Tác dụng không mong muốn của các hormon đồng hóa
lượt xem 5
download
Hormon đồng hóa là các dẫn xuất tổng hợp của nội tiết tố sinh dục nam (testosterone). Bên cạnh các tác dụng về nội tiết sinh dục, các tác nhân này còn có tác dụng đồng hóa, tức là làm tăng khối lượng cơ bắp, kích thích sinh hồng cầu, tăng mật độ xương và giảm lượng mỡ trong cơ thể. Gần đây, một số dẫn xuất đã được bào chế để tăng tối đa tác dụng đồng hóa và giảm tác dụng sinh dục, được dùng nhiều nhất trong thực tế là các dẫn xuất 19 - nortestosterone...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác dụng không mong muốn của các hormon đồng hóa
- Tác dụng không mong muốn của các hormon đồng hóa Hormon đồng hóa là các dẫn xuất tổng hợp của nội tiết tố sinh dục nam (testosterone). Bên cạnh các tác dụng về nội tiết sinh dục, các tác nhân này còn có tác dụng đồng hóa, tức là làm tăng khối lượng cơ bắp, kích thích sinh hồng cầu, tăng mật độ xương và giảm lượng mỡ trong cơ thể. Gần đây, một số dẫn xuất đã được bào chế để tăng tối đa tác dụng đồng hóa và giảm tác dụng sinh dục, được dùng nhiều nhất trong thực tế là các dẫn xuất 19 - nortestosterone như nandrolone phenpropionate, nandrolone decanoate, methandrostenolone, oxymetholone, stanozolol và oxandrolone. Bên cạnh chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng sinh dục, các hormon đồng hóa còn được sử dụng như một chất kích thích ở các vận
- động viên, để tăng cảm giác thèm ăn hoặc để điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân thiếu máu, suy kiệt (ung thư, HIV/AIDS). Tuy nhiên, các tác nhân này cũng có thể gây ra không ít tác dụng phụ ở người sử dụng, ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, như hệ nội tiết, tim mạch, tâm thần kinh, cơ xương khớp, huyết học, gan mật và nhiều vị trí khác. Ở nam giới Sử dụng các hormon đồng hóa ở những người đàn ông đã trưởng thành thường ít gây ra các tác dụng hơn so với khi sử dụng ở lứa tuổi trước dậy thì hoặc ở những người bị suy giảm chức năng sinh dục gây thiếu hụt testosterone. Ở nam giới, testosterone có thể gây kích thích, hưng cảm hoặc các rối loạn cảm xúc, hành vi, nhất là khi sử dụng ở những người đã có bệnh tâm thần từ trước. Ngoài ra, khi sử dụng ở những người nam giới bình thường, loại hormon này còn có thể ức chế giải phóng các hormon FSH và LH từ tuyến yên, kết quả là gây giảm sản xuất tinh trùng, nếu dùng kéo dài có thể gây mất hoàn toàn tinh trùng. Sau khi ngừng sử dụng testosterone, thường phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm để số lượng tinh trùng có thể hồi phục. Dùng testosterone còn có thể dẫn đến tăng nồng độ estrogen trong máu (do testosterone được chuyển hóa thành estrogen dưới tác dụng của men aromatase) và gây ra chứng vú to ở nam giới. Biểu hiện này có thể
- không hồi phục và đòi hỏi phải phẫu thuật. Việc điều trị thay thế nội tiết tố nam còn có thể gây ra chứng cương dương vật kéo dài, bất lực, đi tiểu đau, tăng nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt ở những người lớn tuổi (cả lành tính và ác tính). Ở trẻ trai, việc dùng testosterone có thể gây giảm chiều cao và dậy thì sớm. Ở nữ giới Tác dụng nam hóa của các hormon đồng hóa là rất cần thiết để điều trị tình trạng suy sinh dục ở nam nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái khi sử dụng ở nữ giới. Mức độ nam hóa ở nữ giới phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị và đặc biệt là loại hormon được sử dụng. Mặc dù nhiều loại hormon đồng hóa đã được bào chế để giảm tối đa tác dụng sinh dục, nhưng nếu sử dụng liều cao và kéo dài, các hormon này vẫn có thể gây ra nhiều biểu hiện nam hóa ở nữ giới. Những phụ nữ đ ược điều trị liều cao hormon đồng hóa vì bất cứ lý do gì thường xuất hiện ria mép, mọc nhiều lông ở mặt và sau đó là toàn thân (chứng rậm lông), rụng tóc (hói đầu), giảm lớp mỡ dưới da, vú teo nhỏ lại, giọng nói trầm hơn. Ngoài ra, có thể xuất hiện phì đại âm vật, teo tử cung và rối loạn kinh nguyệt (thiểu kinh hoặc mất kinh). Một số tác dụng phụ có thể hết khi ngừng điều trị nhưng một số biểu hiện thường không hồi phục như hói đầu, mọc nhiều lông ở mặt, phì đại âm vật,
- giọng nói trầm, nhất là khi sử dụng ở những phụ nữ trẻ tuổi. Nếu dùng ở những người đang mang thai, các hormon này có thể gây tình trạng giả lưỡng tính ở thai nhi, dị dạng thai hoặc thậm chí gây chết thai. Độc tính ở cả hai giới Các hormon đồng hóa gây tăng khối lượng và trương lực cơ nhưng gân và dây chằng không phát triển tương xứng nên có nhiều nguy cơ bị chấn thương, đặc biệt ở các vận động viên. Ngoài ra, việc sử dụng các hormon đồng hóa ở cả hai giới, đặc biệt là khi dùng liều cao, có thể gây tình trạng đa hồng cầu, giữ nước và phù. Điều này có thể nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, suy tim, xơ gan hoặc hội chứng thận hư. Do các hormon này kích thích hoạt động của các tuyến bã nên có thể gây tình trạng da dầu và mọc nhiều trứng cá (đặc biệt là ở thân mình) ở một số người. Hormon đồng hóa còn có thể gây ra các loại rối loạn mỡ máu như giảm nồng độ HDL cholesterol và tăng nồng độ LDL cholesterol. Những thay đổi nồng độ cholesterol này có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và các bệnh mạch vành, đặc biệt ở những vận động viên, những người phải sử dụng kéo dài các horrmon này. Nói chung, các dẫn xuất alkylated như stanozolol có nguy cơ gây rối loạn mỡ máu lớn hơn so với testosterone. Các hormon đồng hóa còn có thể gây tăng số lượng và độ ngưng tập tiểu cầu, dẫn đến nguy cơ
- tắc mạch. Một số chế phẩm đường uống của hormon đồng hóa có chứa nhánh 17-methyl trên phân tử steroid có thể gây ra các bất thường ở gan như vàng da, tăng nồng độ bilirubin và các men gan (AST, ALT, phosphatase kiềm) trong máu, gặp ở 80% số người sử dụng các chế phẩm này và thường hồi phục sau khi ngừng điều trị. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các hormon đồng hóa có thể liên quan với sự xuất hiện của các u gan lành tính. Một số nghiên cứu còn cho thấy, hormon đồng hóa có thể gây các rối loạn chức năng tuyến giáp (cả suy giáp và cường giáp) và rối loạn dung nạp đường huyết. Một số tác dụng phụ khác có liên quan với việc sử dụng các hormon đồng hóa là hội chứng cai thuốc khi ngừng d ùng đột ngột, làm nặng tình trạng khó thở trong giấc ngủ, co giật, liệt mặt, liệt nửa người, rôi loạn ý thức và hôn mê.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác dụng không mong muốn của thuốc chữa động kinh
6 p | 132 | 15
-
Hiệu quả giảm đau sau mổ và tác dụng không mong muốn của hai liều Morphin tủy sống trong phẫu thuật thay khớp háng
9 p | 95 | 12
-
Đánh giá đáp ứng và tác dụng không mong muốn của phác đồ Gemcitabin - Cisplatin trong điều trị dẫn đầu ung thư vòm mũi họng giai đoạn III – IVA tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
6 p | 12 | 5
-
Tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai
5 p | 60 | 5
-
Khảo sát tần suất một số tác dụng không mong muốn xảy ra tức thời của thể châm trong điều trị lâm sàng tại các Bệnh viện Y học Cổ truyền ở TP. Hồ Chí Minh
4 p | 64 | 4
-
Tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa
7 p | 84 | 4
-
Tác dụng không mong muốn của fluoroquinolon
4 p | 90 | 4
-
Tác dụng không mong muốn của điều trị bước một phác đồ Paclitaxel – Carboplatin ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV ở bệnh nhân cao tuổi
5 p | 28 | 4
-
Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của người bệnh u lympho không Hodgkin điều trị Methotrexate liều cao tại khoa nội hệ tạo huyết năm 2020
7 p | 14 | 3
-
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ R – GDP trong điều trị u lympho không Hodgkin tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai
6 p | 9 | 3
-
Tác dụng không mong muốn của hoá xạ trị trên ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn III bằng phác đồ Cisplatin kết hợp với Etoposide hoặc Pemetrexed
4 p | 9 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ Pembrolizumab kết hợp hóa trị trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV tại Bệnh viện Phổi Trung ương
5 p | 7 | 3
-
So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong của Ondansetron với Dexamethason hoặc metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai
5 p | 26 | 3
-
So sánh các tác dụng không mong muốn của giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng
7 p | 47 | 3
-
Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp
9 p | 10 | 2
-
Tác dụng không mong muốn của phác đồ Pemetrexed – Carboplatin điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ sau kháng thứ phát với thuốc ức chế EGFR Tyrosine Kinase
5 p | 15 | 2
-
Hiệu quả của cao UP1 trong việc giảm tác dụng không mong muốn của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB- IV
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ EOX trong điều trị ung thư dạ dày ở người cao tuổi
5 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn