Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind map) nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind map) nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN TRƯƠNG THỊ THU TRANG – NGUYỄN THỊ THẢO Khoa Lịch sử 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, yêu cầu các nước trên thế giới phải tận dụng những thành tựu khoa học vào đời sống kinh tế của mình nhằm phát triển đất nước. Việt Nam đang đi trên con đường phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới, nên cần phải vận dụng tốt hơn nữa những thành tựu đó. Để tận dụng có hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin, con người là yếu tố quan trọng nhất. Do đó, giáo dục cần phải làm nhiệm vụ tối quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy – học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” [1, tr. 41]. Do đó, giáo dục không chỉ thay đổi mục tiêu, nội dung mà còn thay đổi cả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt, đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh là quan trọng hơn cả. Đáp ứng yêu cầu trên, giáo viên lịch sử nói chung, giáo viên lịch sử ở trường Trung học phổ thông nói riêng đã tìm tới nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó, được chú ý nhất là Sơ đồ tư duy (Mind Map). 2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sơ đồ tư duy được Tony Buzan phát triển và sử dụng vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, trên cơ sở nghiên cứu về quá trình hoạt động của bộ não người. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép thông tin bằng cách kết hợp những từ ngữ, hình ảnh trực quan có liên quan đến thông tin với cảm giác (tư duy tích cực) để gợi nhắc thông tin, đồng thời đào sâu, mở rộng thông tin, hệ thống hóa lại kiến thức. Về hình thức, ta có thể thấy đây là một phương pháp kết nối thông tin mang tính đồ họa cao. Do có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ khóa và hình ảnh gợi ý trên nhánh thông tin đầy màu sắc làm bật lên những kí ức cụ thể hay gợi mở những ý tưởng mới, giúp con người tận dụng tối đa tiềm năng của bộ não. Chúng ta có thể khái quát cấu trúc của sơ đồ tư duy dưới dạng sơ đồ sau: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 186-193
- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP... 187 Hình 1. Cấu trúc của một sơ đồ tư duy Như vậy, sơ đồ tư duy là tập hợp tất cả thông tin của một bài học hay chủ đề dưới dạng một bức tranh đầy mày sắc, trong đó, các từ khóa, hình ảnh và màu sắc được thể hiện trong một trang giấy đặt nằm ngang. Sơ đồ tư duy hoạt động dựa trên nguyên tắc “liên tưởng, ý này gợi ý khác”, do tính toàn thể (Gestalt - tức là não có bản năng đi tìm quy luật và tự điền khuyết, bổ sung những thông tin liên quan còn thiếu) của bộ não. Do đó, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu nhanh, nắm kỹ những gì cơ bản nhất của một chủ đề, bài học. Thông tin trong sơ đồ tư duy không rời rạc như kiểu tóm tắt thông thường mà được kết nối với nhau thông qua hệ thống nhánh và phân nhánh. Với ưu điểm đó, sơ đồ tư duy là một phương pháp thông minh giúp giải quyết các vấn đề toàn diện theo nhiều hướng khác nhau. Với cấu trúc đơn giản cùng hệ thống hình ảnh và màu sắc khá bắt mắt, chúng ta chỉ cần xem qua sơ đồ tư duy một lần duy nhất cũng có thể ghi nhớ hệ thống thông tin đồ sộ trong đó, ngay cả khi hồi tưởng lại cũng rất dễ dàng. Một đặc điểm nữa là sơ đồ tư duy khá ngắn gọn so với tóm tắt kiểu truyền thống vì chúng ta chỉ cần một tờ giấy A4 là đủ để bao quát cả một chủ đề rộng. Ngoài ra, những ý tưởng mới cũng có thể được chèn vào sơ đồ mà không làm mất đi cấu trúc vốn có của sơ đồ như những bài tóm tắt thông thường. 3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Hiện nay, sơ đồ tư duy được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng trong tất cả các lĩnh vực: công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, lên kế hoạch cho bản thân, thuyết
- 188 NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN và cs. trình, quản lý công việc… Trong giáo dục, các nước có nền giáo dục tiên tiến cũng đã sử dụng sơ đồ tư duy để học tập và giảng dạy. Sơ đồ tư duy đã du nhập vào Việt Nam năm 2003 và ngay lập tức được nhiều sinh viên, học sinh áp dụng để nâng cao kết quả học tập. Một số giáo viên cũng đã bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy như là một công cụ trong quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông. 3.1. Đối với giáo viên Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giảm thời gian soạn giáo án nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của nó. Sơ đồ tư duy chỉ sử dụng những từ khóa cơ bản, then chốt để gợi mở cả một vấn đề nên thời gian ghi chép sẽ giảm đồng thời quá trình ghi nhớ giáo án cũng theo đó ít đi. Trong quá trình giảng bài trên lớp, nếu sử dụng sơ đồ tư duy giáo viên sẽ mất ít thời gian ghi bảng. Đồng thời những từ khóa làm cho bài thuyết trình của giáo viên không bị gò bó trong khối lượng kiến thức ở sách giáo khoa mà có thể mở rộng ra những kiến thức bên ngoài, giúp giải quyết vấn đề sử dụng sách giáo khoa đúng theo nguyên tắc của sơ đồ Đairi. Đồng thời, giáo viên điều khiển được tiết học và chủ động được thời gian dạy của mình. Ngoài việc dạy bằng sơ đồ tư duy, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình học, chuẩn bị bài cũng như những kỹ năng tư duy của học sinh. 3.2. Đối với học sinh Sử dụng sơ đồ tư duy có ý nghĩa vô cùng lớn, không chỉ trong nâng cao kết quả học tập mà còn phát triển kỹ năng, tư duy của học sinh. Sơ đồ tư duy giúp các em dễ dàng tiếp thu những kiến thức ngay ở trên lớp. Với cách hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ mạng lưới và bằng những hình ảnh trực quan, chỉ cần nhìn sơ đồ một lần, học sinh cũng có thể nhớ ngay nội dung sơ đồ và những ý chính của kiến thức. Cũng như vậy, khi học bài, học sinh chỉ cần nhớ lại sơ đồ và phác họa lại ra giấy những gì cốt yếu nhất, việc làm đó chỉ mất khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 10 phút thay cho việc học thuộc lòng làm học sinh không hứng thú. Trước khi có sơ đồ tư duy, khi chép bài, học sinh phải chép rất nhiều nội dung. Khi học bài, học sinh phải nhớ rất nhiều từ, nếu quên đi một từ, các em gần như quên đi toàn bộ nội dung của bài học. Mặt khác, với phương pháp ghi chép cũ khó có thể cho học sinh nhìn một cách tổng quan cấu trúc của bài học và mối liên hệ giữa các nội dung. Cách ghi chép đó dễ làm cho người học chán nản. Thế nhưng, với việc sử dụng sơ đồ tư duy, việc ghi chép và học bài của học sinh đơn giản hơn nhiều. Có thể nói, sơ đồ tư duy đã khắc phục hầu hết các nhược điểm mà phương pháp ghi chép truyền thống mắc phải. Ví dụ: Khi học bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” (Sách giao khoa lớp 12 – Chương trình chuẩn), học sinh sẽ phải chép một lượng kiến thức khá dài, mất gần 4 mặt giấy. Do đó, các em không thể nhìn cấu trúc tổng quát của bài dạy mà giáo viên truyền đạt và khi học bài, học sinh phải
- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP... 189 học hơn bốn trang giấy, điều đó làm cho các em chán nản, không hứng thú đối với môn học. Nhưng với sơ đồ tư duy, kiến thức của bài chỉ tóm gọn trong một mặt giấy (như hình dưới đây), học sinh chỉ cần mất 10 phút để đọc, nhớ, ghi chép lại là có thể nhớ được một lượng kiến thức khá dài. Điều đó làm cho các em hứng thú với môn học hơn. Hình 2. Sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” (Sách giao khoa lớp 12 – Chương trình chuẩn) Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học không chỉ rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy, hoàn thiện khiếu thẩm mỹ của học sinh mà còn phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện, nhận vật. Đồng thời kỹ năng nói, trình bày vấn đề của các em cũng hoàn thiện hơn. Về tư tưởng, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông góp phần bồi dường tư tưởng, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, cảm xúc thẩm mỹ… 4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Để xây dựng sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh phải tuân thủ các bước sau: Bước 1: Đọc sách giáo khoa và xác định các từ khóa trong bài học là những danh từ, động từ, tính từ có hàm nghĩa rộng, mang toàn bộ nội dung của một vấn đề. Bước 2: Vẽ chủ điểm trung tâm, là vấn đề chính cần giải quyết. Đây là bước đầu tiên trong việc tạo dựng sơ đồ tư duy hiệu quả. Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ nối liền với trung tâm. Đây là những nội dung chính, làm sáng tỏ chủ đề. Bước 4: Trong các tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
- 190 NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN và cs. Bước 5: Thêm các liên kết giữa các thông tin trong sơ đồ tư duy để thấy những nội dung liên quan, bổ sung trong nội dung bài học. Bước 6: Thêm nhiều hình ảnh để hoàn thiện sơ đồ nhằm giúp các ý quan trọng nổi bật và lưu thông tin được dễ dàng hơn. Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung bài học sau: “a) Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta: - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội (12/1946). - Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946. Bước 1: Từ khóa sẽ là những từ được gạch chân dưới đây: “a) Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta: - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội (12/1946). - Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946. Bước 2: Chủ điểm của từ khóa trên là “Pháp bội ước”. Bước 3, 4, 5, 6: Tiến hành vẽ theo hướng dẫn với các từ khóa đã được xác định. Kết quả sẽ được hình ảnh sơ đồ tư duy như sau: Hình 3. Sơ đồ tư duy thể hiện nội dung “Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta”
- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP... 191 5. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học cũng như hoàn thiện kỹ năng cho các em, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập của học sinh với sơ đồ tư duy theo những bước sau: - Hoạt động 1: Cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị những sơ đồ tư duy theo từng chủ đề lớn, nhỏ khác nhau, tùy theo quy mô và trình độ học sinh. - Hoạt động 2: Học sinh, hoặc đại diện các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về nội dung của sơ đồ tư duy mà học sinh hay nhóm học sinh đã thiết lập. - Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, trọng tài, giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó đào sâu thêm những kiến thức mà học sinh còn thiếu. - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia thảo luận và chỉnh sửa hoàn chỉnh. Có thể cho học sinh thuyết trình lại những gì cơ bản nhất của sơ đồ, hoặc cho học sinh vừa vẽ lại sơ đồ vừa thuyết minh về kiến thức của sơ đồ mà học sinh vẽ. Sau mỗi bài học, giáo viên tổ chức rút kinh nghiệm để lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và phản hồi từ phía học sinh để việc dạy học những tiết học hoàn thiện hơn. Lưu ý, các hoạt động được đưa ra ở trên đây không phải là những hoạt động được tổ chức theo một trình tự cứng nhắc, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, chủ động phối kết hợp giữa các bước cho phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ: Khi học bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” (Sách giao khoa lớp 12 – Chương trình chuẩn), giáo viên tổ chức hoạt động dạy học như sau: Hoạt động 1: Trước khi học bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” (Sách giao khoa lớp 12 – Chương trình chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao bài tập về nhà cho học sinh. Mỗi nhóm sẽ vẽ một sơ đồ tư duy về phần mục mà nhóm mình được giao. Đồng thời, giáo viên liên hệ với các trưởng nhóm để hỗ trợ các nhóm về đồ dồ dung trực quan mà nhóm cần sử dụng. Hoạt động 2: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới, đến mục 1 của bài, giáo viên gọi đại diện của nhóm chuẩn bị sơ đồ tư duy của mục 1 lên trình bày về sơ đồ tư duy của nhóm mình đã lập. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh tiến hành bổ sung, thảo luận. Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá và bổ sung những kiến thức ngoài Sách giáo khoa để mở rộng kiến
- 192 NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN và cs. thức như các tư đoạn thơ, văn, tư liệu lịch sử, những hình ảnh, video… Điển hình như các đoạn thơ sau: Khi dạy về phần “Pháp bội ước và tiến công nước ta”, đề khắc sâu sự kiện Pháp bội ước, đánh chiếm nhiều nơi ở miền Bắc, giúp học sinh nhìn rõ bộ mặt xấu xa của thực dân Pháp, bồi đắp lòng căm thù giặc. Giáo viên đọc câu thơ: “… Chém cha cái lũ thực dân Đã leo đằng cẳng lại lân đằng đầu Một bước nhịn bước sau cố nhịn Giặc càng hung còn nín được sao…” Hay khi dạy về chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947, để học sinh nắm chắc và hiểu thêm những thắng lợi của ta trong chiến dịch này, giáo viên sử dụng đoạn thơ: “… Rồi Bông Lau, Ỷ La Ba trăm thằng tan xác Cành cây móc thịt da Thối inh rừng Việt Bắc Tàu giặc đắm sông Lô Tha hồ mà uống nước.” Đồng thời, giáo viên cũng tiến hành vẽ một sơ đồ tư duy về nội dung bài học ngay trên bảng để học sinh ghi chép vào vở, đây là sơ đồ tư duy chính xác nhất, học sinh dùng để ôn bài khi ở nhà hay học thi. Hoạt động 4: Giáo viên củng cố bài học bằng cách đưa ra một sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh để học sinh lên bảng, vừa tiến hành hoàn chỉnh sơ đồ vừa nhắc lại kiến thức chính đã học. Trong phần này, giáo viên gọi hai học sinh lên bảng vẽ và trình bày lại kiến thức bài học mà các em nắm được, nếu có thời gian, giáo viên có thể cho các em thuyết trình lại sơ đồ đó và tiến hành cho điểm để các em có động lực, hứng thú trong quá trình học. Sơ đồ tư duy được sử dụng trong hoạt động củng cố như sau: Hình 4. Sơ đồ tư duy khuyết dùng để củng cố trong bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” (SGK lớp 12 – Chương trình chuẩn)
- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP... 193 6. KẾT LUẬN Tóm lại, sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp dạy mới, đã được giáo viên áp dụng trong quá trình dạy học ở trong nhiều trường. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã giúp học sinh học tập lịch sử một cách chủ động và tích cực, huy động được các em tham gia xây dựng bài hào hứng, sôi nổi. Cách học này còn phát huy được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (phân loại kiến thức, ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học), hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ, khả năng hội họa (vẽ, viết, trình bày bố cục, phối màu), phát triển các kỹ năng (vẽ, kỹ năng ngôn ngữ, thu thập và xử lý thông tin, ghi nhớ…), mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập và làm việc không chỉ giúp học sinh hình thành tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc mà còn nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, đa chiều, khoa học. Tuy nhiên, sơ đồ tư duy không phải là phương pháp tối ưu, ở nó còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Do đó, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, giáo viên cần phải kết hơp một cách khéo léo với các phương pháp, phương tiện dạy học khác để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Tony Buzan (2006). Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Tri thức, Hà Nội. [3] Tony Buzan (2010). Sử dụng trí tuê của bạn, NXB Tri thức, Hà Nội. [4] Tony & Barry Buzan (2010)., The mind map book – sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. [5] Adam Khoo (2009). Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, TP Hồ Chí Minh. NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN, ĐT: 0972 705 600, Email: peuyenmit@gmail.com TRƯƠNG THỊ THU TRANG, ĐT: 0166 8830 313, Email: nhoctrangsub@gmail.com NGUYỄN THỊ THẢO, ĐT: 0166 8839 107, Email: thaonguyen24292@gmail.com SV lớp Sử 4B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy triết học Mác – Lênin cho sinh viên
8 p | 169 | 11
-
Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học
5 p | 152 | 9
-
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ
8 p | 89 | 7
-
Sử dụng sơ đồ tư duy để giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Khánh Hòa
7 p | 28 | 7
-
Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần tâm lý học đại cương
10 p | 113 | 6
-
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
11 p | 72 | 5
-
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Sao Đỏ
8 p | 11 | 5
-
Ứng dụng phần mềm Imindmap - vẽ sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, học tập môn học Sức bền vật liệu
7 p | 39 | 5
-
Sử dụng sơ đồ tư duy trực tuyến để dạy học từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài
6 p | 16 | 4
-
Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn miêu tả trong lớp hòa nhập có học sinh khuyết tật học tập cấp tiểu học: một nghiên cứu trường hợp
5 p | 10 | 4
-
Sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh khiếm thính lớp 5 chuyên biệt lập dàn ý cho bài văn miêu tả
6 p | 75 | 4
-
Một số trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học các môn học Lý luận chính trị tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II theo mô hình sơ đồ tư duy
6 p | 31 | 3
-
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy logic cho học sinh trong các giờ ôn tập, luyện tập phần Hóa học phi kim lớp 11 (nâng cao) bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy
8 p | 61 | 3
-
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
4 p | 45 | 3
-
Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở khoa Sư phạm – trường Đại học Thủ đô Hà Nội
9 p | 7 | 3
-
Sử dụng sơ đồ tư duy để giảng dạy chủ đề môi trường trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
10 p | 43 | 2
-
Phát triển tư duy khái quát cho học sinh trong dạy học vật lý thông qua việc vận dụng sơ đồ tư duy
7 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn