SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC<br />
CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI VẬT LÝ LỚP 11 THPT<br />
LÊ PHẠM LIÊN CHI<br />
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng<br />
Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào người<br />
học, tức là làm cho người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình<br />
học tập. Có nhiều biện pháp khác nhau trong dạy học để thực hiện điều đó.<br />
Sử dụng bản đồ tư duy là một trong những biện pháp quan trọng giúp giáo<br />
viên đổi mới phương pháp dạy học.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào người học, tức là làm cho<br />
người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Để làm được điều đó,<br />
giáo viên (GV) cần hiểu biết sâu sắc quy luật hoạt động nhận thức của học sinh (HS).<br />
Trong dạy học, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ<br />
xảo chứ không đơn thuần chỉ là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Thực tế<br />
dạy học hiện nay cho thấy HS vẫn còn học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức một cách<br />
máy móc. Bản đồ tư duy (BĐTD) sẽ là công cụ góp phần khắc phục những hạn chế vừa<br />
được nêu ra trên đây.<br />
2. KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ TƯ DUY<br />
Bản đồ tư duy (Mind Map) là công cụ hỗ trợ cho việc trình bày một cách rõ ràng những<br />
ý tưởng mang tính kế hoạch hay thể hiện kế hoạch làm việc cụ thể của cá nhân hay<br />
nhóm người về một chủ đề nào đó. BĐTD có thể được viết trên giấy, trên bản trong,<br />
trên bảng hay thực hiện trên máy vi tính.<br />
<br />
Hình 1. Khả năng nhận thức của não bộ<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 109-115<br />
<br />
110<br />
<br />
LÊ PHẠM LIÊN CHI<br />
<br />
BĐTD được mô phỏng theo các tế bào thần kinh và quy luật hoạt động của não. Não<br />
người được chia thành 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái<br />
thiên về tư duy logic, toán học, ngôn ngữ, phân tích. Bán cầu não phải thiên về tưởng<br />
tượng, sáng tạo, tình cảm, hình ảnh, tổng hợp... Thường thì người học chỉ sử dụng thiên<br />
về một bên não. BĐTD do Tony Buzan đưa ra giúp phối hợp cả hai bán cầu não để giải<br />
quyết một vấn đề, một công việc nào đó trong học tập và trong công việc. Do BĐTD<br />
kích thích cả hai bán cầu não cùng hoạt động, nên BĐTD sẽ giúp người học: tiết kiệm<br />
thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa; ghi nhớ tốt hơn; sáng tạo hơn, hiển thị sự liên<br />
kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng, làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc<br />
sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng; học nhanh và hiệu quả hơn... [3]<br />
Trong học tập, BĐTD có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:<br />
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề<br />
- Trình bày tổng quan một chủ đề<br />
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng<br />
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng<br />
- Ghi chép khi nghe bài giảng... [1], [3]<br />
BĐTD là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng đến. Nhìn vào bức tranh đó,<br />
người học sẽ nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang diễn ra đến đâu, đang ở<br />
nhánh nào của BĐTD… Điều này giúp người học hướng đến đúng chủ đề cần nghiên<br />
cứu, tránh được hiện tượng lan man, phân tán, đi lạc chủ đề.<br />
BĐTD giúp người học rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm<br />
việc khoa học; giúp người học hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ<br />
thống, việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. BĐTD cung cấp cho người học<br />
có được cái nhìn chi tiết và cụ thể. Các nhánh chính của BĐTD đưa ra cấu trúc tổng thể<br />
giúp người học định hướng tư duy một cách logic, có hệ thống. Bên cạnh đó, các nhánh<br />
phụ kích thích tính sáng tạo của người học. Như vậy, sử dụng BĐTD trong dạy học sẽ<br />
góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng tư duy, qua đó làm<br />
phát triển năng lực tư duy của người học.<br />
3. VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ<br />
BĐTD thực sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông vì<br />
chúng giúp GV và HS trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ<br />
thống kiến thức, ghi nhớ và đưa ra những ý tưởng mới. HS sẽ có được học phương pháp<br />
học hiệu quả, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm<br />
được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm<br />
được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.<br />
Việc vận dụng BĐTD trong dạy học vật lý sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch<br />
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học<br />
chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng. GV cần hướng dẫn cho HS tự thiết kế BĐTD<br />
<br />
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI…<br />
<br />
111<br />
<br />
sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi học kì. Cứ sau mỗi bài học mà HS tự vẽ ra được một<br />
BĐTD tương ứng cho riêng mình thì điều đó đồng nghĩa với việc HS đã hệ thống được<br />
nội dung bài học theo cách nghĩ của các em và từ đó các em sẽ nhớ được kiến thức một<br />
cách dễ dàng và lâu dài hơn.<br />
Để làm được điều đó thì trong mỗi tiết học, ở phần củng cố kiến thức, GV sẽ trình chiếu<br />
BĐTD (do GV thiết kế trước) ứng với nội dung của bài học hôm đó, HS sẽ dựa vào đó<br />
để tự thiết kế cho mình một BĐTD theo cách hiểu của các em để hệ thống kiến thức đã<br />
học. Chắc chắn rằng các em HS sẽ rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác<br />
phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình.<br />
GV có thể hướng dẫn HS vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm để vẽ BĐTD. Hiện nay có một<br />
số phần mềm vẽ BĐTD được sử dụng miễn phí, chẳng hạn các phần mềm: Free Mind,<br />
Imindmap v.4, Mindjet MindManager Pro 7, Mindjet MindManager 8…<br />
Ví dụ: Một HS đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung chương “Dòng điện không<br />
đổi”:<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ tư duy chương “Dòng điện không đổi”<br />
<br />
Còn dưới đây là BĐTD do GV thiết kế bằng phần mềm Mindjet MindManager 8 để<br />
củng cố kiến thức bài 12 (Vật lí 11 nâng cao):<br />
<br />
112<br />
<br />
LÊ PHẠM LIÊN CHI<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ tư duy bài 12<br />
<br />
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY<br />
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ<br />
4.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm<br />
Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý, thực nghiệm<br />
sư phạm (TNSP) đã được tiến hành trong học kì I năm học 2009-2010 đối với HS các<br />
lớp 11 của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng.<br />
Nội dung thực nghiệm bao gồm 3 bài:<br />
- Dòng điện không đổi. Nguồn điện,<br />
- Định luật Ôm đối với toàn mạch,<br />
- Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ.<br />
4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />
Các lớp được chọn trong quá trình TNSP có số lượng HS, điều kiện tổ chức dạy học,<br />
trình độ và chất lượng học tập cũng như các điều kiện khác tương đương nhau (chúng<br />
tôi căn cứ vào kết quả học tập cuối năm và đặc biệt là kết quả học tập môn vật lý của<br />
các lớp này trong năm học 2008-2009). Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã<br />
thỏa mãn yêu cầu của TNSP. Số lượng HS ở các nhóm cụ thể như sau:<br />
<br />
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI…<br />
<br />
113<br />
<br />
Bảng 1. Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm<br />
Nhóm thực nghiệm<br />
11B1 (34HS)<br />
11A4 (28HS)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
11A1 (30HS)<br />
11A2 (31HS)<br />
<br />
4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm<br />
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) được tiến hành<br />
theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:<br />
- Đối với các lớp đối chứng, GV chủ yếu là truyền giảng, học sinh tập trung lắng<br />
nghe và ghi chép. GV chưa tổ chức cho HS hoạt động nhóm và số lần giơ tay phát<br />
biểu ý kiến của HS không nhiều, HS chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác trong<br />
giờ học.<br />
- Đối với các lớp thực nghiệm, hoạt động của GV và HS diễn ra trong giờ học thực<br />
sự chủ động và tích cực nhờ sự hỗ trợ của BĐTD. Ngoài ra với hình thức tổ chức<br />
hoạt động nhóm, cùng nhau thảo luận và đưa ra ý kiến trên các BĐTD cụ thể, HS<br />
rất hào hứng, sôi nổi và nhiệt tình tham gia. Số lần giơ tay phát biểu ý kiến xây<br />
dựng bài cũng như chất lượng câu trả lời của HS cao và nhiều hơn hẳn ở các lớp<br />
ĐC. Ở các lớp TN, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, điều khiển, HS tự giác,<br />
chủ động tham gia xây dựng bài. Những giờ học này thật sự mang lại hiệu quả cao.<br />
- Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các<br />
bảng số liệu sau:<br />
Bảng 2. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp<br />
Lớp<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
11B1<br />
11A1<br />
11A4<br />
11A2<br />
<br />
TN<br />
ĐC<br />
TN<br />
ĐC<br />
<br />
Tổng số<br />
HS<br />
34<br />
30<br />
28<br />
31<br />
<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Điểm số Xi<br />
5<br />
6<br />
1<br />
3<br />
2<br />
4<br />
2<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
4<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
7<br />
4<br />
7<br />
3<br />
8<br />
<br />
8<br />
12<br />
10<br />
8<br />
9<br />
<br />
9<br />
10<br />
4<br />
12<br />
5<br />
<br />
10<br />
4<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
Bảng 3. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra<br />
Tổng số<br />
HS<br />
62<br />
61<br />
<br />
Nhóm<br />
Thực nghiệm<br />
Đối chứng<br />
<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
<br />
4<br />
0<br />
1<br />
<br />
Điểm số (Xi)<br />
5<br />
6<br />
7<br />
3<br />
5<br />
7<br />
5<br />
8<br />
15<br />
<br />
8<br />
20<br />
19<br />
<br />
9<br />
22<br />
9<br />
<br />
10<br />
5<br />
4<br />
<br />
Bảng 4. Bảng phân phối tần suất<br />
Nhóm<br />
TN<br />
ĐC<br />
<br />
Tổng số<br />
HS<br />
62<br />
61<br />
<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
3<br />
0<br />
0<br />
<br />
Số % HS đạt điểm Xi<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
0<br />
4,8<br />
8,1<br />
11,3<br />
1,6<br />
8,2<br />
13,1<br />
24,6<br />
<br />
8<br />
32,2<br />
31,1<br />
<br />
9<br />
35,5<br />
14,8<br />
<br />
10<br />
8,1<br />
6,6<br />
<br />