intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của hiệu quả quản trị và hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của hiệu quả quản trị và hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" nhóm tác giả thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh từ góc độ quản trị và hành chính công. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của hiệu quả quản trị và hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH – NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TS. Lê Thị Hồng1 TS. Đặng Lan Anh Tóm tắt Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh chân thực tiếng nói của người dân, doanh nghiệp về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Trong khi đó chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) là chỉ số về chất lượng điều hành, đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn chính vì vậy cải thiện chỉ số PAPI có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI). Trong những năm qua Thanh Hoá cũng đã thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công từ đó nâng cao điểm số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự đạt được như mong đợi. Bài viết này nhóm tác giả thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh từ góc độ quản trị và hành chính công. Từ khóa: Thanh Hoá, năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, hiệu quả quản trị và hành chính công, cải cách hành chính… 1. Đặt vấn đề Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số này nhằm đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thường niên, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số PCI tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đây là nguồn thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố nói riêng, cũng như các nhà hoạch định chính sách nói chung có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành và từ đó cải cách điều hành hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả nhất. 1 Khoa Kinh tế - QTKD – Đại học Hồng Đức 1024
  2. Theo báo cáo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, tỉnh Thanh Hóa xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố với tổng số 63,91 điểm; so với năm 2019, PCI năm 2020 của tỉnh ta giảm 1,73 điểm, hạ 4 bậc, nằm trong nhóm khá của cả nước, cụ thể như sau: Bảng 1.1. Chỉ số PCI tỉnh Thanh Hóa năm 2018, 2019, 2020 Chi Xếp Xếp Gia Tiếp Chi Cạnh DV hỗ Đào Thiết Năm/ Tính phí Tính Điểm hạng loại nhập cận phí tranh trợ tạo chế Chỉ minh không năng số PCI thị đất thời bình doanh lao pháp số bạch chính động PCI trường đai gian đẳng nghiệp động lý thức 2018 6.93 6.22 6.21 6.30 4.96 4.72 5.88 7.37 6.88 6.06 63.94 25 Khá 2019 7.69 6.23 6.91 6.43 6.17 4.81 5.94 6.87 6.71 5.84 65.64 24 Khá 2020 8.17 6.94 8.17 7.29 6.47 5.95 5.42 7.03 6.41 6.02 63.91 28 Khá (Nguồn: VCCI Việt Nam, Báo cáo PCI (2018,2019,2020)) Phân tích kết quả đạt được cho thấy, trong năm 2020 - một năm đặc biệt, phải đối mặt với tác động tiêu cực nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, thảm họa y tế toàn cầu gây ra nhưng hệ thống chính quyền toàn tỉnh rất nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh trên tinh thần cầu thị, lắng nghe doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đánh giá cao sự chuyển động ấn tượng của nhiều lĩnh vực trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh như: thể chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng được nâng cao, giảm thiểu chi phí thời gian, chi phí không chính thức, việc gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai ngày càng thuận lợi hơn. Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2020 của tỉnh có 7 chỉ số tăng điểm so với năm 2019. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến người dân, với sự tham gia của người dân trong giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền, được thực hiện từ bên ngoài khu vực Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của chương trình nghiên cứu PAPI nhằm góp phần cải thiện chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công, đảm bảo quyền căn bản của con người, nhất là quyền được bày tỏ chính kiến, tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ công căn bản có chất lượng. Với dữ liệu thực chứng thu thập từ người dân—đối tượng thụ hưởng chính từ nền quản trị công và dịch vụ công có chất lượng—qua khảo sát PAPI thường niên và các hoạt động nghiên cứu và tư vấn chính sách chuyên đề, chương trình nghiên cứu PAPI góp phần tìm hiểu những khoảng trống, những điểm nghẽn chính sách cần được các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách bổ khuyết, đổi mới, hướng tới đạt được những mục tiêu trên và góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy công vụ ở Việt Nam. Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 về việc đánh giá hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng 1025
  3. dịch vụ công của các cấp chính quyền của 14.732 người dân được chọn ngẫu nhiên trong dân cư Việt Nam từ 18 tuổi trở lên với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Hồ sơ PAPI tỉnh/thành phố giới thiệu kết quả tổng hợp của 8 chỉ số lĩnh vực nội dung và 29 chỉ số nội dung thành phần cấu thành Chỉ số PAPI của từng tỉnh/thành phố từ năm 2018. Qua đó, các cấp chính quyền tỉnh/thành phố có được thông tin về mức điểm của địa phương mình trong năm qua, so sánh với địa phương đạt điểm cao nhất, và so sánh với chính địa phương mình qua các năm. Từ việc so sánh đó, chính quyền tỉnh/thành phố tìm được địa phương có kinh nghiệm tốt để học hỏi và/hoặc tìm biện pháp nâng cao mức độ hài lòng của người dân với hiệu quả quản trị và hành chính công ở địa phương mình. Bảng 1.2. PAPI tỉnh Thanh Hóa năm 2018, 2019, 2020 Tham Trách Kiểm soát Cung gia của Công nhiệm Thủ tục Quản Năm/ tham ứng Quản người khai, giải hành trị Tổng Xếp Chỉ nhũng dịch trị môi Xếp loại dân ở minh trình với chính điện điểm hạng số trong khu vụ trường cấp cơ bạch người công tử vực công công sở dân Nhóm cao 2018 5,57 5,7 5,32 6,36 7,49 7,17 4,62 3,45 45,68 13/63 nhất Nhóm trung 2019 4,91 5,68 5 6,89 7,39 7,31 3,77 2,94 43,89 36/63 bình cao Nhóm trung 2020 4,84 5,44 4,74 7,19 7,36 7,02 3,79 2,78 43,16 26/63 bình cao (Nguồn: Cecodes, VFF-CRT, RTA & UNDP (2021)) Biểu đồ 1.1. PAPI tỉnh Thanh Hóa năm 2020 trong mối quan hệ với Chỉ số cao nhất của các tỉnh thành trong cả nước năm 2020 (Nguồn: Cecodes, VFF-CRT, RTA & UNDP (2021) Qua bảng số liệu 2.1 thì chỉ số PAPI tỉnh Thanh Hóa năm 2019 so với năm 2018 giảm mạnh từ xếp hạng 13 xuống xếp hạng 36; đến năm 2020, chỉ số này có xu hướng tăng, vươn lên xếp thứ 26/63 tỉnh thành trong cả nước (tăng 10 bậc). Điều đáng nói là, trong 08 chỉ số thành phần của PAPI năm 2020, chỉ có 2 chỉ số Kiểm soát tham nhũng 1026
  4. trong khu vực công và Quản trị môi trường có điểm số tăng nhẹ, còn 6 chỉ số còn lại đều có xu hướng giảm đi, làm cho tổng điểm năm 2020 so với năm 2019 giảm đi. Tuy nhiên, do năm 2020 có sự tác động của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình chung PAPI của các tỉnh thành trong cả nước đều có xu hướng giảm, dẫn đến Thanh Hóa vẫn xếp thứ hạng 26/63 tỉnh, thành và thuộc nhóm trung bình cao. Các chỉ số giảm bao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (giảm 0,07 điểm), công khai, minh bạch (giảm 0,24 điểm), trách nhiệm giải trình với người dân (0,03 điểm), thủ tục hành chính công (giảm 0,03 điểm), cung ứng dịch vụ công (giảm 0,29 điểm) và Quản trị điện tử (giảm 0,16 điểm). Từ thực tế cho thấy PCI có mối quan hệ mật thiết với quản trị và hành chính công trong đó cải cách và nâng cao năng lực quản trị và hành chính công sẽ có tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ngược lại kết quả bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số thành phần sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo tại Thanh Hoá nói riêng và các địa phương nói chung xem xét cải cách các thủ tục hành chính các phương thức quản trị và lãnh đạo để cải thiện nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp Tỉnh. Theo đó, Tỉnh cần xác định nhu cầu và không gian cải cách môi trường kinh doanh vẫn còn rất lớn và quá trình cải cách là một hành trình, cần liên tục mạnh mẽ. Các chỉ số giảm nêu trên chủ yếu liên quan đến thể chế quản trị và hành chính nhà nước, cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu sự tác động của hiệu quả quản trị và hành chính công tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhằm tìm ra các giải pháp cần chú trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong giai đoạn sắp tới. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được công bố lần đầu tiên mang tính thí điểm năm 2005 cho 42 Tỉnh/Thành phố và cho đến năm 2006 tất cả các tỉnh đều đưa vào xếp hạng và các chỉ số thành phần liên tục được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. Cho tới lần cập nhật phương pháp luận gần nhất vào năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần (thang điểm 100), bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp, gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) Chi phí không chính thức thấp; (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (9) Chính sách đào tạo lao động tốt; (10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì. Trong nghiên cứu này, nhóm 1027
  5. tác giả sử dụng thang đo này để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh quý 1/2021. 2.2. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) Trong suốt 12 năm (từ năm 2011 đến nay), có tới 146.233 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công ở nhiều lĩnh vực và ở tất cả các cấp chính quyền, dựa trên trải nghiệm của họ trong tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp. Trong nghiên cứu này, để đánh giá PAPI tỉnh Thanh Hóa Quý 1 năm 2021, nhóm tác giả sử dụng bộ 08 chỉ số nội dung đưa ra bởi CECODES, VFF-CRT, RTA & UNDP (2021) và được nhóm tác giả điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, gồm: (1) Mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở, (2) Công khai, minh bạch trong ra quyết định, (3) Trách nhiệm giải trình với người dân, (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, (5) Thủ tục hành chính công, (6) Cung ứng dịch vụ công, (7) Quản trị môi trường, (8) Quản trị điện tử. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng thang đo của các nhân tố này để đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh quý 1/2021. 2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị và hành chính công với năng lực cạnh tranh Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước đã đề ra các quan điểm cụ thể và chỉ rõ: Kết quả cải cách hành chính nhà nước là cơ sở, là điều kiện tiên quyết để kiến tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Quan hệ giữa cải cách hành chính nhà nước và năng lực cạnh tranh quốc gia là mối quan hệ nhân quả gắn kết chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Qua phân tích các bộ chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cho thấy một số nhóm nhân tố cần phải tập trung phân tích, đánh giá và có giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó quan trọng nhất là nhóm các nhân tố về thể chế kinh tế và thực thi thể chế kinh tế, gồm: các quy định pháp luật và thực thi pháp luật trong kinh doanh và cạnh tranh; vấn đề cải cách tư pháp; phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính công. Mối quan hệ giữa quản trị và hành chính công và năng lực cạnh tranh là mối quan hệ nhân quả, gắn kết chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau. Quản trị và hành chính công tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các chỉ tiêu của năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngược lại, kiến tạo và hội đủ các chỉ tiêu của năng lực cạnh tranh quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện thành công quản trị và hành chính công, cải cách quản lý, quản trị đất nước. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kiểm định 1028
  6. mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Các bước khảo sát và nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành với mẫu gồm 20 nhà quản trị tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm khám phá nhận thức về tác động của hiệu quả quản trị và hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả thiết lập công cụ đo lường định lượng. Nghiên cứu định lượng được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tác giả nghiên cứu thử nghiệm trên nhóm nhỏ nhằm phát hiện những sai sót trong bảng hỏi. Giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức và được tiến hành bằng bảng hỏi đã được chỉnh sửa sau giai đoạn thử nghiệm. Cuộc khảo sát được thực hiện từ 1/4/2021 đến 15/5/2021. Đối tượng nghiên cứu được đề nghị trả lời các câu hỏi theo thang đo Likert 5 bậc (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý). Bảng hỏi do đáp viên tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 kết hợp với AMOS 20.0 được dùng cho xử lý và phân tích thống kê. Công cụ CFA được sử dụng để sàng lọc thang đo các khái niệm nghiên cứu. Tiếp đó, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy SEM. 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết Trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả quản trị và hành chính công, sự tác động của quản trị và hành chính công tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả đề xuất gồm 8 nhân tố đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công : 1) Mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở, (2) Công khai, minh bạch trong ra quyết định, (3) Trách nhiệm giải trình với người dân, (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, (5) Thủ tục hành chính công, (6) Cung ứng dịch vụ công, (7) Quản trị môi trường, (8) Quản trị điện tử. Kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả thiết lập công cụ đo lường định lượng. Sau khi thực hiện phỏng vấn sâu các nhà quản trị ở bước nghiên cứu định tính, tác giả loại bỏ nhân tố cung ứng dịch vụ công, bởi lẽ các doanh nghiệp cho rằng việc cung ứng các diịch ụ giáo dục, y tế công, vấn đề nước sạch cho người dân không có tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nên đưa ra khỏi mô hình nghiên cứu. Do đó mô hình nghiên cứu được đưa vào bước nghiên cứu tiếp theo được mô tả như sau: 1029
  7. Với giả thuyết H1: Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Nguồn: Cecodes, VFF-CRT, RTA & UNDP (2021) và tác giả) * Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu: Gồm có 36 biến quan sát (tương ứng với 7 nhóm nhân tố độc lập và 1 nhóm nhân tố phụ thuộc) * Thống kê mẫu nghiên cứu: Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) một cỡ mẫu thuận tiện được chọn là 180 mẫu. Số phiếu điều tra gửi đi là 400 phiếu; số phiếu hợp lệ là 368 được sử dụng cho phân tích. Đối tượng điều tra là các nhà quản lý các cấp (từ cấp phòng trở lên) của các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đây là các đơn vị mà mức độ thụ hưởng các hoạt động quản trị và hành chính công nhiều và đầy đủ nhất. 3.3. Kết quả phân tích định lượng 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha Bảng 3.1. Phân tích độ tin cậy cho các thang đo Corrected Cronbach's Tên Nội dung Item-Total Alpha if Item biến Correlation Deleted Mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở Cronbach'alpha: 0,752 Công dân có hiểu biết tốt về chính sách hiện PAR1 .599 .652 hành và về các vị trí lãnh đạo Công dân có cơ hội tham gia bầu cử, tham gia PAR2 .605 .643 vào các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể. Công dân được mời bầu cử, tham gia bầu cử, PAR3 .545 .709 được công khai kết quả bầu cử theo đúng quy 1030
  8. định của nhà nước. Công dân được đóng góp tự nguyện cho các PAR4 công trình công cộng và được giám sát việc .552 .561 đóng góp đó. Công khai, minh bạch trong ra quyết định Cronbach'alpha: 0,664 Công dân được tiếp cận thông tin về chính TRAN1 sách của nhà nước đầy đủ, hiệu quả và .542 .661 không có rào cản. Danh sách các hộ nghèo được công khai, các TRAN2 .569 .547 đối tượng đúng quy định. Các khoản thu, chi ngân sách cấp xã phường TRAN3 .618 .523 được công bố công khai, chính xác. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá bồi TRAN4 thường thu hồi đất được công khai và minh .505 .570 bạch Trách nhiệm giải trình với người dân, doanh nghiệp Cronbach'alpha: 0,865 Việc liên hệ giải quyết khúc mắc và hiệu quả AP1 sau khi giải quyết của chính quyền địa .723 .827 phương là tốt. Việc người dân, doanh nghiệp gửi khuyến AP2 nghị, tố giác, tố cáo, khiếu nại tới chính quyền .695 .835 địa phương và được giải đáp thỏa đáng Độ tin cậy của người dân, doanh nghiệp vào AP3 tòa án địa phương và tỷ lệ lựa chọn dịch vụ .674 .840 của tòa án địa phương cao. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công Cronbach'alpha:0.770 Cán bộ chính quyền hoàn toàn không dùng tiền công cho mục đích cá nhân, người dân CC1 .637 .702 hoàn toàn không phải chi thêm tiền ngoài phí niêm yết cho việc cấp phép Người dân hoàn toàn không phải chi thêm CC2 tiền để được cung ứng dịch vụ công về y tế, .617 .708 giáo dục tốt hơn Người dân hoàn toàn không phải “lót tay” để xin việc làm trong cơ quan nhà nước, không CC3 .707 .688 có mối quan hệ cá nhân nào được ưu tiên khi tuyển dụng. CC4 Chính quyền địa phương quyết tâm, nghiêm .618 .704 1031
  9. khắc xử lý các vụ việc tham nhũng, khuyến khích tố cáo hành vi hối lộ Thủ tục hành chính công Cronbach'alpha:0.867 Dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính PAP1 quyền (nhanh chóng, gọn nhẹ, phục vụ người .706 .835 dân tốt) Thủ tục xin cấp phép xây dựng (nhanh chóng, PAP2 .778 .816 gọn nhẹ, phục vụ người dân tốt) Thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền PAP3 sử dụng đất (nhanh chóng, gọn nhẹ, phục vụ .623 .855 người dân tốt) Dịch vụ hành chính cấp xã/phường (nhanh PAP4 .701 .836 chóng, gọn nhẹ, phục vụ người dân tốt) Quản trị môi trường Cronbach'alpha:0.760 Cơ quan chức năng của chính quyền địa phương có quy định yêu cầu doanh nghiệp tại EnG1 .488 .729 địa phương không đưa hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường Cơ quan chức năng của chính quyền địa EnG2 phương đã giải quyết sự cố/vấn đề môi trường .637 .702 được thông báo Chính quyền địa phương đưa ra các quy định EnG3 về việc ưu tiên bảo vệ môi trường hơn phát .617 .708 triển kinh tế Quản trị điện tử Cronbach'alpha: 0.958 Công dân có thể lấy đủ thông tin chỉ dẫn và biểu mẫu cần thực hiện từ cổng thông tin điện EG1 .782 0.977 tử địa phương khi làm thủ tục hành chính công Người dân tiếp cận tin tức trong nước qua EG2 .906 0.943 Internet và có kết nối internet tại nhà Cổng thông tin điện tử trực tuyến của địa EG3 .949 0.929 phương dễ sử dụng cho tra cứu thông tin Chính quyền địa phương có đăng tải dự thảo EG4 chính sách, pháp luật lên cổng thông tin điện .958 0.927 tử để lấy ý kiến của người dân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Cronbach'alpha: 0,726 PCI1 Chi phí gia nhập thị trường thấp .564 .663 1032
  10. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có PCI2 .492 .680 mặt bằng kinh doanh ổn định Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng PCI3 .505 .678 các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực PCI4 hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm .455 .690 tra hạn chế nhất PCI5 Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu .479 .684 PCI6 Cạnh tranh bình đẳng .580 .669 PCI7 Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong .574 .673 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà PCI8 .482 .690 nước và tư nhân cung cấp PCI9 Có chính sách đào tạo lao động tốt .535 .688 Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết PCI10 .459 .687 tranh chấp công bằng và hiệu quả (Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo cho thấy: Tất cả các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha >0,6; đồng thời các biến quan sát còn lại đều có tương quan biến tổng>0,3. Như vậy, các thang đo là đáng tin cậy và có 36 biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm định thang đo. 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Tất cả các thang đo sử dụng để đánh giá đều có độ tin cậy cao và phần giá trị các thang đo đó được thể hiện trong bảng 2 và Kết quả KMO & Barlett's Test ở bảng 2 dưới đây: Bảng 3.2. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .861 Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2.677E3 Sphericity Df 630 Sig. 0.000 (Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả) 1033
  11. Bảng 3.3. Ma trận nhân tố khám phá Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 5 6 7 8 PCI8 .930 PCI2 .882 PCI9 .874 PCI3 .780 PCI4 .666 PCI5 .614 PCI6 .578 PCI10 .574 PCI1 .548 PCI7 .541 EG3 .989 EG4 .986 EG2 .936 EG1 .775 PAR2 .883 PAR1 .865 PAR3 .783 PAR4 .778 PAP2 .845 PAP1 .822 PAP4 .588 PAP3 .531 ENG2 .910 ENG3 .820 ENG1 .684 AP2 .945 AP1 .720 AP3 .643 CC1 .701 CC2 .671 CC3 .589 CC4 .508 TRAN3 .613 TRAN2 .604 TRAN4 .592 TRAN1 .582 (Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả) Phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp khai thác - Principal axis Factoring với phép xoay Promax, kết quả thu được hệ số KMO = 0.861 >0.5, thống kê Bartlett's Test là 2.677E3 với mức ý nghĩa 0.000
  12. giải thích lớn hơn 50%, các biến quan sát được nhóm lại đúng như thang đo ban đầu. 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Từ kết quả của EFA, chúng ta thấy rằng có 8 khái niệm chính trong mô hình nghiên cứu. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng lệnh Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số GFI, TLI, CFI và chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler & Bonelt, 1980), CMIN/df ≤3 (Carmines & McIver, 1981), RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990). Kết quả CFA mô hình nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp (Hình 1). Kết quả P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị sig.=0,000 do đó các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố mô hình CFA. Hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% (Giá trị P-Value =0,000), do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Hình 3.1. Sơ đồ chuẩn hóa CFA mô hình nghiên cứu (Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả) 1035
  13. 3.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy các giá trị CMIN/df, GFI, TLI, RMSEA đều thỏa mãn nên mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có thể dùng để kiểm định các mối quan hệ được kỳ vọng và đã nêu ra trong mô hình giả thiết (Hình 3.2) Hình 3.2. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả) Kết quả dạng bảng số liệu về hệ số hồi quy của mô hình cho thấy các nhân tố đều có tác động dương đến Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Bảng 3.4). Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn tại các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bảng 3.4. Hệ số mô hình hồi quy SEM và Kiểm định giả thuyết Hồi quy SEM Kết luận Nhân tố Estimat P- EG
  14. ENG
  15. chất lượng thông tin trên cổng thông tin điện tử của chính quyền, tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận các loại thông tin. Mặc dù trong thời gian qua chính quyền các huyện và Thị xã, Thành phố nói riêng và cấp Tỉnh nói chung đã thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện ra quyết định như thực hiện công khai thu chi ngân sách từ cấp xã đến cấp Tỉnh, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới, các chính sách ưu đãi trong đầu tư và đặc biệt trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất, việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đều được họp thông qua hội đồng nhân dân các cấp để quyết định. Việc thực hiện thu hồi đất cũng được thực hiện công khai, minh bạch cả ở khu đất, mục đích thu hồi và giá đền bù. Tuy nhiên, ở khâu này còn hạn chế chưa thực sự đạt được sự hài lòng của người dân và cả doanh nghiệp khi tình trạng vẫn còn các thông tin công khai đôi khi triển khai thực hiện chưa thực sự sát với thông tin dẫn đến gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, chậm trong thực hiện các hoạt động triển khai các dự án. Trong thời gian tới nhà lãnh đạo cấp Tỉnh, huyện cần thực hiện triệt để các vấn đề này thực hiện công khai minh bạch thông tin và cam kết thực hiện đúng theo thông tin đã công khai, mọi vấn đề phát sinh cần thực hiện giải thích rõ và hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh đó. Ba là, Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân, doanh nghiệp trong các vấn đề phát sinh đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết cấp đăng ký kinh doanh, đất đai, mặt bằng cụ thể là khâu giải phóng mặt bằng còn chậm, thủ tục bàn giao đất sạch cho doanh nghiệp còn chậm chễ và phiền hà dẫn đến nhiều doanh nghiệp chậm đưa vào sử dụng và triển khai dự án điều này gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp đôi khi ảnh hưởng đến cả cơ hội kinh doanh các doanh nghiệp Tính đến tháng 5 năm 2021 toàn Tỉnh mới chỉ đạt được hơn 14,4 % trong đó mới có Huyện Hoằng hoá đạt cao nhất là 40% có địa phương chưa đạt được tỷ lệ % nào theo kế hoạch trong năm. Trong thời gian tới Tỉnh cần quan tâm hơn đến công tác giải phóng mặt bằng, lựa chọn áp dụng các biện pháp mạnh như cưỡng chế để thực hiện bàn giao sạch cho doanh nghiệp theo cam kết đặc biệt là các địa phương thu hút nhiều dự án đầu tư như Thành phố Thanh Hoá, Thành phố Sầm sơn, Thị xã Nghi Sơn, huyện Hoằng Hoá, Yên Định… Cải cách thủ tục bàn giao đất cho doanh nghiệp sau giải phóng để tạo ra sự yên tâm từ đó thu hút đầu tư nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh. Ngoài ra, lãnh đạo cấp Tỉnh phát huy hơn nữa hiệu quả của các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Tỉnh với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư kịp thời lắng nghe khó khăn từ phía các doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các vướng mắc và các rào cản trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và thu hút vốn đầu tư nói riêng. Bốn là, Chú trọng đến việc nâng điểm chỉ số đào tạo lao động, bởi đây là chỉ số có mức giảm sâu nhất trong các chỉ số bị giảm điểm. Việc đầu tư đào tạo người lao động 1038
  16. không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương của Tỉnh để có nguồn lao động dồi dào cả về mặt số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt để thu hút các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cụ thể: Tỉnh có thể đẩy mạnh hơn nữa các chính sách như quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, có chính sách thu hút người lao động có chất lượng cao về phục vụ cho Tỉnh. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo trong Tỉnh để đào tạo chuẩn hoá chất lượng nguồn lao động. Năm là, Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi số của Tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử phát triển nền tảng tích hợp kết nối cơ sở dữ liệu nội bộ Tỉnh với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia. Tích hợp cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin điện tử một cửa điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp, tạo động lực tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH Trung ương, Nghị quyết Số 17-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa X, Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, ngày 1/8/2007. 2. Bentler, P. M., & Bonett, D. G. (1980). Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological bulletin, 88(3), 588. 3. Carmines, E. G., & McIver, J. P. (1981). Analyzing models with unobserved variables: Analysis of covariance structures. Social measurement: Current issues, 65-115. 4. CECODES, VFF-CRT, RTA & UNDP (2021), Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2020: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân. 5. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (1998). Multivariate data analysis, Upper Saddle River, NJ: Prentice hall, Vol. 5, No. 3, pp. 207-219. 6. Stair, Ralph M. & Reynolds, George W (2010) Principles of Information Systems. 9th Edition. Boston-USA : Course Technology. 7. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2020), quyết định 5476/QĐ-UBND về kế hoạch cải cách hành chính năm 2021. 1039
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2