TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010<br />
<br />
SỰ THAY ĐỔI TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ THU NHẬP<br />
CỦA CÁC NÔNG HỘ VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ,<br />
GIAI ĐOẠN 2003-2008<br />
Nguyễn Đăng Hào<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dựa trên tiếp cận sinh kế và sử dụng đồng thời cả phương pháp đánh giá sinh kế có sự<br />
tham gia và phỏng vấn hộ, nghiên cứu này tập trung đánh giá tiến trình chiến lược sinh kế và<br />
thu nhập của các hộ ở vùng Cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
rằng chiến lược sinh kế hết sức đa dạng và có sự khác biệt lớn giũa các điểm nghiên cứu và<br />
giữa các nhóm hộ. Mặc dầu chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp vẫn được áp dụng phổ biến<br />
nhưng có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng đa dạng hóa. Nhờ chuyên môn hóa cao hơn vào<br />
phát triển chăn nuôi - các ngành nghề, dịch vụ - nuôi trồng thủy sản thu nhập của nhóm hộ khá<br />
đã tăng nhanh trong thời kỳ 2003-2008. Ngược lại, do phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, làm công<br />
và đi làm ăn xa thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng chậm trong cùng thời kỳ đó. Nghiên cứu này<br />
cho thấy rằng trong lĩnh vực phát triển nông thôn các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong thời<br />
gian gần đây có tác động lớn trong việc tăng thu nhập của nông hộ, tuy vậy các chính sách<br />
nông nghiệp chung đó không đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả địa phương, các nhóm hộ<br />
bởi vì có sự khác biệt lớn về tài sản sinh kế, đặc biệt là nguồn nhân lực, đất đai, tài chính và<br />
vốn xã hội.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nằm ở phía Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng cát ven biển đóng vai trò quan<br />
trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Diện tích của khu vực này chiếm<br />
18,2 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhưng dân số sống trong vùng lại chiếm đến<br />
45% tổng dân số toàn tỉnh và phần lớn dân cư phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh bắt và<br />
nuôi trồng thủy sản cho sinh kế của mình. Nhờ các chính sách đổi mới của Chính phủ<br />
Việt Nam, trong hơn mười năm qua nền kinh tế địa phương đã đạt được nhiều kết quả<br />
quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 10 %1. Cũng trong thời gian đó<br />
tăng trưởng nông nghiệp luôn duy trì ở mức 3 - 4 % /năm.<br />
<br />
1<br />
<br />
Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2001-2005 là 12,94 % ở Phú Lộc, 11,7 % ở Phú Vang.<br />
<br />
75<br />
<br />
Mặc dù có những chuyển đổi năng động trong chiến lược sinh kế của các nông<br />
hộ, khu vực này vẫn bộc lộ nhiều thách thức, bởi vì đây là vùng thường bị ảnh hưởng<br />
thiên tai lớn, tài nguyên tự nhiên nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai bị suy thoái, ô<br />
nhiễm môi trường. Hậu quả là khu vực này vẫn là nơi có tỷ lệ đói nghèo cao, thu nhập<br />
thấp, thiếu việc làm, khai thác và sử dụng tài nguyên kém bền vững.<br />
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá sự thay đổi chiến lược sinh kế của<br />
các nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và thu nhập của các nông hộ. Các<br />
câu hỏi chính đặt ra trong nghiên cứu này như sau:<br />
- Các chiến lược sinh kế chính của các nông hộ trong vùng là gì? Các thay đổi<br />
trong chiến lược sinh kế của các loại nông hộ trong những năm qua như thế nào?<br />
- Các chiến lược sinh kế có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các loại<br />
nông hộ?<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Tiếp cận phân tích sinh kế<br />
Trong nghiên cứu này, tiếp cận phân tích sinh kế được sử dụng như là phương<br />
pháp chính. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (bao gồm cả nguồn lực tinh thần và nguồn<br />
lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để mưu sinh. Sinh kế được xem là bền vững khi nó<br />
có thể đối phó, vượt qua và phục hồi từ các sức ép, các cú sốc, có khả năng duy trì hoặc là<br />
tăng cường năng lực các tài sản sinh kế ở cả thời gian hiện tại và trong tương lai mà<br />
không làm hủy hoại các tài nguyên thiên nhiên (Carney, 1998; Ashley and Carney,1999;<br />
Chambers and Conway, 1992). Dựa vào định nghĩa này, khung sinh kế bao gồm ba hợp<br />
phần chính, đó là tài sản sinh kế, chiến lược (hoạt động), và kết quả. Ba hợp phần có<br />
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau dưới tác động của môi trường sinh kế (Scoones, 1998;<br />
Ellis, 2000) (Sơ đồ 1). Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động như là phương tiện để<br />
mưu sinh của các nông hộ (Ellis, 2000). Nói cách khác, các chiến lược sinh kế phản ánh<br />
các phương án kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn có thể để tối ưu hóa việc sử dụng<br />
các tài nguyên hiện có nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của nông hộ (bao gồm các<br />
hoạt động sản xuất, chiến lược đầu tư, sự lựa chọn cho tái sản xuất ...).<br />
Chính sách, thiết chế và mức độ tổn thương<br />
<br />
and vulnerability<br />
Tài sản sinh kế<br />
<br />
Chiến lược sinh kế<br />
<br />
Kết quả sinh kế<br />
<br />
Phân tích thay đổi tài<br />
sản sinh kế<br />
<br />
Phân tích thay đổi chiến<br />
lược sinh kế<br />
<br />
Phân tích thay đổi kết<br />
quả sinh kế<br />
<br />
Sơ đồ 1. Khung phân tích chiến lược sinh kế<br />
Nguồn: Mô phỏng từ Scoones, 1998 và DFID 2000.<br />
76<br />
<br />
Dựa theo phương pháp đánh giá có sự tham gia, trong nghiên cứu này các chiến<br />
lược sinh kế được phân loại theo thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ2. Các chiến<br />
lược sinh kế được xác định là: i) Chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp, bao gồm chủ<br />
yếu dựa vào trồng trọt và chủ yếu dựa vào chăn nuôi; ii) Chiến lược kết hợp nông<br />
nghiệp với ngành nghề, dịch vụ; iii) Chiến lược kết hợp nông nghiệp - làm thuê - đi làm<br />
ăn xa; iv) Chiến lược dựa vào nuôi trồng thủy sản; v) Chiến lược hỗn hợp.<br />
2.2. Nguồn số liệu<br />
Nghiên cứu này sử dụng cả số liệu từ các hoạt động đánh giá có sự tham gia<br />
thông qua các cuộc thảo luận nhóm, hội thảo, phỏng vấn bán cấu trúc và số liệu phỏng<br />
vấn hộ do dự án PIC3 thực hiện trong năm 2004 và năm 2008-2009. Bằng phương pháp<br />
chọn mẫu phân tầng, 146 hộ gia đình đã được lựa chọn từ 7 thôn4 ở năm 2004, sau đó<br />
138 hộ đã được phỏng vấn lặp lại vào năm 2008-2009. Các hộ được phỏng vấn được<br />
phân chia thành ba nhóm gồm: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Chiến lược sinh kế<br />
3.1.1. Chiến lược sinh kế khác biệt giữa các loại hộ<br />
Biểu đồ 1 chỉ rõ rằng tỷ trọng các hộ có chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào<br />
nông nghiệp đã giảm dần trong thời kỳ 2003-2008. Tuy vậy, chiến lược sinh kế này vẫn<br />
phổ biến và được áp dụng với phần lớn các nông hộ ở vùng cát ven biển. Trong năm<br />
2007-2008, khoảng 60% số hộ được phỏng vấn áp dụng chiến lược chủ yếu dựa vào<br />
nông nghiệp, trong đó các hộ khá có chiến lược sinh kế phụ thuộc lớn hơn vào chăn<br />
nuôi – đây là ngành cho phép các hộ khá có thu nhập cao hơn, bởi vì trong những năm<br />
gần đây thị trường chăn nuôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, giá các sản phẩm chăn<br />
nuôi tăng khá khi mà mức sống của người được cải thiện nhanh. Số liệu thống kê trong<br />
những năm qua cho thấy rằng các sản phẩm chăn nuôi có tốc độ tăng giá hàng năm<br />
nhanh nhất, chẳng hạn giá thịt bò, thịt lợn có mức tăng giá hàng năm khoảng 25%. Kết<br />
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm hộ nghèo thường thiếu các nguồn lực sản xuất<br />
như vốn, đất đai và kiến thức. Bởi vậy, các hộ nghèo thường sử dụng các nguồn lực hạn<br />
chế hiện có cho lựa chọn ưu tiên hàng đầu là sản xuất lương thực.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thu nhập từ các hoạt động sinh kế chính được xác định chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ.<br />
Dự án nghiên cứu phối hợp giữa Trường Đại học Nông Lâm Huế và Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng,<br />
Université Catholique de Louvain, Faculté Universitaire des Sciences Agronomiques de Gembloux.<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
7 thôn của vùng cát ven biển được lựa chọn gồm: (1) Thôn Đức Phú - xã Phong Hòa, huyện Phong<br />
Điền; (2) thôn Đông Cao - xã Quảng Thái (3) Thôn Thủy Lập xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; (4)<br />
Thôn Xuân Thiên Thượng - xã Vinh Xuân, (5) thôn Vinh Lưu - xã Phú Lương, (6) thôn Nghĩa Lập - xã<br />
Vinh Phú, huyện Phú Vang; (7) thôn Phụng Chánh - xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Về mặt thống kê, các<br />
thôn này được phân bổ một cách hợp lý và có tính chất đại diện cho tình hình phát triển kinh tế – xã hội<br />
của vùng cát ven biển, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
77<br />
<br />
Bên cạnh đó, nhóm hộ khá thường kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề phi<br />
nông nghiệp và kết hợp nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động ngành nghề,<br />
dịch vụ đang trở thành ngày càng quan trọng với các hộ khá. Ngược lại, các chiến lược<br />
của nhóm hộ nghèo là nông nghiệp - làm thuê - đi làm ăn xa và chiến lược hỗn hợp.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các loại chiến lược sinh kế chính của ba nhóm nông hộ và các điểm nghiên cứu, thời<br />
kỳ 2003-2008 (% số hộ phỏng vấn)<br />
<br />
3.1.2. Chiến lược sinh kế khác biệt giữa các điểm nghiên cứu<br />
Biểu đồ 1 cũng cho thấy rằng, các chiến lược sinh kế rất khác biệt tại các điểm<br />
nghiên cứu thuộc vùng cát ven biển. Chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp<br />
được áp dụng chủ yếu bởi các nông hộ ở các xã Phong Hòa, Quảng Thái, Quảng Lợi và<br />
Phú Lương. Ở xã Phú Lương, nông hộ chủ yếu dựa vào trồng trọt (chủ yếu là sản xuất<br />
lúa), khi mà có đến 90% các hộ phỏng vấn có thu nhập từ ngành trồng trọt chiếm trên<br />
78<br />
<br />
50% tổng thu nhập của hộ. Lí do chính giải thích cho phát hiện này là do sự khác biệt về<br />
qui mô đất đai giữa các điểm nghiên cứu. Nhìn chung, quỹ đất nông nghiệp ở các xã<br />
Phong Hòa, Phú Lương lớn hơn nhiều so với các xã Vinh Phú, Vinh Xuân và Vinh<br />
Hưng. Chiến lược sinh kế dựa vào nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng cho các<br />
hộ ở Vinh Hưng và Vinh Xuân. Trong khi đó, do qui mô diện tích đất đai thấp, chiến<br />
lược sinh kế nông nghiệp - làm thuê - đi làm ăn xa lại trở nên quan trọng với các nông<br />
hộ ở Vinh Phú và Vinh Xuân. Bên cạnh đó các nông hộ trong các xã này cũng áp dụng<br />
chiến lược sinh kế hỗn hợp.<br />
3.2. Thu nhập của các nông hộ<br />
3.2.1. Giữa các nhóm hộ<br />
<br />
Biểu đồ 2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ, thời kỳ 2003-2008<br />
(triệu đồng/hộ và %)<br />
79<br />
<br />