intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa khủng hoảng tài chính và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng; Mô tả dữ liệu và mô hình kinh tế lượng. Kết quả nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng cũng như vai trò của một số quy định ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng

  1. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng Nguyễn Thành Công1, Trần Việt Dũng2 1 Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa, Việt Nam 2Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Việt Nam Ngày nhận: 14/03/2024 Ngày nhận bản sửa: 02/05/2024 Ngày duyệt đăng: 10/05/2024 Tóm tắt: Sử dụng dữ liệu của 3.695 ngân hàng từ 142 quốc gia giai đoạn 2002- 2021, các ước lượng OLS với đa tác động cố định và phương pháp hồi quy hai bước cung cấp bằng chứng cho thấy rằng khủng hoảng ngân hàng làm tăng đáng kể mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng quy mô lớn. Với mô hình kinh doanh tập trung vào lĩnh vực cho vay truyền thống, mức độ đa dạng hóa của ngân hàng nhỏ không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ngân hàng. Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công không phải các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Siết chặt các quy định về hạn chế hoạt động ngân hàng, các quy định về vốn tối thiểu và chất lượng vốn giúp làm giảm tác động của khủng hoảng tài chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của khủng hoàng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng cũng như vai trò của một số quy định ngân hàng The impact of financial crisis on bank income diversification Abstract: Using data of 3,695 commercial banks from 142 countries over the period 2002- 2021, our OLS estimates with multiple fixed effects and two-stage least squares approach provide evidence that banking crisis significantly increases the level of bank income diversification, especially large banks. As the business model of small banks focuses on traditional lending activities, income diversification of small banks is not affected by banking crisis. Currency crisis and sovereign debt crisis are not significant drivers of bank income diversification. Tightening regulations on bank activity restrictions and capital stringency helps to cushion the impact of financial crises on bank income diversification. Our findings provide a comprehensive view of the impact of financial crisis on bank income diversification as well as the roles of some bank regulations in times of financial crisis. Some policy implications are also provided for policymakers to implement appropriate policies that reduce bank risk- taking during periods of financial crisis. Keywords: Financial crisis, Banking crisis, Currency crisis, Debt crisis, Bank income diversification Doi: 10.59276/JELB.2024.05.2694 Nguyen, Thanh Cong1, Tran, Viet Dung2 Email: cong.nguyenthanh@phenikaa-uni.edu.vn1, dungtv@hvnh.edu.vn2 1 Faculty of Economics and Business, Phenikaa University, Vietnam, 2Banking Academy of Vietnam Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024 88 ISSN 3030 - 4199
  2. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Một số hàm ý chính sách cũng được đưa ra nhằm giúp các nhà làm chính sách có chính sách phù hợp để làm giảm rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, Khủng hoảng ngân hàng, Khủng hoảng tiền tệ, Khủng hoảng nợ công, Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 1. Giới thiệu thu nhập làm tăng xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng (Lepetit & cộng sự, 2008; Các lý thuyết truyền thống về trung gian Wagner, 2010). Nguyên nhân là do các tài chính mô tả ngân hàng là các tổ chức ngân hàng thiếu khả năng cạnh tranh trên tài chính nhận tiền gửi của khách hàng các lĩnh vực kinh doanh mới, và đa dạng (chủ yếu là các hộ gia đình) và sau đó hóa thu nhập làm tăng khả năng lan truyền cung cấp các khoản vay, chủ yếu là cho rủi ro trong hệ thống tài chính (Allen & doanh nghiệp (Diamond, 1984; Shleifer & Carletti, 2006). Vishny, 2010). Tuy nhiên, các ngân hàng Mặc dù đa dạng hóa thu nhập có thể làm hiện đại ngày nay không chỉ tập trung gia tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài vào hoạt động trung gian tài chính truyền chính, hiện nay chưa nghiên cứu nào phân thống mà còn trực tiếp tham gia các hoạt tích tác động của khủng hoảng tài chính động kinh doanh ngoài lãi khác như đầu đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân tư bất động sản, kinh doanh và môi giới hàng thương mại. Đây là một vấn đề còn dịch vụ bảo hiểm, hay đầu tư chứng khoán. thiếu sót trong các nghiên cứu trước đây Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được đo vì khủng hoảng tài chính cũng có thể ảnh lường thông qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi hưởng đến động cơ đa dạng hóa thu nhập vay trên tổng thu nhập hoạt động của ngân của ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng có hàng. Trong một thập kỷ trở lại đây, nhiều thể thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập từ phí quốc gia- đặc biệt là tại các quốc gia thu hoặc các dịch vụ khác trong giai đoạn nhập trung bình và thấp đã tích cực mở cửa khủng hoảng tài chính để bù đắp thua lỗ và tự do hóa hệ thống tài chính bao gồm hay sụt giảm lợi nhuận từ kênh cho vay việc khuyến khích các ngân hàng đa dạng truyền thống (Nguyen, 2021). Ngoài ra, đa hóa hoạt động kinh doanh để tăng sức cạnh dạng hóa hoạt động kinh doanh trong giai tranh của hệ thống ngân hàng (Kim & cộng đoạn khủng hoảng tài chính cũng là cơ hội sự, 2020). Đa dạng hóa thu nhập của ngân để các ngân hàng lớn tăng khả năng cạnh hàng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lợi nhuận tranh và giành thị phần khi các đối thủ suy và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thông yếu (Amidu & Wolfe, 2013). Ngược lại, qua lợi ích của đa dạng hóa (Mester, 1992). giả thuyết về động cơ đề phòng cho rằng Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng có xu hướng hạn chế đầu đa dạng hóa thu nhập là một trong những tư vào các lĩnh vực mới và ưu tiên dự trữ nguyên nhân làm tăng rủi ro phá sản của thanh khoản để hấp thụ các cú sốc kinh ngân hàng thương mại (Stiroh & Rumble, tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2006; Wu & cộng sự, 2020). Một số nghiên (Chang & Yang, 2022). Nghiên cứu này cứu khác cũng chỉ ra rằng đa dạng hóa giải quyết khoảng trống nghiên cứu trên Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 89
  3. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng bằng cách phân tích tác động của khủng hóa thu nhập của các ngân hàng thương hoảng tài chính đến mức độ đa dạng hóa mại trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thu nhập của ngân hàng thương mại. và đưa ra một số hàm ý chính sách phù hợp. Khái niệm khủng hoảng tài chính vẫn chưa Kết cấu của nghiên cứu này như sau: Phần được các nghiên cứu trước đây định nghĩa 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về một cách thống nhất vì khủng hoảng tài mối liên hệ giữa khủng hoảng tài chính và chính có các dạng khác nhau, thường được đa dạng hóa thu nhập ngân hàng. Phần 3 mô phân thành ba loại bao gồm khủng hoảng tả dữ liệu và mô hình kinh tế lượng. Phần 4 ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, và khủng trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. hoảng nợ công (Laeven & Valencia, 2020; Phần 5 kết luận và đưa ra hàm ý chính sách. Nguyen & cộng sự, 2022). Để cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của khủng 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và giả hoảng tài chính đến mức độ đa dạng hóa thuyết nghiên cứu thu nhập ngân hàng, nghiên cứu này không chỉ phân tích tác động của khủng hoảng tài Đã có nhiều nghiên cứu trước đây phân chính nói chung mà còn tập trung vào ba tích tác động của đa dạng hóa thu nhập loại khủng hoảng tài chính cụ thể như trên. ngân hàng đến khả năng xảy ra khủng Theo đó, khủng hoảng tài chính nói chung hoảng tài chính (Stiroh & Rumble, 2006; trong nghiên cứu này là giai đoạn xảy ra Wu & cộng sự, 2020; Lepetit & cộng sự, một trong ba hoặc đồng thời xảy ra các loại 2008; Wagner, 2010). Tuy nhiên, tác động khủng hoảng tài chính nói trên. của khủng hoảng tài chính đến mức độ đa Những đóng góp mới của nghiên cứu này dạng hóa ngân hàng lại chưa được nghiên như sau: Thứ nhất, theo hiểu biết của tác cứu trong khi khủng hoảng tài chính có thể giả, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên là sự kiện khiến các ngân hàng thay đổi mô phân tích tác động của khủng hoảng tài hình hay chiến lược kinh doanh của họ. chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập Điều này phản ánh khoảng trống nghiên của ngân hàng thương mại. Thứ hai, nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ giữa khủng cứu này không chỉ phân tích khủng hoảng hoảng tài chính và quyết định đa dạng hóa ngân hàng mà còn phân tích tác động của thu nhập của ngân hàng. khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ công, Có hai luồng quan điểm đối lập liên quan và khủng hoảng kép vì khủng hoảng tài đến tác động của khủng hoảng tài chính đến chính có thể xảy ra dưới nhiều dạng khác mức độ đa dạng hóa của ngân hàng thương nhau.1 Thứ ba, nghiên cứu này xem xét tác mại. Một mặt, giả thuyết động cơ đề phòng động của các quy định về vốn và hạn chế (precuationay motive hypothesis) cho rằng hoạt động ngân hàng đến mối quan hệ giữa ngân hàng có xu hướng dự trữ nhiều tiền khủng hoảng tài chính và đa dạng hóa thu mặt hơn và trì hoãn các quyết định đầu tư nhập ngân hàng. trong giai đoạn nền kinh tế không thuận Kết quả phân tích thực nghiệm của nghiên lợi để đề phòng các cú sốc kinh tế có thể cứu này được kỳ vọng sẽ giúp các nhà làm xảy ra trong tương lai (Levine & cộng sự, chính sách hiểu được quyết định đa dạng 2021; Chang & Yang, 2022). Trong giai 1 Theo Nguyen & cộng sự (2022), khủng hoảng kép đoạn khủng hoảng tài chính, nền kinh tế xảy ra khi hai hoặc ba loại khủng hoảng tài chính thường suy thoái và làm cho tổng cầu trong (khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ, và nợ công) cùng nền kinh tế suy giảm. Điều này kéo theo xảy ra một lúc hoặc xảy ra trong vòng một năm [t-1, t+1]. sự sụt giảm nhu cầu tín dụng cũng như lợi 90 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  4. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG nhuận của ngân hàng thương mại (Nguyen, nhập trong giai đoạn khủng hoảng tài 2022). Ngoài ra, chất lượng tài sản của chính có thể là chiến lược của một số ngân ngân hàng thường xấu đi trong giai đoạn hàng lớn để tăng sức cạnh tranh và giành khủng hoảng tài chính vì nợ xấu tăng cao thị phần khi các đối thủ cạnh tranh trên khi khả năng phá sản của doanh nghiệp thị trường suy yếu trong giai đoạn khủng và khả năng mất thu nhập của các hộ gia hoảng tài chính (Amidu & Wolfe, 2013). đình tăng lên. Nợ xấu tăng cao khiến ngân Cải thiện sức cạnh tranh thông qua đa dạng hàng mất nhiều nguồn lực hơn để trích lập hoá hoạt động của ngân hàng chính là giải dự phòng theo quy định. Ngoài ra, chi phí pháp cải thiện lợi nhuận và giảm thiểu rủi huy động vốn thường tăng cao trong giai ro trong dài hạn (Sanya & Wolfe, 2011). đoạn khủng hoảng tài chính vì vấn đề cạn Đây là chiến lược của các ngân hàng lớn vì kiệt thanh khoản trên thị trường và các nhà các ngân hàng lớn thường có tỷ trọng tiền cung cấp vốn bán buôn yêu cầu lãi suất cao gửi từ kênh bán lẻ thấp, lãi suất cạnh tranh hơn nhằm bù đắp rủi ro tăng cao (Chang hơn, đa dạng hóa hoạt động hơn, quản & Yang, 2022). Để đối phó với các vấn đề trị tốt hơn, và dễ dàng huy động vốn hơn bên trên, giả thuyết động cơ đề phòng cho (Rogers & Sinkey Jr, 1999). Dựa trên các rằng ngân hàng ưu tiên dự trữ tiền mặt thay lý luận bên trên, giả thiết nghiên cứu thứ vì đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới hai được đưa ra như sau: trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Do H2: Khủng hoảng tài chính thúc đẩy đa vậy, giả thiết nghiên cứu thứ nhất được đưa dạng hóa thu nhập ngân hàng ra như sau: H1: Khủng hoảng tài chính làm suy giảm 3. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập ngân hàng Mặt khác, sự suy giảm lợi nhuận từ kênh 3.1. Dữ liệu và các biến cho vay truyền thống có thể thúc đẩy các nhà quản trị ngân hàng tìm đến các hoạt Để cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động kinh doanh hay các kênh đầu tư động của khủng hoảng tài chính đến đa thay thế nhằm bù đắp lợi nhuận (Nguyen, dạng hóa thu nhập ngân hàng, nghiên cứu 2021). Lý giải cho hành vi này, Stiroh & này sử dụng dữ liệu của 3.695 ngân hàng Rumble (2006) cho rằng các nhà quản trị từ 142 quốc gia trên thế giới trong giai ngân hàng có thể đã tự tin thái quá về lợi đoạn 2002- 2021. Danh sách các quốc gia ích của đa dạng hóa thu nhập và đánh giá trong mẫu nghiên cứu được cung cấp trong thấp rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó, Bảng 2. Dữ liệu về ngân hàng thương mại một số nghiên cứu cho rằng quyết định đa được cung cấp từ cơ sở dữ liệu BankScope. dạng hóa thu nhập của ngân hàng có thể Trong đó, mức độ đa dạng hóa thu nhập được thúc đẩy bởi động cơ cá nhân của các (Income_diversification) được đo lường nhà quản trị ngân hàng như hoàn thành chỉ bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu tiêu kinh doanh để được hoa hồng, trục lợi nhập hoạt động. Dữ liệu về khủng hoảng từ các dự án kinh doanh, hay tránh sự trừng tài chính, bao gồm khủng hoảng ngân phạt của các cổ đông khi kết quả hoạt động hàng (Bank_crisis), khủng hoảng tiền tệ kinh doanh đi xuống (Houston & cộng (Currency_crisis), khủng hoảng nợ công sự, 2001; Aggarwal & Samwick, 2003; (Debt_crisis), khủng hoảng kép (Twin/ Bermpei & cộng sự, 2018). triple_crisis), và khủng hoảng tài chính Thêm vào đó, đẩy mạnh đa dạng hóa thu nói chung (All_crises), được thu thập từ Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 91
  5. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng cơ sở dữ liệu về khủng hoảng tài chính mới nhất. Phương pháp nhận diện các loại của Nguyen & cộng sự (2022). Đây cũng khủng hoảng tài chính của cơ sở dữ liệu là cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về các này được xây dựng dựa trên việc kế thừa và loại khủng hoảng tài chính cho nhiều quốc khắc phục một số thiếu sót của các nghiên gia trên thế với với dữ liệu được cập nhật cứu trước nên đảm bảo được tính tin cậy. Bảng 1. Định nghĩa và nguồn dữ liệu Biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu Income_diver Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động. BankScope Biến giả nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng ngân hàng, và Nguyen & Bank_crisis bằng 0 trong giai đoạn bình thường. cộng sự (2022) Biến giả nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, và Nguyen & Currency_crisis bằng 0 trong giai đoạn bình thường. cộng sự (2022) Biến giả nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng nợ công, và Nguyen & Debt_crisis bằng 0 trong giai đoạn bình thường. cộng sự (2022) Biến giả nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng kép, và bằng Nguyen & Twin/triple_crisis 0 trong giai đoạn bình thường. cộng sự (2022) Biến giả nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng tài chính (bất Nguyen & All_crises kỳ loại khủng hoàng nào), và bằng 0 trong giai đoạn bình thường. cộng sự (2022) Size Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản. BankScope Capital Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. BankScope Credit_risk Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay. BankScope Overhead Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản. BankScope Profitability Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. BankScope Liquidity Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. BankScope GDP_growth Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. WDI Credit_growth Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực tư nhân. WDI Tỷ trọng tài sản của năm ngân hàng lớn nhất trong tổng tài sản của Concentration WDI các ngân hàng. Inflation Tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng. WDI Mức độ tự do kinh tế. Giá trị giao động từ 1 đến 10 với giá trị càng cao Economic_free Fraser Institute thì mức độ mở cửa kinh tế của một quốc gia càng lớn. Biến giả nhận giá trị bằng 1 khi một cuộc khủng hoảng tài chính của một quốc gia có liên quan đến các cơn sóng khủng hoảng tài chính Nguyen & Crisis_wave lớn trong khu vực, và 0 khi các cuộc khủng hoảng tài chính là đơn lẻ cộng sự (2021) hoặc không có khủng hoảng tài chính. Chỉ số đo lường mức độ chặt chẽ của các quy định hạn chế hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực liên quan đến chứng khoán, bất động sản, và bảo hiểm. Chỉ số này được tổng hợp từ nhiều câu hỏi trong Activity_res BRSS các khảo sát định kỳ của Ngân hàng thế giới. Chi tiết về các câu hỏi và cách tổng hợp chỉ số này được trình bày trong nghiên cứu của Barth & cộng sự (2004). Chỉ số đo lường mức độ chặt chẽ của các quy định liên quan đến vốn đảm bảo theo quy định và chất lượng vốn. Chỉ số này được tổng hợp Capital_reg từ nhiều câu hỏi trong các khảo sát định kỳ của Ngân hàng thế giới. BRSS Chi tiết về các câu hỏi và cách tổng hợp chỉ số này được trình bày trong nghiên cứu của Barth & cộng sự (2004). Nguồn: Tác giả tổng hợp 92 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  6. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG Bảng 2. Thống kê mô tả Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Income_diver 34.751 31,51 21,25 -16,57 101,59 Bank_crisis 34.751 0,20 0,40 0,00 1,00 Currency_crisis 34.751 0,11 0,31 0,00 1,00 Debt_crisis 34.678 0,03 0,18 0,00 1,00 Twin/triple_crisis 34.751 0,07 0,26 0,00 1,00 All_crises 34.751 0,00 0,07 0,00 1,00 Size 34.751 14,51 2,44 8,43 20,36 Capital 34.751 13,22 10,73 0,00 75,60 Credit_risk 34.751 1,14 2,24 -3,44 13,99 Overhead 34.751 3,62 3,76 0,21 25,52 Profitability 34.751 1,08 1,78 -6,79 8,62 Liquidity 34.751 28,19 17,67 1,20 90,82 GDP_growth 34.751 2,75 3,10 -9,52 13,42 Credit_growth 34.751 101,81 62,71 5,22 216,33 Concentration 34.751 62,73 18,40 29,24 100,00 Inflation 34.751 3,74 4,17 -1,35 34,48 Economic_free 34.751 7,29 1,01 4,48 9,19 Crisis_wave 34.751 0,13 0,34 0,00 1,00 Activity_res 31.671 6,86 1,90 1,00 12,00 Capital_reg 31.678 7,06 1,47 2,00 10,00 Ghi chú: 142 quốc gia trong mẫu nghiên cứu bao gồm: Albania, Algeria, Angola, Armenia, Australia, Austria, Azerbaijan, Bahamas, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Belgium, Belize, Benin, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Brazil, Bulgaria, Burkina Faso, Burundi, Cabo Verde, Cambodia, Cameroon, Canada, Chile, China, Colombia, Congo, Dem. Rep., Costa Rica, Cote d’Ivoire, Croatia, Cyprus, Czechia, Denmark, Dominica, Ecuador, Egypt, El Salvador, Estonia, Ethiopia, Fiji, Finland, France, Gabon, Gambia, The, Georgia, Germany, Ghana, Greece, Guatemala, Guinea, Guyana, Haiti, Honduras, Hong Kong, China, Hungary, Iceland, India, Indonesia, Iraq, Ireland, Israel, Italy, Jamaica, Japan, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Korea, Kuwait, Kyrgyz Republic, Latvia, Lebanon, Liberia, Libya, Lithuania, Luxembourg, Madagascar, Malawi, Malaysia, Mali, Malta, Mauritania, Mauritius, Mexico, Moldova, Mongolia, Montenegro, Morocco, Mozambique, Myanmar, Namibia, Nepal, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Niger, Nigeria, North Macedonia, Norway, Oman, Pakistan, Panama, Peru, Philippines, Poland, Portugal, Qatar, Romania, Russia, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Serbia, Sierra Leone, Singapore, Slovakia, Slovenia, South Africa, Spain, Sri Lanka, Suriname, Sweden, Switzerland, Syria, Tajikistan, Tanzania, Thailand, Togo, Trinidad và Tobago, Tunisia, Turkiye, Uganda, Ukraine, United Arab Emirates, United Kingdom, United States, Uruguay, Vietnam, Zambia, và Zimbabwe. Nguồn: Tác giả tính toán. Laeven & Valencia (2020) cũng cung cấp công mà đã được nghiên cứu gần đây của dữ liệu về các loại khủng hoảng tài chính Nguyen & cộng sự (2022) khắc phục. Các trên toàn cầu nhưng dữ liệu chỉ dừng lại vào biến về khủng hoảng tài chính là các biến năm 2017. Ngoài ra, bộ dữ liệu của Laeven giả, nhận giá trị bằng 1 ứng với giai đoạn & Valencia (2020) có một số khuyết điểm của mỗi loại khủng hoảng tài chính, và 0 về nhận dạng khủng hoảng tiền tệ và nợ trong giai đoạn bình thường. Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 93
  7. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng Dựa trên các nghiên cứu trước đây về BANK đại diện cho các biến kiểm soát về mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ngân hàng, COUNTRY ứng với các biến (Mercieca & cộng sự, 2007; Tran & cộng kiểm soát về quốc gia. FE (fixed effects) sự, 2021), một số yếu tố kiểm soát về ngân ám chỉ các tác động cố định về niêm yết hàng như quy mô (Size), tỷ trọng vốn chủ (Listing FE), ngân hàng (BANK FE) và sở hữu (Equity), rủi ro tín dụng (Credit_ thời gian (Time FE). α là hằng số. là các risk), chi phí hoạt động (Overhead), tỷ suất hệ số hồi quy cần ước lược. là sai số thông sinh lời (Profitability), và mức độ thanh thường. khoản (Liquidity). Tương tự, một số các Vì đa dạng hóa thu nhập đã được các nghiên yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ lệ tăng trưởng cứu trước chứng minh là có tác động đến kinh tế (GDP_growth), tăng trưởng tín khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính dụng (Credit_growth), mức độ tập trung (Lepetit & cộng sự, 2008; Wagner, 2010) ngân hàng (Concentration), tỷ lệ lạm nên FinCrisis tham gia Phương trình (1) phát (Inflation), và mức độ tự do kinh tế với độ trễ một năm (t -1) để hạn chế vấn đề (Economic_free) cũng được thêm vào nhân quả ngược. Tương tự, các biến kiểm mô hình nghiên cứu để kiểm soát các đặc soát cũng được sử dụng với độ trễ một năm điểm của các ngân hàng, khác biệt giữa các nhằm hạn chế các vấn đề biến nội sinh. quốc gia cũng như tác động của các yếu Phương trình (1) được ước lượng bằng tố này đến mức độ đa dạng hóa thu nhập phương pháp Bình phương nhỏ nhất thông ngân hàng. Dữ liệu của các yếu tố này chủ thường (OLS) với đa tác động cố định. Sau yếu được thu thập từ cơ sở dữ liệu World đó, phương pháp hồi quy hai bước (2SLS) Development Indicators (WDI) của Ngân cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề hàng thế giới. Bảng 1 cung cấp thông tin biến nội sinh. Xuyên suốt bài nghiên cứu, về các biến được sử dụng trong nghiên cứu sai số chuẩn được cluster theo quốc gia và này. Bảng 2 báo cáo thống kê mô tả của các năm để kiểm soát tương quan giữa các sai biến. Giá trị trung bình của Income_diver số giữa các quốc gia qua các năm (Nguyen, cho thấy rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên 2023). Đối với các biến tiếp diễn, các điểm tổng thu nhập hoạt động bình quân của dữ liệu bất thường được loại bỏ (bé hơn mẫu nghiên cứu là 31,51%. phân vị thứ nhất và lớn hơn phân vị thứ 99) để hạn chế tác động của các điểm dữ liệu 3.2. Mô hình nghiên cứu ngoại lai. Ngoài ra, tương quan giữa các biến tương đối thấp (Bảng A1- Phụ lục), Dựa trên các nghiên cứu trước đây như cho thấy rằng mô hình nghiên cứu không Tran & cộng sự (2021) và Nguyen (2021), bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề đa mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này cộng tuyến. được trình bày như sau: IncDiveri,j,t = α + β1FinCrisisj,t-1 + 4. Kết quả nghiên cứu β2BANKi,j,t-1 + β3COUNTRYj,t-1 + FE + εi,j,t 4.1. Khủng hoảng tài chính và đa dạng trong đó, i, j, t lần lượt là ngân hàng, quốc hóa thu nhập ngân hàng gia, và năm. IncDiver là mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng. FinCrisis đại diện Bảng 3 báo cáo kết quả nghiên cứu chính cho biến khủng hoảng tài chính nói chung về tác động của các loại khủng hoảng tài hoặc mỗi loại khủng hoảng tài chính, chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập 94 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  8. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG Bảng 3. Khủng hoảng tài chính và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng (1) (2) (3) (4) (5) Bank_crisis 5,754*** (1,455) Currency_crisis -0,300 (2,533) Debt_crisis -1,342 (1,434) Twin/triple_crisis 5,311*** (1,961) All_crises 1,862* (0,958) Size 1,599*** 1,518*** 1,519*** 1,529*** 1,564*** (0,123) (0,121) (0,121) (0,120) (0,124) Equity -0,076*** -0,079*** -0,076*** -0,078*** -0,081*** (0,023) (0,023) (0,023) (0,023) (0,023) Credit_risk -0,835*** -0,796*** -0,806*** -0,807*** -0,818*** (0,120) (0,119) (0,120) (0,120) (0,120) Overhead 1,825*** 1,828*** 1,835*** 1,833*** 1,829*** (0,127) (0,127) (0,125) (0,126) (0,127) Profitability -0,217* -0,229* -0,221* -0,217* -0,215* (0,128) (0,129) (0,128) (0,129) (0,128) Liquidity 0,315*** 0,318*** 0,318*** 0,317*** 0,316*** (0,012) (0,012) (0,012) (0,012) (0,012) GDP_growth -0,703*** -0,781*** -0,779*** -0,785*** -0,753*** (0,136) (0,132) (0,135) (0,135) (0,136) Credit_growth -0,064*** -0,059*** -0,059*** -0,059*** -0,061*** (0,008) (0,008) (0,008) (0,008) (0,008) Concentrtion 0,033 0,023 0,027 0,023 0,023 (0,024) (0,024) (0,023) (0,024) (0,023) Inflation -0,401*** -0,387*** -0,367*** -0,389*** -0,431*** (0,102) (0,134) (0,106) (0,109) (0,103) Economic_free -0,914* -0,779 -0,890* -0,836 -0,771 (0,532) (0,541) (0,525) (0,535) (0,522) Số quan sát 34.751 34.678 34.751 34.751 34.751 Hệ số R 2 0,201 0,196 0,197 0,198 0,198 Listing FE Có Có Có Có Có Bank FE Có Có Có Có Có Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 95
  9. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng (1) (2) (3) (4) (5) Time FE Có Có Có Có Có Ghi chú: Các mô hình được ước lượng bằng phương pháp OLS với đa tác động cố định. Sai số chuẩn được báo cáo trong ngoặc đơn (). ***, **, và * là mức ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 1%, 5%, và 10%. Nguồn: Tính toán của tác giả của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên ngân hàng, những ngân hàng có quy mô cứu cho thấy rằng khủng hoảng ngân hàng, càng lớn, chi phí hoạt động càng cao, và có khủng hoảng kép, và khủng hoảng tài chính thanh khoản dồi dào có xu hướng đa dạng nói chung làm tăng mức độ đa dạng hóa của hóa thu nhập hơn. Ngược lại, các ngân ngân hàng thương mại. Điều này phù hợp hàng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu, rủi ro tín với giả thiết nghiên cứu H2. Khủng hoảng dụng, và lợi nhuận càng cao thì càng tập tiền tệ và khủng hoảng nợ công không cho trung hơn vào hoạt động cho vay truyền thấy tác động đáng kể đến mức độ đa dạng thống hơn. Đối với các yếu tố vĩ mô, mở hóa của ngân hàng thương mại. Khi xem rộng tín dụng, tăng trưởng kinh tế, và làm xét khủng hoảng kép, Nguyen & cộng sự phát đều làm giảm mức độ đa dạng hóa thu (2022) đã thống kê rằng phần lớn các cuộc nhập của ngân hàng. khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng ngân hàng dẫn đến khủng hoảng tiền tệ 4.2. Khắc phục vấn đề biến nội sinh hoặc khủng hoảng nợ công. Rất ít các cuộc khủng hoảng kép xảy ra do khủng hoảng Một trong những vấn đề có thể ảnh hưởng tiền tệ dẫn đến khủng hoảng nợ công hay đáng kể đến kết quả nghiên cứu là vấn đề ngược lại. Do vậy, kết quả nghiên cứu về biến nội sinh. Một số nghiên cứu trước đây khủng hoảng kép thực chất là do khủng cũng đã chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập hoảng ngân hàng tác động đến. của ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng Hệ số hồi quy của biến All_crises có độ lớn xảy ra khủng hoảng tài chính (Lepetit & khá nhỏ so với khủng hoảng ngân hàng và cộng sự, 2008; Wagner, 2010), cho thấy khủng hoảng kép, cho thấy rằng mức độ tác rằng nhân quả ngược (một trong những động của khủng hoảng tài chính nói chung hiện tượng gây ra vấn đề biến nội sinh) có đến mức độ đa dạng thu nhập ngân hàng thể làm kết quả nghiên cứu trở nên sai lệch. giảm đi khi đồng thời xem xét tác động Bên cạnh đó, các mối quan hệ phức tạp của khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng giữa các biến độc lập cũng là nguyên nhân tiền tệ, và khủng hoảng nợ công (biến All_ gây ra vấn đề biến nội sinh. Để khắc phục crises). Điều này, một lần nữa, phản ánh vấn đề biến nội sinh, phương pháp hồi quy rằng kết quả nghiên cứu chính được giải hai bước truyền thống (2SLS) được sử thích chủ yếu bởi khủng hoảng ngân hàng. dụng để khắc phục vấn đề biến nội sinh. Xét về mặt độ lớn, kết quả nghiên cứu ở Phương pháp này yêu cầu một biến công Cột (1) cho thấy rằng tỷ trọng thu nhập cụ phù hợp mà có tác động đến mức độ đa ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của dạng hóa thu nhập của ngân hàng thông ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng qua tác động của nó đến khả năng xảy ra ngân hàng cao hơn giai đoạn bình thường khủng hoảng tài chính. Dựa trên nghiên 5,75%, khi các yếu tố khác trong mô hình cứu của Nguyen & cộng sự (2024), nghiên không đổi. cứu này sử dụng biến sóng khủng hoảng Đối với các yếu tố kiểm soát bên trong (Crisis_wave) vì các cuộc khủng hoảng 96 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  10. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG Bảng 4. Khủng hoảng tài chính và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng: Phương pháp 2SLS (1) (2) (3) (4) (5) Bank_crisis 6,295*** (1,969) Currency_crisis 2,641 (7,529) Debt_crisis 2,811 (2,790) Twin/triple_crisis 5,816*** (1,462) All_crises 4,642*** (1,388) Size 1,606*** 1,518*** 1,920*** 1,529*** 1,617*** (0,125) (0,124) (0,107) (0,129) (0,126) Equity -0,075*** -0,082*** -0,044*** -0,074*** -0,085*** (0,023) (0,023) (0,151) (0,024) (0,023) Credit_risk -0,838*** -0,878*** -0,852*** -0,814*** -0,839*** (0,119) (0,125) (0,119) (0,122) (0,120) Overhead 1,824*** 1,854*** 1,445** 1,814*** 1,825*** (0,127) (0,126) (0,713) (0,125) (0,130) Profitability -0,217* -0,239* 0,186 -0,144 -0,211 (0,128) (0,137) (0,701) (0,143) (0,129) Liquidity 0,315*** 0,318*** 0,392*** 0,305*** 0,313*** (0,012) (0,012) (0,018) (0,013) (0,012) GDP_growth -0,695*** -0,480** -0,692*** -0,724*** -0,696*** (0,133) (0,187) (0,152) (0,155) (0,138) Credit_growth -0,064*** -0,065*** -0,063*** -0,062*** -0,063*** (0,008) (0,008) (0,004) (0,008) (0,008) Concentration 0,034 0,013 -0,420 0,005 0,020 (0,024) (0,028) (0,669) (0,026) (0,023) Inflation -0,404*** -0,799*** -0,507*** -0,509*** -0,509*** (0,102) (0,188) (0,128) (0,134) (0,109) Economic_free -0,921* -0,548 -0,614 -0,588 -0,661 (0,533) (0,594) (0,580) (0,587) (0,528) First stage 0,710*** 0,246*** 0,221*** 0,317*** 0,963*** (0,078) (0,076) (0,031) (0,093) (0,031) Số quan sát 34.751 34.678 34.751 34.751 34.751 Hệ số R 2 0,185 0,163 0,198 0,219 0,181 Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 97
  11. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng (1) (2) (3) (4) (5) UIT 41,794*** 37,192** 40,111*** 22,471*** 46,577*** WIT 81,773 60,366 43,533 21,324 971,033 Critical value 16,380 16,380 16,380 16,380 16,380 Hansen J 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Listing FE Có Có Có Có Có Bank FE Có Có Có Có Có Time FE Có Có Có Có Có Ghi chú: Các mô hình được ước lượng bằng phương pháp 2SLS. Biến công cụ là Crisis_wave. Sai số chuẩn được báo cáo trong ngoặc đơn (). ***, **, và * là mức ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 1%, 5%, và 10%. Nguồn: Tính toán của tác giả tài chính được chứng minh là thường xuất thương mại. Độ lớn của các hệ số hồi hiện theo sóng (Laeven & Valencia, 2020; quy không khác biệt nhiều so với kết quả Nguyen & cộng sự, 2022). nghiên cứu chính, cho thấy rằng kết quả Sử dụng phương pháp 2SLS, Bảng 4 báo nghiên cứu chính không chịu ảnh hưởng cáo kết quả nghiên cứu về tác động của đáng kể của vấn đề biến nội sinh. khủng hoảng tài chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng. Kết quả kiểm định 4.3. Vai trò của quy mô ngân hàng mô hình chưa xác định (UIT) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy rằng số lượng Trong nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa biến công cụ đủ để ước lượng một số tham thu nhập của ngân hàng, việc phân tích quy số trong mô hình. Điều này có nghĩa là mô mô ngân hàng đóng vai trò quan trọng vì hình có đủ thông tin để đưa ra kết luận về các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn thường mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ có mô hình kinh doanh khác nhau. Cụ thể, thuộc. Kết quả kiểm định độ mạnh của biến các ngân hàng nhỏ thường có xu hướng tập công cụ (WIT) cũng có giá trị lớn hơn giá trung vào lĩnh vực cho vay truyền thống đến trị tới hạn (Critical value), cho thấy rằng từ các kênh bán lẻ, trong khi các ngân hàng biến công cụ được sử dụng có liên kết đủ lớn thường có mô hình kinh doanh xu hướng mạnh với biến độc lập để loại bỏ vấn đề đầu tư thay vì phụ thuộc vào kênh bán lẻ biến nội sinh. Giá trị của kiểm định mô hình truyền thống (Kohler, 2015; Nguyen, 2023). xác định quá mức (OIT) bằng 0 vì số lượng Để phân tích sự khác biệt về quyết định đa biến công cụ đúng bằng số lượng biến nội dạng hóa thu nhập của các ngân hàng với sinh (Crisis_wave là biến công cụ duy nhất quy mô khác nhau khi khủng hoảng tài của các biến khủng hoảng tài chính). chính diễn ra, Bảng 5 chia mẫu nghiên cứu Hệ số hồi quy của các biến khủng hoảng về ngân hàng thương mại thành ba nhóm tài chính một lần nữa cho thấy rằng khủng quy mô, bao gồm ngân hàng quy mô nhỏ hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công (quy mô tài sản dưới 1 tỷ USD), quy mô vừa không có tác động có ý nghĩa về mặt thống (1-10 tỷ USD), và quy mô lớn (trên 10 tỷ kê đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của USD). Phân loại quy mô ngân hàng dựa trên ngân hàng thương mại. Khủng hoảng ngân các nghiên cứu trước đây như Kohler (2015) hàng vẫn có tác động mạnh nhất đến mức và Nguyen (2023) độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng Kết quả nghiên cứu của Bảng 5 cho thấy 98 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  12. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG rằng tác động của khủng hoảng tài chính nói chung đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chỉ có ý nghĩa Bảng 5. Vai trò của quy mô ngân hàng thống kê đối với nhóm ngân hàng có quy mô vừa và lớn. Cụ thể, các ngân Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn hàng có quy mô càng lớn thì càng có (1) (2) (3) mức độ đa dạng hóa thu nhập cao hơn All_crises -0,262 1,609*** 3,994*** sau khủng hoảng tài chính. Điều này (0,535) (0,580) (0,853) phù hợp với mô hình kinh doanh của Size 2,299*** 0,541** 2,961*** các ngân hàng thương mại. Nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ thường (0,185) (0,268) (0,160) có mô hình kinh doanh tập trung Equity -0,072*** -0,131*** 0,143** vào kênh cho vay truyền thống nên (0,019) (0,038) (0,058) khủng hoảng tài chính không phải Credit_risk -0,652*** -1,441*** -1,332*** là sự kiện thúc đẩy nhóm ngân hàng (0,092) (0,154) (0,246) này đa dạng hóa các kênh thu nhập. Bên cạnh đó, các ngân hàng quy mô Overhead 1,623*** 2,472*** 3,047*** nhỏ thường chất lượng tài sản kém (0,061) (0,132) (0,315) và do vậy gặp rủi ro cao hơn trong Profitability -0,069 -1,193*** -1,371*** giai đoạn khủng hoảng tài chính. Do (0,108) (0,183) (0,289) vậy, khủng hoảng tài chính thúc đẩy Liquidity 0,344*** 0,310*** 0,256*** động cơ để phòng của nhóm ngân (0,012) (0,012) (0,016) hàng nhỏ bằng cách dự trữ nhiều tiền mặt hơn thay vì đa dạng hóa GDP_growth -0,919*** -0,572*** -0,290*** thu nhập (Levine & cộng sự, 2021). (0,091) (0,091) (0,079) Ngược lại, nhóm ngân hàng quy mô Credit_growth -0,0130* -0,0809*** -0,0700*** lớn thường có chất lượng tài sản tốt (0,006) (0,005) (0,005) hơn và khủng hoảng tài chính có thể Concentration 0,105*** -0,009 0,015 là cơ hội để nhóm ngân hàng này đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập nhằm (0,012) (0,013) (0,013) cải thiện sức cạnh tranh và giành thị Inflation -0,484*** -0,477*** -0,478*** phần (Sanya & Wolfe, 2011). (0,071) (0,072) (0,083) Economic_free -5,527*** 0,166 1,248*** 4.4. Vai trò của các quy định trong (0,422) (0,343) (0,318) ngành ngân hàng Số quan sát 12.523 12.850 9.087 Việc nhiều ngân hàng đa dạng hóa Hệ số R 2 0,242 0,199 0,174 thu nhập trong giai đoạn khủng Listing FE Có Có Có hoảng tài chính đôi khi là một yếu Bank FE Có Có Có tố làm gia tăng rủi ro trong hệ thống Time FE Có Có Có ngân hàng (Allen & Carletti, 2006; Ghi chú: Các mô hình được ước lượng bằng phương pháp OLS Stiroh & Rumble, 2006; Wagner, với đa tác động cố định. Sai số chuẩn được báo cáo trong ngoặc 2010). Điều luật Dodd-Frank Act đơn (). ***, **, và * là mức ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 1%, 5%, và 10%. được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nguồn: Tính toán của tác giả năm 2008 là ví dụ điển hình về việc Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 99
  13. Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng hạn chế ngân hàng tham gia vào các lĩnh Bảng 6. Vai trò của quy định ngân hàng vực phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động (1) (2) môi giới và đầu cơ, bất chấp một số chỉ trích cho rằng các quy định này làm giảm All_crises 6,843*** 18,481*** sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng (1,358) (1,526) Hoa Kỳ so với các ngân hàng khác trên thế All_crises × Act_res -0,584*** giới (Danisman & Demirel, 2019). Để tìm (0,179) hiểu vai trò điều tiết của chính quyền trong All_crises × Cap_reg -2,257*** giai đoạn khủng hoảng tài chính, hai nhóm (0,204) quy định ngân hàng được quan tâm là nhóm quy định về hạn chế hoạt động ngân Size 1,663*** 1,570*** hàng (Acr_res) và nhóm quy định liên quan (0,061) (0,062) đến vốn và chất lượng vốn của ngân hàng Equity -0,118*** -0,111*** (Cap_reg). Hai nhóm quy định này được (0,017) (0,017) xem xét vì các quy định về hạn chế hoạt Credit_risk -0,807*** -0,857*** động ngân hàng, vốn và chất lượng vốn có thể tác động đáng kể để mức độ đa dạng (0,076) (0,077) hóa ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn Overhead 1,773*** 1,786*** khủng hoảng tài chính. Siết chặt các quy (0,053) (0,054) định về hạn chế hoạt động ngân hàng sẽ Profitability -0,247*** -0,211** ngăn chặn hoặc hạn chế ngân hàng tham (0,089) (0,091) gia vào các hoạt động kinh doanh ngoài lãi Liquidity 0,312*** 0,328*** vay. Tương tự, siết chặt các quy định về vốn và chất lượng vốn khiến ngân hàng ít (0,008) (0,008) có nguồn lực để đầu tư vào các hoạt động GDP_growth -0,475*** -0,885*** kinh doanh ngoài lãi hơn. Tuy vậy, hai (0,052) (0,052) nhóm quy định này rất hữu ích để hạn chế Credit_growth -0,054*** -0,071*** rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn khủng (0,003) (0,003) hoảng tài chính (Bermpei & cộng sự, 2018; Nguyen, 2021). Concentration -0,023*** 0,011 Nhóm quy định về hạn chế hoạt động ngân (0,007) (0,007) hàng liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh Inflation -0,607*** -0,475*** phi truyền thống của ngân hàng bao gồm (0,048) (0,046) chứng khoán, bất động sản, và bảo hiểm. Economic_free -1,688*** -0,559*** Nhóm các quy định về vốn và chất lượng (0,205) (0,201) vốn liên quan đến mức vốn tối thiểu để đảm bảo an toàn theo quy định và chất lượng Act_res -1,715*** vốn của ngân hàng. Dữ liệu về mức độ chặt (0,073) chẽ của các nhóm quy định này được thu Cap_reg 0,669*** thập từ cơ sở dữ liệu về quy định ngân hàng (0,089) (Bank Regulation and Supervision Survey- Số quan sát 31.671 31.678 BRSS) do Ngân hàng Thế giới cung cấp dựa trên các khảo sát về quy định ngân Hệ số R 2 0,226 0,211 hàng của các quốc gia trên thế giới. Listing FE Có Có 100 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024
  14. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG (1) (2) ngân hàng và các quy định về vốn và chất Bank FE Có Có lượng vốn là công cụ hữu ích để hạn chế Time FE Có Có việc đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng Ghi chú: Các mô hình được ước lượng bằng phương trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. pháp OLS với đa tác động cố định. Sai số chuẩn được báo cáo trong ngoặc đơn (). ***, **, và * là mức ý 5. Kết luận nghĩa thống kê lần lượt tại mức 1%, 5%, và 10%. Nguồn: Tính toán của tác giả. Nghiên cứu này tiên phong trong việc phân tích tác động của các loại khủng hoảng tài Biến tương tác giữa khủng hoảng tài chính chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập và các quy định hạn chế hoạt động (All_ của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên crises × Act_res) có hệ số hồi quy là âm cứu cho thấy rằng khủng hoảng ngân hàng và có ý nghĩa thống kê. Điều này phản ánh làm tăng đáng kể tỷ trọng thu nhập ngoài rằng khi thắt chặt các điều luật về hạn chế lãi trên tổng thu nhập hoạt động. Điều hoạt động của ngân hàng thì mối quan hệ này khẳng định rằng khủng hoảng ngân cùng chiều giữa khủng hoảng tài chính và hàng là yếu tố thúc đẩy đa dạng hóa thu mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng nhập của ngân hàng thương mại. Mức độ sẽ giảm đi. Do vậy, siết chặt các quy định đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng nhỏ về giới hạn hoạt động của ngân hàng là giải không chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài pháp có hiệu quả khi các nhà làm chính chính vì nhóm ngân hàng này có mô hình sách cảm thấy cần ngăn chặn hay hạn chế kinh doanh tập trung vào lĩnh vực cho vay các ngân hàng đa dạng hóa thu nhập trong truyền thống. Ngược lại, các ngân hàng có giai đoạn khủng hoảng tài chính.Tương tự, quy mô càng lớn (từ quy mô trung bình đến biến tương tác giữa khủng hoảng tài chính lớn) thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng và các quy định về vốn và chất lượng vốn cao khi khủng hoảng tài chính xảy ra. Đó (All_crises × Cap_reg) cho thấy rằng khi là bởi vì khủng hoảng tài chính là cơ hội các nhà làm chính sách nâng cao mức vốn để nhóm ngân hàng lớn mở rộng đa dạng tối thiểu theo quy định và siết chặt yêu cầu hóa thu nhập để tăng sức mạnh cạnh tranh đảm bảo chất lượng vốn (nguồn gốc minh và giành thị phần. Khủng hoảng tiền tệ và bạch, có tính thanh khoản cao, và ít giảm khủng hoảng nợ công không có tác động giá trị khi thị trường biến động) thì sẽ làm có ý nghĩa về mặt thống kê đến mức độ đa giảm tác động của khủng hoảng tài chính dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân mại. Khủng hoảng kép và khủng hoảng tài hàng thương mại. Một trong những lý do chính nói chung có làm tăng mức đa dạng giải thích phát hiện này là vì việc nâng cao hóa thu nhập của ngân hàng nhưng các mức vốn tối thiểu và cải thiện chất lượng tác động này thực chất được thúc đẩy bởi vốn khiến các ngân hàng mất nhiều nguồn khủng hoảng ngân hàng. lực hơn để đảm bảo các quy định về vốn và Bằng cách sử dụng các biến tương tác, kết chất lượng vốn. Do vậy, các ngân hàng còn quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà ít nguồn lực để mở rộng các hoạt động kinh làm chính sách có thể siết chặt các quy định doanh ngoài lãi hơn và mức độ đa dạng hóa về hạn chế hoạt động của ngân hàng (trong thu nhập cũng sẽ thấp hơn. các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, và Các phát hiện bên trên cho thấy rằng siết bảo hiểm) và các quy định về nâng cao mức chặt các quy định về hạn chế hoạt động vốn tối thiểu và cải thiện chất lượng vốn Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 101
  15. cứu giai giai hàng hoảng trọng hơn. đến vài trò thể xem xét tương lai có trong Các nghiên ngân hàng. hóa thu nhập độ đa dạng chính và mức tài giữa khủng mối quan hệ đáng kể đế có tác động này có thể chính sách tài chính. Các khủng hoảng đoạn dụng trong quốc gia áp vĩ mô mà các sách an toàn của các chính đến vai trò chưa xem xét cứu này là của nghiên Một hạn chế trầm thống ngân ro trong hệ thể khiến rủi tài chính có khủng hoảng đoạn nhập trong dạng hóa thu hoạt vì đa có thể linh Phụ lục Bảng A1. Ma trận hệ số tương quan (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (1) Income_diver 1,00 (2) All_crises 0,08 1,00 (3) Bank_crisis -0,01 0,68 1,00 (4) Currency_crisis 0,04 0,37 -0,03 1,00 ngân hàng. Việc sử dụng các quy định này chính đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của để hạn chế tác động của khủng hoảng tài (5) Debt_crisis 0,11 0,55 -0,03 0,01 1,00 (6) Twin/triple_crisis 0,02 0,13 0,13 0,21 0,10 1,00 (7) Size -0,04 -0,22 -0,01 -0,11 -0,27 0,00 1,00 (8) Capital 0,05 0,16 -0,02 0,09 0,21 0,00 -0,50 1,00 (9) Credit_risk 0,03 0,15 0,07 0,15 0,07 0,03 -0,13 0,12 1,00 (10) Overhead 0,29 0,20 0,01 0,10 0,25 0,01 -0,48 0,39 0,26 1,00 (11) Profitability 0,05 0,05 -0,03 0,04 0,10 0,00 -0,10 0,19 -0,18 0,08 1,00 102 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024 (12) Liquidity 0,27 0,06 0,00 0,01 0,10 0,02 -0,05 0,06 0,03 0,00 0,00 1,00 (13) GDP_growth -0,03 -0,14 -0,22 -0,14 0,14 -0,03 -0,03 0,00 -0,08 0,01 0,12 0,00 1,00 (14) Credit_growth -0,20 -0,08 0,20 -0,14 -0,30 -0,01 0,37 -0,25 -0,21 -0,32 -0,11 -0,09 -0,16 1,00 đoạn khủng hoảng tài chính.■ Tác động của khủng hoảng tài chính đến đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng (15) Concentration 0,10 -0,13 -0,19 0,00 0,04 0,03 0,17 -0,05 0,02 -0,04 -0,11 0,10 -0,07 -0,26 1,00 (16) Inflation 0,11 0,40 0,05 0,37 0,36 0,08 -0,34 0,23 0,19 0,34 0,22 0,04 0,12 -0,46 -0,20 1,00 (17) Economic_free -0,13 -0,17 0,14 -0,19 -0,33 -0,02 0,30 -0,23 -0,20 -0,27 -0,15 -0,07 -0,23 0,71 0,01 -0,59 1,00 của các chính sách an toàn vĩ mô trong giai Nguồn: Tính toán của tác giả
  16. NGUYỄN THÀNH CÔNG - TRẦN VIỆT DŨNG Tài liệu tham khảo Aggarwal, R. K., & Samwick, A. A. (2003). Why do managers diversify their firms? Agency reconsidered. Journal of Finance, 58(1), 71–118. https://doi.org/10.1111/1540-6261.00519 Allen, F., & Carletti, E. (2006). Credit risk transfer and contagion. Journal of Monetary Economics, 53(1), 89–111. https://doi.org/10.1016/j.jmoneco.2005.10.004 Amidu, M., & Wolfe, S. (2013). Does bank competition and diversification lead to greater stability? Evidence from emerging markets. Review of Development Finance, 3, 152–166. https://doi.org/10.1016/j.rdf.2013.08.002 Barth, J. R., Caprio, G., & Levine, R. (2004). Bank regulation and supervision: What works best? Journal of Financial Intermediation, 13(2), 205–248. https://doi.org/10.1016/j.jfi.2003.06.002 Bermpei, T., Kalyvas, A., & Nguyen, T. C. (2018). Does institutional quality condition the effect of bank regulations and supervision on bank stability? Evidence from emerging and developing economies. International Review of Financial Analysis, 59, 255–275. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2018.06.002 Chang, C-C., & Yang, H. (2022). The role of cash holdings during financial crises. Pacific-Basin Finance Journal, 72. 101733. https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2022.101733 Danisman, G. O., & Demirel, P. (2019). Bank risk-taking in developed countries: The influence of market power and bank regulations. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 59, 202–217. https://doi. org/10.1016/j.intfin.2018.12.007 Diamond, D. W. (1984). Financial intermediation and delegated monitoring. Review of Economic Studies, 51(3), 393– 414. https://doi.org/10.2307/2297430 Houston, J. F., James, C. M., & Ryngaert, M. D. (2001). Where do merger gains come from? Bank mergers from the perspective of insiders and outsiders. Journal of Financial Economics, 60, 285–331. https://doi.org/10.1016/S0304-405X(01)00046-0 Kim, H., Batten, J. A., & Ryu, D. (2020). Financial crisis, bank diversification, and financial stability: OECD countries. International Review of Economcis & Finance, 65, 94–104. https://doi.org/10.1016/j.iref.2019.08.009 Kohler, M. (2015). Which banks are more risky? The impact of business models on bank stability. Journal of Financial Stability, 16, 195–212. https://doi.org/10.1016/j.jfs.2014.02.005 Laeven, L., and Valencia, F. (2020), Systemic banking crises database II, IMF Economic Review, 68, 307–361. https:// doi.org/10.1057/s41308-020-00107-3 Lepetit, L., Nys, E., Rous, P., & Tarazi, A. (2008). Bank income structure and risk: An empirical analysis of European banks. Journal of Banking & Finance, 32(8), 1452–1467. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2007.12.002 Levine, R., Lin, C., Tai, M., & Xie, W. (2021). How did depositors respond to COVID-19? Review of Financial Studies, 34(11), 5438–5473. https://doi.org/10.1093/rfs/hhab062 Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S. (2007). Small European banks: Benefits from diversification? Journal of Banking & Finance, 31(7), 1975–1998. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2007.01.004 Mester, L. J. (1992). Traditional and nontraditional banking: An information-theoretic approach. Journal of Banking & Finance, 16(3), 545–566. https://doi.org/10.1016/0378-4266(92)90044-Z Nguyen, T. C. (2021). Economic policy uncertainty and bank stability: Does bank regulation and supervision matter in major European economies? Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 74. https://doi. org/10.1016/j.intfin.2021.101387 Nguyen, T. C. (2022). Economic policy uncertainty: The proability and duration of economic recessions in major European Union countries. Research in International Business and Finance, 62. https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2022.101701 Nguyen, T. C., Castro, V., & Wood, J. (2024). Delving into the effects of financial crises on human development . Journal of Human Capital. https://doi.org/10.1086/730270 Nguyen, T. C., Castro, V., & Wood, J. (2022). A new comprehensive database of financial crises: Identification, frequency, and duration. Economic Modelling, 108. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2022.105770 Nguyen, T. C. (2023). Whoelsale funding and bank stability: The impact of economic policy uncertainty. Research in International Business and Finance, 65. https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2023.101990 Rogers, K., & Sinkey Jr, J. F. (1999). An analysis of nontraditional activities at U.S. commerical banks. Review of Financial Economics, 8(1), 25–39. https://doi.org/10.1016/S1058-3300(99)00005-1 Sanya, S., & Wolfe, S. (2011). Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification? Journal of Financial Services Research, 40, 79–101. https://doi.org/10.1007/s10693-010-0098-z Shleifer, A., & Vishny, R. W. (2010). Unstable banking. Journal of Financial Economics, 97(3), 306–318. https://doi. org/10.1016/j.jfineco.2009.10.007 Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. Journal of Banking & Finance, 30(8), 2131–2161. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2005.04.030 Tran, D. V., Hoang, K., & Nguyen, C. (2021). How does economic policy uncertainty affect bank business models? Finance Research Letters, 39. https://doi.org/10.1016/j.frl.2020.101639 Wagner, W. (2010). Diversification at financial institutions and systemic crises. Journal of Financial Intermediation, 19(3), 373–386. https://doi.org/10.1016/j.jfi.2009.07.002 Wu, J., Chen, L., Chen, M., & Jeon, B. N. (2020). Diversification, efficiency and risk of banks: Evidence from emerging economies. Emerging Markets Review, 45. https://doi.org/10.1016/j.ememar.2020.100720 Số 264- Năm thứ 26 (5)- Tháng 5. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2