Sức khỏe và An toàn tại Nơi làm việc
lượt xem 10
download
Luật Sức khỏe và An toàn Saskatchewan 2. Quyền lợi và Trách nhiệm 3. Liên hệ 1. Luật Sức khỏe và An toàn Saskatchewan Hỏi: Saskatchewan có luật về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc không? Làm việc trong môi trường an toàn và lành mạnh là một phần quan trọng trong văn hóa nơi làm việc tại Saskatchewan và Canada. Khoảng 90% công việc tại Saskatchewan được bảo hộ bởi một luật lệ của tỉnh gọi là Đạo luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, 1993 (The Occupational Health & Safety Act, 1993). Đạo luật này đề...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sức khỏe và An toàn tại Nơi làm việc
- Sức khỏe và An toàn tại Nơi làm việc Nội dung 1. Luật Sức khỏe và An toàn Saskatchewan 2. Quyền lợi và Trách nhiệm 3. Liên hệ 1. Luật Sức khỏe và An toàn Saskatchewan Hỏi: Saskatchewan có luật về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc không? Làm việc trong môi trường an toàn và lành mạnh là một phần quan trọng trong văn hóa nơi làm việc tại Saskatchewan và Canada. Khoảng 90% công việc tại Saskatchewan được bảo hộ bởi một luật lệ của tỉnh gọi là Đạo luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, 1993 (The Occupational Health & Safety Act, 1993). Đạo luật này đề cập đến những điều quý vị cần biết và cần làm để được an toàn và khỏe mạnh tại nơi làm việc. Đạo luật này cũng chỉ ra những việc các công ty cần làm để giữ cho công nhân an toàn và khỏe mạnh. Để biết thêm, vui lòng ghé thăm www.lrws.gov.sk.ca/ohs. Hỏi: Những công việc nào được bảo hộ bởi Bộ luật Lao động Canada (The Canada Labour Code)? Khoảng 10% công việc tại Saskatchewan được bảo hộ bởi một luật lệ liên bang gọi là Bộ luật Lao động Canada (The Canada Labour Code). Bộ luật này được áp dụng cho các ngành công nghiệp dưới sự kiểm soát của Chính phủ Canada. Ví dụ như: đường sắt; vận tải ô tô liên tỉnh; hệ thống điện thoại, điện tín và cáp; đường ống dẫn; hầm và cầu; vận chuyển hàng hải và dịch vụ vận chuyển hàng hải; truyền thanh và truyền hình; vận chuyển hàng không và hoạt động máy bay; ngân hàng; và hầu hết các máy hút lúa. Để biết thêm về Bộ luật Lao động Canada (The Canada Labour Code), vui lòng ghé thăm www.hrsdc.gc.ca/eng/labour/health_safety. www.saskimmigrationcanada.ca Trang 1 / 7
- 2. Quyền lợi và Trách nhiệm Hỏi: Tôi có những quyền lợi gì tại nơi làm việc? Quyền lợi đầu tiên của quý vị là được biết về những rủi ro tại nơi làm việc và cách tự bảo vệ mình. Rủi ro là những điều nguy hiểm và có thể khiến quý vị hay những công nhân khác bị thương. Ví dụ về rủi ro như: Các dụng cụ hoạt động không tốt. Các hóa chất có thể khiến quý vị bị ốm. Những nơi có thể khiến quý vị ngã hoặc tự làm mình bị thương. Công ty nên nói với quý vị về những rủi ro tại nơi làm việc.Nếu công ty không nói, quý vị nên hỏi những câu hỏi như: Công việc của tôi có những rủi ro gì? Nơi làm việc của tôi có những rủi ro gì? Công ty có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho quý vị khi làm việc. Quý vị phải được tập huấn về an toàn và sức khỏe khi bắt đầu một công việc mới và trước khi làm những việc mới và khác lạ trong công việc của quý vị. Quyền lợi thứ hai của quý vị là trở thành một phần trong hoạt động an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của quý vị. Điều này sẽ giúp công ty quý vị phát hiện ra những vấn đề về an toàn và sức khỏe và giải quyết chúng. Quý vị có thể khiến nơi làm việc trở nên an toàn và lành mạnh theo các cách sau: Hãy nói ngay lập tức với giám sát viên nếu quý vị phát hiện vấn đề không an toàn hoặc nếu máy móc hoạt động không tốt. Hãy nói chuyện với Đại diện Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Representative) nếu quý vị phát hiện ra điều gì không an toàn hoặc lành mạnh.(Nếu nơi làm việc có nguy cơ rủi ro cao và có 5 - 9 người làm việc , tại đó sẽ có Đại diện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Representative). Ví dụ những nơi làm việc có nguy cơ rủi ro cao như xăng và dầu, xây dựng, bệnh viện, chăm sóc tại gia, chế biến thịt và trồng trọt.) www.saskimmigrationcanada.ca Trang 2 / 7
- Hãy nói chuyện với Ủy ban Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Health Committee) của quý vị (một nhóm người) nếu quý vị phát hiện điều gì không an toàn hoặc lành mạnh. (Nếu nơi làm việc có 10 công nhân hoặc hơn, sẽ có một Ủy ban Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Health Committee). Quý vị có quyền nói chuyện với ủy ban này hoặc một thành viên ủy ban về những lo lắng của mình đối với sức khỏe và an toàn. Quý vị cũng có thể là một thành viên của ủy ban này tại nơi làm việc.) Quyền lợi thứ ba của quý vị là quyền từ chối . Quyền từ chối nghĩa là quý vị có thể nói "Không" khi ai đó yêu cầu làm công việc quý vị nghĩ là nguy hiểm bất thường đến quý vị hoặc những người khác. Nguy hiểm bất thường nghĩa là những việc phải làm nguy hiểm hơn việc quý vị thường làm hoặc làm những việc quý vị chưa được tập huấn hay trang bị kĩ để làm. Hãy nói với giám sát viên việc quý vị từ chối làm công việc đó bởi những lo ngại vell your sề an toàn và sức khỏe. Nếu quý vị không chắc chắn cách làm việc gì đó, hãy ngừng lại và hỏi giám sát viên cách làm an toàn. Quý vị có thể mất việc hoặc bị sa thải vì từ chối làm việc mà quý vị nghĩ là nguy hiểm bất thường hoặc từ chối làm việc quý vị chưa được tập huấn để thực hiện. Hãy lịch sự yêu cầu công ty giao cho quý vị nhiệm vụ khác cho đến khi từ chối làm việc của quý vị được giải quyết. Hãy nhớ rằng quý vị không nên rời nơi làm việc của mình nếu chưa có sự cho phép của công ty. Hỏi: Nghĩa vụ của tôi tại nơi làm việc là gì? Đạo luật chỉ ra rằng quý vị có nghĩa vụ về an toàn và sức khỏe. Quý vị phải: Tham dự tập huấn về an toàn và sức khỏe được tổ chức tại nơi làm việc của quý vị. Làm việc an toàn. Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị bảo hộ cá nhân. Thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay hoặc mặt nạ là các thiết bị bảo vệ quý vị khỏi bị thương. (Theo các điều luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, nếu quý vị phải sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ đầu, hô hấp, mắt, tai hoặc mặt, công ty phải cung cấp các thiết bị đó cho quý vị. Công ty thường không cung cấp bốt an toàn nhưng họ phải đảm bảo công nhân mặc loại giày hoặc bốt đúng với điều kiện làm việc.) Hãy nói với giám sát viên nếu quý vị nhận thấy điều kiện hay thiết bị là mối đe dọa đối với an toàn và sức khỏe của công nhân. Hãy hỏi câu hỏi nếu quý vị không biết cách làm việc gì đó một cách an toàn. Không quấy rối bất cứ ai. www.saskimmigrationcanada.ca Trang 3 / 7
- Hỏi: Thế nào là sự quấy rối? Tôi có quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan đến sự quấy rối? Có hai dạng quấy rối. Quấy rối tâm lý. Đây là dạng quấy rối với hành động hoặc lời nói của ai đó không phù hợp khiến người khác bị xúc phạm, làm nhục và bị đe dọa. Ngoài ra còn có quấy rối về chủng tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, màu da, giới tính (nam/nữ), thiên vị giới tính, tình trạng hôn nhân, tình cảnh gia đình (thu nhập thấp/thu nhập cao), khuyết tật, kích thước cơ thể hoặc cân nặng, tuổi, quốc tịch hoặc nơi sinh. Quý vị có quyền có một nơi làm việc không bị quấy rối và quý vị phải có trách nhiệm không quấy rối hoặc tham gia quấy rối đồng nghiệp. Tất cả mọi nơi làm việc phải có chính sách về quấy rối bằng văn bản. Chính sách này nên mô tả cách thức tiến hành một đơn kiện và phương thức xử lí ra sao. Quý vị có thể báo cáo việc quấy rối nếu chuyện đó xảy ra với quý vị. Nếu có một đồng nghiệp, giám đốc hoặc khách hàng quấy rối quý vị, quý vị nên nói chuyện với người đó và yêu cầu họ ngừng việc quấy rối. Có thể người đó không nhận thấy hành động hoặc lời nói của họ làm phiền quý vị. Nếu việc quấy rối vẫn tiếp tục, hãy báo cáo với giám sát viên hoặc công ty của quý vị. Đồng thời, hãy xem lại chính sách về quấy rối tại nơi làm việc của quý vị. Nếu tình trạng ngược đãi vẫn tiếp tục và vấn đề không được giải quyết, quý vị có thể liên lạc đến Ủy ban Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp để được giúp đỡ. Lưu ý: Bất cứhành động hợp lý nào của giám sát viên hoặc giám đốc của quý vị liên quan đến vấn đề quản lý và định hướng công nhân hoặc nơi làm việc thì không phải là sự quấy rối. Hỏi: Tôi có thể đặt câu hỏi về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc không? Là một công nhân tại Saskatchewan quý vị có quyền lợi và nghĩa vụ đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để nắm được cách thực hiện công việc của quý vị một cách an toàn. Là một người mới, quý vị có thể thấy khó khăn khi đặt câu hỏi. Nếu quý vị không đặt câu hỏi và công ty không huấn luyện đầy đủ cho quý vị, quý vị sẽ không biết những rủi ro nguy hiểm và sẽ có khả năng bị thương cao. www.saskimmigrationcanada.ca Trang 4 / 7
- Hỏi: Công ty phải làm gì để đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc? Công ty của quý vị phải chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn và sức khỏe cho tất cả công nhân, bao gồm cả quý vị. Trong tuần đầu quý vị bắt đầu công việc mới của mình, công ty phải: Thông báo cho quý vị về những rủi ro tại nơi làm việc (rủi ro từ hóa chất, dụng cụ và máy móc) và cách lưu ý với những rủi ro đó. (Để biết thêm về hóa chất tại nơi làm việc, vui lòng ghé thăm www.lrws.gov.sk.ca/WHMIS.) Tập huấn và chỉ rõ cho quý vị cách làm việc an toàn. Tập huấn cho quý vị cách sử dụng thiết bị an toàn đúng cách. Đảm bảo quý vị được giám sát chặt chẽ cho đến khi nắm được cách làm việc an toàn. Thông báo cho quý vị phải làm gì tại nơi làm việc khi có hỏa hoạn hoặc cấp cứu, hoặc bất cứ trường hợp nào để công nhân có thể xử lý nhanh chóng giúp tình hình không trở nên xấu thêm. Thông báo cho quý vị nơi tìm thấy đồ sơ cứu (ví dụ như băng gạc, thuốc khử trùng, atpirin …). Thông báo cho quý vị về một số khu vực quý vị không nên vào tại nơi làm việc. Thông báo cho quý vị những quy tắc về nơi làm việc, bao gồm những chính sách (quy tắc), kế hoạch và thủ tục công ty muốn tất cả công nhân tuân thủ. Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi nhận thấy một vấn đề về an toàn và sức khỏe? Nếu quý vị nhận thấy một vấn đề về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, hãy thông báo cho giám sát viên hoặc quản lý của quý vị ngay lập tức. Hãy nhớ rằng quý vị có quyền từ chối làm công việc quý vị tin là nguy hiểm. Quý vị cũng có thể nói chuyện với Đại diện Sức khỏe (Occupational Health and Safety Representative) và An toàn Nghề nghiệp hoặc Ủy ban Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Health Committee). Quý vị có thể liên hệ Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Occupational Health and Safety). www.saskimmigrationcanada.ca Trang 5 / 7
- Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị thương tại nơi làm việc? Tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức. Báo cáo công ty về tai nạn. Nếu quý vị bị thương tại nơi làm việc và cần chữa trị y tế hoặc nghỉ làm, quý vị có thể nhận hỗ trợ từ Ban Đền bù cho Công nhân (Workers’ Compensation Board) (WCB). WCB có thể lo cho phí thuốc men và y tế, viện phí và một phần lớn số lương quý vị không được thanh toán nếu bác sỉ cho biết qúy vị không làm việc được. (Hầu hết công nhân tại tỉnh này đều được bảo hộ bởi Đạo luật Đền bù cho Công nhân Saskatchewan (The Saskatchewan Workers’ Compensation Act).) Hãy điền Báo cáo Tổn thương của Công nhân (Worker’s Report of Injury) và gửi đến WCB. Quý vị có thể tìm mẫu này và hướng dẫn cách gửi tại www.wcbsask.com. Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cần được giúp đỡ để đòi Bồi thường cho Công nhân? Văn phòng Bào chữa Công nhân (The Office of the Worker’s Advocate) có thể giúp nếu quý vị đang có vấn đề với việc đòi bồi thường cho tổn thương của quý vị. Đây là một dịch vụ miễn phí cho tất cả công nhận bị thương khi làm việc và không đồng ý quyết định của Ban Bồi thường cho Công nhân (Workers’ Compensation Board). Để biết thêm thông tin về quyền lợi của quý vị và cần làm gì khi bị thương vui lòng đọc mẫu thực "Bị thương khi Làm việc" tại Trang web Di trú Saskatchewan tại www.saskimmigrationcanada.ca/rights-responsibilities hoặc ghé thăm Ban Bồi thường cho Công nhân Saskatchewan (Saskatchewan Workers’ Compensation Board) tại www.wcbsask.com. www.saskimmigrationcanada.ca Trang 6 / 7
- 3. Liên hệ Chương trình Lao động Liên bang An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Federal Labour Program (Occupational Health and Safety) Government of Canada) 6th Floor, 1870 Albert Street 610 - 2220 12th Avenue Regina, SK S4P 4W1 Regina, SK S4P 0M8 Đường dây (miễn phí): 1-800-567- Đường dây (miễn phí): 1-800-641-4049 7233 Fax: (Canada 001) 306-780-5415 ĐT: (Canada 001) 306-787-4496 (Regina) www.labour.gc.ca Fax: (Canada 001) 306-787-2208 www.lrws.gov.sk.ca/ohs Ban Bồi thường cho Công nhân Văn phòng Bào chữa cho Công nhân (Workers’ Compensation Board) (Office of the Worker’s Advocate) 200-1881 Scarth Street 400 - 1870 Albert Street Regina, SK S4P 4L1 Regina, SK S4P 4W1 Đường dây (miễn phí): 1-800-667-7590 Đường dây (miễn phí) 1-877-787-2456 ĐT: (Canada 001) 306-787-4370 ĐT: (Canada 001) 306-787-2456 (Regina) Fax Miễn phí: 1-888-844-7773 Fax: (Canada 001) 306-787-0249 www.wcbsask.com www.aeei.gov.sk.ca/office-workers- advocate Di trú Saskatchewan (Saskatchewan Immigration) 7th Floor - 1945 Hamilton Street Regina, SK Canada S4P 2C8 ĐT: (Canada 001) 306-798-7467 Fax: (Canada 001) 306-798-0713 E-mail: immigration@gov.sk.ca www.saskimmigrationcanada.ca Văn bản này, cùng với thông tin về các chủ đề khác, hiện có với các ngôn ngữ khác nhau tại: www.saskimmigrationcanada.ca/information-in-various-languages www.saskimmigrationcanada.ca Trang 7 / 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định an toàn lao động
13 p | 630 | 105
-
PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
55 p | 190 | 31
-
Thông tư quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất số 13/2011/TT-BTNMT
8 p | 202 | 25
-
Công ước số 167 về an toàn sức khỏe trong xây dựng
30 p | 131 | 16
-
Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD
15 p | 157 | 10
-
Thông báo số 183/BXD-KHCN
2 p | 64 | 4
-
Nghị định số 91/2012/NĐ-CP
81 p | 87 | 4
-
Thông tư số 25/2012/TT-BYT
12 p | 98 | 3
-
Số: 92/2010/NĐ-CPHà Nội NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
13 p | 96 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn