intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tham của công chức vào việc xây dựng văn hóa công sở tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này khảo sát, đánh giá sự tham gia của công chức vào việc xây dựng văn hóa công sở tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Đối tượng khảo sát là 6 công chức đang làm việc tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy, sự tham gia của công chức vào hoạt động xây dựng văn hóa công sở khá phổ biến và đem lại lợi ích chung cho cả cơ quan. Các kiến nghị phổ biến giúp nâng cao sự tham gia của công chức vào quá trình xây dựng văn hóa công sở cũng được trình bày trong nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tham của công chức vào việc xây dựng văn hóa công sở tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

  1. SỰ THAM CỦA CÔNG CHỨC VÀO VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Trần Thị Kim Hương 1. Lớp D20QLNN01, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nghiên cứu này khảo sát, đánh giá sự tham gia của công chức vào việc xây dựng văn hóa công sở tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Đối tượng khảo sát là 6 công chức đang làm việc tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy, sự tham gia của công chức vào hoạt động xây dựng văn hóa công sở khá phổ biến và đem lại lợi ích chung cho cả cơ quan. Các kiến nghị phổ biến giúp nâng cao sự tham gia của công chức vào quá trình xây dựng văn hóa công sở cũng được trình bày trong nghiên cứu này. Từ khóa: Công chức, văn hóa công sở 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, văn hóa công sở đã và đang được các cơ quan hành chính Nhà nước quan tâm và chú trọng. Việc tuân thủ quy định về văn hóa công sở không chỉ mang lại kết quả hiệu quả trong hoạt động, mà còn giúp các cơ quan hành chính của Nhà nước tạo được sự thiện cảm tốt từ phía người dân khi họ tới làm việc. Điều này tạo ra một bầu không khí làm việc hăng hái và nhiệt tình, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của tổ chức. Trong những năm gần đây, việc xây dựng môi trường văn hóa hay còn được gọi là văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của các yếu tố cả chủ quan và khách quan. Hiện nay, tuy công tác xây dựng văn hóa công sở đã có nhiều chuyển biến chuyển biến tích cực sau một thời gian thực hiện Quyết định 127/2007/QĐ-TTg và nay là Quyết định 1847/QĐ-TTg thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Việc thiếu tôn trọng hoặc coi thường kết quả công việc của đồng nghiệp là một trong những thực trạng tồn tại ở một số nơi làm việc hiện nay. Quy chế về văn hóa công sở hiện vẫn còn mang tính hình thức và chưa đạt được chất lượng cao. Các vấn đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp và ứng xử chưa đáp ứng đúng chuẩn mực, gây ảnh hưởng tiêu cực. Vẫn còn một số công chức có trang phục không phù hợp, tác phong công tác tùy tiện và thiếu tính kỷ luật. Ngoài ra, nhiều công chức vẫn thiếu kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ và chưa biết sử dụng hiệu quả các phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ như ánh mắt, khuôn mặt và cử chỉ để tạo sự thân thiện và cởi mở, thường mang thái độ lạnh lùng thay vì thân thiện và cởi mở. (Ngoan, 2023). 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam đã có rất nhiều sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu thành công về vấn đề văn hóa công sở nói chung trên nhiều khía cạnh như: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản cuốn sách: “Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở” năm 2012, do tác giả Võ Bá Đức, nhà nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa biên soạn. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu, chắt lọc và tổng hợp rất nhiều tư liệu được chính tác giả sưu tập kết hợp với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế qua nhiều năm. Hay cuốn sách “Văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp nơi công sở” của nhà xuất bản Lao động năm 2013. Cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa công sở và các cách để xử lý nhiều tình huống giao tiếp trong môi trường làm việc của cơ quan, tổ chức. 515
  2. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi (2014), trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ về luật học, tác giả nhằm tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở Hà Nội, Việt Nam. Các quy định chủ yếu được tác giả tập trung nghiên cứu bao gồm Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, các Pháp lệnh về cán bộ công chức hiện còn hiệu lực và Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 về việc ban hành Luật Cán bộ công chức. Trên tinh thần kế thừa và phát huy những nội dung, hệ thống lí thuyết của các công trình nghiên cứu trên, tác giả đã có tài liệu để khai thác, tiếp tục hoàn thiện bài báo cáo thực tập của tác giả. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu, khảo sát cụ thể về sự tham gia của công chức vào việc xây dựng văn hóa công sở tại Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, đó là nhiệm vụ nghiên cứu của bài báo cáo. 2.2. Khung lý thuyết Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 quy định về công chức theo đó, Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Văn hóa công sở là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo (Hương, 2022). Văn hóa công sở có 4 nội dung chính bao gồm: (1) tôn trọng và lịch sự, (2) trang phục và phong cách làm việc, (3) giao tiếp, (4) tôn trọng sự đa dạng. Thông qua các nội dung trên nói trên đại diện cho những giá trị cốt lõi của văn hóa công sở là tôn trọng, lịch sự, trung thực. Chính vì vậy dựa trên các nội dung về văn hóa công sở, tác giả đã đề xuất về 4 nội dung cần phải sự tham gia của công chức. 4 nội dung đó bao gồm: công chức tham gia xây dựng nề nếp, tác phong ở nơi làm việc, công chức tham gia xây dựng quy tắc trang phục nơi làm việc, công chức tham gia xây dựng văn hóa ứng xử và công chức tham gia xây dựng bầu không khí. Công chức tham gia xây dựng nề nếp, tác phong ở nơi làm việc Công chức tham gia xây dựng nề nếp, tác phong ở những nội dung như là tuân thủ giờ giấc, quy định nơi làm việc cũng như là cách giao tiếp cho phù hợp (Hà, 2022). Không làm những việc gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả cơ quan. Việc xây dựng nề nếp tác phong ở nơi làm việc giúp tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và tạo động lực cho công chức thực hiện công việc một cách tốt nhất. Công chức tham gia xây dựng quy tắc trang phục nơi làm việc. Các công chức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa và quy tắc trong môi trường công sở (Thanh, 2023). Công chức cần tuân thủ các quy tắc trang phục theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Chính phủ về Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước. Công chức tham gia xây dựng văn hóa ứng xử. Văn hóa công sở được xây dựng trên nền tảng của văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ công chức hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở. Cách ứng xử văn hóa trong môi trường công sở mang lại nhiều lợi ích quan trọng, góp phần xây dựng niềm tin và sự đoàn kết thống nhất cho toàn bộ cộng đồng làm việc. Điều này tạo ra một không khí làm việc cởi mở, tích cực, giúp cán bộ nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của mình (Vân, 2020). 516
  3. Công chức tham gia xây dựng bầu không khí Công chức tham gia xây dựng không khí làm việc góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công sở trong môi trường làm việc công quyền. Văn hóa công sở là tập hợp các giá trị, hành động xử lý, quy tắc và quyền lợi của cộng đồng nhằm tạo ra không gian làm việc chuyên nghiệp và hòa đồng (Hạnh, 2020). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu Hướng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. Tác giả tiến hành lập ra phiếu khảo sát cho 6 công chức đang làm việc tại phòng Nội vụ. Sau khi nhận được kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm excel và ra được kết quả. Từ kết quả đó, tác giả bắt đầu phân tích và đưa ra các kiến nghị phù hợp. Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm các bước như sau: Xác định vấn đề, mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý thông tin phù hợp, thu thập thông tin thông qua bảng khảo sát, ghi nhận và xử lý thông tin thu được, nhập dữ liệu và lập bảng. Thông qua kết quả thu được từ bảng khảo sát, tác giả sẽ có được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu này là 06 công chức của phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Trong đó, có giới tính nam 4 người chiếm 66,7%, giới tính nữ 2 người chiếm 33,3%. Chức vụ, chức danh bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 4 chuyên viên. 3.3. Thu thập dữ liệu Phiếu khảo sát được phát cho công chức phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Công chức tham gia nghiên cứu trả lời phiếu khảo sát trong thời gian 30 phút và gửi lại sau khi đã hoàn thành. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công chức tham xây dựng nề nếp, tác phong nơi làm việc Kết quả khảo sát được sự tham gia của công chức về việc xây dựng nề nếp, tác phong nơi làm việc thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1. Công chức tham xây dựng nề nếp, tác phong nơi làm việc Tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng Rất không ý đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Tuân thủ giờ giấc tại nơi làm việc thể hiện sự chuyên 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 0 0% 0 0% nghiệp của ông/bà. Giữ gìn vệ sinh và sạch sẽ trong nơi làm việc giúp ông/bà 5 83,3% 0 0% 1 16,7% 0 0% 0 0% thoải mái và duy trì được nề nếp tại cơ quan. Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Đa số công chức đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận định Giữ gìn vệ sinh và sạch sẽ trong nơi làm việc giúp ông/bà thoải mái và duy trì được nề nếp tại cơ quan nhận được nhiều sự đồng tình nhất chiếm tỷ lệ 83,3% lựa chọn rất đồng ý. Điều này cho thấy đặc điểm công việc của Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ mới giúp tinh thần thoải mái và duy trì được nề nếp tại cơ quan. 517
  4. 4.2. Công chức tham gia xây dựng quy tắc trang phục nơi làm việc. Kết quả khảo sát được sự tham gia của công chức về việc xây dựng quy tắc trang phục nơi làm việc thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2. Công chức tham xây dựng quy tắc trang phục Tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Mặc những trang phục phù hợp góp phần xây dựng văn hóa công sở. 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 0 0% 0 0% Khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện văn minh, trang phục 5 83,3% 1 16% 0 0% 0 0% 0 0% phải phù hợp. Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài Theo kết quả khảo sát từ bảng số 2, hầu hết công chức phòng Nội vụ đều đồng ý với các nhân định được đưa ra. Và mọi người đều đồng ý cho rằng xây dựng quy tắc trang phục nơi làm việc là đều hết sức cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở. Nhận định khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện văn minh, trang phục phải phù hợp được nhiều công chức lựa chọn rất đồng ý cao nhất chiếm tỷ lệ 83,3%. 4.3. Công chức tham gia xây dựng văn hóa ứng xử Kết quả khảo sát được sự tham gia của công chức về việc xây dựng văn hóa ứng xử thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3. Công chức tham xây dựng văn hóa ứng xử Tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không Rất không đồng ý đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Sự giao tiếp mở và hiệu quả giúp ông/bà và đồng nghiệp hiểu rõ nhiệm vụ và mục 3 50% 3 50% 0 0% 0 0% 0 0% tiêu công việc. Kỹ năng phát ngôn tốt, chuẩn mực càng 5 83,3% 1 33,3% 0 0% 0 0% 0 0% làm nổi bật bật tính chuyên nghiệp và cách ứng xử thanh lịch của ông/bà tại công sở. Sự giao tiếp giữa ông/bà và đồng nghiệp thông qua việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giúp tăng cường kiến thức và kỹ 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 0 0% 0 0% năng của cả hai bên. Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài Theo kết quả từ bảng số 3 có thể thấy được tham gia của công chức vào việc xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử. Nhận định kỹ năng phát ngôn tốt, chuẩn mực càng làm nổi bật bật tính chuyên nghiệp và cách ứng xử thanh lịch của ông/bà tại công sở chiếm tỷ lệ 83,3% lựa chọn rất đồng ý. Những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với công chức đặc biệt là công chức lãnh đạo. Sự tự tin, phát ngôn tốt ở đám đông là một những chìa khóa dẫn đến sự thành công của nhiều nhà lãnh đạo. 4.4. Công chức tham gia xây dựng môi trường làm việc Kết quả khảo sát được sự tham gia của công chức về việc xây dựng môi trường làm việc thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4. Công chức tham xây dựng bầu không khí Tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % 518
  5. Môi trường làm việc của ông/bà khuyến khích sự 3 50% 2 33,3% 1 16,7% 0 0% 0 0% hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức. Xây dựng bầu không khí làm việc sẽ tạo một môi 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 0 0% 0 0% trường làm việc thoải mái góp phần nâng cao hiệu suất công việc. Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Theo kết quả bảng 4 có thể thấy nhận định xây dựng bầu không khí làm việc sẽ tạo một môi trường làm việc thoải mái góp phần nâng cao hiệu suất công việc có số lượng công chức chọn mức độ rất đồng ý và đồng ý cao nhất chiếm tỷ lệ 66,7%. Trong thực tế, công chức phòng Nội vụ luôn cùng nhau xây dựng một môi làm việc thoải mái và lành mạnh, hạn chế sự cạnh tranh giữa công chức với nhau. 5. KẾT LUẬN Văn hóa công sở đã trở thành yếu tố ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Từ tổ chức quản lý, quan hệ nội và ngoại cho đến cách ứng xử giữa các thành viên trong cơ quan. Văn hóa tạo nên bản sắc của tổ chức, giúp phân biệt giữa các tổ chức này với các tổ chức khác. Trong một môi trường văn hóa công sở mạnh, các thành viên có nhận thức rõ về vai trò của mình trong tổng thể, họ làm việc vì mục tiêu chung và cùng nhau khuyến khích quá trình đổi mới và sáng tạo. Văn hóa công sở thực chất là tập hợp các giá trị ứng xử trong môi trường làm việc công sở, phản ánh đạo đức và lối sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Xây dựng văn hóa công sở bản chất là việc hình thành một đội ngũ cán bộ công chức mới, với phẩm chất cách mạng đầy đủ gồm "Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng", đóng vai trò nền tảng cho việc xây dựng một phong cách làm việc phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gaskell, A. (2021, 8 30). What Happens When The Values Of Civil Servants And Their Politicians Clash? Retrieved from Forbes: https://www.forbes.com/sites/adigaskell/2021/08/30/what-happens- when-the-values-of-civil-servants-and-their-politicians-clash/?sh=5c5270283562 2. Hà, V. (2022, 10 12). Xây dựng tác phong làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện phục vụ người dân và doanh nghiệp. Retrieved from Sở văn hóa và thể thao thành phố Thủ Dầu Một: http://sovhtt.hanoi.gov.vn/xay-dung-tac-phong-lam-viec-van-minh-chuyen-nghiep-than-thien-phuc-vu- nguoi-dan-va-doanh-nghiep/ 3. Hạnh, L. T. (2020, 9 17). Môi trường làm việc – yếu tố quan trọng nhằm phát huy sức mạnh của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Retrieved from Tạp chí Quản lý Nhà nước: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/09/17/moi-truong-lam-viec-yeu-to-quan-trong-nham-phat-huy-suc- manh-cua-can-bo-cong-chuc-trong-thuc-thi-cong-vu/ 4. Heinz, K. (2023, 2 4). What Is Work Culture? 11 Ways to Build a Positive Environment. Retrieved from Builtin: https://builtin.com/company-culture/positive-work-culture 5. Ngoan, Đ. M.-N. (2020, 9 10). Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước . Retrieved from Tạp chí Quản lý Nhà nước: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/09/10/xay-dung-van- hoa-cong-so-trong-cac-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc/ 519
  6. 6. Phòng, N. H. (2020, 7 7). Vai trò của văn hóa công sở với sự phát triển nền hành chính công vụ ở nước ta hiện nay. Retrieved from tạp chí cộng sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/- /2018/816930/vai-tro-cua-van-hoa-cong-so-voi-su-phat-trien-nen-hanh-chinh-cong-vu-o-nuoc-ta-hien- nay.aspx 7. Quân, M. (2019, 9 16). Văn hóa ứng xử - Sức mạnh mềm của thành công. Retrieved from Tạp chí tổ chức Nhà nước: https://tcnn.vn/news/detail/45269/Van-hoa-ung-xu---Suc-manh-mem-cua-thanh- cong.html 8. Thức, N. H. (2021, 11 30). Xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Retrieved from Tạp chí ban tuyên giáo trung ương: https://www.tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua- dang-vao-cuoc-song/xay-dung-moi-truong-van-hoa-cong-so-lanh-manh-dan-chu-doan-ket-nhan-van- 136923#:~:text=X%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20m%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng %20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20c%C3%B4ng%20s%E1%BB%9F,c 520
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2