Sức khỏe tâm thần
lượt xem 41
download
Khi trái tim bắt đầu mệt mỏi, nó sẽ đập một cách yếu ớt hoặc không bao giờ họat động nữa. Một cái xương có thể bị nứt hoặc gãy. Nhưng một khi hệ thống dây thần kinh chằng chịt trong não bị rối loạn, kết quả có thể gần như bạn kết thúc cuộc đời, sống mà như chết. Người ta gọi đó là bệnh thần kinh. Bất kỳ ai cũng có cảm xúc vui, buồn, căng thẳng, lo âu, hối hận hoặc sợ hãi, nhưng khi cảm xúc, suy nghĩ, hành động của con người thường xuyên có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sức khỏe tâm thần
- Sức khỏe tâm thần Khi trái tim bắt đầu mệt mỏi, nó sẽ đập một cách yếu ớt hoặc không bao giờ họat động nữa. Một cái xương có thể bị nứt hoặc gãy. Nhưng một khi hệ thống dây thần kinh chằng chịt trong não bị rối loạn, kết quả có thể gần như bạn kết thúc cuộc đời, sống mà như chết. Người ta gọi đó là bệnh thần kinh. Bất kỳ ai cũng có cảm xúc vui, buồn, căng thẳng, lo âu, hối hận hoặc sợ hãi, nhưng khi cảm xúc, suy nghĩ, hành động của con người thường xuyên có vấn đề, họ có thể đã mắc chứng bệnh thần kinh. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 450 triệu người đang bị bệnh tâm thần, lệch lạc trong các vấn đề tâm lý và thái độ cư xử. Tuy nhiên việc xác định con người hiện có bao nhiêu lọai bệnh tâm thần đang là một vấn đề thách thức các nhà tâm lý học. Một trong những nỗ lực này là việc cho ra đời cuốn kỷ yếu được gọi là “thánh kinh tâm lý học” – Triệu chứng và
- thống kê thường niên của các dạng tâm thần - ấn bản mới nhất có khoảng 1000 trang và liệt kê 400 dạng tâm thần. Tính đa dạng của bệnh tâm thần Một trong số chứng bệnh tâm thần được biết và phổ biến nhất có lẽ là chứng suy nhược thần kinh – một trạng thái buồn rầu kéo dài, chán nản đôi khi kèm theo cảm giác thất vọng và yếm khí. Sự rối loạn theo mùa (rối lọan không thường xuyên) ảnh hưởng đến một vài người trong mùa thu và mùa đông. Trong tâm thần lưỡng cực (hưng - trầm cảm) con người đi từ trạng thái suy sụp tới điên dại, họ có trạng thái phởn phờ, tự tin một cách phi thật tế trong hành động của họ. Tâm thần nhân cách là căn bệnh về hành vi cư xử, nó phá hủy chính bản thân con người hay những người xung quanh họ. Trong sự phân tích về tâm thần cho thấy một vài người thường đột nhiên thay đổi trong lúc ở trạng thái tỉnh táo, kiểm soát. Ví dụ, trong chứng bệnh hay quên, kết quả là mất một phần trí nhớ. Samson, một người đàn ông khỏe mạnh được viết trong kinh thánh cũng bị chứng bệnh tâm thần nhân cách khó gần. Đây có lẽ là trường hợp được phát hiện đầu tiên và sớm nhất. Tâm thần lo âu thì đã được mô tả bởi cảm giác của sự căng thẳng và những dấu hiệu vật lý của nỗi sợ hãi – đổ mồ hôi, tim đập lọan xạ - phụ thuộc điều kiện sống của môi trường hay thậm chí khi vì một lý do không rõ ràng. Những điều này bao gồm tâm thần căng thẳng tâm lý, tâm thần hoảng loạn, tâm thần ám ảnh, tâm
- thần giận dữ, cảm giác nghĩ mình bị bệnh, tâm lý lo sợ xã hội và các loại lo sợ khác bao gồm chứng sợ chốn đông người, sợ bị giam cầm, chứng sợ độ cao, sợ nhện. Tất cả những dạng này đều được xếp vào một dạng tâm thần. Những chi phí khổng lồ Sự rối lọan trong ăn uống hàm ý là không có một mối quan hệ tốt tới đồ ăn. Một sự suy sụp trong phần nhận thức làm cho họ mong muốn có thân hình càng gầy càng tốt đến nỗi họ suy kiệt, hành hạ chính cơ thể mình và luôn không bằng lòng với cảm giác sự kiểm soát. Đối với những người ham ăn sẽ cố ăn thật nhiều, và sau đó dẫn đến nôn ra hay phải sử dụng thuốc nhuận tràng. Điều này ảnh hưởng tới trọng lượng cơ thể. Từ đó dẫn tới việc luôn có cảm giác lo lắng họ quá nhỏ bé cần ăn thêm mặc dù họ đã quá to. Rối loạn về sự tập trung và quá hiếu động được xem là căn bệnh thần kinh được nhận biết nhiều trên trẻ em, ảnh hưởng tới khả năng tập trung và kèm theo sự bốc đồng. Bệnh tâm thần khá phổ biến. Cứ 5 người thì có 1 người nghĩ rằng mình mắc bệnh tâm thần, Tự tử - thường là kết quả của bệnh tâm thần chưa được chữa trị - gây tổn thương 873.000 người trên thế giới mỗi năm. Giá trị kinh tế chi trả cho những vấn đề này cũng to lớn và càng ngày càng tăng. Theo WHO, chỉ ngoại trừ
- căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vào năm 2003 số tiền cũng như công sức bỏ ra nhằm cứu vãn tình hình này thật sự tính không hết. Tuy nhiên, những nghiên cứu phát hiện rằng con người thường khó chấp nhận việc họ đang mắc bệnh tâm thần, tìm kiếm sự giúp đỡ hay mong muốn được chữa trị. Những người khác thì giận dữ khi ai đó nói rằng họ đang có dấu hiệu tâm thần. Ví dụ như chứng bệnh tự kỷ của trẻ em, nhiều bậc cha mẹ không cho rằng con mình đang có vấn đề về tâm thần trong việc giao tiếp với xã hội, họ nghĩ rằng đó chỉ là tính cách riêng của trẻ. Thật là một sai lầm hết sức ngớ ngẩn. Những nguyên nhân tiềm ẩn Xét về lịch sử, một vài triệu chứng của bệnh tâm thần, như thái độ hay giọng nói thất thường thường được cho là bằng chứng của thần nhập hay ma quỷ. Thêm vào đó gần đây, máy chụp cắt lớp não đã có sự liên kết trực tiếp tới những biến đổi trong mức độ truyền sóng của hệ thần kinh- những chất hóa học truyền thông tin dọc theo các nơron thần kinh – hay những sự thay đổi trong cấu trúc của dây thần kinh nằm ở những khu vực khác nhau của não. Ví dụ như, một người đột ngột chuyển qua trạng thái thẫn thờ thường là biểu hiện chỉ ra mức độ thấp nhất của độ truyền sóng trong hệ thần kinh. Trong một vài trường hợp, những nguyên nhân tức thì của sự trục trặc này thường được nhận biết ngay. Những triệu chứng của căn bệnh Alzheimer, điểm
- chính bắt đầu của việc mất trí nhớ ở người lớn tuổi, được xem là nguyên nhân của sự tích tụ mảng protein, điều này làm nghẽn các dây thần kinh trong não. Một vài căn bệnh truyền nhiễm cũng có thể phát triển thành bệnh tâm thần. Nhiễn HIV có thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt, giống như sự phân bào không kiểm soát được của vi khuẩn có thể gây bệnh giang mai. Trong nhiều trường hợp những trường hợp quá rõ ràng thì lại không rõ ràng và các chuyên gia đề nghị rằng có nhiều nhân tố tác động vào điều này. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là bệnh Tâm thần phân liệt, có những biểu hiện của sự rối loạn tâm lý. Điều này không đúng với sự thật, có thể bao hàm cả sự ảo giác, những giọng nói nghe được, ảo tưởng và hoang tưởng. Một cặp sinh đôi giống nhau như đúc thì có nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt giống nhau và tỉ lệ này cao hơn so với cặp sinh đôi ít giống nhau hoặc đơn giản chỉ là anh em cùng huyết thống, điều này cho thấy không phụ thuộc quá nhiều vào gen di truyền. Nhưng các nhà khoa học đang tập hợp một danh sách những nhân tố gây nguy cơ ngoài những thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Mùa sinh sản cũng quan trọng – sinh trong mùa đông hay đầu mùa xuân dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn, yếu tố tuổi tác của cho mẹ cũng ảnh hưởng tới tâm thần của đứa trẻ sau này Gen cũng được cho là có khả năng ảnh hưởng tới nhiều vấn đề của sức khỏe tâm thần như chứng háu ăn, bệnh tự kỷ, bệnh Alzheimer và bệnh rối loạn lưỡng cực.
- Một vài nhà nghiên cứu tin rằng khói thuốc lá và thuốc kích thích như LSD, ecstasy và cannabis có thể làm tăng nguy cơ bệnh thần kinh của người sử dụng nhanh hơn như gây bệnh tâm thần phân liệt - mặc dù điều đó đối với nhiều người khó chấp nhận. Dù được sử dụng nhằm mục đích gì đi nữa thì vẫn phải cẩn thận đối với LSD và ecstasy. Những phương pháp tâm trị liệu Những phương pháp tâm trị liệu có rất nhiều dạng. Trong phép chữa bệnh bằng tâm lý, những bệnh nhân thường được khuyến khích để tự nhận ra vấn đề của họ, hiểu được những thái độ đó của họ là không thể chấp nhận và từ đó vạch ra những kế họach nhằm kiểm soát. Có rất nhiều thuốc chữa bệnh cũng có thể chữa một vài triệu chứng trầm trọng nhất. Thuốc an thần có mục đích ổn định cho người mắc bệnh tâm thần lưỡng cực và có thể giảm các triệu chứng của sự suy sụp. Thuốc chống rối loạn tâm thần phân liệt giảm các triệu chứng ảo tưởng của bệnh tâm thần phân liệt. Thuốc giảm đau gồm có các loại thuốc như Prozac - được biết như là thuốc chống trầm cảm hay nhóm SSRIs – làm giảm hoạt động của chất serotonin trong não. Tuy nhiên , gần đây một số chuyên gia nghĩ rằng đã có sai lầm trong việc nghiên cứu thuốc chữa các chứng bệnh tâm thần và câu hỏi đặt ra là liệu các thuốc này có hiệu quả không. Cũng đã có nhiều tranh luận về việc sử dụng các loại thuốc này như thuốc Ritalin hay thuốc kích thích để chữa bệnh trẻ em.
- Những phương pháp chữa trị ít được sử dụng cho các vấn đề sức khỏe tâm thần như kích thích não bằng cách xung điện vào huyết mạch, xung điện cự não sâu. Những sáng tạo điên khùng Sự điên khùng có thể liên quan tới thiên tài. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, những nhà văn, và cả những nhà khoa học đều đã trải qua những căn bệnh tâm thần, điều đó làm cho nhiều người tự hỏi có hay không một mối liên hệ giữa bệnh tâm thần và sự sáng tạo. Nhà toán học John Nash phải cố gắng đấu tranh với căn bệnh tâm thần phân liệt trong lúc ông đang tìm ra định lý mà nhờ định lý đó ông đạt giải Nobel Toán học. Họa sĩ Vicent Van Gogh, nhà soạn nhạc Robert Schumann và nhà văn Fydor Dostoevsky thì được nói nhiều đến việc họ đều bị bệnh tâm thần như hypergraphia, một căn bệnh cưỡng ép phải làm việc – đây có lẽ là dấu hiệu kích thích sự sáng tạo nghệ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng - Ths. Bs. Nguyễn Tấn Đạt
43 p | 39 | 8
-
Sức khỏe tâm thần: Hiểu biết là bước đầu tiên
16 p | 60 | 5
-
Sức khỏe tâm thần - Mọi người vui cười (Sức khỏe tâm thần cho thực tập sinh kỹ năng)
24 p | 87 | 4
-
Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của người đang điều trị Methadone có HIV tham gia chương trình tư vấn can thiệp “băng ghế tình bạn” tại một số cơ sở điều trị Methadone ở Hà Nội, giai đoạn 2022-2023
9 p | 5 | 4
-
Bình đẳng sức khỏe tâm thần theo Luật California và Luật Liên bang
9 p | 64 | 3
-
Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng năm 3 khi học lâm sàng tại bệnh viện năm 2023
7 p | 5 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
5 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023-2024
6 p | 5 | 2
-
Đề cương học phần Sức khỏe tâm thần (Mã học phân: PSY321)
30 p | 5 | 2
-
Thực trạng nguồn nhân lực y tế tham gia chăm sóc sức khỏe tâm thần tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023
7 p | 3 | 2
-
Thực trạng tuân thủ điều trị trước khi vào viện ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
5 p | 11 | 1
-
Chì máu và sức khỏe tâm thần của trẻ sống ở khu vực khai khoáng, sản xuất công nghiệp và làng nghề
4 p | 3 | 1
-
Xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần và những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
5 p | 5 | 1
-
Rối loạn lo âu, trầm cảm và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 8 | 1
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời trên bệnh nhân dưới 18 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 4 | 1
-
Bước đầu nghiên cứu tình hình sử dụng haloperidol trên bệnh nhân dưới 18 tuổi mắc rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 3 | 0
-
Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú ở Viện Sức khỏe Tâm thần
4 p | 0 | 0
-
Khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần và nhu cầu được hỗ trợ về mặt tinh thần của sinh viên dược
5 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn