Sự thăng tiến của cựu người học thạc sĩ Y tế công cộng tại khu vực Tây Nam Bộ tốt nghiệp Trường Đại học Y tế công cộng giai đoạn 2010 – 2019
lượt xem 4
download
Bài viết mô tả vị trí việc làm và sự thăng tiến của cựu người học thạc sĩ Y tế công cộng (ThSYTCC) tại khu vực Tây Nam Bộ của trường Đại học Y tế công cộng giai đoạn 2010-2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu định lượng bằng bộ câu hỏi tự điền. Số liệu được thu thập năm 2020 bằng cách gửi phiếu online dưới dạng google forms tới toàn bộ 167 cựu người học ThSYTCC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự thăng tiến của cựu người học thạc sĩ Y tế công cộng tại khu vực Tây Nam Bộ tốt nghiệp Trường Đại học Y tế công cộng giai đoạn 2010 – 2019
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC Sự thăng tiến của cựu người học thạc sĩ Y tế công cộng tại khu vực Tây Nam Bộ tốt nghiệp Trường Đại học Y tế công cộng giai đoạn 2010 – 2019 Dương Thị Tiến1*, Nguyễn Thanh Hà1, Nguyễn Ngọc Bích1 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả vị trí việc làm và sự thăng tiến của cựu người học thạc sĩ Y tế công cộng (ThSYTCC) tại khu vực Tây Nam Bộ của trường Đại học Y tế công cộng giai đoạn 2010-2019 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu định lượng bằng bộ câu hỏi tự điền. Số liệu được thu thập năm 2020 bằng cách gửi phiếu online dưới dạng google forms tới toàn bộ 167 cựu người học ThSYTCC. Kết quả: Tỷ lệ tham gia nghiên cứu là 65,9%. Kết quả phát vấn thu được từ 110 cựu người học cho thấy sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ThSYTCC có 16,4% cựu người học chuyển cơ quan công tác, 30,9% cựu người học thay đổi vị trí công tác. Trong đó, hiện nay 64,5% cựu người học công tác tại tuyến tỉnh và 43,6% làm công tác về y tế dự phòng. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, cơ quan công tác và lĩnh vực công tác của cựu người học ThSYTCC không có sự thay đổi nhiều. Do cơ quan điều động, được bổ nhiệm/cất nhắc và việc thực hiện triển khai mô hình CDC tuyến tỉnh/trung tâm y tế huyện 2 chức năng là những lý do ảnh hưởng đến sự thăng tiến của cựu người học ThSYTCC khu vực Tây Nam Bộ sau khi tốt nghiệp. Từ khoá: Sự thăng tiến, vị trí việc làm, đào tạo, thạc sĩ y tế công cộng. ĐẶT VẤN ĐỀ mở rộng địa bàn đào tạo ra một số tỉnh của Khu vực Tây Nam Bộ. Sau gần 10 năm tham Nhân lực luôn được coi là nguồn lực không gia đào tạo tại khu vực này, với mong muốn thể thiếu trong mọi lĩnh vực, quyết định tới tìm hiểu sự thăng tiến của cựu người học sự thành bại, tăng trưởng và phát triển của tại khu vực Tây Nam Bộ sau khi tốt nghiệp ngành nghề đó, ngành y tế cũng không phải chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này với là ngoại lệ. Việc đào tạo được đội ngũ nhân mục tiêu: Mô tả vị trí việc làm và sự thăng lực y tế đảm bảo về số lượng và chất lượng, tiến của cựu người học ThSYTCC tại khu vực góp phần thúc đẩy phát triển và công bằng xã Tây Nam Bộ của Trường ĐHYTCC giai đoạn hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người 2010-2019. dân không chỉ là mối quan tâm của Ngành Y tế nói riêng, mà còn là mối quan tâm chung toàn xã hội. Trường Đại học Y tế công cộng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (ĐHYTCC) đã tiên phong đào tạo Thạc sỹ YTCC từ năm 1997. Năm 2010, được sự cho Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường đã hợp giữa định lượng và định tính *Địa chỉ liên hệ: Dương Thị Tiến Ngày nhận bài: 08/12/2020 Email: dtt2@huph.edu.vn Ngày phản biện: 01/8/2021 1 Trường Đại học Y tế công cộng Ngày đăng bài: 30/10/2021 93
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên kê mô tả được áp dụng để đáp ứng mục tiêu cứu được triển khai từ tháng 3-6/2020. Nghiên nghiên cứu. Toàn bộ các cuộc PVS được ghi cứu được triển khai tại Đồng Tháp và Tiền âm, gỡ băng và tổng hợp lại theo các chủ đề Giang (phỏng vấn sâu) và các tỉnh tại khu vực đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Tây Nam Bộ có cựu người học ThSYTCC đang công tác thông qua bộ câu hỏi tự điền Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được Hội gửi qua email và bưu điện. đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng thông qua và cho phép triển khai theo quyết Đối tượng nghiên cứu: Cựu người học định số 51/2020/YTCC-HD3 ngày 20/02/2020. ThSYTCC và cán bộ quản lý của cựu người học ThSYTCC tại khu vực Tây Nam Bộ của Trường ĐHYTCC giai đoạn 2010-2019. KẾT QUẢ Cỡ mẫu, chọn mẫu Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ 167 Trong tổng số 167 cựu người học ThSYTCC học viên tốt nghiệp ThSYTCC tại khu vực tại khu vực Tây Nam Bộ tốt nghiệp giai đoạn Tây Nam Bộ giai đoạn 2010-2019 theo tỉnh 2010 - 2019, có 110 người đã gửi lại phiếu (tỷ và theo năm được tổng hợp từ phòng Công lệ trả lời là 65,9%). Tỷ lệ cựu người học các tác sinh viên, danh sách học viên kèm theo khóa gần đây hơn có tỷ lệ tham gia cao hơn, thông tin liên hệ cũng được thu thập. trong đó cựu người học tốt nghiệp cuối năm Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu có chủ đích 2018 – đầu năm 2019 có tỷ lệ trả lời đạt 90,7%. dựa theo tỉnh và đơn vị công tác,tiến hành Cựu người học là nữ có tỷ lệ trả lời phiếu cao phỏng vấn sâu 08 cựu người học ThSYTCC hơn không đáng kể so với cựu người học là tốt nghiệp từ năm 2015 - 2018 và tại các cơ nam (67,2% so với 65%). Nhóm cựu người quan có cựu người học được chọn, chọn 01 học có độ tuổi trẻ hơn có tỷ lệ tham gia nghiên cán bộ quản lý trực tiếp của cựu người học, cứu cao hơn nhóm cựu người học cao tuổi hơn. tổng số 16 cuộc PVS. Vị trí việc làm và sự thăng tiến của cựu Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số người học sau khi tốt nghiệp liệu: Sử dụng phương pháp phát vấn với toàn Sau khi tốt nghiệp chương trình ThSYTCC, bộ 167 cựu người học ThSYTCC theo bộ câu có 16,4% cựu người học chuyển cơ quan công hỏi đã xây dựng sẵn qua đường bưu điện hoặc tác (n=18). nhìn chung về tuyến và loại hình email. Tiến hành 16 phỏng vấn sâu trực tiếp cơ quan công tác hầu như không có sự khác tại Đồng Tháp và Tiền Giang. biệt trước và sau khi tốt nghiệp. Cựu người Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu định học ThSYTCC trước và sau khi đi học đều lượng được làm sạch và phân tích bằng phần chủ yếu công tác tại tuyến tỉnh (>62%), tiếp mềm SPSS 20.0. Các phương pháp thống theo là tuyến huyện (bảng 1) Bảng 1. Công việc của cựu học viên trước khi học và sau khi tốt nghiệp Tuyến cơ quan công tác Trước khi đi học n (%) Sau khi học xong n (%) Tuyến tỉnh 69 (62,7) 71 (64,5) Tuyến huyện 34 (30,9) 32 (29,1) Tuyến xã 6 (5,5) 6 (5,5) Khác 1 (0,9) 1 (0,9) 94
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) Bảng 2. Lĩnh vực công tác của cựu người học trước và sau khi đi học Lĩnh vực công tác Trước khi đi học n (%) Sau khi học xong n (%) Quản lý nhà nước về y tế 8 (7,3) 11 (10) Khám chữa bệnh 8 (7,3) 10 (9,1) Y tế dự phòng 50 (45,4) 51 (46,3) Dược 1 (0,9) 0 Y học cổ truyền 1 (0,9) 1 (0,9) Truyền thông GDSK 7 (6,4) 4 (3,6) ATVSTP 14 (12,7) 14 (12,7) Điều dưỡng/PHCN 10 (9,1) 7 (6,4) Giáo dục 11 (10) 12 (10,9) Bảng 2 cho thấy, về lĩnh vực công tác, cựu trước và sau khi đi học (trên 45%). Nhìn chung, người học các chương trình đào tạo ThSYTCC không có sự thay đổi nhiều về lĩnh vực công tác chủ yếu làm trong lĩnh vực Y tế dự phòng kể cả của cựu người học trước và sau khi đi học. Biểu đồ 1. Vị trí công tác của cựu người học trước và sau khi đi học Biểu đồ 1 thể hiện sự thay đổi vị trí công tác Sau khi tốt nghiệp, 30,9% cựu người học của cựu người học ThSYTCC trước và sau ThSYTCC thay đổi vị trí công tác (n=34). khi đi học. Nhìn chung các cựu người học đều Trong đó, 35,3% chuyển khoa/phòng, 47,1% có vị trí cao hơn sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn và 17,6% không đáng kể. Cựu người học ThSYTCC cựu người học ThSYTCC chuyển xuống vị trước khi đi học có 45,5% là nhân viên và trí thấp hơn (tương đương lần lượt 10,9% - 40% là lãnh đạo cấp khoa/phòng. Sau khi tốt 14,5% và 5,5% trên tổng số 110 cựu người nghiệp, tỷ lệ cựu người họ c là lãnh đạo khoa/ học ThSYTCC tham gia nghiên cứu). phòng tăng lên 48,2% (tăng 8,2%). 95
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) Các kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy là môi trường chẳng hạn” (cựu người học hầu hết các cựu người học đều có sự thay ThSYTCC, TTYT huyện_2). đổi trách nhiệm công việc sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo. Sự thay đổi này có thể Tuy nhiên, để được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn là phạm vi công việc được giao rộng hơn, thì còn rất nhiều yếu tố khác “cần phải có lộ cũng có thể là trách nhiệm công việc nặng trình, không phải đi học về là được bổ nhiệm”. nề hơn. “Anh T cũng là một trong những vị trí nguồn, “Giờ thì em phụ trách chính về mảng an toàn thì tụi tôi cũng bồi dưỡng cho anh T về mọi thực phẩm và dinh dưỡng, tuy nhiên thì sau mặt thì có thể là trong tương lai sẽ bổ nhiệm khi đi học cũng kiêm thêm một số lĩnh vực làm phó phòng....bao nhiêu lâu thì còn thêm về y tế công cộng như là kiểm tra quản lý y nhiều yếu tố nữa” (lãnh đạo cựu người học tế học đường, kiểm soát vệ sinh nước hoặc ThSYTCC, BVĐK tỉnh_2). Bảng 3. Lý do chuyển cơ quan và vị trí công tác của cựu người học Nội dung ThSYTCC n (%) Lý do chuyển cơ quan công tác (N=18) Cho phù hợp với kiến thức đã học 5 (27,8) Do cơ quan điều động 8 (44,4) Khác 5 (27,8) Lý do chuyển vị trí công tác (N=34) Cho phù hợp với kiến thức đã học 11 (32,3) Được bổ nhiệm, cất nhắc 16 (47,1) Khác (phù hợp với nhu cầu các nhân, sáp nhập CDC) 7 (20,6) Kết quả bảng 3 cho thấy, lý do chính cựu trả lời phiếu. Tỷ lệ phản hồi này là tương đối người học ThSYTCC chuyển cơ quan công thấp cho dù chúng tôi đã cố gắng liên lạc, liên tác là do cơ quan điều động (chiếm 44,4%). hệ với các cựu người học qua đường thư điện Lý do chuyển việc chủ yếu là do được bổ tử, điện thoại và thư qua đường bưu điện. Tuy nhiệm, cất nhắc (47,1%). Một trong những nhiên tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của lý do khác cho việc chuyển cơ quan công tác Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (61,0%) (1). và vị trí công tác được cựu người học đưa ra Theo kết quả của nghiên cứu này, các khoá tốt là phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc do sáp nghiệp gần đây có xu hướng tham gia nghiên nhập CDC. cứu cao hơn các khoá trước đây, lý do tỷ lệ phản hồi của cựu người học những năm gần đây cao hơn những năm trước và tỷ lệ phản BÀN LUẬN hồi trong nghiên cứu này cao hơn những năm trước vì danh sách cựu học viên khu vực Tây Trong tổng số 167 cựu người học tốt nghiệp Nam Bộ nói riêng và các cựu học viên nói chương trình đào tạo ThSYTCC tại khu vực chung những năm gần đây được phòng QLSV Tây Nam Bộ của trường ĐHYTCC giai đoạn cập nhật tốt hơn, mạng lưới cựu học viên hoạt 2010 – 2019 có 65,9% cựu người học tham gia động cũng tích cực hơn. 96
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) Nghiên cứu ghi nhận trước và sau khi học người học khi đi học giữ chức vụ quản lý cấp xong, cơ quan công tác và lĩnh vực công khoa/phòng nhưng do sáp nhập đơn vị nên bị tác của cựu người học không có sự thay đổi chuyển xuống vị trí thấp hơn. nhiều, chỉ có 16,4% cựu người học chuyển cơ quan công tác. Đa số cựu người học tham gia Mặc dù sự thăng tiến trong vị trí công tác thấp nghiên cứu này công tác tại tuyến tỉnh và làm hơn khá nhiều so với nghiên cứu khác nhưng trong lĩnh vực y tế dự phòng. qua kết quả phỏng vấn sâu của nghiên cứu lại cho kết quả khá tương đồng với các nghiên Kết quả trong nghiên cứu chương trình đào cứu khác về việc cựu người học nhận thêm tạo ThSYTCC của 6 quốc gia năm 2013 được trách nhiệm mới trong công việc (1, 6). Hầu Prisca thực hiện ghi nhận 69% cựu học viên hết cựu người học ở cả 2 nhóm đối tượng đều thay đổi vị trí lãnh đạo và 69% cựu học viên cho rằng có sự thay đổi trách nhiệm công việc thay đổi vị trí chuyên môn (2). Nghiên cứu sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo. Sự kết quả và tác động của chương trình đào tạo thay đổi này có thể là phạm vi công việc được ThSYTCC của trường ĐHYTCC nằm trong giao rộng hơn, cũng có thể là trách nhiệm nghiên cứu 6 nước được đề cập ở trên cho công việc nặng nề hơn. thấy có tới 62,2% cựu học viên có sự thay đổi vị trí công tác (được đề bạt lên vị trí lãnh đạo), 58,5% thay đổi vị trí chuyên môn (1). Trong KẾT LUẬN nghiên cứu của chúng tôi, sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ThSYTCC chỉ có 30,9% Từ năm 2010 đến năm 2019, trường cựu người học thay đổi vị trí công tác, trong ĐHYTCC đã đào tạo 4 khóa ThSYTCC với đó 47,1% cựu người học được chuyển lên vị 167 học viên đã tốt nghiệp tại khu vực Tây trí cao hơn và 35,3% cựu người học thay đổi Nam Bộ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy vị trí chuyên môn. Tỷ lệ này thấp hơn khá sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, cơ nhiều so với nghiên cứu khác (1-3). quan công tác và lĩnh vực công tác của cựu người học ThSYTCC không có sự thay đổi Điểm khác biệt đáng chú ý ở nghiên cứu của nhiều, chỉ có 16,4% cựu người học chuyển cơ chúng tôi so với các nghiên cứu khác là trong quan công tác và 30,9% cựu người học thay thông tin vị trí công tác có ghi nhận được các đổi vị trí công tác. Lý do chính dẫn đến việc trường hợp chuyển xuống vị trí công tác thấp thay đổi đơn vị công tác và vị trí công tác hơn. Tỷ lệ cán bộ chuyển xuống vị trí công là do cơ quan điều động/được bổ nhiệm, cất tác thấp hơn vị trí trước khi đi học là 17,6%. nhắc. Việc thực hiện triển khai mô hình CDC Ở các nghiên cứu khác chưa ghi nhận các tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện 2 chức trường hợp chuyển xuống vị trí công tác thấp năng là một trong những lý do ảnh hưởng đến hơn (1-3). sự thăng tiến của cựu người học ThSYTCC sau khi tốt nghiệp. Lý giải cho việc thăng tiến trong công việc còn thấp, lãnh đạo trực tiếp của cựu người học cũng đưa ra lý do là quy hoạch cần có TÀI LIỆU THAM KHẢO lộ trình. Tuy nhiên, lý do khách quan có thể kể đến là giai đoạn từ năm 2016 – 2020 thực 1. Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Nhật Linh , hiện triển khai mô hình CDC tuyến tỉnh và Hoàng Khánh Chi, Nguyễn Thanh Hà. Đóng trung tâm y tế huyện 2 chức năng (4), sau khi góp của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng vào sử sáp nhập vị trí lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa/ dụng các năng lực và phát triển nghề nghiệp: phòng sẽ giảm số lượng, do đó cựu người học Kết quả điều tra cựu học viên. Tạp chí Y tế trong diện quy hoạch không có cơ hội được Công cộng. 2017(40):189. lên vị trí cao hơn (5). Ngoài ra, khá nhiều cựu 2. Zwanikken PA, Huong NT, Ying XH, Alexander 97
- Dương Thị Tiến và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, Số 05-2021) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT20-109 Journal of Health and Development Studies (Vol.05, No.05-2021) L, Wadidi MSA, Magaña-Valladares L, et năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức al. Outcome and impact of Master of Public của Sở Y tế và Phòng y tế. 2015. Health programs across six countries: education 5. Bùi Thị Thu Hà và cộng sự. Đổi mới hệ thống for change. Human resources for health. y tế dự phòng: nghiên cứu quá trình triển khai 2014;12(1):40. trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh tại Việt 3. Lã Ngọc Quang và cộng sự. Đánh giá thực trạng Nam. 2019;4:109-120. đào tạo và khả năng đáp ứng công việc của cử 6. Zwanikken PA, Alexander L, Scherpbier A. nhân y tế công cộng theo học tại trường Đại học Impact of MPH programs: contributing to Y tế công cộng, năm 2015. 2015. health system strengthening in low-and middle- 4. Bộ Nội Vụ - Bộ Y tế. Thông tư liên tịch số income countries? Human resources for health. 51/2015/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức 2016;14(1):52. The advance of public health students in the southwestern region graduate from university of public health for the period 2010 – 2019 Duong Thi Tien , Nguyen Thanh Ha , Nguyen Ngoc Bich Objective: Describe the employment position and advancement of the former Master of Public Health (MSc) student in the Southwestern area of the University of Public Health, 2010-2019 Research methodology: Using cross-sectional research methods, collecting quantitative data by self- lling questionnaires. Data are collected in 2020 by sending online ballots in the form of google forms to all former learners. Results: Interview results obtained from 110 former learners showed that after graduating from the MSC program, 16.4% of former learners changed positions, 30.9% of former learners changed positions. go on bussiness. In which, at present, 64.5% of former trainees work at the provincial level and 43.6% work in preventive medicine. Conclusion: The mobilization, appointment / prompting agency and the implementation of the CDC model at the provincial level and the 2-function district health center are the reasons for the advancement of former students of the area South West region after graduation. Keywords: Promotion, job placement, training, master of public health. 98
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự hài lòng của nhân viên y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện có giường bệnh thuộc tỉnh Kon Tum năm 2016
11 p | 102 | 14
-
Đề tài nghiên cứu: Quan điểm của cán bộ y tế về chi trả cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2012
4 p | 93 | 7
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh về hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - năm 2018
5 p | 65 | 5
-
Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Đồng Nai, năm 2022
6 p | 10 | 4
-
Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh xạ trị sáu tháng đầu năm 2018 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
7 p | 54 | 4
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy đầu dưới xương đùi ở người trưởng thành có sự hỗ trợ của màn tăng sáng
5 p | 31 | 3
-
Khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020
11 p | 22 | 3
-
Sự hài lòng của HV về khoá đào tạo liên tục phương pháp sư phạm y học của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc năm 2022
5 p | 9 | 3
-
Hiệu quả can thiệp nâng cao sự hài lòng của người bệnh ngoại trú khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
5 p | 11 | 3
-
50 làm giảm xâm hại trong ghép thận tự thân do hẹp động mạch thận bằng sự hổ trợ của nội soi cắt thận
8 p | 47 | 2
-
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Bình Lục năm 2022
7 p | 2 | 2
-
Khảo sát trải nghiệm của người bệnh và thân nhân trong thời gian điều trị nội trú tại Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai năm 2020
8 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng tử vong sau ghép gan của nồng độ lactate máu
6 p | 3 | 2
-
Sự bùng phát dịch HIV ở người nghiện chích ma túy trẻ ở Quảng Ninh: Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV
8 p | 81 | 1
-
Các yếu tố liên quan đến dự báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC ở người dân tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 1 | 1
-
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh ra viện đối với chăm sóc của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2022
15 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017
7 p | 18 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn