TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG<br />
KIỆN KHỚP TIÊU THỐNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br />
Vũ Bình Dương*; Nguyễn Hoàng Ngân*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên<br />
mô hình thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: đánh giá tác dụng chống viêm của chế phẩm<br />
trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin và mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng.<br />
Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm bằng thử nghiệm Randall-Selitto ở chuột cống trắng<br />
và mô hình gây đau quặn ở chuột nhắt trắng. Kết quả: cao lỏng kiện khớp tiêu thống làm giảm<br />
có ý nghĩa thống kê mức phù bàn chân chuột sau khi tiêm carragenin; làm giảm trọng lượng u<br />
hạt khô ở tất cả chuột dùng thuốc; làm tăng ngưỡng đau trong thử nghiệm Randall-Selitto; làm<br />
giảm số cơn đau quặn do tiêm axít acetic. Các tác dụng này tương đương các thuốc chuẩn<br />
NSAIDs dùng làm tham chiếu. Kết luận: cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng chống viêm,<br />
giảm đau trên thực nghiệm tương đương với các thuốc chuẩn NSAIDs.<br />
* Từ khóa: Kiện khớp tiêu thống; Chống viêm; Giảm đau.<br />
<br />
Anti-inflammatory and Analgesic Activities of Kien Khop Tieu Thong<br />
Liquid Extract in Animal Model<br />
Summary<br />
Objective: Study anti-inflammatory and analgesic activities of Kien khop tieu thong liquid<br />
extract in experimental models. Subjects and methods: The anti-inflammatory activities of the<br />
extract were evaluated using carrageenan-induced paw edema model and the granuloma<br />
formation model in rats. The analgesic activities of the extract was evaluated using RandallSelitto test in rats and writhing test in mice. Results: Kien khop tieu thong extract produced a<br />
significant reduction in paw edema after carrageenan administration; reduced dry granuloma<br />
weight in all treated animals; increased pain level in Randall-Selitto test; reduced the number of<br />
abdominal constriction and stretching of hind limb induce by the injection of acetic acid. These<br />
activities equal to standard NSAIDs. Conclusion: Kien khop tieu thong extract exhibit the antiinflammatory and the analgesic activities in experiment, equal to standard NSAIDs.<br />
* Key words: Kien khop tieu thong; Anti-inflammatory; Analgesic.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các thuốc giảm đau chống viêm không<br />
steroid (non-steroidal anti-inflammatory<br />
drugs - NSAIDs) thường được dùng điều<br />
<br />
trị viêm đau khớp, nhưng khi dùng nhiều<br />
dễ gây các tác dụng phụ như viêm loét dạ<br />
dày - tá tràng, gây độc cho thận. Nhiều<br />
dược liệu, bài thuốc cổ truyền có tác dụng<br />
tốt trong điều trị viêm đau khớp mà ít gây<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2978@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 01/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/04/2015<br />
<br />
42<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
tác dụng phụ. Việc nghiên cứu bào chế các<br />
dạng thuốc hiện đại từ dược liệu, bài thuốc<br />
cổ truyền ngày càng được quan tâm, giúp<br />
tạo ra các chế phẩm có tác dụng tốt, ít tác<br />
dụng phụ, giá thành hợp lý.<br />
Học viện Quân y đã sản xuất được cao<br />
lỏng kiện khớp tiêu thống từ dược liệu<br />
sẵn có trong nước. Để có căn cứ khoa<br />
học chứng minh hiệu quả của sản phẩm,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:<br />
Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm<br />
của cao lỏng kiện khớp tiêu thống trên<br />
động vật thực nghiệm.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng và nguyên vật liệu<br />
nghiên cứu.<br />
* Chế phẩm nghiên cứu:<br />
- Cao lỏng kiện khớp tiêu thống 1:1 đạt<br />
TCCS, do Trung tâm Nghiên cứu Ứng<br />
dụng sản xuất Thuốc - Học viên Quân y<br />
cung cấp.<br />
- Thuốc tham chiếu diclofenac sodium,<br />
dạng bột (Hãng Sigma, Hoa Kỳ).<br />
- Thuốc tham chiếu aspergic, gói bột<br />
0,1 g của Pháp sản xuất.<br />
* Động vật thí nghiệm:<br />
- Chuột cống trắng trưởng thành dòng<br />
Wistar, không phân biệt giống, đạt tiêu<br />
chuẩn thí nghiệm, cân nặng trung bình<br />
mỗi con 150 - 180 g.<br />
- Chuột nhắt trắng trưởng thành dòng<br />
Swiss, không phân biệt giống, đạt tiêu chuẩn<br />
thí nghiệm, cân nặng trung bình mỗi con<br />
18 - 22 g.<br />
Động vật thí nghiệm do Ban Cung cấp<br />
động vật thí nghiệm - Học viện Quân y<br />
43<br />
<br />
cung cấp, nuôi dưỡng trong phòng nuôi<br />
động vật thí nghiệm ít nhất một tuần<br />
trước khi tiến hành thí nghiệm. Động vật<br />
ăn thức ăn theo tiêu chuẩn thức ăn cho<br />
động vật nghiên cứu, nước sạch đun sôi<br />
để nguội uống tự do. Hàng ngày theo dõi<br />
ghi chép diễn biến kết quả thí nghiệm.<br />
* Thiết bị và hóa chất dùng trong<br />
nghiên cứu:<br />
- Thiết bị nghiên cứu: cân phân tích<br />
10 g, model CP224S (Sartorius, Đức);<br />
máy đo giảm đau áp lực bàn chân chuột<br />
(Paw Pressure Analgesy Meter), model<br />
37215 (Hãng Ugo Basile, Italia); máy đo<br />
thể tích chân chuột (Plethysmometer),<br />
model 7140 (Hãng Ugo Basile, Italia) và<br />
một số thiết bị, dụng cụ phụ trợ khác.<br />
-4<br />
<br />
- Hóa chất: carrageenin và một số hóa<br />
chất khác của Hãng Sigma, Hoa Kỳ.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Áp dụng các mô hình dược lý thực<br />
nghiệm theo quy định của Bộ Y tế Việt<br />
Nam và hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới về nghiên cứu đánh giá các thuốc y học<br />
cổ truyền [1, 6, 7].<br />
* Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp:<br />
- Đánh giá tác dụng chống viêm cấp<br />
trên mô hình gây phù chân chuột bằng<br />
carrageenin, theo phương pháp của Winter<br />
và CS (1968) [3].<br />
- Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng<br />
làm 3 lô, mỗi lô 08 con. Cho chuột nhịn đói<br />
qua đêm, nước uống tự do. Đo thể tích<br />
bàn chân sau (bên trái) của chuột (hình 1)<br />
tới khớp cổ chân bằng máy đo thể tích<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
chân chuột (Plethysmometer) lúc ban đầu<br />
(V0). Sau đó, cho chuột uống thuốc hoặc<br />
nước cất với cùng thể tích 5 ml/kg.<br />
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br />
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg.<br />
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac<br />
sodium liều 15 mg/kg.<br />
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất.<br />
Sau dùng thuốc 60 phút, tiến hành gây<br />
phù viêm cấp bằng cách tiêm hỗn dịch<br />
carrageenin 1% (pha trong nước muối sinh<br />
lý, ngay trước khi tiêm), liều 0,05 ml/con<br />
vào dưới da gan bàn chân sau (bên trái)<br />
của chuột. Sau gây phù viêm cấp, đo lại<br />
thể tích bàn chân sau (bên trái) ở các thời<br />
điểm sau 1 giờ (V1), sau 3 giờ (V3), sau<br />
5 giờ (V5) và sau 7 giờ (V7).<br />
Mức độ tăng thể tích chân chuột được<br />
tính theo công thức:<br />
X% =<br />
<br />
Vt - V0<br />
V0<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Trong đó, X%: tỷ lệ % tăng thể tích<br />
bàn chân chuột; V0: thể tích bàn chân<br />
chuột trước khi tiêm carrageenin; Vt: V1,<br />
V3, V5 và V7 (thể tích bàn chân chuột ở<br />
các thời điểm sau khi tiêm carrageenin 1,<br />
3, 5 và 7 giờ).<br />
Tác dụng ức chế phù được biểu thị<br />
bằng % giảm mức độ tăng thể bàn chân<br />
chuột của lô dùng thuốc nghiên cứu so<br />
với mức độ tăng của lô chứng sinh lý và<br />
tính theo công thức:<br />
Y% =<br />
44<br />
<br />
Mc - Mt<br />
Mc<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Trong đó, Y%: tỷ lệ % giảm mức độ<br />
phù bàn chân chuột; Mc: tỷ lệ % tăng thể<br />
tích bàn chân chuột lô đối chứng và Mt:<br />
tỷ lệ % tăng thể tích bàn chân chuột ở lô<br />
dùng thuốc nghiên cứu.<br />
* Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn:<br />
Đánh giá tác dụng chống viêm mạn<br />
trên mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng<br />
theo phương pháp nghiên cứu của Ducrot,<br />
Julon và CS (1963) [4], Meier và CS (1950)<br />
[3].<br />
Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng làm<br />
3 lô, mỗi lô 08 con. Sau khi nhịn đói qua<br />
đêm, cho chuột uống thuốc hoặc nước<br />
cất với cùng thể tích 5 ml/kg/24 giờ.<br />
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br />
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg/24 giờ.<br />
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac<br />
sodium liều 15 mg/kg/24 giờ.<br />
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất.<br />
30 phút sau dùng thuốc, gây mê nhẹ<br />
chuột bằng calypsol và cấy hạt amian vô<br />
khuẩn (30 ± 0,1 mg) vào dưới da lưng hai<br />
bên của chuột.<br />
Tiếp tục cho chuột uống thuốc thêm 6<br />
ngày, sang ngày thứ 7, phẫu thuật chuột,<br />
bóc tách lấy u hạt bao bọc quanh hạt<br />
amian, sấy khô đến khối lượng không đổi,<br />
cân bằng cân phân tích chính xác đến<br />
10-4g và xác khối lượng thực của u hạt<br />
sau khi trừ đi khối lượng của hạt amian<br />
(tính theo mg/100 g cân nặng chuột).<br />
* Nghiên cứu tác dụng giảm đau tại tổ<br />
chức viêm (Randall-Selitto test):<br />
Dựa theo phương pháp nghiên cứu của<br />
Randall và Selitto có sửa đổi bởi Winter<br />
và CS (1962) [3].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Chia ngẫu nhiên chuột cống trắng<br />
thành 3 lô, mỗi lô 08 con. Chuột nhịn đói<br />
18 giờ trước khi uống thuốc. Tiến hành<br />
gây phù viêm cấp bằng cách tiêm hỗn<br />
dịch carrageenin 1% (pha chế ngay trước<br />
khi tiêm) liều 0,1 ml/con vào dưới da<br />
gan bàn chân chuột. Sau 3 giờ kể từ khi<br />
tiêm carrageenin, cho chuột uống thuốc<br />
hoặc nước cất với cùng thể tích 5 ml/kg<br />
cân nặng.<br />
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br />
kiện khớp tiêu thống liều 75 mg/kg.<br />
+ Lô 2 (aspegic): uống aspegic liều 80<br />
mg/kg.<br />
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất.<br />
Đo ngưỡng đau bàn chân gây phù viêm<br />
của chuột bằng máy đo giảm đau áp lực<br />
bàn chân chuột (Paw Pressure Analgesy<br />
Meter) tại các thời điểm 30 phút, 60 phút,<br />
90 phút và 120 phút sau dùng thuốc.<br />
So sánh ngưỡng đau bàn chân chuột giữa<br />
các lô với nhau.<br />
* Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên<br />
mô hình gây đau quặn (Writhing tests):<br />
Theo phương pháp nghiên cứu của Koster<br />
và CS (1959) [3].<br />
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng làm<br />
3 lô, mỗi lô 10 con. Cho chuột nhịn đói<br />
12 giờ trước khi uống thuốc. Cho chuột<br />
uống thuốc hoặc nước cất với cùng thể<br />
tích 10 ml/kg.<br />
+ Lô 1 (cao lỏng liều 1): uống cao lỏng<br />
kiện khớp tiêu thống liều 90 mg/kg.<br />
+ Lô 2 (diclofenac): uống diclofenac<br />
sodium liều 20 mg/kg.<br />
+ Lô 3 (chứng sinh lý): uống nước cất.<br />
Sau khi dùng thuốc 60 phút, tiến hành<br />
gây đau quặn bằng cách tiêm phúc mạc<br />
45<br />
<br />
dung dịch axít acetic 0,6% liều 0,1 ml/10<br />
g thể trọng. Chuột sẽ xuất hiện những<br />
cơn đau quặn biểu hiện như thóp bụng<br />
lại, áp bụng xuống sàn, duỗi dài thân và<br />
chân sau. Đếm số cơn đau quặn trong<br />
thời gian 20 phút kể từ khi tiêm axít<br />
acetic. So sánh kết quả giữa các lô<br />
nghiên cứu, tính % ức chế đau quặn theo<br />
công thức:<br />
Dc - Dt<br />
x 100<br />
A% =<br />
Dc<br />
Trong đó, A%: tỷ lệ giảm số cơn đau<br />
quặn của lô thử thuốc; Dc: số cơn đau<br />
quặn của lô chứng âm; Dt: số cơn đau<br />
quặn của lô thử thuốc.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
So sánh thống kê đánh giá sự khác<br />
biệt giữa các lô nghiên cứu bằng Oneway ANOVA test, sử dụng phần mềm<br />
SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tác dụng chống viêm cấp.<br />
Sau khi tiêm carragenin, tất cả chuột<br />
đều xuất hiện phù bàn chân rõ. Ở tất cả<br />
các lô, chân chuột phù to nhất tại thời<br />
điểm sau gây viêm phù 5 giờ và tại thời<br />
điểm sau gây viêm phù 7 giờ đã giảm dần.<br />
So với lô chứng sinh lý, tỷ lệ % tăng thể<br />
tích bàn chân chuột của lô dùng cao lỏng<br />
kiện khớp tiêu thống và lô dùng diclofenac<br />
giảm rõ (p < 0,05 tại thời điểm 1 giờ sau<br />
tiêm carragenin và p < 0,01 tại các thời<br />
điểm 3, 5, 7 giờ sau tiêm carragenin) (hình 1).<br />
So sánh giữa lô cao lỏng và lô dùng<br />
diclofenac không thấy sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Phần trăm tăng thể tích<br />
<br />
200<br />
<br />
160<br />
<br />
120<br />
**<br />
<br />
80<br />
<br />
*<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Cao lỏng<br />
<br />
** **<br />
<br />
**<br />
<br />
** ** **<br />
<br />
** ** **<br />
<br />
** **<br />
**<br />
<br />
* *<br />
<br />
**<br />
<br />
Diclofenac<br />
<br />
**<br />
<br />
Chứng sinh lý<br />
<br />
40<br />
<br />
0<br />
Sau 1 giờ<br />
<br />
Sau 3 giờ<br />
<br />
Sau 5 giờ<br />
<br />
Sau 7 giờ<br />
<br />
Hình 1: Cao lỏng kiện khớp tiêu thống có tác dụng ức chế phù viêm do<br />
carragenin ở bàn chân chuột cống trắng. Các thanh (bar) thể hiện giá trị X ± SE.<br />
* p < 0,05; ** p < 0,01 so với lô chứng sinh lý.<br />
Tại thời điểm sau gây phù viêm 1 giờ, lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống cũng<br />
như lô dùng thuốc chuẩn diclofenac đã thể hiện tác dụng ức chế phù viêm. Tác dụng<br />
này thể hiện rõ nhất ở thời điểm sau gây phù viêm 3 giờ, với tỷ lệ % ức chế phù viêm<br />
ở lô dùng cao lỏng kiện khớp tiêu thống và diclofenac lần lượt là 38,14% và 40,49%.<br />
Tại thời điểm sau gây phù viêm 5 giờ và 7 giờ, tỷ lệ % ức chế phù viêm ở các lô dùng<br />
thuốc vẫn duy trì được ở mức cao. So sánh tỷ lệ % ức chế phù bàn chân chuột ở lô<br />
dùng cao lỏng và lô dùng diclofenac không thấy khác biệt (p > 0,05) (bảng 1).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ % ức chế (I%) phù viêm cấp bàn chân chuột của các lô nghiên cứu.<br />
Tû lÖ % øc chÕ phï viªm cÊp bµn ch©n chuét (I%)<br />
Thêi ®iÓm sau g©y phï<br />
<br />
Lô cao lỏng<br />
<br />
Lô diclofenac<br />
<br />
Sau 1 giờ<br />
<br />
25,17<br />
<br />
28,75<br />
<br />
Sau 3 giờ<br />
<br />
38,11<br />
<br />
40,49<br />
<br />
Sau 5 giờ<br />
<br />
37,89<br />
<br />
40,00<br />
<br />
Sau 7 giờ<br />
<br />
35,80<br />
<br />
38,37<br />
<br />
34,24 ± 6,14<br />
<br />
36,90 ± 5,51<br />
<br />
X<br />
46<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />