tiện ích, điều này làm mất đi một số hoạt động có ý nghĩa trong dịp tết như gói bánh chưng, làm mứt bánh, dọn dẹp nhà cửa,… tình trạng này xảy ra đặc biệt ở các đô thị, đi đôi với nhu cầu hưởng thụ ngày càng tăng của đại đa số người dân, các hoạt động trong dịp nghỉ này cũng dần thay đổi. Người dân ngày càng hướng ngoại nhiều hơn như “đi du lịch trong dịp tết” và”tụ tập bạn bè”. 196
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối kinh tế) phần 3
25 p | 127 | 36
-
Dân số, gia đình và sự biến đổi kinh tế xã hội: Quan niệm của người nông dân về giá trị đứa con với cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình - Trịnh Hòa Bình
3 p | 97 | 11
-
Biến đổi trong đời sống văn hóa – xã hội của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
10 p | 101 | 8
-
Gia đình và sự biến đổi giá trị gia đình trong giai đoạn hiện nay
5 p | 147 | 7
-
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa qua hôn nhân của người Mường (Nghiên cứu trường hợp người Mường ở Hòa Bình và Đắk Lắk)
8 p | 90 | 6
-
Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc độ xã hội học
5 p | 82 | 6
-
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa qua hôn nhân của người Mường
8 p | 83 | 6
-
Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa
5 p | 102 | 6
-
Nhận diện một số biến đổi văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay
6 p | 67 | 5
-
Sự biến đổi kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị hóa ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội
10 p | 64 | 4
-
Các giá trị phát triển cơ bản vùng Tây Nguyên
8 p | 59 | 4
-
Biến đổi gia đình tại Hungary
10 p | 40 | 3
-
Biến đổi về văn hóa ứng xử trong xây dựng nông thôn mới (Trường hợp ở tỉnh Long An)
11 p | 69 | 3
-
Biến đổi văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê ở huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk
9 p | 40 | 3
-
Thực trạng các giá trị văn hóa Việt Nam của học sinh phổ thông hiện nay
7 p | 13 | 3
-
Biến đổi gia đình ở Hungary
10 p | 37 | 2
-
Sự biến đổi tình trạng hôn nhân gia đình Trung Quốc - Vương Chấn Vũ
0 p | 70 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn