intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

545
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học

  1. Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học Ngôn ngữ là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người. Vì vậy, con người luôn luôn quan tâm đến ngôn ngữ và xây dựng cả một khoa học về nó. Đó là ngôn ngữ học. Ngôn ngữ có từ rất lâu, chậm nhất là vào nửa cuối thế kỉ IV trước Công nguyên. Những tài liệu ngôn ngữ học cổ nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Hi Lạp và Ảrập. Ngôn ngữ học ra đời không phải xuất phát từ những suy nghĩ trừu t ượng của các siêu nhân mà xuất phát từ bản thân những yêu cầu trong đời sống của con người. Thời cổ Ấn Độ, kinh Vệ Đà rất được tôn kính. Ngôn ngữ của kinh Vệ Đà được coi là mẫu mực và không biến đổi. Nhưng ngôn ngữ nói hàng ngày của người Ấn Độ lại biến đổi không ngừng làm cho ngôn ngữ của kinh Vệ Đà bị sai lệch, nhiều từ ngữ thậm chí không hiểu được nữa. Tình hình ấy đã khiến ngôn ngữ học phải nảy sinh trong thời cổ Ấn Độ. Ở Hi Lạp cũng vậy. Ở đây, ngôn ngữ học cũng nảy sinh do nhu cầu bảo toàn và giải thích ngôn ngữ của "Iliad" và "Odyssey". Sau khi ra đời, sự xuất hiện của chữ viết đã thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ học, bởi vì muốn truyền thụ chữ viết từ thế hệ này sang thế hệ khác chẳng những phải hiểu biết bản thân các kí hiệu mà còn phải biết các yếu tố của kết cấu ngôn ngữ do các kí hiệu đó biểu thị. Ở Ấn Độ việc nghiên cứu ngôn ngữ chủ yếu có tính thực tiễn. Nổi bật trong số cácn hà ngôn ngữ họ cổ Ấn Độ là Panini, sống vào khoảng giữa thế kỉ IV và III trước Công nguyê. Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn phải thừa nhận nhữn g quan sát tinh tế và kĩ lưỡng, những sự miêu tả chính xác và độc đáo của Panini đối
  2. với các hiện tượng ngôn ngữ. Các tác phẩm của ông đã giúp cho việc nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ họ hàng ở thế kỉ XIX và giúp cho việc hình thành khái niệm về kết cấu hình thái và ngữ âm của ngôn ngữ văn học cổ Ấn Độ. Ở Hi Lạp, chiều hướng phát triển của ngôn ngữ học ban đầu gắn liền với những tìm tòi về triết học trong các lĩnh vực rộng lớn về tư duy và thực tế. Trong một thời gian dài các nhà triết học cổ Hi Lạp như Platon (Plato, 428–347 trước Công nguyên), Aristôt (Aristotle, 384–322 trước Công nguyên) đã tranh luận về bản chất của từ, mối quan hệ về bản chất của từ với sự vật và tư tưởng. Về sau môn ngữ pháp học đã tách dần ra khỏi áp lực của triết học để trở thành một khoa học độc lập với tên tuổi của các nhà bác học như Aritac, Điônixi, Phơrakixki, Apôloni, Đixcôlơ v.v... Người La Mã cải tiến sơ đồ ngữ pháp của người Hi Lạp và đem áp dụng vào ngôn ngữ của mình. Trong một thời gian dài, các công trình ngữ pháp của người La Mã được coi là mẫu mực, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngữ pháp học thời trung thế kỉ ở Tây Âu. Tiếp thu những thành tựu ngôn ngữ học của người Ấn Độ và Hi Lạp, người Arập (thế kỉ VII–X) đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của ngôn ngữ học. Người Arập đã miêu tả tỉ mỉ và chính xác về ngữ âm, có những tìm tòi đáng chú ý về cú pháp, đặc biệt là họ có nhiều thành tựu về từ điển học. Theo một số tài liệu, Alơ Phirada Cadi đã soạn một cuốn từ điển gồm 100 tập. Ngoài ra, người Arập còn nghiên cứu cả tiếng địa phương và cả các tiếng nước ngoài nữa. Đáng tiếc, những thành tựu ngôn ngữ học cổ đại đã không được phát huy trong những thời kì tiếp theo. Hệ giáo lí và triết học kinh viện thời trung thế kỉ đã đè nặng lên khoa học. Vì vậy, suốt thời trung thế kỉ, ngôn ngữ học không tiến lên được bao nhiêu. Mãi tới thời kì Phục hưng, ngôn ngữ học mới dần dần phục h ưng trở lại.
  3. Do sự phát triển của ngành hàng hải và thương mại, những phát kiến về địa lí và việc xâm chiếm thuộc địa, việc truyền bá đạo Cơ Đốc ra ngoài phạm vi châu Âu và việc phát minh ra máy in mà những người châu Âu làm quen ngày càng nhiều với các ngôn ngữ mới ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ. Do nhu cầu của thực tế, ngôn ngữ học buộc phải vượt ra ngoài cái sơ đồ hệ thống và các quy tắc của ngữ pháp Latin. Các nhà bác học đã hướng vào việc giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn: biên soạn các cuốn từ điển và ngữ pháp của các ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời, việc đối chiếu tài liệu ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của các ngôn ngữ khác nhau cũng được tiến hành, đặt cơ sở cho sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử vào đầu thế kỉ XIX.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2