intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời học thuyết Monroe (1823)

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bàn về học thuyết Monroe, một số công trình của các tác giả Việt Nam đã tập trung đề cập đến nội dung của nó, tuy nhiên về mặt cơ sở, tác động của học thuyết này thì chưa được chú trọng nghiên cứu. Bài viết này cung cấp thêm một số tư liệu cùng một số nhận định nhằm góp phần làm rõ hơn tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời của học thuyết Monroe (1823).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời học thuyết Monroe (1823)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011<br /> TÁC ðỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ ðỐI VỚI SỰ RA ðỜI<br /> HỌC THUYẾT MONROE (1823)<br /> Lê Thành Nam<br /> Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bằng những tư liệu mới, bài báo trình bày những yếu tố quốc tế tác ñộng ñến sự ra ñời<br /> học thuyết Monroe (1823). ðó là sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh<br /> dẫn ñến sự ra ñời hàng loạt các quốc gia ñộc lập ở ñầu thế kỉ XIX. Sau khi ra ñời, các quốc gia<br /> Mỹ Latinh ñối mặt với nguy cơ xâm nhập của cường quốc Châu Âu, trước hết là Anh, Pháp và<br /> Tây Ban Nha. Ngoài ra, Nga Hoàng cũng có ý tưởng bành trướng ở lục ñịa châu Mỹ.<br /> Tình hình trên ñe dọa trực tiếp nền an ninh của Mỹ, ñồng thời cản trở tham vọng về<br /> việc giành quyền lợi kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, ngày 2-121823, trong thông ñiệp Liên Bang trước Quốc Hội, Tổng thống Mỹ – James Monroe công bố<br /> ñường lối ñối ngoại của Nhà Trắng ñối với khu vực Mỹ Latinh, bao gồm 3 nguyên tắc: Nguyên<br /> tắc phi thực dân, nguyên tắc không can thiệp và nguyên tắc hệ thống châu Mỹ. Với ba nguyên<br /> tắc này, nó ñánh dấu sự ra ñời của học thuyết Monroe, một học thuyết ñể lại dấu ấn sâu sắc<br /> trong lịch sử ñối ngoại của nước Mỹ.<br /> <br /> Có thể nói rằng, từ khi lập quốc ñến thời ñương ñại, hiếm có học thuyết nào ñể<br /> lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử ñối ngoại của nước Mỹ như học thuyết Monroe (1823).<br /> ðiều này dễ dàng nhận thấy, bởi học thuyết Monroe ñược xem như là nền tảng lý luận<br /> ñầu tiên cho quá trình vươn ra thế giới của Mỹ, có ảnh hưởng ở mức ñộ khác nhau ñến<br /> chính sách ñối ngoại của các ñời Tổng thống Mỹ ở những thế hệ sau. Khi bàn về học<br /> thuyết Monroe, một số công trình của các tác giả Việt Nam ñã tập trung ñề cập ñến nội<br /> dung của nó 1, tuy nhiên về mặt cơ sở, tác ñộng của học thuyết này thì chưa ñược chú<br /> trọng nghiên cứu. Bài viết này cung cấp thêm một số tư liệu cùng một số nhận ñịnh<br /> nhằm góp phần làm rõ hơn tác ñộng của yếu tố quốc tế ñối với sự ra ñời của học thuyết<br /> Monroe (1823).<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nội dung học thuyết Monroe ñược trình bày sơ lược trong một số công trình sau:<br /> <br /> - Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới Cận ñại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.<br /> - Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, Trần Thị Vinh, Lịch sử quan hệ quốc tế, tập 1, Nxb.<br /> Giáo dục, Hà Nội, 2005.<br /> - Phan Ngọc Liên, ðào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú Phương, Lịch sử thế giới Cận ñại,<br /> tập 1, Nxb. ðại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.<br /> <br /> 111<br /> <br /> 1. Với thắng lợi của cuộc Chiến tranh giành ñộc lập của 13 bang thuộc ñịa Anh ở<br /> Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XVIII, một thiết chế nhà nước tư sản của “người Âu nằm ngoài<br /> lãnh thổ châu Âu” ñầu tiên ra ñời ở Tây bán cầu, Hợp Chủng quốc châu Mỹ (The<br /> United States of America). Sau khi lập quốc, cùng với quá trình thống nhất dân tộc, kiện<br /> toàn bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản Mỹ bắt ñầu tính ñến việc tìm kiếm và mở rộng thị<br /> trường. Khu vực Mỹ Latinh gần gũi là vùng lãnh thổ mà giai cấp tư sản Mỹ hướng ñến<br /> trước hết, ñặc biệt kể từ khi phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latinh bùng lên mạnh mẽ<br /> vào ñầu thế kỷ XIX.<br /> Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn của lục ñịa châu Mỹ, trải dài từ Mexico ñến tận<br /> eo biển Magellan, bao gồm cả quần ñảo Antilles với diện tích gần 21 triệu km2, nơi có<br /> nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là các loại khoáng sản cần thiết ñể<br /> phát triển công nghiệp. Từ cuối thế kỷ XV, ñầu thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến ñịa<br /> lý lớn, làn sóng người di cư từ Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy<br /> ðiển,... vượt ðại Tây Dương sang sinh cơ lập nghiệp trên vùng ñất mới này. Trong số<br /> các nước châu Âu có mặt ở “Tân thế giới”, người Tây Ban Nha chiếm cứ phần lớn lãnh<br /> thổ ngày nay thuộc Trung và Nam Mỹ, trừ Brazil là thuộc Bồ ðào Nha. Các nước Anh,<br /> Pháp, Hà Lan chỉ chiếm ñược các vùng ñất nhỏ bé ven bờ ðại Tây Dương.<br /> Người Âu tàn sát người bản ñịa – người da ñỏ, ñẩy họ lùi dần về phía Tây, ñể<br /> chiếm ñất làm thuộc ñịa, bóc lột cư dân bản ñịa, lập ñồn ñiền trồng lúa mì, ngô, cà phê,<br /> thuốc lá, bông,... Vì thiếu nhân công, người Âu mua người da ñen từ châu Phi ñưa sang<br /> làm nô lệ, lao ñộng sản xuất trong các ñồn ñiền. Trải qua nhiều thế hệ, những người gốc<br /> Âu cùng người bản ñịa và người gốc Phi hình thành nên những cộng ñồng mới, xa cách<br /> dần gốc gác quê hương của họ. Do cùng chung sống trên một lãnh thổ, yêu cầu phát<br /> triển kinh tế và văn hóa riêng biệt; ñồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh<br /> giành ñộc lập ở Bắc Mỹ (1775 - 1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789), nhất là do sự<br /> thống trị hà khắc của chính quốc, ý thức dân tộc hình thành. Dưới tác ñộng của các yếu<br /> tố nói trên, vào cuối thế kỷ XVIII, ñầu thế kỷ XIX, phong trào giải phóng dân tộc của<br /> nhân dân Mỹ Latinh chống thực dân Tây Ban Nha và Bồ ðào Nha ñã diễn ra mạnh mẽ<br /> và ñều khắp.<br /> ðối với nhân dân Mỹ, phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latinh là “cuộc tái<br /> diễn tập những kinh nghiệm của người dân Mỹ trong việc phá bỏ quyền thống trị của<br /> thực dân châu Âu’’ [10, trang 128] và họ ñã cổ vũ nồng nhiệt cho cuộc ñấu tranh chính<br /> nghĩa này. Tình hình này ñã làm cho giới thống trị Nhà Trắng càng “quan tâm” hơn<br /> ñến khu vực Mỹ Latinh. Nhà Trắng muốn ñẩy nhanh hơn quá trình phi thực dân hóa ở<br /> ñịa bàn này. Theo sử gia R. Hofstadter, “sự ra ñi của Tây Ban Nha và Bồ ðào Nha ở<br /> Mỹ Latinh, một mặt ñảm bảo cho Mỹ thoát khỏi vướng bận vào các cuộc chiến tranh ở<br /> châu Âu; mặt khác tạo ra một thị trường “vô chủ” giúp Mỹ có thể xâm nhập dễ dàng<br /> hơn” [5, trang 359]. Vì vậy, ngay khi phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latinh mới<br /> diễn ra, trong Thông ñiệp ñọc trước Quốc hội liên bang ngày 5-9-1811, Tổng thống<br /> 112<br /> <br /> James Madison ñã nhấn mạnh ñến việc: “Nước Mỹ có phần trách nhiệm ñối với các<br /> thuộc ñịa Tây Ban Nha ở châu Mỹ, có mối lưu tâm ñặc biệt ñến vận mệnh của những xứ<br /> sở này” [7, trang 30].<br /> Trong suốt quá trình phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh diễn ra, Nhà<br /> Trắng ñã cử những ñại diện của mình dưới danh nghĩa “thủy thủ và thương mại” ñến<br /> Trung và Nam Mỹ ñể nắm bắt tình hình và thiết lập quan hệ ngoại giao không chính<br /> thức với các lãnh tụ cách mạng. Mặt khác, Nhà Trắng cũng bí mật viện trợ vũ khí, ñạn<br /> dược, quân trang, ... cho nghĩa quân và mở cửa các hải cảng của mình cho các thương<br /> thuyền có xuất xứ từ Mỹ latinh vào trao ñổi buôn bán và nhận hàng viện trợ.<br /> Vào khoảng ñầu thế kỷ XIX, hầu hết các thuộc ñịa của Tây Ban Nha và Bồ ðào<br /> Nha ở Mỹ Latinh ñã giành ñược ñộc lập, dẫn ñến sự ra ñời hàng loạt các nước cộng hoà,<br /> như: Chile (1818), Colombia (1819), Mexico (1821), Peru (1821), Venezuela (1811), ...<br /> hoặc nước theo chế ñộ quân chủ lập hiến như Braxin (1822). Ngay khi các quốc gia ñộc<br /> lập mới ra ñời ở Mỹ latinh lập tức ñã ñược Nhà Trắng, ñứng ñầu là Tổng thống James<br /> Monroe công nhận và ñặt quan hệ ngoại giao (1822). Theo sử gia Howard Cincotta, sự<br /> công nhận này khẳng ñịnh “uy tín của Mỹ, với tư cách là quốc gia ñộc lập, thực sự ñã<br /> hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với châu Âu” [1, trang 149]. Nó<br /> ñánh dấu sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Mỹ ñang khao khát muốn vươn tầm ảnh<br /> hưởng của mình ñến Trung và Nam Mỹ.<br /> Trong quá trình vươn tầm ảnh hưởng của mình xuống phía Nam Tây bán cầu,<br /> nước Mỹ phải ñối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các cường quốc châu Âu.<br /> Trong khi Tây Ban Nha vẫn còn bị ám ảnh bởi những quyền lợi ñã mất tại Mỹ Latinh<br /> thì Anh và Pháp lại nảy sinh tham vọng xâm chiếm và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực<br /> này. Cả Anh và Pháp vào thời ñiểm này ñang khẩn trương ñi tiếp nửa ñoạn ñường còn<br /> lại của cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường càng trở nên cấp<br /> bách. Ngoài ra, nước Nga ñứng ñầu là Sa hoàng cũng “ñể mắt” ñến lục ñịa châu Mỹ.<br /> Rõ ràng, với việc ra ñời của hàng loạt các quốc gia ñộc lập Mỹ Latinh, ñối với Nhà<br /> Trắng vừa là cơ hội, ñồng thời vừa là thách thức.<br /> 2. Như trên ñã trình bày, trước thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của<br /> nhân dân Mỹ Latinh, vương triều Madrid vẫn không chịu từ bỏ lợi ích thực dân của họ.<br /> Với âm mưu khôi phục lại nguyên trạng như trước thế kỷ XIX, quốc vương Tây Ban<br /> Nha dựa vào ðồng minh Thần thánh (Quadruple Alliance) 2 ñể dập tắt phong trào cách<br /> mạng ở Mỹ latinh. Ferdinand VII ñã kêu gọi các nước ðồng minh Thần thánh (chủ yếu<br /> <br /> 2<br /> <br /> ðể củng cố hiệp ước Viên và bảo vệ chế ñộ quân chủ chuyên chế phản ñộng châu Âu, ngày 26-9-1815,<br /> theo sáng kiến của Nga hoàng, tổ chức ðồng minh Thần thánh ñược thành lập. ðây là tổ chức tập hợp hầu<br /> hết các quốc gia châu Âu theo Thiên Chúa giáo. Nhiệm vụ chủ yếu của ðồng minh Thần thánh là chống<br /> lại mọi biểu hiện tiến bộ về mặt chính trị, ñàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc<br /> ở bất kỳ nước nào mà nó xảy ra. Từ năm 1818, nước Pháp gia nhập tổ chức này.<br /> <br /> 113<br /> <br /> là Áo, Nga và Pháp) giúp Tây Ban Nha khôi phục sự thống trị của mình ở Mỹ latinh.<br /> Có một thực tế lịch sử, sau khi cuộc chiến tranh của Napoleon chấm dứt (1815),<br /> dưới tác ñộng của ðại Cách mạng Pháp, phong trào dân chủ ở châu Âu bùng phát dữ<br /> dội, nhất là ở ðức, Italia và Tây Ban Nha. Nhiều nơi giành ñược thắng lợi bước ñầu.<br /> Tình hình này ñã làm lung lay tận gốc rễ các thế lực quân chủ chuyên chế ở châu Âu.<br /> Với âm mưu “ñẩy lùi bánh xe lịch sử”, tại hội nghị ở Troppau (Áo) diễn ra từ tháng 10<br /> ñến 12-1820, bất chấp sự phản ñối của Anh, ðồng minh Thần thánh thông qua một<br /> “Nghị ñịnh thư”, khẳng ñịnh rằng: “Các quốc gia vừa mới trải qua sự thay ñổi chính<br /> phủ bằng cuộc cách mạng, những kết quả ñó là mầm họa ñối với các dân tộc khác, bản<br /> thân hành ñộng này buộc những thành viên của ðồng minh Thần thánh phải có sứ<br /> mạng ngăn chặn tình trạng này cho ñến khi lập lại ñược trật tự và ổn ñịnh tình hình.<br /> Trong trường hợp xảy ra tình huống bất trắc, ñe dọa trực tiếp ñến các quốc gia khác,<br /> thì lực lượng của ðồng minh Thần thánh cam kết, bằng biện pháp hòa bình hoặc vũ<br /> trang, ñặt quốc gia chống ñối dưới sự bảo trợ của ðồng minh này” [7, trang 43].<br /> Trong năm 1820, có 4 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở châu Âu, trong ñó có hai cuộc<br /> khởi nghĩa diễn ra ở Italia (tại Naples và Piedmont), một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tây<br /> Ban Nha và một ở Bồ ðào Nha. Trước tình hình ñó, ðồng minh Thần thánh buộc phải<br /> thực hiện “sứ mạng” của mình như ñã cam kết. Nga và Áo với một triệu quân ñược<br /> trang bị khí giới, tiến vào Italia ñể ñàn áp cuộc nổi dậy ở Naples và Piedmont. Trong khi<br /> ñó, dưới sự ủy nhiệm của ðồng minh Thần thánh, Pháp ñã tiến quân ñàn áp cuộc khởi<br /> nghĩa ở Tây Ban Nha, bất chấp sự phản ứng quyết liệt của Anh. Như vậy, với cuộc tiến<br /> quân của ðồng minh Thần thánh vào các quốc gia châu Âu có thể suy luận rằng, trong<br /> trường hợp ðồng minh Thần thánh dập tắt ñược các cuộc khởi nghĩa ở châu Âu, thì theo<br /> logic vấn ñề, nhân danh Tây Ban Nha, tổ chức này có thể lặp lại hành ñộng tương tự này<br /> ở Mỹ Latinh.<br /> Vào cuối thế kỷ XVIII, ở phía Nam lục ñịa châu Mỹ, Nhà Trắng ñang âm mưu<br /> lập lại “trật tự cũ” của Tây Ban Nha thì ở phía Bắc lục ñịa này, sự bành trướng của<br /> nước Nga Sa hoàng ngày càng mạnh mẽ. Sau khi thiết lập những cứ ñiểm buôn bán lông<br /> thú ở Tây bắc lục ñịa châu Mỹ, năm 1799, chính phủ Nga Sa hoàng thành lập công ty<br /> Mỹ Nga (Russian American Company). Công ty này giữ ñộc quyền buôn bán lông thú<br /> với phạm vi xuống ñến vĩ ñộ 510 Bắc 3. Do những giá trị lớn mang lại trong hoạt ñộng<br /> thương mại, ngày 4-11-1821, Sa hoàng Alexander I, ban hành Sắc lệnh khẳng ñịnh chủ<br /> quyền của mình ở Bắc Mỹ. Sắc lệnh quy ñịnh: “Việc theo ñuổi thương mại, săn bắt cá<br /> voi, ñánh cá và những hoạt ñộng kinh doanh khác thuộc tất cả hòn ñảo và vịnh, bao<br /> gồm toàn bộ vùng bờ biển Tây Bắc lục ñịa Bắc Mỹ, bắt ñầu từ eo biển Bering xuống<br /> <br /> 3<br /> <br /> Lúc bấy giờ giới hạn lãnh thổ nước Mỹ ở Tây bán cầu trải dài từ vĩ tuyến 490 Bắc xuống ñến vĩ tuyến<br /> 250 Bắc.<br /> <br /> 114<br /> <br /> ñến vĩ ñộ 510 Bắc… là nằm trong ñặc quyền của Nga.<br /> Do ñó, Nga ngăn cấm tất cả các thuyền bè ngoại quốc không ñược neo ñậu trên<br /> ñất liền và các hòn ñảo thuộc chủ quyền của Nga như ñã tuyên bố, mà còn giới hạn lưu<br /> thông của chúng cách ñường ranh giới quy ñịnh tối thiểu 100 dặm. Thuyền bè ngoại<br /> quốc nào vi phạm sẽ bị tịch thu cùng với toàn bộ hàng hóa” [7, trang 42].<br /> Mục ñích sâu xa của Nga Sa hoàng là muốn chiếm lấy vùng Oregon, ñịa ñiểm<br /> buôn bán lông thú quan trọng và tước ñoạt việc vận chuyển của thương thuyền Mỹ giữa<br /> vùng Oregon với Trung Quốc. Mặt khác, một khi tạo ñược “chỗ ñứng chân” vững chắc<br /> ở phía Bắc lục ñịa châu Mỹ thì cũng mở ra cho Nga Sa hoàng nhiều cơ hội xâm nhập<br /> xuống Trung và Nam Mỹ một cách dễ dàng. Rõ ràng, các ñộng thái của ðồng minh<br /> Thần thánh và Nga hoàng ñối với lục ñịa châu Mỹ gây ra sự lo lắng từ phía chính giới<br /> Mỹ.<br /> Sự lo lắng của Nhà Trắng càng gia tăng, khi Anh ñẩy mạnh xâm nhập thị trường<br /> Mỹ latinh thông qua hoạt ñộng kinh tế. George Canning, Ngoại trưởng Anh, tuyên bố:<br /> “Nếu chúng ta hành ñộng một cách khôn khéo thì châu Mỹ của Tây Ban Nha ñược giải<br /> phóng sẽ trở thành châu Mỹ của Anh” [9, trang 51].<br /> Trong thời gian cuộc chiến tranh Napoleon nổ ra ở châu Âu, do bận tập trung ñối<br /> phó tại “mặt trận chính quốc” nên sự thống trị của Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh có phần<br /> nới lỏng. Lợi dụng tình hình này, nước Anh ñẩy mạnh hoạt ñộng thương mại, phá vỡ sự<br /> ñộc quyền của Tây Ban Nha ở ñịa bàn này. Tư bản Anh còn ñầu tư một số vốn khá lớn<br /> vào các nước Mỹ Latinh. Phần lớn vốn ñầu tư tập trung vào miền nam Nam Mỹ và chủ<br /> yếu vào các ngành ñường sắt, xây dựng hải cảng, khai thác nguyên liệu, trồng cà phê,<br /> cao su, khai thác dầu lửa v.v... Tuy vậy, chính phủ Anh ñặc biệt lo lắng thế lực Pháp, trụ<br /> cột của ðồng minh Thần thánh sẽ gây áp lực Tây Ban Nha chuyển nhượng thuộc ñịa ở<br /> Mỹ Latinh cho Pháp, bởi Pháp ñã từng giúp Ferdinand VII ñàn áp cách mạng ở Madrid,<br /> phục hồi ngai vàng. Sự ràng buộc này tạo ñiều kiện cho Pháp xâm nhập vào khu vực<br /> Mỹ Latinh một cách dễ dàng, ñe dọa trực tiếp quyền lợi của Anh.<br /> Nắm bắt ñược tham vọng của các nước châu Âu, ngày 20-8-1823, tại London,<br /> Ngoại trưởng Anh, G. Canning gặp Công sứ Mỹ, Richard Rush, ñề nghị Mỹ cùng với<br /> Anh ra tuyên bố chung liên quan ñến Mỹ latinh, gồm 5 ñiểm:<br /> “1. Việc khôi phục chủ quyền Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh là hoàn toàn không khả<br /> thi.<br /> 2. Việc công nhận ñộc lập các quốc gia Mỹ latinh chỉ còn là vấn ñề thời gian và<br /> thời cơ.<br /> 3. Không quốc gia nào ñược áp ñặt thỏa thuận giữa Tây Ban Nha và các thuộc<br /> ñịa.<br /> 4. Cả Anh và Mỹ không theo ñuổi mục ñích chiếm giữ bất kì phần lãnh thổ<br /> 115<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2