intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SUY GIÁP (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán xác định: Không khó đối với những trường hợp điển hình. Cần nghĩ đến suy giáp trước tất cả những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ như tuyến giáp lớn hoặc có điều trị iode phóng xạ hoặc phẫu thuật giáp. 1.1. Nếu nghi ngờ suy giáp tiên phát: TSH là xét nghiêm tốt nhất giúp chẩn đoán xác định. TSH bình thường, loại trừ suy giáp tiên phát. TSH tăng rõ ( 20 U/ml), xác định chẩn đoán. Nếu TSH tăng nhẹ (...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SUY GIÁP (Kỳ 3)

  1. SUY GIÁP (Kỳ 3) IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Không khó đối với những trường hợp điển hình. Cần nghĩ đến suy giáp trước tất cả những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ như tuyến giáp lớn hoặc có điều trị iode phóng xạ hoặc phẫu thuật giáp. 1.1. Nếu nghi ngờ suy giáp tiên phát: TSH là xét nghiêm tốt nhất giúp chẩn đoán xác định. TSH bình thường, loại trừ suy giáp tiên phát. TSH tăng rõ (> 20 U/ml), xác định chẩn đoán. Nếu TSH tăng nhẹ (< 20 U/ml), cần định lượng FT4, nếu FT4 thấp: suy giáp lâm sàng, nếu FT4 bình thường: suy giáp dưới lâm sàng (subclinical), những trường hợp này giáp suy nhẹ, nhưng TSH tăng giúp duy trì T4 bình thường, triệu chứng lâm sàng ở những trường hợp này không rõ. 1.2. Nếu nghi ngờ suy giáp thứ phát: Do gợi ý thương tổn tuyến yên, TSH thường giảm nhưng có khi bình thường do đó cần định lượng FT4, không nên chỉ dựa vào định lượng TSH để chẩn đoán suy giáp thứ phát. Những trường hợp này nên thăm dò thêm tuyến yên, dưới đồi.
  2. 2. Chẩn đoán phân biệt: - Tuổi già: Do suy thoái cơ thể, biểu hiện chậm chạp về tinh thần và thể chất, da khô, rụng lông (nhất là lông mày), kém chịu lạnh, độ tập trung I131 có thể giảm. Các biểu hiện trên cũng có thể có một phần do giảm hoạt giáp. - Suy thận mạn: chán ăn, chậm chạp, phù nhẹ, thiếu máu, phân biệt dựa vào huyết áp tăng, urê, créatinin máu tăng... - Hội chứng thận hư: phù, thiếu máu, cholesterol máu tăng, phân biệt dựa vào hội chứng thể dịch và nước tiểu. - Bệnh Langdon Down: trí tuệ, tay chân kém phát triển, lùn nhưng trẻ năng động hơn, da không khô, mắt xếch, mống mắt có vết trắng (Brushfield). - Thiếu máu, suy dinh dưỡng: da tái, phù nhẹ, tóc lông có thể rụng nhưng tinh thần không chậm chạp, cholesterol máu không tăng, cần xét nghiệm sinh hóa, hormon để phân biệt. - Béo phì: tăng cân, nặng nề trong vận động, cholesterol máu tăng, nhưng lông không rụng, tinh thần bình thường, không sợ lạnh, mạch không chậm, thở không chậm. V. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị suy giáp:
  3. 1.1. Tất cả trường hợp suy giáp đều cần được điều trị ngoại trừ các thể suy giáp chỉ có biểu hiện các dấu sinh học nhẹ như: - Tăng TSH vừa (< 10 U/ml). - T3, T4 bình thường. - Đang ở thời điểm không có biểu hiện bệnh đang phát triển. 1.2. Điều trị suy giáp nói chung là đơn giản và hiệu quả: chủ yếu dựa vào điều trị hormon giáp thay thế. 1.3. Ngoại trừ hôn mê phù niêm, sự điều trị suy giáp không nên vội vàng, cần xác định chẩn đoán chắc chắn trước khi thực hiện điều trị. 1.4. Cần giải thích cho bệnh nhân sự cần thiết dùng thuốc đều đặn và vĩnh viễn. Ngược lại cũng cần hiểu rằng có những trường hợp suy giáp thoáng qua không cần thiết phải điều trị lâu dài. 1.5. Sự điều trị cần rất thận trọng ở người già, suy tim, suy vành, phải biết chấp nhận một điều trị thay thế một phần. 2. Thuốc hormon giáp: 2.1. Tinh chất tuyến giáp (extrait thyroidien):
  4. Thuốc được chế từ tuyến giáp gia súc. Hàm lượng: 1cg, 5cg, 10cg (Pháp). 16, 32, 60, 325 mg/viên (Mỹ). (Biệt dược: Amour Thyroid, Thyroteric, Extrait thyroidien choay). 2.2. Hormon giáp tổng hợp: 2.2.1. Levothyroxine, LT4. Dạng thuốc: viên nén, thuốc nước, tiêm. Hàm lượng; 1 giọt = 5µg. Viên nén: 25 - 50 - 75 - 100 - 300 g. Thuốc tiêm; 200-500 µg (100 µg/ml). (Biệt dược: Synthroid- levothroid, L Thyroxine - Roche, Levothyrox...) 2.2.2. Liothyronine, LT3. Dạng uống: viên nén. Hàm lượng; 5 - 25 - 50 µg. (Biệt dược: Cynomel)
  5. 2.2.3. LT4 phối hợp với LT3. Có nhiều phối hợp với những tỷ lệ khác nhau giữa T4 và T3 (4/1, 5/1, 7/1). Tên chung ở Mỹ là Liothrix. Hàm lượng: nhiều loại, thông thường nhất là 100mcg LT4/25 mcg LT3 dạng viên nén cũng có những hàm lượng khác. (Biệt dược: Euthyroid, Thyrolar, Euthyral, Thyreotoin, Thyreocomb) Trong điều trị còn có dạng D. Thyroxine. (Dextro - Thyroxine) nhưng dạng L-Thyroxine được ưa chuộng vì tác dụng mạnh hơn. 2.3. Ưu nhược điểm của các loại thuốc: Thời gian bán hủy của L-Thyroxine khoảng 8 ngày, giải thích một sự ổn định nồng độ thuốc trong máu, chỉ cần cho uống một lần theo giờ cố định trong ngày. L-Thyroxine được khử iode ở ngoại biên trở thành Triiodothyronine (T3). Riêng đối với T3 (cynomel) được dùng riêng lẻ sẽ có tác dụng nhanh hơn nhiều nhưng nồng độ thuốc tăng đột ngột sau mỗi lần uống gây khó chịu cho bệnh nhân. Thời gian bán hủy của T3 là 48h, thuốc cần dùng 2-3 lần/ngày. T3 thường chỉ được chỉ định tạm thời cho K giáp biệt hóa trước thăm dò hoặc xạ trị liệu.
  6. Với Euthyral (phối hợp T3 và T4) thuốc cũng có thể gây tăng T3 đột ngột trong máu, do đó cũng ít được lựa chọn trong điều trị, còn tinh chất tuyến giáp (extrait thyroidien) không được dùng nữa trong điều trị suy giáp với những tỷ lệ khác nhau giữa T3 và T4 khó đánh giá kết quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2