intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch" nhằm mục đích phân tích sự tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch. Thông qua việc sử dụng lý thuyết nền TPB để đo lường thái độ, chuẩn mực xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, ý định hành vi và mức độ tương tác của người dùng trong các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook bằng việc khảo sát trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch

  1. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA NHÓM CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN FACEBOOK ĐẾN THÁI ĐỘ ỦNG HỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Vũ Thị Thanh Xuân*, Lâm Nhựt Hào Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh, ThS. Bùi Trọng Tiến Bảo TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích sự tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch. Thông qua việc sử dụng lý thuyết nền TPB để đo lường thái độ, chuẩn mực xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, ý định hành vi và mức độ tương tác của người dùng trong các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook bằng việc khảo sát trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook có ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ du lịch của người dân. Từ việc phân tích vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao thái độ ủng hộ du lịch của người dân. Từ khóa: Cộng đồng địa phương trên Facebook, thái độ ủng hộ phát triển du lịch 1. GIỚI THIỆU CHUNG Du lịch là động lực để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia vì lợi ích kinh tế mang lại cũng như giảm tỷ lệ nghèo đói (Tasci, Croes và Bartels Villanueva, 2014), tạo cơ hội việc làm (Lee, 2013) và gia tăng thu nhập cho người dân (Mathew và Sreejesh, 2017). Người dân là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng (Mihalic, 2016). Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành không gian mà người dân có thể dùng nó để trao đổi thông tin về các vấn đề cộng đồng (Kou và cộng sự, 2017), đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tri thức của người dân về phát triển du lịch (Bharati, Zhang và Chaudhury, 2015). Theo Nunkoo và cộng sự (2013), ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy người dân sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ ý kiến của họ về du lịch. Hầu hết người dân có nhận xét tích cực, chia sẻ thông tin và tự hào về địa phương khi giới thiệu với khách du lịch. Phương tiện truyền thông xã hội giúp cho người dân chia sẻ kiến thức và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch (Lévy, 1997), khi người dân sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, họ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức và có nhận thức tốt về giá trị mà phát triển du lịch mang lại (Nunkoo, 2016). Người dân tham gia vào hoạt động tương tác trong các nhóm trên Facebook được xem là phản ứng hành vi của người dùng (Curran, Graham và Temple, 2011), biểu hiện cụ thể thông qua bài đăng, lượt thích, bình luận và chia sẻ. Mặc dù hiện nay, người dân bày tỏ ý kiến và trao đổi về phát triển du lịch trong các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook khá phổ biến (Becken và cộng sự, 2017). Các nghiên cứu 1668
  2. trước đã chứng minh việc tiếp nhận và thể hiện thông điệp trong các trang mạng xã hội có tác động đến thái độ và hành vi của người dân (Yoo, Yang và Cho, 2016), tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cụ thể tập trung nghiên cứu thái độ ủng hộ du lịch của người dân thông qua việc tham gia vào các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook. Chính vì thế, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch”. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Phương tiện truyền thông xã hội Phương tiện truyền thông xã hội là công cụ hỗ trợ chủ yếu cho sự tương tác của người dùng. Phương tiện truyền thông xã hội được định nghĩa là nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0 và cho phép tạo và trao đổi nội dung do người dùng tạo (Kaplan và Haenlein, 2010). 2.1.2 Nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook Nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook là nhóm mà trong đó có sự cam kết của một thành viên ở lại trong nhóm và tương tác với các thành viên khác. Không chỉ là một cộng đồng mà nó có truyền thống, lịch sử và văn hóa. Các yếu tố này được xây dựng dựa trên thời gian và được thể hiện trong các hoạt động của nhóm (Berger và Luckmann, 1967). Ngoài việc tìm kiếm tài nguyên thì các nhóm cộng đồng trực tuyến này còn định hướng cộng tác và “chia sẻ” (Prestridge, 2019), các mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong một cuộc thảo luận trên Facebook nhằm vào chuyên môn của những người tham gia để thúc đẩy họ đóng góp, thảo luận và đồng thời tạo ra một không gian phục vụ cho các hoạt động hợp tác (Johnson và cộng sự, 2019). 2.1.3 Thái độ ủng hộ phát triển du lịch Theo quan điểm lý thuyết giá trị kỳ vọng, thái độ là một cảm giác được hình thành từ sự đánh giá về giá trị mà đối phương mong đợi (Convington, 1984) do đó thái độ của người dân đối với du lịch là kết quả được hình thành thông qua việc đánh giá về giá trị của du lịch (Woosnam và cộng sự, 2018) ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương. 2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết và dựa trên sự kế thừa từ những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, nhóm tác giả đã chọn lọc và xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích sự tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ du lịch: 1669
  3. Hình 1. Mô hình nghiên cứu 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thống kê mô tả Thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành gửi 256 bảng câu hỏi đến các đối tượng có sử dụng mạng xã hội Facebook để khảo sát. Khảo sát tiến hành trong vòng 2 tuần, sau đó, nhóm tác giả thu về được 256 bảng câu hỏi. Nhóm tác giả đã tiến hành phân tích và xử lý số liệu trên 256 bảng câu hỏi hợp lệ. Trong 256 bảng câu hỏi hợp lệ, có đến 72,4% người dùng Facebook tham gia vào các nhóm cộng đồng địa phương, còn lại 27,6% là không tham gia. Theo đó, người dân tham gia các nhóm này để hỗ trợ tìm kiếm thông tin và thời gian truy cập từ 2 đến 5 phút chiếm 72,4%. Những cá nhân tham gia khảo sát có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập nhưng đều sử dụng mạng xã hội Facebook. Bảng 1. Bảng thống kê mô tả Nhân Các biến Kết quả HSSV 64,5% khẩu khảo sát (%) học Giới Nam 48,8% Kinh doanh tự do 7,9% tính Nữ 51,2% Nhân viên văn phòng 10,5% Khối nhà nước 3,9% Nội trợ 2,6% Độ tuổi Gen X 71,1%. Thu nhập Dưới 10tr/tháng 73,7% Gen Y 15,6% Từ 10-20tr/tháng 21,1% Gen Z 13,3% Từ 20-30tr/tháng 1,3% 1670
  4. Nghề Làm việc việc 10,5% Trên 30tr/tháng 3,9% nghiệp liên quan đến ngành du lịch 3.2 Phân tích hệ số tin cậy hệ số Cronbach’ Alpha Để phân tích dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0, dựa trên phân tích hệ số tin cậy hệ số Cronbach’ Alpha. Kết quả cho thấy kết quả độ tin cậy của tất cả các giá trị đều nằm trên phạm vi là 0,7. Ngoài ra, giá trị Corrected Item-Total Correlation cũng không có biến nào dưới 0,3. Kết luận, không có biến nào bị loại bỏ, điều này cũng chứng tỏ được bảng câu hỏi có sự liên kết chặt chẽ với nhau và có thể sử dụng để phân tích tiếp. 3.3 Ý định hành vi tham gia nhóm cộng đồng đồng địa phương trên Facebook Nhóm tác giả đã tiến hành khảo ý định hành vi tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook thông qua 3 yếu tố của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB): thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả các biến giao động từ 3,1 đến 3,7 và trung bình các biến là 3,43 từ đó kết luận người dân có ý định tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook nhiều hơn mức bình thường. 3.4 Sự tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook Thông qua hành vi tương tác, người dân tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook cũng được đồng thuận từ mức 3,3. Nhìn chung, người dân có tham gia các nhóm này, tuy nhiên mức độ tham gia còn chưa cao. 3.5 Tác động của việc tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch Thái độ ủng hộ phát triển du lịch của người dân địa phương được đo lường qua 3 yếu tố: nhận thức, tình cảm và xu hướng hành động. Qua khảo sát, các yếu tố này này đều ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch và trung bình ở mức 3,57. Tóm lại, yếu tố mới “sự tham gia cộng đồng địa phương trên Facebook” có ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ phát triển mà trước đây những nghiên cứu khác chưa tìm thấy hoặc chưa làm rõ. Mặc dù yếu tố còn mới, nhưng thông qua kết quả khảo sát thì người dân tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đều có thái độ tích cực về việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương. 4. NHẬN XÉT CHUNG Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tham gia có ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch địa phương, khi tham gia các nhóm này trên Facebook, người dân có thể chia sẻ về nơi mình sinh sống. Từ đó, thúc đẩy khai thác những yếu tố du lịch có tại địa phương, người dân cũng có thể kiếm thêm thu nhập từ những hoạt động du lịch trên. Cùng với đó, người tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook cũng mong muốn đóng góp để giữ gìn môi trường nếu có phát triển hoạt động du lịch tại nơi ở. Tuy nhiên, thành viên nhóm đa số truy cập nhóm để tìm kiếm thông tin nên đôi khi những thông tin chia sẻ chưa được chính xác và bao quát về chức năng của nhóm. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát sẽ có những đối tượng không thực sự đánh giá trung thực, họ chỉ đánh giá một cách sơ sài dẫn đến kết quả có thể sai lệch. Thêm vào đó, nghiên cứu có quy mô nhỏ nhỏ và Gen Z tham gia khảo sát nhiều hơn so 1671
  5. với Gen X, Y vì thế chưa chứng minh được đồng đều về tác động của sự tham gia các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch. Chính vì thế, bài nghiên cứu cần được mở rộng quy mô để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mới này. 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, mỗi người đều có trong tay một chiếc điện thoại thông minh và Facebook là trang mạng xã hội được rất nhiều người tham gia, đó là tiềm năng để khai thác vấn đề du lịch tại địa phương. Các nhóm cộng đồng địa phương ngày càng nhiều, tuy nhiên chưa có các nhóm tập trung sâu vào nguồn lực địa phương. Qua bài khảo sát, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp như sau: Tạo ra những nhóm cộng đồng địa phương trên các trang mạng xã hội có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương thay vì là các công ty du lịch. Tại đây, thành viên nhóm có thể chia sẻ những hình ảnh, thông tin về du lịch địa phương, hoặc có thể là những sản phẩm địa phương để du khách có thêm thông tin. Tăng cường nhận thức của người dân với những lợi ích mà du lịch mang lại khi người dân tham gia vào nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook, cũng như nên có những cam kết về việc đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như môi trường sinh thái tại địa phương. Tạo ra hệ thống các nhóm du lịch địa phương 63 tỉnh thành trên cả nước có đầy đủ những cam kết giữa các thành viên và quản trị viên, có sự quản lý của nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tasci, D. A. A., Croes, R., & Bartels Villanueva, J. (2014). Rise and fall of community-based tourism–facilitators, inhibi- tors and outcomes. Worldwide Hospitality and Tourism Themes, 6(3), 261– 276. 2. Lee, T. H. (2013). Influence analysis of community resident support for sustainable tourism development. Tourism Management, 34, 37–46. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2012.03.007 3. Mathew, P. V., & Sreejesh, S. (2017). Impact of responsible tourism on destination sustainability and quality of life of community in tourism destinations. Journal of Hospitality and Tourism Management, 31, 83–89. https://doi.org/ 10.1016/j.jhtm.2016.10.001 4. Kou, Y., Kow, Y. M., Gui, X., & Cheng, W. (2017). One social movement, two social media sites: A comparative study of public discourses. Computer Supported Cooperative Work (Cscw)), 26(4-6), 807–836. https://doi.org/10.1007/ s10606-017-9284-y. 5. Bharati, P., Zhang, W., & Chaudhury, A. (2015). Better knowledge with social media? Exploring the roles of social capital and organizational knowledge management. Journal of Knowledge Management, 19(3), 456–475. https:// doi.org/10.1108/JKM-11-2014-0467. 6. Lévy, P. (1997). Collective intelligence: Mankind’s emerging world in cyberspace. New York: Plenum Trade. 7. Leydesdorff, L., Wagner, C. S., & Bornmann, L. (2018). Betweenness and diversity in journal citation networks as measures of interdisciplinarity—A tribute to Eugene Garfield. Scientometrics, 114, 567-592. 8. Nunkoo, R. (2016). Toward a more comprehensive use of social exchange theory to study residents’ attitudes to tourism. Procedia Economics and Finance, 39, 588–596. 1672
  6. 9. Curran, K., Graham, S. & Temple, C., 2011, ‘Advertising on Facebook’, International Journal of E-Business Development (IJED) 1(1), 26–33. 10. Becken, S., Alaei, A. R., Chen, M. J., Connolly, R., & Stantic, B. (2017). The role of social media in sharing information about the Great Barrier Reef. Griffith Institute for Tourism, Griffith University. 11. Yoo, W., Yang, J., & Cho, E. (2016). How social media influence college students’ smoking attitudes and intentions. Computers in Human Behavior, 64, 173–182. https://doi.org/10.1016/j.chb.2016.06.061. 12. Kaplan, A. M., & Haenlein, M. (2010). Users of the world, unite! The challenges and opportunities of social media. Business Horizons, 53(1), 59e68 13. Berger, P.L. and Luckmann, T. The social construction of reality: A treatise in the sociology of knowledge. New York: Anchor. (1967). 14. Prestridge, S. (2019). Categorising teachers’ use of social media for their professional learning: A self-generating professional learning paradigm. Computers & Education, 129, 143–158. 1673
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0