TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC<br />
CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN<br />
NĂM THỨ NHẤT (THUỘC) KHOA NGOẠI NGỮ,<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM<br />
Nguyễn Thị Minh Hạnh1<br />
Tóm tắt: Trở thành sinh viên đại học là một bước tiến lớn đồng thời cũng đem đến<br />
nhiều thay đổi và thách thức lớn đối với người học. Quá trình chọn ngành của sinh<br />
viên cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò<br />
rất lớn. Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại<br />
học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã<br />
hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời<br />
cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh<br />
của sinh viên. Trên cơ sở này, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên<br />
đạt hiệu quả học tập tốt hơn.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nhu cầu xã hội về công việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc<br />
chọn ngành của học sinh khi bước vào kỳ thi đại học. Tại Trường Đại học Quảng<br />
Nam trong những năm gần đây, số lượng sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Anh<br />
luôn ổn định và có chiều hướng tăng. Cụ thể, những năm đầu tuyển sinh (từ 2007 đến<br />
năm 2010), lớp Đại học tiếng Anh của trường chỉ có 01 lớp. Trong đó, có năm học<br />
chỉ tuyển được 01 lớp với số lượng dưới 30 sinh viên. Từ năm 2011 đến nay, hằng<br />
năm các khoá tuyển sinh đều được 02 lớp với số lượng trên 100 sinh viên, chưa kể<br />
các lớp cao đẳng cũng luôn ổn định và phát triển về số lượng. Đây là một trong những<br />
bằng chứng cho thấy xu hướng ngành nghề có ưu thế quyết định đến sự lựa chọn<br />
ngành học của sinh viên. Với ngành tiếng Anh, sinh viên năm nhất đã phải đối mặt<br />
với những môn kỹ năng mà trước đây họ chưa hề được cọ xát. Khả năng ngôn ngữ ở<br />
những kỹ năng này trong mỗi sinh viên có liên quan đến các yếu tố văn hoá xã hội. Vì<br />
vậy, để giúp cho việc học tiếng Anh của sinh viên được tốt hơn thì cần biết được<br />
những yếu tố văn hóa xã hội nào có ảnh hưởng đến khả năng học tập. Từ đó tìm ra<br />
những giải pháp thích hợp cho người dạy và người học.<br />
<br />
1<br />
<br />
ThS, GV khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Quảng Nam <br />
<br />
NGUYỄN THỊ MINH HẠNH<br />
2. Yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành và việc học của sinh<br />
viên năm thứ nhất<br />
2.1. Yếu tố văn hóa<br />
Quảng Nam vốn được xem là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, được<br />
xem là vùng đất mở từ thế kỷ 17. Đất và người Quảng Nam đã trải qua hơn 300 năm<br />
hình thành, phát triển trong quá trình tiếp biến văn hóa. Nơi đây là nơi giao lưu, hội tụ<br />
của rất nhiều nền văn hóa, mà thương cảng Hội An xưa là minh chứng rõ nhất cho<br />
quá trình tiếp biến văn hóa này. Rất nhiều thương thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản<br />
và cư dân Tây phương đã đến Hội An để làm ăn sinh sống. Điều đó, đòi hỏi cư dân<br />
Hội An, cư dân Quảng Nam từ lâu đã hun đúc nên truyền thống trọng thị, mến khách,<br />
cởi mở, chia sẻ. Mà việc tiếp thu các ngôn ngữ đã trở thành yêu cầu tất yếu trong quá<br />
trình giao lưu tiếp biến văn hóa, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế.<br />
Cùng với nền văn hóa mở, tư duy mở, thì con người miền Trung nói chung,<br />
người Quảng Nam nói riêng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cuộc mưu sinh<br />
ở mảnh đất khắc nghiệt này đã hình thành nên chí khí kiên cường, chịu khó, chịu khổ<br />
để vươn lên, để tồn tại và hội nhập. Bởi vậy, đất miền Trung cũng như Quảng Nam<br />
luôn được xem là mảnh đất học, từ trong lịch sử đã xuất hiện những hiền tài kiệt xuất,<br />
những danh nhân nổi tiếng với các kiến thức Đông – Tây, kim – cổ. Có không ít<br />
những người ít có điều kiện học tập ngoại ngữ nhưng am hiểu rộng, sử dụng được<br />
nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc<br />
Kháng...Điều đó cũng là niềm tự hào, là động lực cho thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước<br />
học tập.<br />
2.2 . Yếu tố xã hội<br />
Trong tiến trình phát triển của đất nước, cũng như ở từng địa phương thì yêu<br />
cầu hội nhập gắn liền với đòi hỏi phải biết ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, việc sử dụng<br />
thành thạo tiếng Anh đang là niềm khao khát của hầu hết sinh viên, học sinh. Trên<br />
các phương tiện thông tin đại chúng, trong giao tiếp thường ngày thì việc sử dụng<br />
tiếng Anh đang dần dần trở nên phổ biến. Tại Quảng Nam, nơi được xem là trung tâm<br />
du lịch lớn của đất nước và trên khu vực thì yêu cầu sử dụng tiếng Anh trở nên rất cần<br />
thiết và người biết sử dụng thành thạo tiếng Anh có lợi thế hơn hẳn về cơ hội việc<br />
làm sau khi ra trường, nhất là việc tiếp cận với các lĩnh vực có liên quan như du lịch,<br />
dịch vụ.... Tốc độ phát triển du lịch của Quảng Nam hiện nay cũng mở ra rất nhiều cơ<br />
hội việc làm cho sinh viên học các ngành liên quan đến lĩnh vực này. Theo số liệu<br />
thống kê, tính đến ngày 10/9/2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 235 cơ sở lưu trú du lịch<br />
với 5777 phòng. Trong đó có 135 khách sạn, với 5351 phòng ( có 4 khách sạn 5 sao<br />
42 <br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH…<br />
với 786 phòng, 13 khách sạn 4 sao với 1403 phòng, 11 khách sạn 3 sao với 662<br />
phòng, 25 khách sạn 2 sao với 769 phòng, 18 khách sạn 1 sao với 428 phòng, 30<br />
khách sạn đạt tiêu chuẩn với 445 phòng, 35 khách sạn chưa xếp hạng với 858 phòng),<br />
105 homestay với 426 phòng. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tổng lượt khách tham<br />
quan lưu trú ước tính đạt 3 triệu lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, doanh<br />
thu du lịch 9 tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 1.500 tỷ đồng, và thu nhập xã hội từ du<br />
lịch ước tính đạt 3.500 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, tiềm năng và thế mạnh của du lịch<br />
Quảng Nam là rất lớn. Triển vọng của ngành nghề này rõ ràng đã tác động không nhỏ<br />
đến cộng đồng, đến mỗi gia đình và bản thân mỗi sinh viên khi chọn học tiếng Anh<br />
để tham gia vào lĩnh vực du lịch.<br />
3. Kết quả khảo sát các yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành<br />
và việc học của sinh viên khoa Ngoại ngữ năm thứ nhất tại trường (kết quả khảo<br />
sát dựa trên kết quả phát trực tiếp phiếu điều tra cho 100 sinh viên K14 sau hai tuần<br />
sinh viên học tại trường vào ngày 29 tháng 9 năm 2014).<br />
3.1. Yếu tố xã hội<br />
3.1.1. Quyết định chọn ngành<br />
Có đến 83% sinh viên cho rằng môn tiếng Anh ở trường phổ thông là thú vị và<br />
phù hợp với mục đích học tập, vì vậy chỉ có 29% sinh viên được khảo sát cho biết đã<br />
từng có thi vào ngành khác, còn lại trên 70% các em đều chọn tiếng Anh cho nguyện<br />
vọng 01 của mình.<br />
Quyết định chọn ngành<br />
71<br />
<br />
80<br />
60<br />
<br />
29<br />
<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
Đã từng thi ngành khác<br />
<br />
Ngành tiếng Anh là<br />
nguyện vọng 1<br />
<br />
3.1.2. Thuận lợi địa hình<br />
Bảng khảo sát cho thấy có đến 96 sinh viên được sinh ra và lớn lên tại Quảng<br />
Nam, như vậy trường đại học gần nhà là một trong những yếu tố quyết định đến việc<br />
chọn trường của sinh viên<br />
<br />
<br />
43<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MINH HẠNH<br />
<br />
Yếu tố địa hình<br />
120<br />
<br />
96<br />
<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
<br />
4<br />
<br />
20<br />
0<br />
Quê quán Quảng Nam<br />
<br />
Các tỉnh khác<br />
<br />
3.1.3. Lý do thi vào trường<br />
Lý do thi vào trường<br />
60<br />
<br />
55<br />
<br />
50<br />
38<br />
<br />
40<br />
30<br />
<br />
23<br />
<br />
25<br />
<br />
Dễ được trúng<br />
tuyển<br />
<br />
Lý do khác<br />
<br />
20<br />
10<br />
0<br />
Gần nhà<br />
<br />
Mức sống rẻ<br />
<br />
3.1.4. Lý do chọn ngành tiếng Anh<br />
Lý do chọn ngành tiếng Anh<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
61<br />
30<br />
<br />
Xu hướng công<br />
việc<br />
<br />
44 <br />
<br />
Có khiếu môn tiếng<br />
Anh<br />
<br />
20<br />
<br />
Lý do khác<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH…<br />
3.1.5. Công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp<br />
Công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
60<br />
<br />
58<br />
<br />
7<br />
Giáo viên tiếng Anh<br />
<br />
Các nghề liên quan<br />
đến tiếng Anh<br />
<br />
Chưa xác định nghề<br />
<br />
Bảng điều tra cho thấy các em đã có ý thức vai trò quan trọng và nhu cầu công<br />
việc sử dụng tiếng Anh từ lúc phổ thông. Các em cũng nhận ra được sự đa dạng nghề<br />
nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như trong nước nên rất nhiều sinh viên có đến 02 lựa<br />
chọn nghề nghiệp, trong đó làm nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất trong các công việc khác có liên quan đến sử dụng tiếng Anh. Điều này cho thấy<br />
sinh viên biết được tiềm năng du lịch tỉnh nhà và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.<br />
Qua bảng thống kê cho thấy yếu tố xu hướng công việc chiếm trên 60% trong<br />
các lý do chọn ngành của sinh viên. Gần nhà và mức sống rẻ là yếu tố tiếp theo quyết<br />
định việc sinh viên chọn học ngành tiếng Anh tại trường Đại học Quảng Nam.<br />
3.2. Yếu tố văn hoá<br />
Theo khảo sát chỉ có 30 sinh viên theo học ngành tiếng Anh vì có khiếu với<br />
môn học này. Vậy các em đã học tập như thế nào và các yếu tố văn hoá tác động đến<br />
quá trình học của sinh viên ra sao, kết quả điều tra sẽ hé mở cho chúng ta được một<br />
số điều còn băn khoăn.<br />
3.2.1. Phương pháp dạy và học<br />
Phương pháp dạy của giảng viên<br />
120<br />
100<br />
<br />
98<br />
<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
Khác<br />
<br />
<br />
<br />
Ít khác<br />
<br />
45<br />
<br />