intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SUY GIÁP (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3. Điều trị cụ thể: Thyroxine là thuốc được chọn lựa ưu tiên hiện nay, liều thay thế trung bình 75-125 g/ngày. Trên bệnh nhân già thường thấp hơn, lưu ý bệnh cần điều trị suốt đời. 3.1. Khởi đầu: Nếu bệnh nhân trẻ, còn khoẻ nên bắt đầu liều 100 µg/ngày. Với liều lượng này tình trạng suy giáp sẽ cải thiện dần, nhưng phải mất nhiều tuần T4 đạt hằng định. Triệu chứng giảm sau vài tuần điều trị. Với bệnh nhân già nên bắt đầu với liều 50 µg/ngày. Bệnh nhân có bệnh tim liều khởi đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SUY GIÁP (Kỳ 4)

  1. SUY GIÁP (Kỳ 4) 3. Điều trị cụ thể: Thyroxine là thuốc được chọn lựa ưu tiên hiện nay, liều thay thế trung bình 75-125 g/ngày. Trên bệnh nhân già thường thấp hơn, lưu ý bệnh cần điều trị suốt đời. 3.1. Khởi đầu: Nếu bệnh nhân trẻ, còn khoẻ nên bắt đầu liều 100 µg/ngày. Với liều lượng này tình trạng suy giáp sẽ cải thiện dần, nhưng phải mất nhiều tuần T4 đạt hằng định. Triệu chứng giảm sau vài tuần điều trị. Với bệnh nhân già nên bắt đầu với liều 50 µg/ngày. Bệnh nhân có bệnh tim liều khởi đầu nên là 25 µg/ngày đồng thời theo dõi sát các biểu hiện về tim trong quá trình điều trị. Những bệnh nhân này tăng liều 25 µg/ngày mỗi tuần cho đến khi đạt hiệu quả điều trị mong muốn. 3.2. Theo dõi và điều chỉnh liều lượng:
  2. 3.2.1. Với suy giáp tiên phát: Mục đích điều trị là duy trì TSH ở mức bình thường. Cần định lượng TSH 2-3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Liều Thyroxine được điều chỉnh từ 12-25 µg/ngày mỗi 6-8 tuần cho đến khi TSH trở về bình thường. Sau đó chỉ cần định lượng TSH từng năm để kiểm soát điều trị như mong muốn, không nên áp dụng liều Thyroxine cao biểu hiện nồng độ TSH dưới mức bình thường, có thể gây nguy cơ loãng xương, rung nhĩ. 3.2.2. Với suy giáp thứ phát: Không thể dựa vào TSH để điều chỉnh điều trị. Mục đích điều trị nhằm duy trì FT4 đạt mức bình thường. Liều Thyroxine được điều chỉnh mỗi 6-8 tuần cho đến khi đạt mục đích điều trị. Sau đó theo dõi FT4 mỗi năm một lần là đủ để kiểm soát bệnh. Trong suy giáp thứ phát (hội chứng Sheehan) thường kèm cả suy thượng thận, suy sinh dục cùng với suy giáp, do đó phải cho kèm cho theo các hormon thích hợp. Nên cho hormon thượng thận trước để đề phòng suy thượng thận cấp khi cho hormon giáp làm tăng chuyển hóa của cơ thể. 3.2.3. Với bệnh nhân có bệnh mạch vành:
  3. Thyroxine có thể làm nặng thêm bệnh lý mạch vành nói riêng cũng như các bệnh tim như suy tim, rối loạn nhịp, cần cho liều nhỏ, tăng liều rất chậm theo dõi kỹ tình trạng tim mạch, điện tim, cho kèm thuốc chẹn beta nếu cần (chú ý các chống chỉ định). Nếu vẫn xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, dù nhẹ, cũng nên ngưng điều trị hormon giáp, có thể xem xét chỉ định các biện pháp can thiệp trong điều trị mạch vành (lưu ý phải an toàn trên bối cảnh suy giáp). 3.3. Những khó khăn trong kiểm soát suy giáp: Thường do không bằng lòng với điều trị. Một số trường hợp cần phải tăng liều Thyroxine như: 3.3.1. Kém hấp thu thuốc: Do bệnh đường ruột hoặc một số thuốc cản trở hấp thu thuốc như cholestyramine, sucralfate, hydroxyde nhôm, sulfate sắt. 3.3.2. Tương tác với các thuốc khác Làm tăng sự thải thuốc như rifampin, carbamazepine, phenytoine hoặc ức chế sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại biên như amiodarone. 3.3.3. Mang thai:
  4. Nhu cầu Thyroxine tăng trong 3 tháng đầu. Nói chung cần tăng liều Thyroxine vừa cho mẹ vừa để tránh bướu giáp lớn cho con. 3.3.4. Chức năng tuyến giáp còn lại: Thường suy giảm dần sau điều trị suy giáp. 3.4. Suy giáp dưới lâm sàng: Nên dùng Thyroxine trong những trường hợp sau: - Có triệu chứng suy giáp. - Có bướu giáp lớn. - Tăng cholesterol máu đến mức phải điều trị. Những bệnh nhân suy giáp dưới lâm sàng còn lại chưa cần điều trị phải được theo dõi mỗi năm, nên bắt đầu cho Thyroxine khi triệu chứng suy giáp xuất hiện hoặc TSH > 20 µg/ml. 3.5. Suy giáp và phẫu thuật: Mặc dù suy giáp có tăng nguy cơ những biến chứng của phẫu thuật nhưng nói chung không nặng. Khi cần phẩu thuật cấp cứu theo yêu cầu chỉ định có thể tiến hành ngay, tuy nhiên cần cho Thyroxine ngay trước phẫu thuật, liều đầu tiên
  5. bằng đường tĩnh mạch. Những trường hợp phẫu thuật theo chương trình có thể hoãn lại cho đến khi suy giáp điều trị được nhiều tuần. 3.6. Điều trị hôn mê do suy giáp: Mặc dù hiếm gặp, nhất là ở các xứ nóng, nhưng hôn mê suy giáp là một cấp cứu cần điều trị khẩn cấp. Phác đồ điều trị gồm: 3.6.1. Điều trị triệu chứng: - Hỗ trợ hô hấp; oxy liệu pháp, đặt nội khí quản, giúp thở, đồng thời điều trị tình trạnh truỵ mạch một cách tích cực. Nhanh chóng xác định chẩn đoán bằng định lượng TSH, FT4 trước khi cho Thyroxine. - Sưởi ấm từ từ ở nhiệt độ phòng là 22°C. Sưởi ấm nhanh quá có thể làm nặng tình trạng trụy mạch và rung thất. - Bù nước điện giải, glucose. 3.6.2. Thyroxine: 50-100 µg TM mỗi 6-8 giờ trong 24 giờ, sau đó 75-100 µg/ngày TM cho đến khi uống được. Điều trị hormon thay thế được tiếp tục sau đó như thường quy khi mà suy giáp được chẩn đoán xác định. Cần theo dõi kỹ về tim mạch để nhanh chóng phát hiện tác dụng không mong muốn trên tim do Thyroxine.
  6. 3.6.3. Hydrocortisone: 100mg tĩnh mạch sau đó tiêm bắp 50mg mỗi 8h trong đợt cấp, tiếp đó tùy tiến triển có thể giảm bớt liều lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2