Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật
lượt xem 3
download
Bài viết "Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật" bàn về sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học, sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật
- SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. KHÁI NIỆM 1.1. Thuật ngữ phương tiện dạy học (PTDH) ở đây trước hết là nói đến những đối tượng vật chất được giáo viên (GV) sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS); nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chẳng hạn, các vật thật, mô hình, hình vẽ mô phỏng đối tượng nhận thức. 1.2. Nói đến kỹ thuật dạy học (KTDH) là nói đến những phương tiện, kinh nghiệm, thủ thuật, hệ thống và trình tự các thao tác của GV được sử dụng trong quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. KTDH phụ thuộc vào phương tiện, điều kiện dạy học cụ thể và nó thể hiện trình độ tay nghề của GV. 1.3. Nói đến tương tác là nói đến sự hợp tác, cộng tác, tác động qua lại giữa các thành tố của hệ thống dạy – học; bao gồm: GV, HS, mục tiêu, chương trình - nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), PTDH và kiểm tra - đánh giá (ĐG). Từ luận điểm của C. Mác khi phân tích lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào gợi cho ta thấy vai trò của PTDH và KTDH đối với nghề nghiệp của GV. Đó chính là các yếu tố kết nối giữa những thành tố nói trên của hệ thống dạy học; đặc biệt là các thành tố GV - HS – nội dung và PPDH. Song PTDH dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của GV mà trước hết là PPDH, KTDH của họ. Ngược lại, PPDH, KTDH của GV cũng lại chịu sự quy định của điều kiện, PTDH cụ thể. Thành thử, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, kỹ thuật dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập (HS). Mối quan hệ đó chính là sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. 2. VÌ SAO TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT CẦN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC Từ mục tiêu, chương trình dạy học kỹ thuật (và các môn học khác nói chung) cho thấy đối tượng nghiên cứu của môn học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: cơ khí, động lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin, ... Do hạn chế của điều kiện dạy học (thời gian, không gian, cơ sở vật chất của nhà trường, ...) nên HS không có điều kiện được quan sát, nghiên cứu trực tiếp trên các đối tượng thực của môn học mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu trên những mô hình của chúng (chẳng hạn, các mô hình,
- sơ đồ, hình vẽ mô phỏng đối tượng trong giáo trình, ...). Khi xây dựng những mô hình thay thế này, người ta đã đơn giản hoá, lược bỏ đi nhiều dấu hiệu và khái quát hoá những dấu hiệu bản chất còn lại của đối tượng (đặc điểm chung của mô hình). Vì thế, khi sử dụng chúng cần có bước hợp thức hoá những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu mô hình (tức gán những kết quả thu được đó cho đối tượng thật) để kiến thức không mang tính phiến diện, sách vở. Mặc dù có nhược điểm như trên nhưng PTDH lại có tác dụng tốt với việc phát huy tính tích cực và tương tác của HS; bởi vì khác với lời nói (thông tin đến với học sinh chậm, chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng từ, câu nói), mỗi PTDH thường huy động đồng thời nhiều giác quan của HS, tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức. Nhất là với sự trợ giúp của máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác, cho phép HS có thể quan sát được, tương tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể quan sát hay tương tác trực tiếp được (với những đối tượng quá to, quá bé, quá xa, điều kiện nguy hiểm, những quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm, không thể quan sát được trong điều kiện thực của nó, ...). Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử, ... được sử dụng kết hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian trình bày mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với HS. Một số phần mềm chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ thuật (được chuyển giao từ nước ngoài hoặc tự xây dựng, cải tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, cũng cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như Placat, tranh vẽ, mô hình vật chất, các thiết bị thí nghiệm kỹ thuật, máy chiếu bản trong, ... cũng như các đồ dùng dạy học do GV, HS tự xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh của từng trường. 3. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC 3.1. Khai thác tốt kênh hình trong giáo trình theo tiến trình của phương pháp mô hình (như đã nói ở trên). Do tính chất đa chức năng, đa phương án của các đối tượng kỹ thuật nên trong các giáo trình, tài liệu người ta có thể sử dụng các mô hình khác nhau để biểu diễn cùng một đối tượng. Cần phân tích để lựa chọn chúng cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học cụ thể. Chẳng hạn, khi nào dùng hình chiếu vuông góc (góc chiếu 1 hoặc góc chiếu 3), khi nào dùng hình chiếu trục đo (vuông góc, xiên góc, đều, cân, ...), khi nào dùng hình chiếu phối cảnh, sơ đồ/ký hiệu quy ước, ... 3.2. Thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng PTDH (đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ, ...). 3.3. Sử dụng các Graph nội dung dạy học (sơ đồ mô tả một cách trực quan về cấu trúc nội dung và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của bài dạy), nhất là các sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý - chức năng của các đối tượng kỹ thuật, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức ở các bài/chương/phần. Trong các giáo trình, tài liệu môn học các tác giả cũng thường cố gắng thể hiện loại sơ đồ này, GV có thể dựa vào đó mà điều chỉnh,
- phát triển cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Khai thác sự tương tác giữa GV (nói cụ thể hơn là PP và KTDH của GV) - PTDH – nội dung dạy học và/với HS tốt nhất là thông qua các hoạt động dạy học cụ thể; bởi vì hoạt đông chính là sự tương tác giữa chủ thể với đối tương thông qua phương tiện. Vậy nên, hoạt động dạy học chính là điều kiện để sự tương tác trên có thể xảy ra; không có hoạt động thì không có sự tương tác. Nhưng làm thế nào để thiết kế/ xây dựng được hoạt động dạy học? Luận điểm khoa học ở đây là: Mỗi một nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định (đó là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó). Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là cụ thể hoá được mục tiêu dạy học nội dung đó, chỉ ra được cách kiểm tra việc thực hiện những mục tiêu này; đồng thời vạch ra một con đường để HS chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục tiêu dạy học khác. Cho nên điều căn bản của KTDH là khai thác được những hoạt động tiềm tàng trong nội dung để đạt được mục tiêu dạy học tương ứng của nội dung đó. Như vậy, về mặt khách quan có thể phân tích nội dung dạy học theo quan điểm hoạt động làm cơ sở cho việc xác định KTDH. Quan điểm hoạt động trong KTDH có thể được triển khai như sau: 3.3.1. Gợi động cơ cho các hoạt động hay hoạt động thành phần/hành động học tập. 3.3.2. Dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như là phương tiện và kết quả của hoạt động. 3.3.3. Phân bậc hoạt động/phân tích hoạt động thành các yếu tố thành phần để làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học. 3.3.4. Cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học. Khác với thuyết hành vi trong dạy học, ở đây cần chú ý đến mục đích, động cơ, đến tri thức PP, đến trải nghiệm thành công; nhờ đó đảm bảo được tính tự giác, tích cực của chủ thể. Những dạng hoạt động dạy học thường được sử dụng như: đọc hiểu và trình bày lại một đoạn văn bản theo cách của mình; quan sát trực tiếp hay qua mô hình của một đối tượng để rút ra các dấu hiệu bản chất của nó; suy nghĩ để trả lời câu hỏi/vấn đề có liên quan đến nội dung học tập; vẽ hình; tính toán các thông số của đối tượng; tóm tắt hoặc rút ra kết luận về bản chất đối tượng; so sánh hoặc phân tích một đối tượng và rút ra kết luận nào đó; thực hiện và liên kết các động tác, thao tác cụ thể theo yêu cầu cho trước; thậm chí tương tác theo kiểu thử sai với đối tượng, ... Nghĩa là, cần huy động được tất cả các giác quan của HS (và cả bộ óc của họ) cùng tham gia hoạt động. Điều quan trọng nhất là các hoạt động trên phải tương thích với mục tiêu và nội dung của mỗi đơn vị kiến thức/kỹ năng học tập trong bài dạy. Như vậy, để tương tác cần kết hợp nhiều loại phương tiện, PPDH khác nhau cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Chẳng hạn: kết hợp hình vẽ, vật thật với sự mô tả, giải thích của GV, ... (trong dạy học lý thuyết); kết hợp hành động mẫu và giải thích của GV với sự quan sát, tự phân tích và thảo luận nhóm của HS, ... (trong dạy học thực
- hành). Mô hình các bước thiết kế bài dạy theo hướng này có thể là: 1.1. Loại bài dạy lý thuyết Lựa chọn bài dạy 1.2. Loại bài dạy thực hành 1.3. Loại bài dạy tích hợp 2.1. Các mục tiêu bộ phận 2.2. Thứ bậc / mức độ của từng mục Xác định mục tiêu tiêu 2.3. Diễn đạt mục tiêu 3.1. Số ĐVKT trong bài và MLH Thiết kế 3.2. Lựa chọn, thể hiện thông tin các hoạt động học - dạy 3.3. Xử lí thông tin rút ra kết luận 3.4. Phương tiện, kỹ thuật thực hiện 4.1. Học sinh tự đánh giá Lập kế hoạch đánh giá 4.2. Đánh giá của giáo viên Các bước thiết kế bài dạy kỹ thuật theo hướng dạy học tích cực và tương tác 4. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁCH THÁO GỠ Dạy học theo hướng tích cực và tương tác là một định hướng trung tâm, là vấn đề cốt lõi của đổi mới dạy - học hiện nay. Để thực hiện được định hướng đó cần có sự hỗ trợ của PTDH và nhất là KTDH của GV. Đổi mới dạy học theo hướng này còn đang gặp một số khó khăn, trở ngại như: cách nghĩ, cách làm của chúng ta hiện nay chưa phù hợp (quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ dạy học: dạy kiến thức là chính hay dạy cách học là chính? Nếu coi trọng đồng thời cả hai thì giải quyết tâm lý ngại cháy giáo án như thế nào? quan niệm về kỷ luật, trật tự trong lớp học với việc tổ chức các hoạt động nhóm và thảo luận?; cách dạy, cách học phổ biến hiện nay (GV ngại sử dụng PTDH); cách kiểm tra - đánh giá trong giáo dục; lớp học quá đông; đặc biệt là cơ sở vật chất chưa đáp ứng mục tiêu, chương trình và nội dung đề ra, ...). Để giải quyết những khó khăn trên, cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và tận dụng cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất ngoài xã hội. Các cơ sở đào tạo cần có cơ chế, quy định khuyến khích GV, HS tham gia xây dựng và sử dụng PTDH cho phù hợp với điều kiện của mình.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Chương (dịch), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp - tập 1, NXB Giáo dục - 1983. [2] Nguyễn Bá Kim, Dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục - 1998. [3] Nguyễn Văn Khôi - Lê Huy Hoàng, Thiết kế bài học môn Công nghệ ở phổ thông theo hướng dạy học tích cực và tương tác, TC Giáo dục số 53, 3/ 2003.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương tiện giáo dục dạy học - Phần 2
38 p | 608 | 188
-
Bài giảng Phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
34 p | 509 | 76
-
Bài giảng Kỹ năng dạy học
100 p | 283 | 64
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương tiện dạy học hiện đại ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
7 p | 254 | 27
-
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình đa phương tiện cho học sinh trung học phổ thông
7 p | 254 | 25
-
Bài giảng Phương tiện dạy học: Bảng biểu treo tường - Phan Thanh Hải
13 p | 132 | 23
-
Bài giảng Sử dụng phương tiện trong đào tạo, huấn luyện - ThS. Nguyễn Kỷ Trung
47 p | 104 | 17
-
Giáo trình Phương tiện dạy học: Phần 2
35 p | 31 | 6
-
Hình thành và rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên địa lí trường Đại học Sư phạm theo phương thức đào tạo tín chỉ
7 p | 136 | 6
-
Sự phát triển của giới đại địa chủ và phương thức sử dụng ruộng đất của họ ở Tiền Giang trong nửa sau thế kỷ XX
9 p | 34 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật sử dụng các loại bảng - Phan Thanh Hải
24 p | 76 | 4
-
Sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện kỹ năng nói của sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Anh, Đại học Thương mại
9 p | 76 | 3
-
Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
7 p | 83 | 3
-
Một số phương pháp sử dụng bản đồ và phương tiện kỹ thuật trong dạy học Địa lý: Phần 1
78 p | 28 | 2
-
Một số phương pháp sử dụng bản đồ và phương tiện kỹ thuật trong dạy học Địa lý: Phần 2
53 p | 26 | 2
-
Sử dụng phương pháp trải hình trong dạy học nội dung “điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian” (Toán 11) theo định hướng giáo dục Stem
6 p | 9 | 2
-
Tích hợp ứng dụng đa phương tiện mở rộng thể loại báo chí
6 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn