intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường Hợp Phú Quốc

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường Hợp Phú Quốc

  1. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐỘ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ GẮN BÓ ĐIỂM ĐẾN TỚI HÀNH VI TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP PHÚ QUỐC Nhóm tác giả: Trần Huy Lương_ LH01_Khóa 42 Phan Minh Anh_LH01_Khóa 42 Nguyễn Đỗ Quang Huy_LH01_Khóa 42 GVHD: ThS. Phạm Tô Thục Hân Tóm tắt: Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 120 đối tượng du khách đã từng đi du lịch Phú Quốc từ năm 2014 đến nay đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến tới Hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường du lịch biển đảo Việt Nam, cụ thể ở Phú Quốc. Từ khóa: Sự hiểu biết về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường; Sự gắn bó điểm đến; hành vi trách nhiệm của du khách; Du lịch bền vững; Phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Là một nước tiềm năng phát triển du lịch biển đảo với hơn 3260 km đường bờ biển và 2773 đảo ven bờ. Trong đó, Phú Quốc là trung tâm phát triển du lịch biển của vùng biển phía Nam; Dưới ảnh hưởng của dự thảo luật đặc khu thì bối cảnh bất động sản nghỉ dưỡng ở đây đang bùng nổ. Việc khai thác du lịch biển ở Phú Quốc gắn liền với hành vi của con người do đó sẽ gây nên những tác động hai chiều giữa lợi ích về kinh tế và tình trạng của môi trường thiên nhiên. Vậy nên, việc bảo tồn môi trường cũng như hệ sinh thái biển đảo ở Phú Quốc là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó, nhận thức và thái độ của du khách về môi trường có tác động trực tiếp đến hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Trước đó đã có nhiều nghiên cứu về hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường. Nhóm tác giả đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây có liên quan đến đề tài này được thực hiện ở các điểm đến quốc tế khác nhau 177
  2. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 trên thế giới và nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đó chỉ tìm hiểu các yếu tố riêng lẻ tác động lên hành vi của con người đến môi trường (Cheng & Huang, 2013). Vì vậy, nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ làm rõ mối quan hệ trung gian và các ảnh hưởng lẫn nhau giữa các biến, cụ thể mức độ hiểu biết của du khách về môi trường ở đảo Phú Quốc cao hơn sẽ mang lại những tác động tích cực lên các mối quan tâm đến đảo. Từ đó tạo nên các cảm giác gắn bó tích cực đối với đảo. Xuất phát từ những tâm lý tích cực du khách sẽ có những hành vi có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển đảo ở Phú Quốc, mặt khác, khi du khách đã có những mối quan tâm về ảnh hưởng của các hoạt động du lịch, các tác động của con người lên môi trường biển đảo thì khả năng cao phát triển tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Các kết quả tích cực của bài nghiên cứu như là thước đo cho các cơ quan chức năng trong việc giáo dục sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường cho người dân và hướng họ đến những hành vi trách nhiệm của du khách đúng đắn để có những tác động tốt lên môi trường. Mô hình của bài nghiên cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu sau này lên các đối tượng, phạm vi khác ở Việt Nam và xa hơn là khu vực Châu Á và cũng có thể được khái quát ở những đối tượng khác có cùng mối quan tâm - Là các vấn đề với môi trường như các điểm du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm nghiên cứu Sự hiểu biết về môi trường Theo các nhà nghiên cứu môi trường (Amy, 1994; Huang & Shin, 2009) thì sự hiểu biết về môi trường chính là mức độ quan tâm đến môi trường tự nhiên và được xác định như là một sự hiểu biết đại chúng bao gồm: Bảo vệ môi trường, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và các thành phần trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, Viện Môi trường Phần Lan (Finnish Environment Institute, 2000) đã chỉ ra rằng: Sự khác nhau về kiến thức sẽ dẫn đến những hành động khác biệt đối với môi trường. Chính vì vậy, mức độ của hiểu biết sẽ khác nhau đối với từng nhóm đối tượng. Việc nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết của người dân vẫn là yếu tố then chốt trong việc gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học của biển đảo. Đồng thời, nghiên cứu của 2 nhà khoa học môi trường Wurzinger & Johansson (2006) về sự hiểu biết và độ nhạy cảm về môi trường cũng đã lý giải thêm rằng: Những du khách có sự am hiểu, có kiến thức phong phú về môi trường sẽ quan tâm nhiều hơn về những vấn đề môi trường của địa điểm tham quan và ngược lại. Sivek và Hungerford (1990) đã chỉ ra rằng kiến thức môi trường có thể nâng cao tính nhạy cảm về môi trường của con người, kiến thức môi trường và độ nhạy môi trường sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hành vi môi trường. 178
  3. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Độ nhạy cảm về môi trường Peterson (1982) đã xác định độ nhạy cảm về môi trường là “Các thuộc tính tình cảm dẫn đến một cá nhân xem xét môi trường từ một góc nhìn đồng cảm”. Nó được chia thành hai phần: "Cá nhân ủng hộ môi trường tự nhiên" và "Có ý định hành động cho một mối quan hệ hài hòa với môi trường tự nhiên". Các cá nhân nhạy cảm với môi trường có một sự đánh giá và quan tâm cơ bản về môi trường tự nhiên, nhưng sự đánh giá cao và mối quan tâm này chưa đủ mạnh để thúc đẩy họ thay đổi hành vi của mình. Hungerford và Volk (1990) tiếp tục giải thích rằng độ nhạy cảm về môi trường là “Một quan điểm đồng cảm đối với môi trường”, được coi là một trong những biến góp phần vào nghĩa vụ công dân về trách nhiệm đối với môi trường; một sự kết hợp chặt chẽ giữa độ nhạy cảm về môi trường và sự phát triển của hành vi thân thiện với môi trường đã được xác định. Độ nhạy cảm về môi trường là biến tiền đề quan trọng của sự gắn bó điểm đến và hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường. Nói cách khác, độ nhạy cảm về môi trường của khách du lịch đến các điểm du lịch là rất quan trọng, nó sẽ gia tăng sự nhận biết về mặt tình cảm của họ với các điểm đến; trong khi chờ đợi, họ cũng sẽ thể hiện hành vi có trách nhiệm đối với các điểm đến này. Sự gắn bó điểm đến Sự gắn bó điểm đến được hiểu là sự liên kết và chia sẻ giữa con người và nơi chốn (Raymond và cộng sự, 2011; Ruiz,Hernandez, 2014) hoặc nó có thể được định nghĩa là bất cứ mối quan hệ nào dù tích cực hay tiêu cực giữa con người với một nơi chốn hay địa điểm cụ thể (Hidalgo,Hernandez, 2001; Kyle, Graefe & Manning, 2005; Lee, 2011; Scan, Nell, Gifford, 2010). Không chỉ gắn bó về không gian, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra sự gắn bó với nơi chốn còn có thể kết hợp các khía cạnh khác - gia đình, bạn bè, cộng đồng và văn hóa địa phương (Kyle và cộng sự, 2005). Do đó, sự gắn bó bao gồm những ảnh hưởng, niềm tin, cảm xúc, kiến thức và cả hành vi (Dyer và cộng sự, 2007; Ramkissoon, Weiler & Smith, 2013). Khi các lý thuyết nhận dạng điểm đến được sử dụng để giải thích thái độ của người dân đối với phát triển du lịch, việc gắn bó thường được đo lường qua hai chiều: (1) Sự nhận dạng điểm đến (gắn bó tượng trưng hoặc tình cảm với một địa điểm) và (2) Sự phụ thuộc vào điểm đến (liên quan đến hoạt động chức năng của một địa điểm đối với các hoạt động giải trí) (Dyer và cộng sự, 2007; Lee, 2013; Ramkissoon và cộng sự,2013). Sự phụ thuộc vào điểm đến phản ánh mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể của con người, cũng như tầm quan trọng của một điểm đến trong việc đáp ứng các mục tiêu chức năng của các cá nhân (Moore, Graefe, 1994). Ngoài ra, sự phụ thuộc vào một điểm đến có thể dễ dàng gợi ra hành động hoặc hành vi cụ thể từ các cá nhân (Schreyer, Jacob & White, 1981; Williams,Vaske, 2003; Williams và cộng sự, 1992). 179
  4. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Hành vi trách nhiệm đối với môi trường Hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường là những hoạt động mà không làm tổn hại đến môi trường, có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Và được phân loại thành 2 loại sau: Hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường chung và hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường cụ thể (Barr và cộng sự, 2011; Halpenny, 2010; Lee và cộng sự, 2013; Ramkissoon, Weiler & Smith, 2013). Hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường chung là nó được tiến hành trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân con người (Hines và cộng sự, 2011). Hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường cụ thể là nó được biểu hiện bởi một du khách tại một điểm du lịch (Halpenny, 2010; Lee và cộng sự, 2013; Ramkissoon và cộng sự, 2013). Các học giả đã khái niệm hóa hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường chung bằng cách sử dụng các hành động giáo dục, dân sự, tài chính, pháp lý, thể chất và thuyết phục (Smith, Sebasto & D’Costa , 1995); bảo tồn năng lượng, di chuyển, vận chuyển, tránh lãng phí, tiêu thụ, tái chế, gián tiếp và các hành vi xã hội liên quan đến việc phục vụ (Kaiser, Wilson, 2004); và hành vi người tiêu dùng, sự sẵn sàng hi sinh và quyền công dân môi trường (Sternetal, 1999; Barretal, 2011; Becken, 2007) chỉ ra rằng khách du lịch thực hiện hành vi trách nhiệm của du khách với môi trường chung thường xuyên hơn cụ thể. 2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị Dựa trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu đã có, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 4 thành phần: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến, Hành vi trách nhiệm của du khách đối với môi trường. Bốn thành phần này được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ được kiểm định độ phù hợp. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 180
  5. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Đầu tiên nhóm tác giả trình bày phương pháp chọn mẫu nghiên cứu. 3.1. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu nghiên cứu Nhóm tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện vì hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về không gian địa lý. Kích thước mẫu nghiên cứu Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đều cần phải có một cỡ mẫu đủ lớn. Theo Hair và cộng sự (2006) để sử dụng phân tích nhân tố, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1. Còn đối với mô hình SEM, kích thước mẫu gấp 5 lần hoặc tốt hơn là 10 lần số biến quan sát (Kline, 2011, trang 11-12). Với 6 biến quan sát thuộc biến Sự hiểu biết về môi trường là biến độc lập, 9 biến quan sát trong đó có 4 biến thuộc biến Độ nhạy cảm về môi trường và 5 biến thuộc biến Sự gắn bó điểm đến là biến trung gian, 5 biến quan sát thuộc biến Hành vi trách nhiệm với môi trường là biến phụ thuộc tạo ra 20 biến quan sát trong thang đo, dựa theo các cách tính kích thước mẫu đã nêu và khả năng thực hiện khảo sát của bản thân, bằng phương pháp chọn mẫu định mức, nhóm tác giả chọn kích thước mẫu là 120. Diễn đạt và mã hóa thang đo Bảng 1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu Thang đo đã dịch sang Thang đo gốc tiếng Việt và điều chỉnh Mã hóa Sự hiểu biết về môi trường (Environmental Knowledge) I know that excessive ocean Tôi biết việc tổ chức quá recreational activities will nhiều các hoạt động vui damage oceanic environments of chơi giải trí sẽ phá hoại môi HIEUBIET islands trường biển đảo. 1 (Cheng & Wu, 2015). I know that carbon dioxide Tôi biết khí thải CO2 từ các emissions by automobiles and phương tiện sẽ làm ô nhiễm motorcycles will pollute the môi trường biển đảo. HIEUBIET islands (Cheng & Wu, 2 2015). 181
  6. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 I know that over extensive Tôi biết việc phát triển du tourism development will dịch quá rộng rãi sẽ dẫn đến sacrifice natural resources and cạn kiệt nguồn tài nguyên HIEUBIET environments (Cheng & thiên nhiên và 3 Wu, 2015). phá hủy môi trường. I know that, in the trip, the use of Tôi biết trong các chuyến green tableware, such as bowls đi, việc sử dụng đồ dùng cá and chopsticks will avoid nhân thân thiện với môi HIEUBIET damage to the trường sẽ tránh 4 environment (Cheng & Wu, khỏi việc phá hoại môi 2015). trường. I know that the use of Tôi biết việc sử dụng các public transportation or phương tiện công cộng và xe HIEUBIET biking can avoid air đạp sẽ giảm 5 pollution (Cheng & Wu, 2015). ô nhiễm không khí. I know that the maintenance of Tôi biết việc duy trì cân ecological balance will enhance bằng sinh thái sẽ nâng cao the sustainable development of sự phát triển bền vững cho HIEUBIET islands biển đảo. 6 (Cheng & Wu, 2015). Độ nhạy cảm về môi trường (Environmental Sensivity) Thang đo đã dịch sang Thang đo gốc Mã hóa tiếng Việt và điều chỉnh I enjoy natural environment Tôi thích môi trường tự NHAYCA (Cheng & nhiên. M1 Wu, 2015). I am concerned about the Tôi quan tâm việc bảo tồn ecological preservation in islands. hệ sinh học trên các đảo. NHAYCA (Cheng & Wu, M2 2015). I appreciate the natural Tôi yêu thích môi trường tự NHAYCA environment of nhiên M3 islands (Cheng & Wu, 2015). của biển đảo. I care about the impact of my Tôi quan tâm đến những living habits on the natural tá NHAYCA environments of c động từ thói quen của M4 islands (Cheng & Wu, 2015). mình lên môi trường biển đảo. 182
  7. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Sự gắn bó điểm đến (Place Attachment) I enjoy traveling in Penghu more Tôi thích đi du lịch đến Phú GANBO1 than Quốc other tourism destinations hơn bất kì địa điểm du (Cheng & Wu, 2015). lịch nào khác. I am more satisfied with traveling Tôi cảm thấy hài lòng với in chuyến GANBO2 Penghu than other tourism du lịch ở Phú Quốc hơn là ở destinations (Cheng & Wu, các địa điểm du lịch khác. 2015). It is more important to visit Du lịch đến Phú Quốc quan Penghu than other tourism trọng với tôi hơn là du lịch ở GANBO3 destinations (Cheng các nơi & Wu, 2015). khác. No other tourism locations can Không có địa điểm du lịch replace nào có thể thay thế được Phú GANBO4 the tourism of Penghu (Cheng & Quốc. Wu, 2015). I have special feelings for the Tôi có cảm giác rất đặc biệt Penghu and the tourists (Cheng & về cả cư dân tại đảo Phú GANBO5 Wu, 2015). Quốc lẫn du khách. Hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behavior) I try to solve the Tôi luôn cố gắng giải quyết environmental problems in những vấn đề môi trường MOITRUO Penghu (Cheng & Wu, tại Phú NG1 2015). Quốc. I read the reports, advertising, Tôi có đọc những mẫu báo and book related to the cáo, quảng cáo, và sách vở environment of Penghu (Cheng liên quan đến vấn đề môi MOITRUO & Wu, 2015). trường tại Phú NG2 Quốc. I discuss with others about Tôi có bàn luận với mọi environmental protection of người MOITRUO Pengh việc bảo vệ môi trường tại NG3 u (Cheng & Wu, 2015). Phú Quốc. 183
  8. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 I try to convince companions to Tôi cố gắng thuyết phục các adopt positive behaviors in the thành viên trong tour của natural environments of Penghu mình có hành vi mang tính MOITRUO (Cheng & Wu, 2015). tích cực đối với môi trường NG4 tự nhiên tại Phú Quốc. When I see others’ inadequate Khi tôi bắt gặp những environmental behavior in người khác có hành vi gây Penghu, I will report it to the ảnh hưởng xấu đến môi MOITRUO authorities (Cheng & Wu, 2015). trường tại Phú Quốc, tôi sẽ NG5 báo cáo với chính quyền địa phương. 3.2. Phương pháp định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu để kiểm định thang đo và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Giai đoạn này được thực hiện thông qua việc khảo sát ngẫu nhiên các đối tượng khách du lịch nội địa đã từng tham gia hoạt động du lịch ở Phú Quốc bằng bản câu hỏi khảo sát giấy và biểu mẫu khảo sát online. Dữ liệu được thu thập trong 1 tháng (từ tháng 25/01 đến tháng 25/02 năm 2019), với số lượng bản hỏi phát ra là 150 bản, thu về 134 bản, có 120 bản câu hỏi hữu dụng được đưa vào xử lý và phân tích. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm IBM SPSS 23 và IBM AMOS 24 với các công cụ: kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (dùng công cụ SPSS); phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model) (dùng công cụ AMOS). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Số lượng bản câu hỏi phát ra là 150 bản, thu về 134 bản, có 120 bản câu hỏi hữu dụng được đưa vào xử lý và phân tích. Sau khi thống kê các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học của 120 đối tượng khảo sát, nhóm tác giả rút ra kết quả thống kê đặc điểm mẫu khảo sát được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm mẫu khảo sát Đặc điểm Tần số % Nam 64 53.3 Giới tính Nữ 56 46.7 18-23 34 28.3 184
  9. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 24-30 26 21.7 Độ tuổi 31-40 20 16.7 41-50 23 19.2 51-60 14 11.7 Trên 60 3 2.5 Độc thân 49 40.8 Tình trạng Có gia đình, chưa có con 9 7.5 hôn nhân Có gia đình, đã có con 62 51.7 THPT 35 29.2 Cao đẳng, trung cấp 24 20.0 Trình độ học Đại học 52 43.3 vấn Thạc sĩ 7 5.8 Tiến sĩ 2 1.7 Dưới 5 triệu đồng 32 26.7 Thu nhập cá Từ 5 đến 10 triệu đồng 36 30 nhân hàng Từ 11 đến 20 triệu đồng 33 27.5 tháng Từ 21 đến 30 triệu đồng 15 12.5 Nhiều hơn 30 triệu đồng 4 3.3 Học sinh/Sinh viên 28 23.3 Nhân viên văn phòng 22 18.3 Nghề nghiệp Nội trợ 13 10.8 Nông/lâm/ngư dân 5 4.2 Nhân viên ngành dịch vụ 18 15.0 Khác 34 28.3 Bắc Bộ (bao gồm khu vực Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ 6 5.0 và đồng bằng sông Hồng) Trung Bộ (bao gồm khu vực Vùng miền Bắc Trung Bộ, Nam Trung 20 16.7 sinh sống Bộ và Tây Nguyên) Nam Bộ (bao gồm khu vực Đông Nam Bộ và đồng 94 78.3 bằng sông Cửu Long) Số lần tham Một lần 51 42.5 gia hoạt động Hai lần 27 22.5 du lịch tại Phú Quốc Từ 3 lần trở lên 42 35.0 tính đến thời điểm hiện tại (Nguồn: Từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) 185
  10. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 20 biến quan sát được đưa vào kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Phép trích Principal Axis Factory cùng với phép quay vuông góc Promax được sử dụng để phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn và phù hợp với các bước kiểm định tiếp theo là CFA và SEM. Sau nhiều lần loại biến quan sát để thỏa các tiêu chuẩn hệ số KMO = 0.804 > 0.5, eigenvalue > 1, các trọng số nhân tố < 0.5 hoặc chênh lệch giữa hai trọng số > 0.3, nhóm tác giả đã tiến hành loại bỏ 4 biến không phù hợp với tổng phương sai trích là 63,8% nằm ở cột cho biết các nhân tố này giải thích được lượng biến thiên của dữ liệu, còn lại 26.2% là bởi các nhân tố khác không rút trích được. Sau khi loại các biến quan sát do kết quả phân tích EFA, hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố còn lại đều > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh > 0.3 nên đều đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA với 14 biến quan sát được giữ lại đều đạt yêu cầu về trọng số chuẩn hóa > 0.5 cho thấy mô hình tới hạn phù hợp với dữ liệu khi các chỉ số quan trọng đều đạt yêu cầu: CMIN/DF = 1.961< 3; GFI = 0.872, CFI = 0.927, TLI = 0.901 đều > 0.9; AGFI = 0.831 > 0.8; 0.05 < RMSEA = 0.090 < 0.10. Khi xem xét yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp CR (Composite Reliability) > 0.7; giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thể hiện qua phương sai trích EVA (Average Variance Extracted) > 0.5; thang đo với 5 nhân tố, thang đo với 4 nhân tố và 14 biến quan sát đều đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Tổng hợp các kết quả Cronbach’s anpha, trọng số nhân số EFA, trọng số chuẩn hóa CFA Trọng số nhân tố Trọng số Biến quan sát chuẩn hóa EFA CFA 1 2 3 4 HIEUBIET1 0.747 0.640 HIEUBIET2 0.705 0.678 HIEUBIET3 0.655 0.737 HIEUBIET4 0.556 0.606 HIEUBIET5 0.510 0.662 NHAYCAM1 0.877 0.912 NHAYCAM3 0.868 0.873 GANBO1 0.892 0.781 186
  11. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 GANBO2 0.885 0.823 GANBO3 0.699 0.773 GANBO4 0.691 0.811 MOITRUONG 0,812 0.794 3 MOITRUONG 0,641 0.820 4 MOITRUONG 0,786 0.782 5 Giá trị 5.367 2.228 1.457 1.001 Eigenvalue Phương sai 49.198 61.821 35.671 57.153 trích Cronbach’s 0.875 0.797 0.840 0.885 Alpha (Nguồn: từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) Kết quả phân tích mô hình SEM với phương pháp ước lượng hợp lý cực đại Maximum Likelihood cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê. Bảng 4, bảng 5 và hình 2 thể hiện kết quả độ phù hợp của mô hình nghiên cứu so với dữ liệu. Bảng 4. Thống kê mô tả, tương quan, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích Me SD CR AV 1 2 3 4 an E 1. HIEUBIET 5.22 1.0 0.7 0.4 0.6 3 41 88 80 93 2. NHAYCAM 6.0 0.9 0.8 0.7 0.6 0.8 04 24 87 97 50 93 3. GANBO 4.1 1.1 0.8 0.6 0.7 0.3 0.7 08 40 75 36 94 94 97 4. 4.4 1.1 0.8 0.6 0.5 0.3 0.6 0.7 MOITRUONG 31 34 41 38 88 43 14 99 Các phần tử in đậm trên đường chéo là các căn bậc hai của mỗi AVE. (Nguồn: Từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) 187
  12. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Hình 2. Kết quả phân tích mô hình SEM (Nguồn: từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) Ngoài ra, kết quả ước lượng bootstrap với số lượng mẫu lặp là 200 đối với mô hình cho thấy các sai số lệch chuẩn của độ chênh lệch (SE-Bias) giữa ước lượng bootstrap và ước lượng Maximum Likelihood đều không có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Hơn nữa, tất cả các chỉ số tới hạn C.R (Critical ratio) đều đạt yêu cầu (< 1.96). Vì vậy, các số liệu, ước lượng trong mô hình hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, chứng minh rằng mô hình phù hợp với nghiên cứu. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng 5. Các kết quả kiểm định giả thuyết khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa các yếu tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến và Hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Bảng 5. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu β β Kết quả Giả ch chư S,E, C,R P kiểm định giả thuyết uẩ a , thuyết n chu hó ẩn 188
  13. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 a hóa H1 0.70 0.74 0.15 4.86 *** Chấp nhận 5 7 4 4 H2 0.24 0.31 0.13 2.43 0.0 Chấp nhận 5 6 0 4 15 H3 0.26 0.31 0.11 2.75 0.0 Chấp nhận 7 9 6 6 06 H4 0.45 0.42 0.09 4.60 *** Chấp nhận 7 4 2 0 (Nguồn: từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đóng góp về mặt lý thuyết Trong bối cảnh du lịch biển đảo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tình hình du lịch ở Phú Quốc, nghiên cứu đã có những kết quả phù hợp với các dữ liệu đã thu được. Các giả thuyết đã được chấp nhận có tính tương đồng cao và hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước của Cheng & Wu (2015) trong khoảng thời gian gần đây. Nghiên cứu đã khẳng định Sự hiểu biết về môi trường tác động cùng chiều đến Độ nhạy cảm về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường tác động cùng chiều đến Sự gắn bó điểm đến và Hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch; Sự gắn bó điểm đến tác động cùng chiều lên Hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Hệ số β đã chuẩn hóa (theo bảng 5) cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ hành vi trách nhiệm của người dân và du khách đối với môi trường du lịch biển đảo. Thông qua các kết quả phân tích SEM thể hiện các nhân tố tác động đến Hành vi trách nhiệm của khách du lịch đến môi trường biển đảo, các kết quả chỉ ra rằng Sự gắn bó điểm đến có tác động trực tiếp và mạnh nhất (β = 0.457) và còn lại là Độ nhạy cảm về môi trường có tác động trực tiếp (β = 0.267) đối với Hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Độ nhạy cảm về môi trường tác động trực tiếp lên Sự gắn bó đối với điểm đến là yếu nhất (β = 0.245) và kém hơn sự tác động của biến đến Hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo (β = 0.267). Từ các kết quả trên nhóm tác giả nhận ra rằng những hành vi trách nhiệm đối với du lịch biển đảo của người dân và khách du lịch chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất bởi yếu tố tâm lý gắn bó đối với điểm đến và một phần chịu sự ảnh hưởng bởi tâm lý nhạy cảm đối với môi trường của người dân và du khách. Có thể kết luận rằng: Việc yêu thích điểm đến du lịch khiến du khách có trách nhiệm với môi trường hơn; đặc biệt trong bối cảnh du lịch biển đảo đang phát triển ở Việt Nam như hiện nay. Đồng thời, du khách Việt Nam dần trở nên văn minh hơn khi họ chứng kiến những tác động tiêu cực đến môi trường. Điều đó khiến du khách một phần tự điều chỉnh hành vi của mình có trách nhiệm với môi trường hơn khi đi du lịch đặc biệt là du lịch ở biển đảo. 189
  14. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Ngoài ra, yếu tố sự hiểu biết về môi trường có tác động khá lớn và trực tiếp đến Độ nhạy cảm về môi trường (β = 0.705), giúp nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng việc du khách có những hiểu biết, những kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên du lịch biển đảo tác động mạnh mẽ đến độ nhạy cảm của họ đối với điểm du lịch biển đảo. Như đã đề cập ở trên, du khách Việt Nam khi đi du lịch dần có những biểu hiện văn minh hơn nên những tác động mạnh mẽ của yếu tố sự hiểu biết về môi trường lên độ nhạy cảm về môi trường là hoàn toàn hợp lý. Tác động mạnh mẽ trên là cơ sở để giải thích tác động trực tiếp của yếu tố độ nhạy cảm về môi trường lên sự gắn bó đối với điểm đến (β = .245) và cũng giải thích cho tác động gián tiếp của yếu tố sự hiểu biết về môi trường lên yếu tố sự gắn bó đối với điểm đến. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả của nghiên cứu về “Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm của du khách đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc” cung cấp cho các nhà quản lý du lịch những khám phá mới mẻ về thái độ và hành vi của du khách đối với môi trường. Dựa trên những kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết, nhóm tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về mặt thực tiễn như sau: 1. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và quan tâm về môi trường Chúng ta luôn rất cần phổ biến rộng rãi hơn đối với du khách về những kiến thức môi trường cũng như bảo vệ môi trường biển đảo trong hoạt động du lịch để du khách Việt Nam trở nên văn minh hơn khi tham gia du lịch biển bảo. 2. Thông qua các chiến dịch về môi trường Tổ chức các triển lãm tại các bãi biển về các sản phẩm tái chế từ rác thải, hay các tranh ảnh về tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên tự nhiên tại Phú Quốc. Bên cạnh đó, cần chú trọng thực hiện các chiến dịch về môi trường dựa trên các phân khúc du khách như trong bài nghiên cứu, ví dụ: “Biển Việt Nam xanh”, “Hãy làm sạch biển”,… nhằm xây dựng cho du khách một cái nhìn cụ thể, khách quan về hành vi trách nhiệm đối với môi trường. 3. Nhắn gửi thông điệp hướng đến hành động đẹp Thông điệp về môi trường cần được in vào brochure của các công ty du lịch, in bằng giấy hay trình chiếu bằng các bảng điện tử tại điểm đến nhằm mang đến cho du khách sự hiểu biết về tầm quan trọng của tài nguyên du lịch biển đảo 4. Thông qua hướng dẫn viên của các chương trình du lịch Những kiến thức về môi trường cần được hướng dẫn viên giới thiệu đến du khách một cách thường xuyên, rõ ràng và chi tiết. Những gì cần được giới thiệu không chỉ là kiến thức về môi trường, mà còn có kiến thức về phát triển du lịch bền vững hay cụ thể hơn là bảo vệ môi trường tại chính điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, hướng dẫn 190
  15. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 viên còn đề xuất cho du khách sử dụng những vật dụng cá nhân thân thiện với môi trường, chỉ dẫn và giải thích những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 5. Gia tăng sự gắn bó giữa con người đối với điểm đến du lịch Các hoạt động về nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường cần được tiến hành một cách chặt chẽ và thường xuyên nhất. Ngoài ra, việc đón nhận một cách cởi mở và thân thiện của cộng đồng địa phương cũng là một khía cạnh đáng lưu tâm vì nó có thể tạo được hình ảnh điểm đến khiến du khách thoải mái và có cảm giác an toàn, hứng thú với điểm du lịch. 6. Thực thi các chính sách phù hợp và hiệu quả Những nhà chủ đầu tư, các bên tham gia khai thác hoạt động du lịch tại đảo Phú Quốc nên có giải pháp góp phần phát triển du lịch biển đảo tại đây một cách bền vững. Chính phủ cùng các Sở, ban ngành liên quan cần ban hành điều lệ liên quan đến bảo vệ, bảo tồn môi trường biển đảo trong khai thác các loại hình du lịch tại Phú Quốc. Cụ thể, các dự án, công trình về khai thác du lịch bắt buộc thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công dự án đầu tư. Chính phủ cần phải ban hành những quyết định, điều lệ liên quan nhằm tránh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, địa ốc hoặc các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịzch gây nên sức ép đến hệ sinh thái cảnh quan của quần đảo, của biển và vườn quốc gia trong khu vực. Việc định hướng quy hoạch khu du lịch phải đặc biệt lưu tâm đến môi trường tự nhiên của biển, thảm thực vật, rặng san hô biển, bờ biển,…. Ngoài ra, việc quy hoạch các khu du lịch cũng phải hài hoà với khu dân cư, làng chài, và các thắng cảnh của hòn đảo. Song song đó, hệ thống cấp thoát, xử lý nước cũng nên được đầu tư, tránh việc thải trực tiếp ra biển mà không qua xử lý. Quan trọng hơn, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cần khuyến khích các hãng lữ hành sáng tạo, thiết kế, xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Quốc nhưng gắn liền với phát triển bền vững. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Bài nghiên cứu trên sử dụng hai phương pháp là nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Việc thay đổi cách thức nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng sẽ tăng tính khách quan cho nghiên cứu trong tương lai. Vì nghiên cứu định tính sẽ biết được chính bản thân du khách nghĩ gì các vấn đề môi trường biển đảo, việc thu thập các ý kiến cá nhân sẽ phản ảnh thực tế và đưa ra cái nhìn trực quan 191
  16. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 hơn. Hơn hết là sẽ phù hợp với bối cảnh du lịch đại chúng ngày càng phát triển. Từ đó cho kết quả chính xác, khách quan hơn. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia khảo sát 100% là khách nội địa, chỉ phản ánh một phần nhận thức và suy nghĩ của du khách về vấn đề môi trường biển đảo. Nhóm tác giả chưa tiếp cận được đến khách du lịch quốc tế tham gia du lịch tại Phú Quốc nên chưa có số liệu, thông tin cũng như suy nghĩ của họ về vấn đề mà nhóm tác giả đang nghiên cứu. Mặt khác, việc khảo sát được thực hiện với số lượng mẫu chưa nhiều nên khả năng phản ánh thực tế cũng chưa thực sự cao. Nếu số lượng mẫu tăng thêm có thể dẫn đến thay đổi kết quả của nghiên cứu này. Mặt khác, khi thực hiện khảo sát không thể tránh khỏi việc đối tượng khảo sát không hiểu được câu hỏi dẫn đến chọn đáp án một cách cảm tính, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch thực tế. Ngoài ra, đối tượng của nghiên cứu này chỉ tập trung vào du khách, trong khi đó trách nhiệm đối với môi trường du lịch còn bao gồm nhiều đối tượng khác như các nhà cung ứng dịch vụ du lịch (phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú địa phương, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan,…), người dân địa phương và những đối tượng khác tham gia vào hoạt động du lịch . Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành nghiên cứu với phạm vi rộng hơn về ảnh hưởng của các bên tham gia vào hoạt động du lịch đối với môi trường. Một hạn chế khác của nghiên cứu này đó là chỉ tập trung vào đảo Phú Quốc; các nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng nghiên cứu theo khu vực hoặc theo tuyến, theo thị trường,.. để khám phá được các đặc trưng, tính chất khác của môi trường tại điểm du lịch. Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này đã chứng minh mối quan hệ giữa bốn biến. Các nhà nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào các biến số khác, chẳng hạn như thái độ của du khách đối với phát triển du lịch bền vững và sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương cho du lịch bền vững để có thể có cách tiếp cận mới mẻ hơn về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả của hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch. 192
  17. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO Arcury, T. A. (1990). Environmental attitude and environmental knowledge. Human organization, 300-304. Bohdanowicz, P. (2006). Environmental awareness and initiatives in the Swedish and Polish hotel industries—survey results. International Journal of Hospitality Management, 25(4), 662-682. Bradley, J. C., Waliczek, T. M., & Zajicek, J. M. (1999). Relationship between environmental knowledge and environmental attitude of high school students. The Journal of Environmental Education, 30(3), 17-21. Chen, C.-L., & Bau, Y.-P. (2016). Establishing a multi-criteria evaluation structure for tourist beaches in Taiwan: A foundation for sustainable beach tourism. Ocean & Coastal Management, 121, 88-96. Cheng, T.-M., C. Wu, H., & Huang, L.-M. (2013). The influence of place attachment on the relationship between destination attractiveness and environmentally responsible behavior for island tourism in Penghu, Taiwan. Journal of Sustainable Tourism, 21(8), 1166- 1187. Cheng, T.-M., & Wu, H. C. (2015). How do environmental knowledge, environmental sensitivity, and place attachment affect environmentally responsible behavior? An integrated approach for sustainable island tourism. Journal of Sustainable Tourism, 23(4), 557-576. Eusébio, C., Vieira, A. L., & Lima, S. (2018). Place attachment, host–tourist interactions, and residents’ attitudes towards tourism development: the case of Boa Vista Island in Cape Verde. Journal of Sustainable Tourism, 26(6), 890-909. Fryxell, G. E., & Lo, C. W. (2003). The influence of environmental knowledge and values on managerial behaviours on behalf of the environment: An empirical examination of managers in China. Journal of business ethics, 46(1), 45-69. Hai, M. A., & Alamgir, M. B. (2017). Local Community Attitude and Support Towards Tourism Development at Saint Martin Island, Bangladesh: Local Community Attitude and Support. International Journal of Tourism and Hospitality Management in the Digital Age (IJTHMDA), 1(2), 32-41. 193
  18. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Hanafiah, M. H., Jamaluddin, M. R., & Zulkifly, M. I. (2013). Local community attitude and support towards tourism development in Tioman Island, Malaysia. Procedia- Social and Behavioral Sciences, 105, 792-800. Hair, J. F., Black W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006). Multivariate Data Analysis, 6th Ed, Upper Saddle River, NJ: Prentice–Hall. Ho, J. A., Chia, K. W., Ng, S. I., & Ramachandran, S. (2017). Problems and stakeholder responsibilities in island tourism: The case of Tioman Island in Malaysia. Journal of Hospitality & Tourism Research, 41(4), 445-474. Jackie Ong, L. T., & Smith, R. A. (2014). Perception and reality of managing sustainable coastal tourism in emerging destinations: the case of Sihanoukville, Cambodia. Journal of Sustainable Tourism, 22(2), 256-278. Kline, R. B. (2011). Principles and practice of structural equation modelling, 3rd Ed., New York: Guilford Press. Lee, T. H., & Jan, F.-H. (2015). The influence of recreation experience and environmental attitude on the environmentally responsible behavior of community- based tourists in Taiwan. Journal of Sustainable Tourism, 23(7), 1063-1094. Lozoya, J. P., Sardá, R., & Jiménez, J. A. (2014). Users expectations and the need for differential beach management frameworks along the Costa Brava: Urban vs. natural protected beaches. Land Use Policy, 38, 397-414. Presenza, A., Del Chiappa, G., & Sheehan, L. (2013). Residents’ engagement and local tourism governance in maturing beach destinations. Evidence from an Italian case study. Journal of Destination Marketing & Management, 2(1), 22-30. Ram, Y., Björk, P., & Weidenfeld, A. (2016). Authenticity and place attachment of major visitor attractions. Tourism Management, 52, 110-122. Ramkissoon, H. (2016). Place satisfaction, place attachment and quality of life: Development of a conceptual framework for island destinations. Sustainable Island Tourism: Competitiveness and Quality of Life; Modica, P., Uysal, M., Eds, 106-116. Ramsey, C. E., & Rickson, R. E. (1976). Environmental knowledge and attitudes. The Journal of Environmental Education, 8(1), 10-18. 194
  19. Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Ribeiro, M. A., Valle, P. O. d., & Silva, J. A. (2013). Residents’ attitudes towards tourism development in Cape Verde Islands. Tourism Geographies, 15(4), 654-679. Vaske, J. J., & Kobrin, K. C. (2001). Place attachment and environmentally responsible behavior. The Journal of Environmental Education, 32(4), 16-21. 195
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2