Tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai – Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN
lượt xem 4
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm xem xét tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015. Kết quả cho thấy rằng có một mối tương quan dương giữa Cán cân thương mại dầu thô tới Tài khoản vãng lai của quốc gia. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy đối với các nước nhập khẩu dầu nếu muốn cải thiện tài khoản vãng lai của mình cần phải giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai – Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN
- TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI DẦU THÔ TỚI TÀI KHOẢN VÃNG LAI – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ASEAN Đinh Thị Thu Hà1; Vũ Minh Hà2; Hoàng Thị Phương Anh3; Lại Duy Cường4 (1) Trường Đại Học Nha Trang, (2),(3),(4)Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Tóm tắt: Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm xem xét tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015. Kết quả cho thấy rằng có một mối tương quan dương giữa Cán cân thương mại dầu thô tới Tài khoản vãng lai của quốc gia. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy đối với các nước nhập khẩu dầu nếu muốn cải thiện tài khoản vãng lai của mình cần phải giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Từ khóa: Tài khoản vãng lai, Cán cân thương mại dầu, Đông Nam Á. 1. Giới thiệu Giá dầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế thế giới ngày nay, có thể nói dầu là hàng hoá thương mại lớn nhất thế giới, cả về khối lượng và giá trị. Thêm vào đó, giá các mặt hàng và dịch vụ sử dụng nhiều năng lượng liên quan đến giá năng lượng, trong đó dầu chiếm tỷ trọng lớn. Cuối cùng, giá dầu có một mối liên hệ với giá các loại nhiên liệu khác. Do đó, những thay đổi đột ngột về giá dầu mỏ có những hệ thống phân phối rộng khắp cho cả các nước sản xuất dầu và nước tiêu thụ dầu. Tất nhiên, việc xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế của đất nước đó. Đầu tiên là nghiên cứu của Hamilton (1983) đã cho thấy rằng việc thay đổi giá dầu làm ảnh hưởng tới sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ 1948 – 1972. Và nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho thấy tác động của biến động giá dầu tới các yếu tố khác của nền kinh tế : ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng GDP (González và Nabiyev, 2009), tỷ giá hối đoái (Hunang và Gou – 2007), tài khoản vãng lai (Huntington, 2015)… Xuất khẩu ròng dầu là một yếu tố trọng yếu trong việc giải thích thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng mà nhập khẩu ròng dầu thường không ảnh hưởng tới việc thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của dầu thô đến tài khoản vãng lai cho Việt Nam, vì Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu dầu thô khá lớn. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quí I/2017, Việt Nam xuất khẩu 1,52 triệu tấn dầu thô, kim ngạch đạt 637,3 triệu USD (giảm 16,4% về lượng nhưng tăng gần 28% về giá trị) và chiếm tỷ trọng khá cao trong cán cân thương mại. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Ảnh hưởng của cán cân dầu tới tài khoản vãng lai Gruber và Kamin (2006), với nghiên cứu thực nghiệm 61 quốc gia và dữ liệu lấy trong giai đoạn từ 1982 – 2003. Bài nghiên cứu cho thấy có một mối tương quan dương giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân dầu (xuất khẩu dầu – nhập khẩu dầu). Hệ số về sự cân bằng dầu danh nghĩa là tích cực như mong đợi, tuy vậy giá trị nhỏ hơn một chút, như vậy sự cân bằng dầu dường như không ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng tài khoản hiện tại. Bulletin (2013), nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trong khu vực đồng Euro, dữ liệu sử dụng được lấy ở 2 năm 2006 và 2011 để so sánh sự khác biệt. Kết quả cho thấy rằng: Việc điều chỉnh tài khoản vãng lai ở các nước trong khu vực đồng Euro bị cản trở bởi phản ứng chậm của một số mặt hàng có trọng lượng đáng kể trong tài khoản vãng lai và không dễ điều chỉnh trong ngắn hạn. Sự liên quan nhất của các mặt hàng như xuất khẩu ròng của dầu, mức , 222
- độ co dãn về nhu cầu khi giá thấp, có thể buộc các quốc gia phải hấp thụ những bất ổn về giá. Trong năm 2011 cả cán cân thu nhập và sự cân bằng dầu chiếm một phần đáng kể trong hâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai chung ở một số quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Trong năm đó, các khoản thu nhập ròng của Estonia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Malta, Bồ Đào Nha và Slovakia đứng ở mức 2% đến 7%. Nordhaus và Address (2009), đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa dầu thô và tài khoản vãng lai và một số yếu tố của nền kinh tế Mỹ, dữ liệu được lấy từ 1990 – 2009, với giá dầu thô là biến phụ thuộc. Về giá trị, nhập khẩu dầu mỏ là một phần của tổng nhập khẩu đạt đỉnh điểm là vào khoảng 28 % vào năm 1979-1980, giảm xuống khoảng 5% vào cuối những năm 1990, và sau đó tăng lên từ 15 đến 20% trong vài năm tiếp theo. Bài nghiên cứu đưa ra vấn đề về việc nhập khẩu và sử dụng năng lượng ở Mỹ trong khoảng thời gian này, họ đề cập tới việc thay vì tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu dầu để hỗ trợ việc sản xuất trong nước, thì nên tập trung vào việc khai thác các nguồn năng lượng có sẵn và có thể sử dụng được trong nước sau đó giảm được lượng nhập khẩu dầu mỏ của mình từ đó tăng được lượng tiết kiệm của Mỹ. Kilian và các cộng sự (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc cung và cầu trên thị trường dầu thô toàn cầu đối với cán cân thương mại dầu, cán cân thương mại phi dầu mỏ, tài khoản vãng lai và sự thay đổi tài sản nước ngoài ròng (NFA). Với dữ liệu lấy từ năm 1975 – 2004 và ước lượng bằng mô hình VAR, nghiên cứu thực nghiệm tại phần lớn các nước xuất khẩu dầu (trong đó có OPEC, Canada, UK…), các nước có thu nhập và nhập khẩu dầu cao (Mỹ, Nhật Bản, các nước EURO), các nước có thu nhập và nhập khẩu dầu trung bình (Mỹ Latin, Các quốc gia “đang nổi” Châu Á). Kết quả cho thấy (ngoại trừ Hoa Kỳ, khu vực Châu Âu và Nhật Bản) có tác động của các cú sốc dầu vào cân bằng thương mại hàng hóa và tài khoản vãng lai. 2.2. Ảnh hưởng của giá dầu thô tới tài khoản vãng lai Allegret và các cộng sự (2013), nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và tài khoản vãng lai trên mẫu gồm 27 nước xuất khẩu dầu với dữ liệu từ 1980 – 2010. Những phát hiện trong bài cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa giá dầu và tài khoản vãng lai ở các nước này, nhưng còn tùy thuộc vào mức độ phát triển tài chính của mỗi quốc gia. Cụ thể hơn, đối với các nước có độ sâu tài chính (M2/GDP) ở dưới mức 25%, khi giá dầu tăng thì sẽ có một tác động tích cực đối với tài khoản vãng lai, nhưng ngược lại, những nước có độ sâu tài chính vượt qua mức này và càng cao thì ảnh hưởng này càng ít. Có thể hiểu một cách đơn giản là vì đối với những quốc gia phát triển thì việc giá dầu tăng cao không có ý nghĩa nhiều trong việc làm cho tài khoản vãng lai bớt thâm hụt, nó chỉ có ý nghĩa đối với các nước kém phát triển và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu dầu mỏ. Với việc sử dụng phân tích VAR trên dữ liệu theo quý từ năm 1992 – 2008, bài nghiên cứu Mucuk và các cộng sự (2009), được tiến hành trên nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và nền kinh tế của một số nước khác đã chỉ ra sự tồn tại của một mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu quốc tế và thâm hụt tài khoản vãng lai. Đối với Thổ Nhĩ kỳ là một nước có nguồn năng lượng phụ thuộc vào việc nhập khẩu (chiếm đa số là dầu thô) từ bên ngoài, thì việc giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới việc tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng sự thâm hụt này chỉ được phản ánh ở trong dài hạn, trong ngắn hạn không có sự tương quan nào giữa giá dầu và tài khoản vãng lai. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cho thầy rằng giá dầu tăng sẽ có những phản ánh tích cực lên cán cân tài khoản vãng lai ở các nước xuất khẩu dầu mỏ, và một kết quả hoàn toàn ngược lại ở các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ. Ftiti và các cộng sự (2014), nghiên cứu sự tác động của giá dầu và các yếu tố của nền kinh tế của Ấn Độ, với dữ liệu từ 1980 – 2011. Đã cho thấy sự ảnh hưởng của giá dầu lên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Ấn Độ - Sản suất công nghiệp - lạm phát - thâm hụt thương mại. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát (một chỉ số được tính toán thông qua CPI và tài khoản vãng lai), cho kết quả rằng giá dầu có ảnh hưởng , 223
- tiêu cực tới tài khoản vãng lai, và ảnh hưởng trong ngắn hạn thì mạnh hơn so với trong dài hạn. Nghiên cứu của Bayraktar và các cộng sự (2016), cho 5 nước thuộc “Five Fragile” (Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ấn Độ, South Africa và Indonesia), với dữ liệu từ năm 1980 – 2014 đã cho thấy có một mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giá dầu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo kết quả nghiên cứu thì giá dầu có mối tương quan dương đối với GDP và mối tương quan âm đối với thâm hụt tài khoản vãng lai (giá dầu tăng giải thích 13% sự thâm hụt). Theo đó, việc tăng giá dầu dẫn đến sự gia tăng GDP còn mối quan hệ giữa giá dầu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì có sự khác nhau tùy thuộc vào việc nước đó là nước xuất khẩu dầu hoặc nhập khẩu dầu. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng của giá dầu không có tác động giúp cho tài khoản vãng lai bớt thâm hụt ở các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng ngược lại nó ảnh hưởng tiêu cực đến sự thâm hụt tài khoản vãng lai đối với các nước nhập khẩu dầu. Về vấn đề này, kết luận từ các kết quả cho thấy Indonesia và Brazil (các nước xuất khẩu dầu mỏ) là những nước ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá dầu. Tuy nhiên, đối với Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ (các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ) cho một kết quả ngược lại. Bài nghiên cứu cũng cho thấy trong dài hạn, có một mối tương quan âm giữa giá dầu và thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước này. Golub (1983), xây dựng một mô hình gồm có 3 thành phần là Mỹ, Châu Âu, và các nước OPEC, bài nghiên cứu phân tích tác động của việc tăng giá dầu tới tài khoản vãng lai thông qua sự phân bố tài sản. Cụ thể hơn sự gia tăng giá dầu đã làm cho tài khoản vãng lai của OPEC thặng dư và tài khoản vãng lai của các quốc gia nhậu khẩu dầu bị thâm hụt. Golub cho rằng việc giá dầu tăng sẽ làm tài sản chuyển từ một quốc gia nhập khẩu sang quốc gia xuất khẩu dầu , dẫn đến việc thay đổi tài khoản vãng lai thay đổi. Tuy nhiên theo Narayan và cộng sự (2014), nếu giá dầu tăng dẫn tới việc các nước nhập khẩu dầu nhập khẩu hàng hóa với tỷ trọng nhỏ hơn việc họ xuất khẩu qua các nước xuất khẩu dầu thì trong lâu dài điều này sẽ cải thiện tình hình tài khoản vãng lai của các nước nhập khẩu. Le và Chang (2013) với nghiên cứu ở 3 quốc gia ở châu Á là Malaysia, Singapore và Nhật Bản với dữ liệu từ 1999 – 2011 đã cho các kết quả sau. Thứ nhất, việc cải thiện cán cân tài khoản vãng lai có liên quan tới doanh thu từ dầu mỏ. Thứ hai, với một nền kinh tế “nhà máy lọc dầu” như Singapore, các cú sốc về giá dầu dường như không có tác động trong lâu dài đối với tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, có thể trong ngắn hạn nó sẽ có những tác động đáng kể. Thứ ba, đối với các nhà nhập khẩu dầu thì việc tăng giá dầu thế giới sẽ ảnh hưởng xấu tới cán cân tài khoản vãng lai. Bài nghiên cứu chia thành 3 giai đoạn để phân tích (1999 – 2002, 2003 – 2008, 2008 – 2011). Đối với mẫu thứ nhất, tác động của giá dầu lên tài khoản vãng lai của Malaysia có giá trị dương và tích cực đối với tài khoản vãng lai của Singapore và Nhật Bản. Đối với mẫu thứ hai, tài khoản vãng lai của Malaysia vẫn còn bị tác động bởi biến động giá dầu, Singapore – giống mẫu một nhưng kết quả khác với mẫu một, Nhật Bản – vẫn tích cực nhưng kết quả tốt hơn so mới mẫu một. Đối với mẫu thứ ba, tài khoảng vãng lai của Malaysia vẫn bị tác động bởi giá dầu - nhưng ảnh hưởng này dễ biến mất, đối với Singapore thì những tác động dường như không đáng kể, Nhật Bản những ảnh hưởng của giá dầu đối với tài khoản vãng lai chuyển sang tiêu cực. Nhìn chung mối quan hệ giữa giá dầu và tài khoản vãng lai khác nhau đáng kể về tín hiệu nhân quả, ký hiệu, cường độ từ năm này qua năm khác, do đó kết luận dựa trên các năm kết hợp sẽ không chính xác. 2.3. Ngân sách chính phủ và CA – Thâm hụt kép Fidrmuc (2015) kiểm tra thực nghiêm ở Lebanon trong thời gian từ 1970 – 2006, nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai trong cả ngắn và dài hạn. Kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách cũng sẽ làm gia tăng thâm hụt trong tài khoản vãng lai. Trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách thường xuyên đã dẫn tới thâm hụt trong tài khoản vãng lai. Điều này có thể liên quan đến việc chính phủ Lebanon có hiện tượng tham , 224
- nhũng, chính sách chi tiêu không hợp lý, hệ thống quản lý và thu phí không hiệu quả dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách cao. Thêm vào đó, sự gia tăng gần đây về thâm hụt ngân sách đã làm giảm tổng tiết kiệm quốc gia ở Lebanon, dẫn đến sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai hiện tại. Các kết quả kiểm tra nhân quả của Granger cho thấy sự tồn tại của một mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây từ các nước đang phát triển cung cấp bằng chứng cho thấy thâm hụt ngân sách gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai như Ai Cập và Mexico. Laney (1984) cũng tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai khi đang nghiên cứu về việc đô la Mỹ bị định giá cao. Abell (1990) nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngân sách và tài khoản vãng lai, bằng mô hình Var, kiểm định nhân quả Granger đối với Mỹ trong giai đoạn từ 1979 – 1985. Bài nghiên cứu cho kết quả trong điều kiện tiết kiệm tư nhân không thay đổi, nếu có hiện tượng thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ phải đi vay tiền từ nước ngoài, điều này làm cho lãi suất tăng lên, dòng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước dẫn tới tăng giá đồng nội tệ gây ra thâm hụt thương mại và dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Afonso và Rault (2009) đưa ra bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc liên minh Châu Âu giai đoạn 1970 – 2007, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và mô hình Var. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước này. Nghiên cứu của Ali Abbas và các cộng sự (2011) được thực hiện ở các nước phát triển đã đưa ra các kết quả cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết quả này có ý nghĩa nhiều hơn ở các nước có thu nhập thấp. Piersanti (2000) đã thực hiện một nghiên cứu ở phần lớn các nước OECD với dữ liệu từ 1970 – 1997 để xem xét mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ nhân quả một chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở 5 nước thuộc G7 và 10 nước thuộc OECD. Chang và Hsu (2009) Với việc sử dụng kiểm định nhân quả Ganger áp dụng cho các quốc gia như : Năm quốc gia ở Bắc Âu, Bốn con hổ Châu Á, với dữ liệu lấy từ 1980 – 2007, đã cho các kết quả khác nhau đối với mỗi quốc gia nhưng đều hỗ trợ giả thuyết “thâm hụt kép” – xảy ra khi thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Lau và Baharumshah (2006) tiến hành nghiên cứu trên các nước SEACEN (Brunei, Cambodia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Maylaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) bằng kiểm định nhân quả Ganger trên mô hình VAR với dữ liệu từ 1980 – 2001. Với việc phân tích ảnh hưởng của các biến lãi suất và tỷ giá để kết luận mối liên hệ giữa ngân sách và tài khoản vãng lai, sau đó rút ra được kết quả như sau: Thứ nhất, nó cho thấy rằng lãi suất, tỷ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích sự cân bằng tài khoản vãng lai. Thứ hai, nó tìm ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai và có hai kênh trong đó thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai: trực tiếp BG → CA và gián tiếp qua BG → IR (interest rate)→ EX (exchange rate)→ CA => Nó ảnh hưởng tới thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua hai yếu tố lãi suất và tỷ giá. Mối quan hệ nhân quả giữa hai chiều giữa hai sự thâm hụt cũng được phát hiện cho hầu hết các quốc gia SEACEN. Các phân tích thống kê còn cho thấy rằng quản lý thâm hụt ngân sách tạo ra một sự cải thiện trong thâm hụt tài khoản vãng lai. Từ quan điểm chính sách, phân tích thống kê cho thấy quản lý thâm hụt ngân sách tạo ra một sự cải thiện trong thâm hụt tài khoản vãng lai. , 225
- 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, tổng cộng có 10 quốc gia (Brunei, Láo, Philippines, Cambosia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Myanmar, Thailand, Vietnam). Dữ liệu được lấy từ nguồn Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trading Economics, The Observatory of Economics Complexity. 3.2. Mô hình nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu ở đây nhằm xem xét tác động của yếu tố thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai của các quốc gia. Huntington (2015) đã đưa ra phương trình thể hiện sự tác động của các yếu tố độc lập lên tài khoản vãng lai. Yit = Trong đó: Yit là biến phụ thuộc đại diện cho tài khoản vãng lai được tính toán bằng cách lấy tài khoản vãng lai/GDP, Xit là các biến độc lập, tác động đến tài khoản vãng lai như Tỷ lệ dân số phụ thuộc, Ngân sách chính phủ, Thu nhập bình quân đầu người, Mở cửa thương mại, Cán cân thương mại dầu thô ℇit là sai số, βt = (Xt*) trong đó Xt* là giá trị trung bình của biến độc lập tất cả các nước trong một năm nhất định. Để ước lượng dữ liệu bảng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp pools OLS, fixed effects và random effects. Đầu tiên chúng tôi ước tính mô hình bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất (OLS). Sau đó chúng tôi ước tính mô hình tương tự bằng việc sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (fixed effects) và sử dụng kiểm đinh nhân tử Lagrange (Greene, 1993) để lựa chọn giữa FE và OLS. Tiếp đó, chúng tôi sẽ ước tính với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects). Sau đó, chúng tôi so sánh mô hình RE với mô hình FE bằng cách sử dụng kiểm định Hausman (Baltagi, 1995). Bảng 1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình Tên biến Ký hiệu Mô tả Tỷ lệ dân số phụ thuộc AGE Số người trong độ tuổi 65 chia cho số người trong độ tuổi từ 18 – 65. Ngân sách chính phủ GOV (Chi ngân sách – Thu ngân sách)/ Tổng sản phẩm quốc nội. Thu nhập bình quân đầu người GDCP Tổng sản phẩm quốc nội / Dân số Mở cửa thương mại XM (Xuất khẩu + Nhập khẩu)/ Tổng sản phẩm quốc nội. Tiết kiệm quốc gia SAV Cán cân thương mại dầu thô OILTRADE (Xuất khẩu dầu thô – Nhập khẩu dầu thô)/Tổng sản phẩm quốc nội Cán cân thương mại dầu thô tích OILTRADENEG cực/dương Cán cân thương mại dầu thô tiêu OILTRADEPOS cực/âm 4. Kết quả nghiên cứu Để ước lượng dữ liệu bảng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp pools OLS, fixed effects và random effects. Sau khi dùng kiểm định F-test và hausman, chúng tôi thấy rằng mô hình FE là phù hợp nhất. Tuy nhiên khi Kiểm định Wald test for heteroskedasticity đều cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi (P-value
- không đổi), do đó cần phải sử dụng thêm yếu tố điều chỉnh sai số chuẩn (Robust Standard Error). Nhằm mục tiêu xem xét ảnh hưởng của dầu thô đến tài khoản vãng lai, chúng tôi tiến hành chạy bốn mô hình hồi quy. Cột (1) xem xét ảnh hưởng của cán cân thương mại dầu thô đến tài khoản vãng lai. Cột (2), để có thể hiểu rõ ảnh hưởng của Cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai, tôi chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm nước riêng biệt là : OILTRADEPOS – Các nước có Cán cân thương mại dầu thặng dư/tích cực và OILTRADENEG – Các nước có Cán cân thương mại dầu thâm hụt/tiêu cực. Cột (3) và (4), chúng tôi phân thành 2 giai đoạn để nghiên cứu tác động của khủng hoảng tới cán cân tài khoản vãng lai của các quốc gia được xem xét. Trong đó cột (3) sẽ xem xét tác động trong giai đoạn từ từ 2000 – 2008 và cột (4), xem xét giai đoạn từ năm 2009 – 2015. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2 như sau Bảng 2: Kết quả ảnh hưởng của cán cân TM dầu thô tới tài khoản vãng lai CA/GDP (1) CA/GDP (2) CA/GDP (3) CA/GDP (1) OILTRADE 59.0723*** (0.000) AGE 0.1210301 0.0597315*** 0.0405761 0.0607454*** (0.115) ( 0.005) (0.184 ) (0.003 ) GDCP 0.0009671*** 0.0006368* 0.0005862*** 0.0016399*** (0.000) ( 0.000 ) (0.000 ) ( 0.000 ) GOV 0.0389059 0.4691409* 0.3709552 0.4601568*** (0.704) (0.000) ( 0.053 ) (0.008 ) XM 0.0398884*** -0.000623 -0.0269948 -0.0447416*** ( 0.004) (0.945 ) ( 0.131 ) ( 0.000 ) OILTRADEPOS(+) 2.03e-10 8.04e-10** 6.25e-10* (0.486) ( 0.036 ) ( 0.063 ) OILTRADENEG(-) 3.22e-10*** 2.06e-11 3.59e-10** (0.001) ( 0.864 ) ( 0.044 ) *, ** và *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Nguồn: tác giả tự tính toán Kết quả nghiên cứu trong mô hình 1 cho thấy Cán cân thương mại dâu thô có có tác động tích cực tới tài khoản vãng lai. Điều này cho thấy rằng, nếu cải thiện được Cán cân thương mại dầu sẽ giúp cho Tài khoản vãng lai trở nên tốt hơn. Kết quả này thì phù hợp với nghiên cứu của Le và Chang (2013), Allegret và các cộng sự (2013), Mucuk và các cộng sự (2009). Kết quả trong cột (2) cho thấy chỉ các quốc gia có Cán cân thương mại dầu thâm hụt/tiêu cực – OILTRADENEG là giúp cải thiện tài khoản vãng lai của mình bằng cách cải thiện Cán cân thương mại dầu thô, hay một cách nói khác đó là giảm sự phụ thuộc của mình vào dầu thô. Trong khi đó đối với các nhà xuất khẩu dầu – OILTRADEPOS thì không có ý nghĩa thông kê giữa hai yếu tố này. Kết quả này cho ta thấy được rằng đối với các nước có cán cân nhập khẩu dầu âm – OILTRADENEG, khi họ cải thiện được sự nhập khẩu của mình về dầu, thì sẽ làm tăng tài khoản vãng lai. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây khi cho rằng nếu như một quốc gia giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ thì sẽ tránh được các cú sốc về dầu khi có biến động ở thị trường dầu thô, từ đó có thể cải thiện được cán cân tài khoản vãng lai của mình (Golub (1983) Le và Chang (2013) Narayan và cộng sự (2014)). Khi xem xét ảnh hưởng của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai trước giai đoạn khủng hoảng (Cột 3) cho thấy chỉ có các quốc gia xuất khẩu dầu thô là có tác động tích cực đến tài khoản vãng lai. Sau khi xảy ra khủng hoảng, thị trường vẫn chưa ổn định, nhất là đối với thị trường dâu thô, là một trong những mặt hàng năng lượng quan trọng đối với bất cứ nước nào, việc khủng hoảng đơn giản sẽ dẫn tới biến động mạnh về giá dầu cũng như nguồn cung/cầu dầu mỏ. Kết quả trong cột 4 cho ta thấy, không như kết quả trước năm , 227
- 2008, sau năm 2009 chỉ có thu nhập bình quân và cán cân dầu thô (các nước xuất khẩu) là có ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai ở quốc gia, có ý nghĩa ở mức 5%. Và nếu so sánh với thời gian trước thì có thể thấy rằng cán cân dầu thô có ảnh hưởng mạnh hơn tới tài khoản vãng lai (ở các nước xuất khẩu), từ 6.25 => 8.04. Có thể đơn giản giải thích điều này là do ở các nước xuất khẩu dầu, khi khủng hoảng xảy ra, dẫn tới biến động giá dầu mạnh, việc tặng giá dầu đồng nghĩa với việc tăng thu nhập từ xuất khẩu dầu, và góp phần vào thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia đó. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn thấy rằng cán cân ngân sách (GOV) có tác động tích cực đến tài khoản vãng lai, điều này thì phù hợp với lý thuyết về thâm hụt kép. 5. Kết luận Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định để kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa một số yếu tố (trong đó cán cân thương mại là yếu tố chính) và tài khoản vãng lai của các quốc gia thuộc ASEAN. Kết quả nghiên cứu thấy rằng : Thứ nhất, rõ ràng có tồn tại một mối liên hệ giữa cán cân thương mại dầu thô và tài khoản vãng lai của một quốc gia. Và với các ước lượng chung cho tất cả các nhóm nước được đề cập tới trong bài thì đó là một mối tương quan dương. Thứ hai, có sự khác biệt giữa các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu dầu, theo như kết quả thu được thì mối liên hệ giữa cán cân thương mại dầu và tài khoản vãng lai được thể hiện mãnh mẽ hơn ở các nước nhập khẩu dầu, tương quan âm. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các quốc gia có Cán cân thương mại dầu thâm hụt/tiêu cực, nếu muốn cải thiện tài khoản vãng lai của mình thì cần phải giảm sự phụ thuộc của mình vào dầu thô, mục đích là nhằm tránh các cú sốc về biến động giá cả, cung – cầu trên thị trường dầu thô thế giới. Sau đó khi chia thành 2 giai đoạn để nghiên cứu, thì ta thấy rằng trước khủng hoảng xảy ra, mối liên hệ này được thể hiện một cách mạnh mẽ ở các nước nhập khẩu dầu hơn là xuất khẩu dầu, tương quan dương – Phương pháp GLS. Sau 2009 thì thu được kết quả cả ở cả 2 nhóm nước xuất và nhập đều có xuất hiện mối liên hệ giữa cán cân thương mại dầu và cán cân tài khoản vãng lai, tương quan dương. Và rõ ràng là qua các nghiên cứu đã nêu ở phần trước, không chỉ tác động của cán cân thương mại dầu ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai, mà biến động giá dầu cũng có tác động tới yếu tố này. Thứ ba, các quốc gia nhập khẩu dầu có thể hưởng lợi bằng nhiều cách nếu họ có thể giảm sự phụ thuộc vào dầu thô, qua đó giảm khả năng dễ bị tổn thương của họ đối với giá hàng hoá biến động mạnh trên thị trường dầu thô. Giá dầu thô tăng có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế trong vài quý tiếp theo cũng như thay đổi một lượng lớn sự giàu có giữa các quốc gia. Người tiêu dùng sẽ không phản ứng nhanh với giá cao hơn, khiến các hóa đơn nhập khẩu dầu tăng nhanh chóng trong thời gian gần. Mô hình này trong các nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ có cũng tương tự như đối tác của nước xuất khẩu dầu. Kết quả là tài khoản vãng lai dường như tăng lên ở các nhà xuất khẩu dầu và suy giảm ở các nhà nhập khẩu dầu mỏ khi giá dầu tăng cao. Kết luận này cho thấy các lựa chọn năng lượng khác nhau, công nghệ và các quy định về chính sách có thể có một số ảnh hưởng hạn chế đến cân bằng thương mại của quốc gia, mặc dù kênh chính sẽ thông qua việc tiêu dùng tổng thể và tiết kiệm các phản ứng hơn là thông qua giá dầu và nhập khẩu trực tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allegret, Couharde, Coulibaly, Mignon (2013) “Current Accounts And Oil Price Fluctuations In Oil- Exporting Countries: The Role Of Financial Development” 2. Bayraktar, Egri, Yildiz (2016) “A Causal Relationship Between Oil Prices Current Account Deficit, And Economic Growth: An Empirical Analysis From Fragile Five Countries”. Ecoforum, Volume 5, Special Issue, pp 29-44. 3. Kilian, Lutz (2008). Not all oil price shocks are alike: disentangling demand and supply shocks in the crude oil market. Am. Econ. Rev. 99 (3), 1053–1069. 4. Mucuk, Gerçeker, Ahmet Ay (2013) “The Relationship between International Oil Prices and Current Account Deficit: The Case of Turkey”. International Conference On Eurasian Economies, pp 24-31. 5. Nordhaus, W (2009) “The Economics of an Integrated World Oil Market”. , 228
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 1 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
73 p | 78 | 17
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - Trần Hoài Nam
30 p | 198 | 15
-
Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam
9 p | 83 | 11
-
Bài giảng Phân tích chính sách từ góc độ thương mại và đầu tư quốc tế (2012) - Đinh Công Khải
22 p | 113 | 10
-
Tác động của rào cản công nghệ đến ý định sử dụng thương mại di động
18 p | 14 | 8
-
Tác động của chuyển đổi số đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại vùng Đông Nam Bộ
13 p | 27 | 8
-
Tác động của quảng cáo và khuyến mãi đến việc hình thành giá trị thương hiệu điện thoại di động OPPO tại thành phố Cần Thơ
13 p | 89 | 7
-
Mô hình giá trị thương hiệu - Nghiên cứu trong ngành nước giải khát
9 p | 72 | 7
-
Tác động của truyền thông đến xây dựng thương hiệu
10 p | 96 | 6
-
Vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
7 p | 61 | 6
-
Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam 1999-2012
36 p | 52 | 5
-
Các rào cản thuế quan trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động của chúng đến tình hình xuất khẩu Việt Nam
21 p | 35 | 5
-
Phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI
19 p | 77 | 5
-
Tác động của mất cân đối trong cán cân thương mại đối với lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây
3 p | 88 | 4
-
Tác động của công bằng trong doanh nghiệp đến hiệu quả công việc của người lao động: Phương pháp tiếp cận PLS-SEM
9 p | 4 | 4
-
Nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến lòng trung thành của khách hàng đối với Traveloka
4 p | 10 | 3
-
Tác động của người ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn