Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất
lượt xem 3
download
Bài viết Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất trình bày đánh giá độ an toàn của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 4/2022 DOI:… Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất Side effects and complication of stereotactic body radiation therapy for the treatment of residual hepatocellular carcinoma after chemoembolization Đồng Đức Hoàng*, Mai Hồng Bàng**, *Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Doãn Kỳ**, Nguyễn Tiến Thịnh**, **Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bùi Quang Biểu**, Nguyễn Đình Châu** Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có đối chứng trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân (Nhóm I) và 38 bệnh nhân điều trị bằng hóa tắc mạch hạt vi cầu DC Bead (Nhóm II). Đánh giá biến chứng sau SBRT theo CTCAE V5.0. Kết quả: Tác dụng phụ sớm ở bệnh nhân nhóm I chủ yếu là mệt mỏi (23,8%), nhóm II chủ yếu thấy đau vùng gan (47,4%), khác biệt có ý nghĩa, p0,05. Biến chứng lâu dài ở nhóm I: Viêm gan đợt cấp (2,4%), tràn dịch màng phổi (7,1%), viêm da (2,4%) không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm II: Viêm gan cấp (0%), tràn dịch màng phổi (2,6%), viêm da (0%), p>0,05. Không có tử vong liên quan đến kỹ thuật can thiệp ở cả 2 nhóm. Kết luận: SBRT là phương pháp điều trị an toàn, không có biến chứng nặng cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, xạ trị lập thể định vị thân, tắc mạch hóa chất, biến chứng. Summary Objective: To evaluate the safety of Stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT) in the treatment of residual hepatocellular carcinoma after Transarterial Chemoembolization (TACE). Subject and method: This was prospective, controlled intervention study on 42 patients with hepatocellular carcinoma (HCC) treated with SBRT and 38 patients treated with TACE using DC Beads. Evaluation of complications after SBRT according to CTCAE V5.0. Result: Early side effects in group I patients were mainly fatigue (23.8%), group II mainly abdominal pain (47.4%), significant difference, p0.05. Long-term complications in group I: Acute hepatitis (2.4%), pleural effusion (7.1%), dermatitis (2.4%) had no significant difference compared with group II: Acute hepatitis (0%), pleural effusion (2.6%), dermatitis (0%), p>0.05. There were no technique-related deaths in both groups. Conclusion: SBRT is a safe, uncomplicated treatment for patients with residual HCC after chemoembolization. Keywords: Hepatocellular carcinoma, stereotactic body radiation therapy, transarterial chemoembolization, complication. Ngày nhận bài: 06/4/2022, ngày chấp nhận đăng: 16/4/2022 Người phản hồi: Đồng Đức Hoàng, email: drhoang85@gmail.com - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 1
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.17 - No4/2022 DOI: …. 1. Đặt vấn đề có khối u còn tồn dư sau TACE (khối u còn một phần tăng sinh mạch trên hình ảnh CT bụng sau điều trị Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBG) là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới và tỷ bằng TACE). lệ mắc bệnh liên tục tăng trong vài thập kỷ qua. Hóa trị Chỉ số tổng trạng ECOG từ 0 - 1. Child-Pugh A hoặc qua đường động mạch là liệu pháp điều trị thường được B (7 điểm). Không có huyết khối thân tĩnh mạch cửa, sử dụng nhất cho những bệnh nhân mắc ung thư biểu không di căn ngoài gan. U cách dạ dày, ruột ≥ 2cm. mô tế bào gan không thể cắt bỏ. Tuy nhiên, phương Thể tích gan lành > 700ml. pháp này gặp khó khăn khi tiếp cận các khối u trên 5cm Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân suy gan, suy thận, rối do có nhiều nguồn động mạch nuôi u [1]. loạn đông máu, dị ứng với thuốc cản quang. Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1991 tại Bệnh viện trường Đại 2.2. Phương pháp học Karolinska, Thụy Điển, sau đó ngày càng được phát Phương pháp nghiên cứu can thiệp có đối chứng, triển hoàn thiện. Đây là một kỹ thuật xạ trị tiên tiến cho không ngẫu nhiên; thiết kế tiến cứu theo dõi dọc. phép điều trị bằng nhiều chùm tia xạ nhỏ, không đồng Nhóm I điều trị bằng SBRT, nhóm II điều trị bằng TACE phẳng với liều cao trong một phân liều, số lượng chỉ từ nhắc lại. 1 đến 5 phân liều cho các tổn thương ngoài sọ như khối u phổi, gan, tụy, tiền liệt tuyến... SBRT có thể được Kỹ thuật điều trị TACE nhắc lại sử dụng để điều trị cho bệnh nhân UTBG có các tổn Bệnh nhân được giải thích và chuẩn bị trước thủ thương không thể phẫu thuật hoặc đốt nhiệt được như thuật. Vô cảm tại chỗ, mở động mạch đùi theo kỹ thuật các khối u nằm ở rốn gan, sát mạch máu lớn, sát đường Seldinger. Luồn ống thông Yashiro 5Fr, 2.7Fr được dẫn mật chính hoặc điều trị nối tiếp khi TACE không đáp bằng Guidewire 0.035 qua ống mở động mạch đùi vào ứng hoàn toàn [2]. động mạch thân tạng, bơm thuốc cản quang Xenetix SBRT là phương thức điều trị mới đầy hứa hẹn để 300mg% với tốc độ 5ml/giây trong 5 - 6 giây để chụp điều trị cho các bệnh nhân UTBG. Trước kia SBRT chủ động mạch thân tạng và hệ thống mạch khác nghi có yếu áp dụng điều trị giảm nhẹ cho các tổn thương di nguồn nuôi u. Hỗn hợp tắc mạch gồm hạt DC-Beads và căn xương hoặc phần mềm ở bệnh nhân UTBG do lo doxorubicin với liều tải tối đa 37,5mg/ml hạt vi cầu. ngại bệnh gan do bức xạ sau xạ trị. Nhưng những năm gần đây SBRT đã có nhiều cải tiến để giảm các tác Kỹ thuật SBRT dụng không mong muốn cho bệnh nhân. Trong Chụp CT 4D mô phỏng trường chụp từ trên vòm nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo về các tác dụng gan 5cm đến khe gian đốt L2-3, độ dày lát cắt 2,5mm. phụ, biến chứng của phương pháp SBRT điều trị cho Lập kế hoạch xạ trị bằng cách vẽ lần lượt thể tích khối bệnh nhân UTBG với mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của u thô GTV (Gross Tumor Volume), thể tích khối u di phương pháp xạ trị lập thể định vị thân so với tắc mạch động ITV (Internal Target Volume), thể tích dự kiến hóa chất nhắc lại trong điều trị ung thư biểu mô tế bào điều trị PTV (Planning Target Volume), cơ quan lành. Kê gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất. liều 27,5Gy - 50Gy/3 - 5 phân liều bằng phần mềm 2. Đối tượng và phương pháp Eclipse v13.6. Đánh giá kế hoạch và kiểm chuẩn kế hoạch bằng phần mềm. Thực hiện kỹ thuật xạ trị dưới 2.1. Đối tượng hướng dẫn hình ảnh. Đối tượng nghiên cứu là 80 bệnh nhân UTBG được Chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu lâm sàng, AFP, đặc điều trị bằng SBRT hoặc TACE từ tháng 12 năm 2018 điểm u trên CT, giai đoạn bệnh theo BCLC, Kinki. đến tháng 2 năm 2022, tại Bệnh viện Trung ương Quân Tác dụng phụ sau điều trị: Đau bụng vùng gan có đội 108, Hà Nội. thể lan các vùng khác trong ổ bụng, sốt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi. Tiêu chuẩn chọn đối tượng Biến chứng sau điều trị (biến chứng sớm là biến Bệnh nhân UTBG (chẩn đoán theo hướng dẫn của chứng xảy ra trong vòng 1 tháng sau điều trị, biến Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ năm 2018) [3] chứng muộn là biến chứng xảy ra ngoài 1 tháng sau 2
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 4/2022 DOI:… điều trị): Viêm gan đợt cấp, suy gan, viêm da, bỏng cơ ngay hoặc kéo dài thời gian nằm viện để điều trị, bất quan (Đánh giá mức độ theo CTCAE V5.0) [4]. động, giới hạn hoạt động hàng ngày. Mức độ 1 (nhẹ): Không có triệu chứng hoặc triệu Mức độ 4 (hậu quả đe dọa tính mạng): Có chỉ định chứng nhẹ, không phải can thiệp điều trị. can thiệp cấp cứu. Mức độ 2 (trung bình): Can thiệp tối thiểu, tại chỗ Mức độ 5 (tử vong). hoặc không xâm lấn. 2.3. Xử lý số liệu Mức độ 3 (nặng hoặc có ý nghĩa y học nhưng không đe dọa tính mạng ngay): Phải nhập viện điều trị Phần mềm thống kê y học SPSS 22.0. 3. Kết quả Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị Nhóm I (SBRT) Nhóm II (TACE) Đặc điểm p n = 42 Tỷ lệ % n = 38 Tỷ lệ % Tuổi trung bình 60,8 ± 13,2 62,1 ± 11,4 0,64 Nam 35 83,3 35 92,1 Giới 0,23 Nữ 7 16,7 3 7,9 Bình thường 19 45,2 17 44,8 AFP 0,96 Tăng 23 54,8 21 55,2 1u 35 83,3 24 63,2 0,10 Số u 2-3u 7 16,7 13 34,2 >3u 0 0 1 2,6 < 5cm 9 21,4 10 26,3 0,24 Kích thước u 5 - 10cm 32 76,2 24 63,2 > 10cm 1 2,4 4 10,5 Kích thước u TB (cm) 6,57 ± 2,13 6,87 ± 2,70 0,57 Thể khối 35 83,3 28 73,7 Hình thái 0,29 Thể nốt/đa ổ 7 16,7 10 26,3 A 3 7,1 6 15,8 Giai đoạn BCLC 0,22 B 39 92,9 32 84,2 B1 13 33,3 12 37,5 Kinki 0,71 B2 26 66,7 20 62,5 Bảng 2. Tác dụng phụ sau hóa tắc mạch hoặc xạ trị Nhóm I Nhóm II Triệu chứng p n = 42 Tỷ lệ % n = 38 Tỷ lệ % Đau vùng gan 9 21,4 18 47,4 0,01 Sốt 3 7,1 3 7,9 0,89 Mệt mỏi 10 23,8 4 10,5 0,11 Buồn nôn, nôn 6 14,3 4 10,5 0,61 Bảng 3. Mức độ, thời gian của tác dụng phụ sau tắc mạch hoặc xạ trị Mức độ Triệu chứng Số ngày 1 2 3 Nhóm I (n = 9) 8 (88,9%) 1 (11,1%) 0 4,89 ± 3,98 Đau vùng gan Nhóm II (n = 18) 3 (16,7%) 15 (83,3%) 0 1,50 ± 1,09 3
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.17 - No4/2022 DOI: …. Nhóm I (n = 3) 2 (66,7%) 1 (33,3%) 0 1,67 ± 1,15 Sốt Nhóm II (n = 3) 1 (33,3%) 2 (66,7%) 0 1,33 ± 0,57 Nhóm I (n = 10) 9 (90%) 1 (10%) 0 3,30 ± 2,40 Mệt mỏi Nhóm II (n = 4) 3 (75%) 1 (25%) 0 2,50 ± 1,91 Nhóm I (n = 6) 6 (100%) 0 0 1,33 ± 0,81 Nôn Nhóm II (n = 4) 1 (25%) 3 (75%) 0 1,25 ± 0,50 Bảng 4. Biến chứng sớm sau hóa tắc mạch hoặc xạ trị Nhóm I Nhóm II Biến chứng p n = 42 Tỷ lệ % n = 38 Tỷ lệ % Viêm gan đợt cấp 2 4,8 0 0 Viêm da 2 4,8 0 0 0,14 Không biến chứng 38 90,4 38 100 Bảng 5. Biến chứng lâu dài sau hóa tắc mạch hoặc xạ trị Nhóm I Nhóm II Biến chứng p n = 42 Tỷ lệ % n = 38 Tỷ lệ % Viêm gan đợt cấp 1 2,4 0 Tràn dịch màng phổi 3 7,1 1 2,6 0,42 Viêm da 1 2,4 0 Không biến chứng 37 88,1 37 97,4 4. Bàn luận bằng TACE nhắc lại, sự khác biệt này có ý nghĩa. Do nguyên nhân gây ra triệu chứng của hai kỹ thuật điều Xạ trị là một trong những phương thức điều trị trị là hoàn toàn khác nhau. Sau TACE bệnh nhân đau hiệu quả nhất cho bệnh nhân ung thư. Trong khi bức do tình trạng nhu mô u và gan bị thiếu máu, phù nề, xạ ion hóa là một công cụ mạnh mẽ để tiêu diệt các tế mức độ tắc mạch càng rộng thì bệnh nhân càng đau. bào ung thư, nó cũng độc hại đối với các tế bào bình Bệnh nhân ở nhóm II có kích thước u trung bình khá thường nên có thể gây ra tổn thương tế bào và các tác cao, mức độ can thiệp ở mức động mạch thùy gan dụng không mong muốn. Các bệnh nhân sau xạ trị cũng là khá nhiều nên chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ chúng tôi theo dõi thấy phổ biến nhất là triệu chứng triệu chứng đau là 47,4%, trong đó đau mức độ 2 là đau vùng gan với tỷ lệ 21,4%, các bệnh nhân chủ yếu 15/18 trường hợp. đau mức độ 1. Triệu chứng này xảy ra do tia xạ tác Các biến chứng sớm sau điều trị thì chúng tôi chỉ động vào cả vùng u gan và vùng gan lành. Mặc dù liều thấy có 2 bệnh nhân bị viêm gan đợt cấp sau xạ trị, 2 xạ trị vào vùng u và vùng gan lành là khác nhau nhưng cả 2 vùng đều có sự thay đổi về mặt sinh học. Triệu bệnh nhân bị viêm da sau xạ trị ngoài ra không thấy chứng này thường kéo dài trung bình khoảng 4 ngày. bệnh nhân nào có biến chứng khác. Các bệnh nhân Nghiên cứu của Jacob R cho thấy tình trạng nhiễm độc này trước xạ trị có men gan ở trong giới hạn bình gan xảy ra ở toàn bộ 37/37 bệnh nhân được xạ trị, mặc thường, bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B, chúng dù các triệu chứng đều ở mức độ 0 - 1. Tỷ lệ nhiễm độc tôi có đo tải lượng virus kết quả là dưới ngưỡng định trong nghiên cứu của tác giả cao như vậy có lẽ là do lượng. Sau xạ trị 1 tháng bệnh nhân có hiện tượng khi kê liều tác giả sử dụng tổng liều là rất cao tối đa lên men gan tăng cao, phải nhập viện điều trị, sau đó tình đến 60Gy cho 1 bệnh nhân [5]. Triệu chứng này cũng trạng bệnh nhân ổn định ra viện hiện nay sức khỏe vẫn được tác giả Su TS báo cáo với tần suất là 7/77 bệnh ổn định, bệnh nhân còn sống. Tình trạng viêm gan cấp nhân được điều trị phối hợp tắc mạch và SBRT, trong có lẽ là do tác động của tia xạ vào gan làm tế bào gan số này có 5 bệnh nhân có triệu chứng mức độ 1, 1 phù nề và tăng giải phóng men gan. Biến chứng này bệnh nhân độ 2, 1 bệnh nhân độ ≥ 3 [6]. Tình trạng cũng thấy trong nghiên cứu của tác giả Yao E, sau xạ trị đau sau SBRT gặp ít hơn so với các bệnh nhân điều trị 3 tháng tác giả thấy có 2 bệnh nhân suy gan mức độ 3, 4
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 4/2022 DOI:… 4 và chỉ có 1 bệnh nhân hồi phục sau điều trị. Thời (47,4%), khác biệt có ý nghĩa, p0,05. Biến tại thời điểm 6 tháng với các bệnh nhân sau điều trị chứng lâu dài ở nhóm I: Viêm gan đợt cấp (2,4%), tràn bằng TACE phối hợp với SBRT cũng thấy 2 bệnh nhân suy gan mức độ ≥ 3, trong đó có 1 bệnh nhân suy gan dịch màng phổi (7,1%), viêm da (2,4%) không có sự khác mức độ 5 [6]. biệt có ý nghĩa so với nhóm II: Viêm gan cấp (0%), tràn Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được một số dịch màng phổi (2,6%), viêm da (0%), p>0,05. Không có biến chứng xảy ra muộn sau khi điều trị khối u bằng tử vong liên quan đến kỹ thuật can thiệp ở cả 2 nhóm. SBRT đó là viêm gan đợt cấp, tràn dịch màng phổi và Tài liệu tham khảo viêm da. Viêm gan đợt cấp xảy ra ở 2,4% số bệnh nhân là 1 bệnh nhân sau xạ 12 tháng. Nghiên cứu của Yao E 1. Sapir E, Tao Y, Schipper MJ et al (2018) Stereotactic body điều trị SBRT cho 63 khối u trên 33 bệnh nhân, tại thời radiation therapy as an alternative to transarterial điểm 1 tháng không có trường hợp nào suy gan. Đến 3 chemoembolization for hepatocellular carcinoma. Int J tháng thì xuất hiện 2 bệnh nhân suy gan mức độ 3, 4. Radiat Oncol Biol Phys 100(1): 122-130. Đến 6 tháng có 1 bệnh nhân suy gan độ 1, 2 và 1 bệnh 2. Zeng ZC, Seong J, Yoon SM et al (2017) Consensus on nhân suy gan độ 3, 4 [7]. stereotactic body radiation therapy for small-sized Một biến chứng nữa mà chúng tôi gặp ở bệnh nhân hepatocellular carcinoma at the 7th asia-pacific primary sau xạ trị là tràn dịch màng phổi, biến chứng này xuất liver cancer expert meeting. Liver Cancer 6(4): 264-274. hiện ở 2 bệnh nhân sau xạ 3 tháng, 1 bệnh nhân sau xạ 6 tháng, ở nhóm II cũng có 1 bệnh nhân tràn dịch màng 3. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, phổi sau TACE 3 tháng. Tràn dịch màng phổi là một biến staging, and management of hepatocellular chứng tương đối phổ biến sau SBRT đối với các khối u carcinoma: 2018 practice Guidance by the American phổi nằm ở ngoại vi. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường association for the study of liver diseases. Hepatology hợp, lượng dịch tràn ra rất ít và thoáng qua. Một số 68(2): 723-750. nghiên cứu trên thế giới của các tác giả Jacob R và Yao E 4. U.S. Department of Health and Human Services không thấy có bệnh nhân nào bị tràn dịch màng phổi (2017) Common Terminology Criteria for Adverse sau điều trị UTBG bằng SBRT [5], [7]. Events (CTCAE) Version 50 MedDRA MSSO. Biến chứng viêm da muộn gặp ở 1 bệnh nhân sau 5. Jacob R, Turley F, Redden DT et al (2015) Adjuvant xạ 6 tháng. Nhiễm độc da và thành ngực thường gặp stereotactic body radiotherapy following transarterial trong điều trị các khối u nằm ở ngoại vi. Các yếu tố chemoembolization in patients with non-resectable nguy cơ dự báo nhiễm độc da cấp độ 2 trở lên được hepatocellular carcinoma tumours of ≥ 3cm. HPB thể hiện ở số lượng chùm tia, khoảng cách từ khối u (Oxford) 17(2): 140-149. đến thành ngực và liều dùng qua da tối đa vượt quá 50% liều quy định. Trong thử nghiệm của Nhóm Ung 6. Su TS, Lu HZ, Cheng T et al (2016) Long-term survival thư xạ trị (RTOG) 0618 sử dụng 3 phân liều cho giai analysis in combined transarterial embolization and đoạn I, giới hạn liều (24Gy) được xác định cho da là stereotactic body radiation therapy versus stereotactic một trong những cơ quan có nguy cơ. Mặt khác, trong body radiation monotherapy for unresectable thử nghiệm 0403 của Nhóm Ung thư Lâm sàng Nhật hepatocellular carcinoma > 5cm. BMC Cancer 16(1): 834. Bản (JCOG) sử dụng 4 phân liều, da không được coi là 7. Yao E, Chen J, Zhao X et al (2018) Efficacy of cơ quan có nguy cơ vì nguy cơ nhiễm độc da nghiêm stereotactic body radiotherapy for recurrent or residual trọng là rất thấp trong tổng liều 48Gy [8]. hepatocellular carcinoma after transcatheter arterial chemoembolization. Biomed Res Int 2018: 5481909. 5. Kết luận 8. Nagata Y (2015) Stereotactic body radiation therapy: Sau nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận như sau: Principles and practices springer Japan, Tokyo. 5: 177-188. Tác dụng phụ sớm ở bệnh nhân nhóm I chủ yếu là https://doi.org/10.1007/978-4-431-54883-6. mệt mỏi (23,8%), nhóm II chủ yếu thấy đau vùng gan 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệu quả giảm đau sau mổ và tác dụng không mong muốn của hai liều Morphin tủy sống trong phẫu thuật thay khớp háng
9 p | 95 | 12
-
Các tác dụng không mong muốn của thuốc
6 p | 129 | 9
-
Bài giảng Hormon và kháng Hormon - ThS. Đậu Thùy Dương
61 p | 77 | 7
-
Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy và tác dụng không mong muốn bằng phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020
6 p | 50 | 6
-
Tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai
5 p | 60 | 5
-
Bài giảng Thuốc điều trị gút - TS. Trần Thanh Tùng
5 p | 29 | 5
-
Đánh giá đáp ứng và tác dụng không mong muốn của phác đồ Gemcitabin - Cisplatin trong điều trị dẫn đầu ung thư vòm mũi họng giai đoạn III – IVA tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
6 p | 12 | 5
-
Tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa
7 p | 84 | 4
-
Tác dụng không mong muốn của fluoroquinolon
4 p | 90 | 4
-
Khảo sát tần suất một số tác dụng không mong muốn xảy ra tức thời của thể châm trong điều trị lâm sàng tại các Bệnh viện Y học Cổ truyền ở TP. Hồ Chí Minh
4 p | 64 | 4
-
Tác dụng không mong muốn của hoá xạ trị trên ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn III bằng phác đồ Cisplatin kết hợp với Etoposide hoặc Pemetrexed
4 p | 9 | 3
-
So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong của Ondansetron với Dexamethason hoặc metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai
5 p | 26 | 3
-
So sánh các tác dụng không mong muốn của giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng
7 p | 47 | 3
-
Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp
9 p | 10 | 2
-
Liều điều trị và tác dụng không mong muốn của Propranolol trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng
5 p | 7 | 2
-
Hiệu quả của cao UP1 trong việc giảm tác dụng không mong muốn của phác đồ Paclitaxel - Carboplatin trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB- IV
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn của Broncho - CPAP trong thông khí một phổi
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn