intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển của bé: Điều gì xảy ra trong 3 tháng đầu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2-3 tháng đầu đời của bé là quãng thời gian quan trọng và phấn khích nhất - là lúc nhiều sự phát triển quan trọng diễn ra. Bé không chỉ bắt đầu thành thạo các kỹ năng cảm giác, như nhìn và nghe, mà còn bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động và giao tiếp. Mỗi ngày trôi qua, bạn lại thấy sự phát triển các đặc điểm tính cách khác nhau. Sự phát triển cảm giác Ðể bé trở thành một phần trong thế giới của bạn là điều quan trọng nhất mà bạn có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển của bé: Điều gì xảy ra trong 3 tháng đầu

  1. Sự phát triển của bé: Điều gì xảy ra trong 3 tháng đầu 2-3 tháng đầu đời của bé là quãng thời gian quan trọng và phấn khích nhất - là lúc nhiều sự phát triển quan trọng diễn ra. Bé không chỉ bắt đầu thành thạo các kỹ năng cảm giác, như nhìn và nghe, mà còn bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động và giao tiếp. Mỗi ngày trôi qua, bạn lại thấy sự phát triển các đặc điểm tính cách khác nhau. Sự phát triển cảm giác Ðể bé trở thành một phần trong thế giới của bạn là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để phát triển cảm giác của bé. Các cảm giác nhìn, nghe và sờ của bé sẽ phát triển cùng với việc tiếp xúc với các hoạt động thường ngày. Ví dụ, việc xem bạn gấp quần áo cho bé cơ hội nhìn thấy các màu sắc và chuyển động, nghe tiếng bạn nói và thậm chí cảm nhận được kết cấu của các loại vải khác nhau khi bạn xoa chúng lên má bé. Bé sẽ bị quyến rũ bởi thế giới âm thanh và hoạt động trong nhà.
  2. - Nhìn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bé trong những ngày đầu là học cách nhìn tập trung. ở tuổi này, bé thường cố tập trung cả hai mắt để nhìn một vật. Vì bé ở tuổi này thường có tư thế "đấu kiếm" - với một tay vòng ra sau đầu và một tay đưa ra trước, nên bé luôn có một cánh tay và một nắm đấm để tập cách nhìn chăm chú. Và độ dài một cánh tay này là tầm nhìn lý tưởng cho bé, vốn thường hơi bị cận thị. Tạo kích thích thị giác cho bé rất đơn giản. Hoạt động thường ngày của bạn rất hấp dẫn bé. Chỉ nguyên việc xem bạn nấu ăn, làm vườn hoặc tập thể dục đã cho bé cơ hội được quan sát sự chuyển động và màu sắc. Những thứ khác có thể làm bé thích thú là lá cây, chim chóc và ô tô chạy ngoài cửa sổ, trẻ em chơi đùa, miệng và nét mặt bạn khi nói, quạt trần và gương. Bé có thể nhìn mọi thứ từ những đồ lặt vặt trên giá đến tấm thảm trải sàn. Ngoài nắm tay và các khuôn mặt, những vật đơn giản có độ tương phản cao như một bàn cờ vẽ ô đen trắng hay khuôn mặt được vẽ bằng những nét đơn giản cũng rất lôi cuốn bé. Đến 2 tháng tuổi, bé bắt đầu thích những thiết kế, màu sắc, kích cỡ và hình dạng khác nhau phức tạp hơn. Trong khi thạo cách nhìn tập trung, bé cũng học cách nhìn theo những vật chuyển động.
  3. - Nghe. Bé khoảng 1 tháng tuổi sẽ phản ứng với tiếng động mạnh, phản ứng của bé bao gồm chớp mắt, giật mình, cau mày và thức giấc. Những tiếng động nhẹ cũng gây ra phản ứng, như tăng cử động hoặc thay đổi động tác mút. Tuy nhiên, bé dễ dàng trở nên quen với tiếng động và sẽ chẳng bận tâm đến nếu chúng lặp lại. Bạn có thể nhanh chóng phân biệt được phản ứng tích cực và tiêu cực của bé với một số âm thành. Có lẽ âm thanh hay gây được phản ứng tích cực nhất là tiếng người. Bé sẽ thích nghe bạn trò chuyện hoặc hát. Khi được 2 tháng, hơn một nửa số bé nhận ra giọng nói của bố mẹ và phản ứng bằng những thay đổi trong cử động và nét mặt. Bé cũng sẽ đi tìm mẹ khi nghe thấy giọng nói, đưa mắt hoặc quay đầu để tìm nơi phát ra âm thanh quen thuộc. - Sờ mó. Xúc giác của con người là điều sống còn đối với mọi trẻ em. Bé cần tiếp xúc trực tiếp nhiều với Cha và Mẹ để học được về sự an toàn, tin cậy và tình yêu thương. Hãy vỗ về, âu yếm, ôm hôn và dành thật nhiều tình yêu thương cho bé. Không ai có thể dạy bé những điều này tốt hơn bạn và chồng của bạn. Mặc dù không gì thay thế được cho cảm giác xúc giác về người, song những thay đổi trong kết cấu và môi trường cũng kích thích sự
  4. phát triển của bé. Bé thường thích những tầm thảm xơ, mép chăn bằng satanh, luồng gió ấm, quần áo ấm lấy ra từ máy sấy và đồ chơi nhồi bông. Phát triển vận động Trong 2 tháng đầu, bé cũng rất cố gắng phát triển vận động - khả năng phối hợp những cử động lớn và nhỏ. Kỹ năng vận động bao gồm những hoạt động như dướn, lăn, bò và đi, cũng như cầm nắm, với và chỉ. Bạn có thể thấy những điều sau trong những tháng đầu. Phản xạ. Những phản xạ giật cục đột ngột từ khi sinh - như phản xạ giật mình, trườn và nắm chặt - vẫn còn. Nhưng bé cũng tập vươn người, di chuyển và quan sát. Bạn sẽ sớm thấy cử động của bé trở nên khéo léo và có kiểm soát hơn. - Đầu và cổ khỏe hơn: Mỗi ngày, cơ cổ của bé lại khoẻ hơn một chút. Đến 2 tháng tuổi, nhiều bé có thể giữ được đầu không bị nghiêng sang bên - mặt nhìn thẳng lên trần - khi nằm ngửa. Khi nằm sấp, bé có thể nhấc đầu lên khoảng 45o. Mặc dù cơ cổ của bé đã khỏe hơn, chúng chưa thể hoàn toàn đỡ được đầu. Nếu bạn nắm lấy tay và nhẹ nhàng kéo bé ngồi dậy, bạn sẽ thấy đầu bé vẫn ngửa ra sau. Bạn vẫn cần đỡ đầu khi nhấc hoặc bế bé.
  5. - Di chuyển nhiều hơn. Trong 2 tháng đầu, bé đang học cách di chuyển xung quanh. Không được để bé một mình trên bàn thay đồ hay trên mặt phẳng cao. Không thể chủ quan là bé sẽ nằm yên một chỗ. Bé có thể dùng chân để đạp lên mặt phẳng và xoay tít. Và mặc dù mới đang học cách lăn, bé có thể bất ngờ lao lên bởi những động tác kiểu giật cục. Biết và hiểu sự phát triển vận động của bé sẽ giúp bạn chọn những hoạt động vui chơi phù hợp với kỹ năng của bé. Trong 6 tháng đầu tiên, bé sẽ thích những trò chơi có nhìn, nghe, mút, và sờ mó. Và trong 2 tháng đầu, bé sẽ bị lôi cuốn bởi những hình ảnh và âm thanh thú vị. Phát triển giao tiếp Lúc 2 tháng tuổi, hầu hết các tương tác xã hội của bé rất khó nhận thấy. Tuy nhiên, có những bước phát triển cụ thể cho thấy bé tiếp tục thích thú thiết lập những mối quan hệ. Trong 2 tháng đầu đời, bé sẽ học cười. Mặc dù, những nụ cười đầu tiên hầu hết là ngẫu nhiên, bé sẽ nhanh chóng bắt đầu c ười để đáp lại tiếng nói, cười hoặc tiếng hát của bạn. Trong tháng thứ hai, hầu hết các bé bắt đầu biểu hiện tâm trạng và sự thích thú bằng nụ c ười. Đến 2 tháng tuổi, hơn một nửa số bé có thể nhận ra cha mẹ. Bé thể hiện điều này bằng cách phản ứng
  6. với cha mẹ khác với những người khác và dễ cười với bố mẹ hơn là với người lạ. Bé cũng bắt đầu nhận ra đồ vật bằng cách nhìn, ngay cả trước khi bé được sờ hoặc nếm chúng. Ví dụ bé thường há miệng đòi ăn khi nhìn thấy bình sữa. Trong 2 tháng đầu, hầu hết các bé bắt đầu gừ gừ và ê a. Một số ít bé cũng bắt đầu kêu ré lên và cười khanh khách. Hầu hết các bé tiếp tục tạo ra tiếng động khi mút để trấn an và làm dịu. Mặc dù ở độ tuổi này bé chưa hiểu được những lời bạn nói, nhưng hãy nói với bé bằng giọng dịu dàng. Đến 2 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu trò chơi gừ gừ. Nếu bạn đáp lại tiếng gừ gừ, bé có thể "nói" với bạn theo kiểu bắt chước. Thậm chí nếu bé không phản ứng bằng cách phát âm, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong cử động của bé khi bạn nói. Khoảng 1/2 số trẻ 2 tháng tuổi có phản ứng đặc trưng với những âm thanh thân thuộc, như giọng nói của cha mẹ. Bé sẽ đưa mắt hoặc quay đầu về hướng có tiếng cha mẹ, ngay cả khi bé không nhìn thấy. Khi bạn nói chuyện mặt đối mặt với bé, hãy cho bé cơ hội đáp lại, cho dù thông qua phát âm hoặc cử động cơ thể. Ngay cả khi không nói chuyện trực tiếp, bé vẫn thích nghe tiếng nói của bạn vang trong phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2