Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN CỦA HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV)<br />
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ AMIĐAN<br />
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM<br />
Cao Minh Nga*,****, Nguyễn Hoàng Tuấn**, Huỳnh Chí Long***, Trần Thiện Toàn****,<br />
Dương T. Thanh Hương****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Trong những năm gần đây, tần suất ung thư vùng đầu-cổ nhìn chung giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ một<br />
số ung thư vùng khẩu hầu lại tăng, đặc biệt là ung thư amiđan. Trong các ung thư ngoài đường sinh dục, ung<br />
thư amiđan là loại ung thư có liên hệ mật thiết nhất với nhiễm Human papilloma virus (HPV). Ở Việt Nam,<br />
chưa có nghiên cứu nào về HPV trong ung thư amiđan.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV, sự phân bố genotype của HPV trên bệnh nhân ung thư amiđan và tìm<br />
hiểu mối liên quan của nhiễm HPV với tuổi và giới của bệnh nhân.<br />
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. 100 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ung thư amiđan được thu<br />
thập từ 01/01/2011 đến 31/12/2011 tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM. Phát hiện và định genotype HPV bằng<br />
kỹ thuật PCR, Reverse Dot Blot.<br />
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 39%, trong đó tỷ lệ nhiễm đơn type là<br />
94,87%, đồng nhiễm chiếm 5,13% (2/39). Tất cả đều thuộc nhóm HPV nguy cơ cao. HPV 16 chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(80,48%), kế đến là HPV 18 (4,88%). Tất cả các type còn lại đều chiếm tỉ lệ dưới 2,5%. Ở những bệnh nhân nữ,<br />
tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn ở bệnh nhân nam (56,52% so với 33,77%).<br />
Kết luận: Sự hiện diện của các type HPV trong ung thư amiđan khá phổ biến, trong đó HPV 16 chiếm ưu<br />
thế.<br />
Từ khóa: virút Human papilloma, HPV, nhiễm HPV, ung thư amiđan, HPV 16.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DISTRIBUTION OF HUMAN PAPILLOMAVIRUS GENOTYPE IN PATIENTS WITH TONSILLAR<br />
CANCER AT HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL<br />
Cao Minh Nga, Nguyen Hoang Tuan, Huynh Chi Long, Tran Thien Toan, Duong T. Thanh Huong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 – 2013: 22 - 28<br />
Background: In recent years, the overall incidence of head and neck cancers has fallen while the rates of<br />
oropharyngeal cancer especially of the tonsil have increased. Of the non-genital cancers, tonsillar cancer has the<br />
strongest association with Human papillomavirus (HPV). There hasn’t been any research about the association<br />
between HPV infection and tonsil cancer in Vietnam.<br />
Objectives: The research aimed to investigate the HPV prevalence, the genotype distribution of HPV in<br />
patients with tonsil cancer and correlation between the HPV infection and age as well as gender.<br />
Methods: Retrospective, descriptive and cross-sectional method. 100 histological samples were collected at<br />
Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January 1st 2011 to December 31st. HPV detection and genotyping<br />
* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM<br />
** Lớp Y2008B – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM<br />
*** Khoa Xạ 3 – Bệnh viện Ung bướu TP. HCM **** Khoa Xét nghiệm – BV Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên hệ: PGS. TS. Cao Minh Nga<br />
ĐT: 0908361512<br />
Email: pgscaominhnga@yahoo.com<br />
<br />
22<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
were performed by PCR and Reverse Dot Blot hybridisation.<br />
Results: Overall HPV prevalence was 39%. About 94.87% of tonsil cases were infected by a single HPV<br />
type and only 5.13% (2/39) samples were coinfected. All identified were high risk types. HPV 16 was the most<br />
common genotype found in our study, accounting for 80.48% of HPV- positive cases. All other types had<br />
prevalence below 2.5%. HPV prevalence was higher in female than in male cases (56.52% versus 33.77%).<br />
Conclutions: Our study indicates that HPV is strongly associated with tonsil cancer and HPV 16 is the<br />
most frequently identified HPV genotype.<br />
Keywords: Human papillomavirus, HPV, HPV infection, tonsil cancer, HPV 16.<br />
Suất độ theo tuổi của carcinôm amiđan ở nam là<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1,7/100.000 dân và nữ là 0,3/100000 dân(18).<br />
Ung thư vùng đầu-cổ là nhóm ung thư đứng<br />
Những yếu tố nguy cơ chính được biết rõ có<br />
thứ năm trên Thế giới so với các nhóm ung thư<br />
liên quan đến sự gia tăng ung thư vùng hốc<br />
khác với hơn 600000 ca mới mỗi năm(12,15). Trong<br />
miệng và khẩu hầu là việc kết hợp hay riên lẽ<br />
đó carcinôm amiđan là loại ung thư thường gặp<br />
giữa hút thuốc lá và uống rượu; vệ sinh răng<br />
trong các carcinôm vùng đầu cổ, chiếm 13%-15%<br />
miệng kém; người mang răng giả(16,17) cũng như<br />
và khoảng 0,5%-1,5% trong tổng số các loại ung<br />
sự thiếu thốn về điều kiện kinh tế- xã hội(22). Mặt<br />
thư tính chung(19,30). Tại Việt Nam, các ung thư<br />
khác, đã ghi nhận được có sự gia tăng tỷ lệ mắc<br />
vùng hốc miệng và khẩu hầu cũng chiếm tỷ lệ<br />
ung thư tế bào vảy vùng khẩu hầu - đặc biệt<br />
cao. Trong khoảng 15 năm (1956-1970) tại khoa<br />
hạnh nhân lưỡi và amiđan - ở nam giới da trắng<br />
Ung thư, Bệnh viện Bình Dân TP. HCM, có 1737<br />
dưới 50 tuổi không có tiền sử uống rượu hoặc sử<br />
ca ung thư hốc miệng và khẩu hầu chiếm 16,7%<br />
dụng thuốc lá trong thập kỷ qua. Bên cạnh đó,<br />
trong tổng số 10515 ca. Ung thư amiđan là ung<br />
tác giả còn báo cáo về sự hiện diện của virút gây<br />
thư thường gặp nhất của vùng khẩu hầu(16).<br />
u nhú ở người (HPV) trong các khối u vùng<br />
Tần suất chung của ung thư vùng đầu-cổ<br />
khẩu hầu và cho rằng bệnh ác tính này có liên<br />
trong những năm gần đây có giảm. Dường như<br />
quan đến HPV(12). Kể từ những năm 1990, HPV<br />
có sự tương hợp với việc giảm tiêu thụ rượu và<br />
đã được đề nghị như một yếu tố gây nguy cơ<br />
thuốc lá. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tần suất<br />
cho loại bệnh này(18). Qua nhiều nghiên cứu, một<br />
ung thư tại một số vị trí giải phẫu đặc biệt của<br />
số yếu tố mới làm tăng nguy cơ ung thư amiđan<br />
vùng này(12). Tương tự, trong dân số Mỹ từ 1973<br />
đã được quan sát và chứng minh như hành vi<br />
đến 1995, tỷ lệ ung thư Amiđan tăng từ 2% - 3%<br />
tình dục, ung thư đường sinh dục kết hợp với sự<br />
mỗi năm trong khi tỷ lệ các ung thư khác trong<br />
hiện diện của HPV, phụ nữ trên 50 tuổi có tiền<br />
khoang miệng vẫn không thay đổi(5). Tại<br />
sử ung thư cổ tử cung tại chỗ hay chồng của<br />
Stockholm, Thụy Điển, tần suất carcinôm tế bào<br />
những phụ nữ đã từng bị ung thư cổ tử cung.<br />
vảy Amiđan tăng đáng kể, từ 0,74/100000 ngườiNhững hành vi tình dục được đề cập đến là có<br />
năm trong khoảng 10 năm (1970-1979) tăng lên<br />
nhiều đối tác tình dục (≥ 26), quan hệ tình dục<br />
1,65/100000 người-năm trong 7 năm (2000bằng đường miệng với nhiều đối tác (≥ 6), hoặc<br />
2006)(14). Đồng thời cũng ghi nhận được suất độ<br />
có tiền sử quan hệ bằng đường miệng - hậu<br />
theo tuổi của ung thư amiđan tăng gấp 3,5 lần ở<br />
môn(1,4,5,6,10,23,24). Tần suất ung thư amiđan liên<br />
nữ và gấp 2,6 lần ở nam trong khoảng thời gian<br />
quan đến HPV gia tăng là một trong những vấn<br />
từ 1970 đến 2002 tính chung cho cả Thụy Điển(7).<br />
đề sức khỏe cộng đồng mới, gây chú ý cho nhiều<br />
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Nguyễn Thị<br />
nhà khoa học và những người hoạt động trong<br />
Huỳnh Lan khảo sát từ 1993-1998, tỷ lệ carcinôm<br />
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mặc dù chúng ta đã<br />
amiđan là 0,77% trong tổng số các loại ung thư.<br />
có những hiểu biết khá chi tiết về HPV và cơ chế<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
23<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
sinh bệnh của nó. HPV là một trong hai loại virút<br />
được xác định rõ là nguyên nhân sinh u ở người.<br />
HPV là những virút nhỏ, không có màng bọc<br />
ngoài, DNA sợi đôi dạng vòng và nucleocapsid<br />
đối xứng xoắn ốc, viron có đường kính 50-55nm,<br />
capsid gồm 72 tiểu đơn vị capsomer. Dựa vào sự<br />
khác biệt của các đoạn DNA, có thể phân loại<br />
được hơn 100 type của HPV. Các type này được<br />
được chia thành 2 nhóm dựa vào khả năng gây<br />
bệnh: Nhóm nguy cơ thấp: chỉ gây mụn cóc và<br />
những khối u lành tính do bộ gen của chúng tồn<br />
tại độc lập với gen của tế bào ký chủ. Nhóm<br />
nguy cơ cao: bao gồm những type có khả năng<br />
gắn xen DNA của chúng vào bộ gen người, làm<br />
rối loạn sự phân chia tế bào dẫn đến hình thành<br />
các khối u ác tính. Tính sinh u của HPV do 2<br />
protein được mã hóa bởi 2 gen E6 và E7, chúng<br />
can thiệp vào hoạt tính của protein p53 và pRb<br />
do 2 gen ức chế u mã hóa(2,32).<br />
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về HPV chủ<br />
yếu tập trung vào lĩnh vực phụ khoa(3,11,21,24,28,31).<br />
Có một số nghiên cứu về mối liên quan giữa các<br />
type HPV với các loại ung thư khác(20,28) nhưng<br />
chưa có nghiên cứu nào về HPV trong ung thư<br />
amiđan. Chúng tôi tiến hành đề tài “Sự phân bố<br />
kiểu gen của HPV ở bệnh nhân ung thư amiđan<br />
tại BV. Ung bướu TP. HCM” nhằm mục đích:<br />
Xác định tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân<br />
ung thư amiđan.<br />
Khảo sát sự phân bố genotype của HPV<br />
bằng kỹ thuật Reverse Dot Blot.<br />
Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng<br />
nhiễm HPV với tuổi và giới của bệnh nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hồi cứu - thiết kế cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là những týp HPV được phân lập và xác<br />
địng genotype từ những mẫu mô đúc paraffin<br />
bướu amiđan của các bệnh nhân ung thư<br />
amiđan được chẩn đoán và làm giải phẫu bệnh<br />
<br />
24<br />
<br />
tại Khoa GPB, BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh từ<br />
01/01/2011 đến 31/12/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Những mẫu mô đúc paraffin bướu amiđan<br />
của các bệnh nhân khám trong thời gian và địa<br />
điểm nêu trên với chẩn đoán ung thư amiđan<br />
nguyên phát chưa điều trị đặc hiệu. Giải phẫu<br />
bệnh là carcinôm tế bào gai hay carcinôm không<br />
biệt hóa.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Đã xạ trị vùng đầu cổ trước đó, ung thư di<br />
căn hay lan từ nơi khác tới amiđan, mẫu mô đúc<br />
paraffin không đủ mô bướu để phân tích sinh<br />
học phân tử.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lưu hành<br />
HPV cao ở những bệnh nhân ung thư amiđan,<br />
từ 45% đến 75%(12,15,26,32). Cỡ mẫu tối thiểu được<br />
tính theo công thức:<br />
<br />
Z: trị số phân phối chuẩn.<br />
P: tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư<br />
amiđan.<br />
D: độ chính xác của mẫu (sai số 10%).<br />
α: sai lầm độ 1 (0,05).<br />
Nếu P = 75% thì N = 72,3, nếu P = 45% thì N =<br />
95,07.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thực hiện kỹ thuật xác định genotype HPV<br />
tại Phòng Sinh học phân tử - Khoa Xét nghiệm<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,<br />
gồm các bước sau:<br />
- Xử lý bệnh phẩm: loại bỏ paraffin từ mẫu<br />
bệnh phẩm đã được xử lý thường quy tại Khoa<br />
Giải phẫu bệnh BV. Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.<br />
- Định tính HPV bằng phương pháp PCR: Trong<br />
phương pháp PCR, một cặp mồi (primer) được<br />
thiết kế trong vùng gene L1 của bộ gene HPV<br />
nhằm nhân bản một trình tự DNA có kích thước<br />
181 cặp base (trình tự mục tiêu). Sau đó sản<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
phẩm PCR sẽ được phát hiện bằng điện di trên<br />
gel agarose.<br />
- Định type HPV bằng phương pháp lai phân tử<br />
(Reverse Dot Blot): DNA từ mẫu được xác định là<br />
dương tính với HPV sẽ được tái nhân bản bằng<br />
phương pháp PCR với các cặp mồi được gắn<br />
biotin ở đầu 5’, sản phẩm PCR đánh dấu sẽ được<br />
lai phân tử với các mẫu dò đặc hiệu cho các type<br />
HPV đã được cố định sẵn trên màng lai nylon.<br />
Tín hiệu dương tính được phát hiện thông qua<br />
phản ứng tạo màu. Có thể phát hiện được 15<br />
genotype của HPV bao gồm: 4 type nguy cơ thấp<br />
(type 6,11, 42, 71) và 11 type nguy cơ cao (type<br />
16, 18, 33, 39, 45, 51, 52, 53, 58, 66, 68).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ genotype HPV<br />
Đã định danh được 41 genotype HPV trên 39<br />
mẫu dương tính với HPV. Tất cả các type được<br />
phát hiện đều thuộc nhóm HPV nguy cơ cao.<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm các genotype HPV trên một mẫu<br />
bệnh phẩm:<br />
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ nhiễm các genotype HPV trên<br />
một mẫu bệnh phẩm<br />
Số lượng genotype HPV<br />
1 loại<br />
2 loại<br />
<br />
Số bệnh nhân HPV (+)<br />
Tần suất<br />
Tỷ lệ %<br />
37<br />
94,87%<br />
2<br />
5,13%<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm các genotype HPV<br />
<br />
Ghi nhận số liệu vào bảng thu thập số liệu.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 và vẽ<br />
biểu đồ bằng Exel 2007.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong 2 năm (2010 - 2011) chúng tôi ghi<br />
nhận được 103 bệnh nhân thực hiện giải phẫu<br />
bệnh và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuy nhiên<br />
có 3 mẫu bệnh phẩm không đủ số lượng mô<br />
để thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử<br />
nên bị loại. 100 mẫu nghiên cứu được định<br />
tính bằng phương pháp PCR và xác định<br />
genotype bằng kỹ thuật Reverse Dot Blot.<br />
Chúng tôi thu được các kết quả sau:<br />
Bảng 1: Phân bố nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi<br />
Số lượng<br />
7<br />
21<br />
35<br />
21<br />
13<br />
3<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
7%<br />
21%<br />
35%<br />
21%<br />
13%<br />
3%<br />
100%<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm HPV<br />
Tỷ lệ nhiễm HPV được phát hiện bằng kỹ<br />
thuật PCR trong nghiên cứu này là 39%<br />
(39/100 trường hợp).<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Liên quan giữa giới tính và nhiễm HPV:<br />
Bảng 3: Liên quan giữa giới tính và nhiễm HPV<br />
<br />
Đặc tính của mẫu nghiên cứu:<br />
Nhóm tuổi<br />
30-39<br />
40-49<br />
50-59<br />
60-69<br />
70-79<br />
80-89<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ nhiễm các genotype HPV<br />
(n= 41)<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
HPV(+)<br />
Tần<br />
%<br />
suất<br />
26<br />
33,77<br />
13<br />
56,52<br />
<br />
HPV(-)<br />
Tần<br />
%<br />
suất<br />
51<br />
66,23<br />
10<br />
43,48<br />
<br />
Tổng<br />
Tần<br />
%<br />
suất<br />
77<br />
77<br />
23<br />
23<br />
<br />
Liên quan giữa nhiễm HPV và nhóm tuổi<br />
Bảng 4: Liên quan giữa nhóm tuổi và nhiễm HPV<br />
HPV(+)<br />
HPV(-)<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
Tần suất % Tần suất<br />
%<br />
30-39<br />
6<br />
85,71<br />
1<br />
14,29<br />
7<br />
40-49<br />
8<br />
38,10<br />
13<br />
61,90<br />
21<br />
50-59<br />
15<br />
42,86<br />
20<br />
57,14<br />
35<br />
60-69<br />
6<br />
28,57<br />
15<br />
71,43<br />
21<br />
70-79<br />
3<br />
23,08<br />
10<br />
76,92<br />
13<br />
80-89<br />
1<br />
33,33<br />
2<br />
66,67<br />
3<br />
Tổng cộng<br />
39<br />
61<br />
100<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
25<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ nhiễm HPV<br />
Trong 100 mẫu bệnh phẩm được làm xét<br />
nghiệm, tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ<br />
thuật PCR là 39% (39/100 trường hợp) (Biểu đồ<br />
1). Trong đó có 2 mẫu nhiễm cùng lúc 2 type<br />
HPV, chiếm tỷ lệ 2%. Tỷ lệ này khá phù hợp so<br />
với một số nghiên cứu của các tác giả khác trên<br />
thế giới. Nghiên của Mellin và cộng sự đã chỉ ra<br />
rằng HPV hiện diện trong 43% (26/60) trường<br />
hợp ung thư amiđan và chỉ có duy nhất 2%<br />
(1/60) trường hợp bị đồng nhiễm HPV 16 và<br />
HPV 33 (từ năm 1984 đến 1996)(13). Trong một<br />
nghiên cứu phát hiện HPV bằng kỹ thuật giải<br />
trình tự chuỗi DNA thực hiện tại Úc đã cho thấy<br />
46% (31/67) có HPV(+)(9). Trong bài tổng quan<br />
của mình viết năm 2003, Syrjanen cho thấy 51%<br />
(221/432) mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện<br />
HPV(27). Một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ lệ<br />
nhiễm HPV cao hơn nhiều. Như kết quả từ một<br />
nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp, tỷ lệ dương<br />
tính HPV khá cao, 57% (106/185) số ca ung thư<br />
Amiđan được khảo sát(8). Một số tác giả khác tiến<br />
hành nghiên cứu tại địa hạt Stockholm trong vài<br />
thập kỷ qua đã ghi nhận tỷ lệ ung thư amiđan<br />
dương tính HPV diễn tiến theo chiều hướng<br />
ngày càng tăng đáng kể, 23% (7/30) trong những<br />
năm của thập kỷ 70, 29% (12/42) trong thập kỷ<br />
80, 57% (48/84) trong thập kỷ 90, và 68% (32/47)<br />
từ năm 2000 đến 2002(7). Sự sai khác này có thể<br />
một phần do sự khác biệt về cỡ mẫu, phương<br />
pháp và kỹ thuật phân tích DNA của từng<br />
nghiên cứu cũng như sự chi phối của các yếu tố<br />
nguy cơ khác như rượu, thuốc lá và hành vi tình<br />
dục ở mỗi vùng lãnh thổ hay địa phương có thể<br />
khác nhau.<br />
<br />
Genotype HPV<br />
*Sự phân bố tỷ lệ đồng nhiễm các genotype<br />
HPV trên một mẫu bệnh phẩm<br />
Số liệu nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy chỉ có<br />
5,13% bệnh nhân đồng nhiễm 2 loại type HPV,<br />
trong đó đều là những genotype nguy cơ cao.<br />
Kết quả này khá phù hợp với những nghiên cứu<br />
<br />
26<br />
<br />
của các tác giả khác trên thế giới. Syrjanen nhận<br />
thấy trong 221 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện<br />
HPV thì chỉ có dưới 5% đồng nhiễm các<br />
genotype khác nhau(27), và chỉ có 4% bệnh phẩm<br />
trong lô nghiên cứu bị đồng nhiễm theo nghiên<br />
cứu đa trung tâm tại Pháp của St Guily(8).<br />
<br />
*Tỷ lệ nhiễm từng genotype HPV:<br />
Theo kết quả có được từ kỹ thuật Reverse<br />
Dot Blot (Biểu đồ 2), một mẫu bệnh phẩm có thể<br />
bị đơn nhiễm hoặc đồng nhiễm 2 loại type HPV<br />
khác nhau. Trong 39 mẫu bệnh phẩm có HPV(+),<br />
chúng tôi thu được 41 lượt HPV. Tất cả các type<br />
được phát hiện đều thuộc nhóm HPV nguy cơ<br />
cao. HPV 16 là genotype chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(80,48%), HPV 18 chỉ hiện diện ở 4,88%, các<br />
genotype còn lại (33,51, 52, 58, 59, 66) đều dưới<br />
2,5%. Kết quả này phù hợp với số liệu mà một số<br />
tác giả đã báo cáo, HPV 16 chiếm 84% trong tổng<br />
số 221 mẫu bệnh phẩm có HPV(+) trong nghiên<br />
cứu của Syrjanen(27), và 89% trong nghiên cứu<br />
của St Guily(8).<br />
<br />
Mối liên hệ giữa giới tính và nhiễm HPV<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3),<br />
tỷ lệ bệnh phẩm có HPV(+) theo giới ở nữ cao<br />
hơn nam (56,52% so với 33,77%). Trong khi, tỷ<br />
lệ nam mắc ung thư amiđan chiếm đa số<br />
(77%). Kết quả tương tự cũng được Mellin H.<br />
ghi nhận (65% ca ở nữ so với 35% ca ở nam bị<br />
ung thư amiđan) (13). Những kết quả này có thể<br />
được lý giải một phần là do sự phân bố các<br />
yếu tố nguy cơ khác nhau giữa nam và nữ như<br />
uống rượu và hút thuốc lá từ lâu được nhận<br />
thấy ở nam giới nhiều hơn nữ giới.<br />
<br />
Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và nhiễm HPV<br />
Tuổi trung bình của đối tượng trong lô<br />
nghiên cứu là 56,22 tuổi, đa số tập trung ở nhóm<br />
tuổi 50-59 (chiếm 35%), tỷ lệ tính chung cho<br />
nhóm tuổi từ 40-69 là 77%. Nhóm tuổi 80-89<br />
chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%) (Bảng 1). Chúng tôi<br />
không ghi nhận trường hợp nào dưới 30 tuổi.<br />
Do sự phân bố bệnh nhân không đồng đều<br />
giữa các nhóm tuổi trong lô nghiên cứu, chúng<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />