intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng nước, mật ong, nước trái cây cho trẻ như thế nào?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

97
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng nước, mật ong, nước trái cây cho trẻ như thế nào? Có nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước? Dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng hay sai? Trong ngày nên cho trẻ uống nước trái cây bao nhiêu là đủ?… Thạc sĩ - bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, khuyên các bậc cha mẹ:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng nước, mật ong, nước trái cây cho trẻ như thế nào?

  1. Sử dụng nước, mật ong, nước trái cây cho trẻ như thế nào? Có nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước? Dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng hay sai? Trong ngày nên cho trẻ uống nước trái cây bao nhiêu là đủ?… Thạc sĩ - bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, khuyên các bậc cha mẹ: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi Mật ong có thành phấn chủ yếu là đường, trong đó fructose (38,5%), glucose (31%), maltose, sucrose và các carbohydrate phức hợp khác. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng vitamin, muối khoáng và các chất có tính chống oxy hóa khác, nước chiếm tỷ lệ 18%... Thành phần các chất này thay đổi dao động tùy thuộc
  2. loại hoa mà ong làm mật. Trong dân gian, người ta hay sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé sơ sinh với suy nghĩ giúp làm sạch miệng trẻ, hoặc cho bé sơ sinh uống mật ong ngay sau sinh để sát trùng đường ruột. Tuy nhiên, việc làm này gây nguy hiểm cho bé nhiều hơn là giúp ích. Nguyên nhân vì bào tử của vi trùng Clostridium botulinum có thể hiện diện trong mật ong. Khi vào cơ thể trẻ (đặc biệt trẻ dưới một tuổi) có thể phóng thích độc tố tấn công vào hệ thần kinh của trẻ gây yếu liệt cơ (triệu chứng đầu tiên thường gặp là mệt mỏi, bú kém, ăn kém, khóc yếu, táo bón… có thể diễn tiến đến yếu liệt chân tay, khó thở hay suy hô hấp). Đối với trẻ lớn và người lớn, những kháng thể hiện diện trong đường tiêu hoá đã hoàn thiện có thể trung hoà các độc tố này.
  3. Ngoài ra, mật ong làm từ một số chủng loại hoa có độc có thể gây ngộ độc đối với người sử dụng nó (hoa trúc đào, một số loại đỗ quyên, nguyệt quế...) dẫn đến các triệu chứng bao gồm chóng mặt, yếu chi, buồn nôn và nôn, vã mồ hôi… Một số trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, sốc, co giật... Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng. Không cần cung cấp nước uống cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
  4. Sữa mẹ có thành phần 85% là nước, 15% còn lại gồm các chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao, cân đối và dễ hấp thu (đạm, đường, chất béo, các enzyme, kháng thể...) nên đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước và chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vì vậy, nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ta không cần cung cấp thêm nước cho trẻ với mục đích giúp trẻ tận
  5. dụng tối đa nguồn dinh dưỡng quý giá này. Đối với trường hợp trẻ phải bú dặm thêm sữa ngoài (do mẹ không có sữa, sữa mẹ không đủ, do bệnh lý của bé hoặc của mẹ...), nguy cơ táo bón có thể xảy ra, ta có thể cung cấp thêm nước cho trẻ nhưng nên cho bé uống bằng cách đút muỗng hoặc ly và chỉ uống sau bữa sữa hoặc bữa ăn. Nên cho trẻ ăn lượng trái cây vừa phải Nước trái cây có thành phần chủ yếu là đường (sucrose, fructose, glucose, và sorbitol) chiếm 11-16 g/100 ml, cao hơn nhiều so với sữa mẹ và sữa công thức (7g/100ml). Một lượng nhỏ protein và chất khoáng (một vài loại chứa hàm lượng cao kali, vitamin và vitamin C), không chứa chất béo hay cholesterol nhưng lại nhiều chất xơ.
  6. Do hàm lượng carbohydrate cao, cơ thể trẻ không hấp thu hết, lượng còn lại không được hấp thu ở ruột non sẽ được lên men bởi vi khuẩn ở ruột già tạo ra khí hydro, CO2, methane và các acid béo chuỗi ngắn (acetic, propionic, butyric). Một số ít gas và acid béo được hấp thu qua niêm mạc ruột già, phần không hấp thu có thể làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng... Do năng lượng chỉ chiếm 0, 44 – 0,64 kcal/ml nên chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên cho trẻ uống nước trái cây hay ăn trái cây ở lứa tuổi trước khi biết ăn dặm bột (4 - 6 tháng) vì có thể gây nên thói quen thích dùng trái cây, hay những thức ăn chỉ có vị ngọt thay cho bữa ăn chính hay bữa sữa. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng vì trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, muốn cho uống nước
  7. trái cây chỉ nên cho lượng ít. Không nên bỏ vào bình cho trẻ bú mà phải uống bằng ly hoặc muỗng nhằm giảm thiểu thời gian tiếp xúc của răng sữa với đường trong nước trái cây, giảm nguy cơ sâu răng. Khi muốn cho trẻ ăn trái cây thì nên cho trẻ ăn luôn cả phần xác trái cây (xay sinh tố hoặc ăn nguyên miếng, không nên chỉ lấy nước ép).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2