Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TẮC ỐNG DẪN TRỨNG Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH THỨ PHÁT<br />
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ<br />
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*, Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát tỷ lệ vô sinh thứ phát do tắc ống dẫn trứng (TODT).<br />
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 400 phụ nữ đến khám vì vô sinh thứ phát tai bệnh viện Phụ<br />
sản Từ Dũ (TpHCM) từ 01/2006 đến 01/2007.<br />
Kết quả: Tỷ lệ vô sinh do TODT chiếm 50%. Phụ nữ có tiền căn nạo hút thai có nguy cơ bị TODT<br />
2,14 lần phụ nữ chưa nạo (OR=2,14, KTC 95% 1,37-3,33, p=0,001). Tiền căn đặt vòng có ảnh hưởng<br />
khoảng 2,29 lần (OR=2,29, KTC 95% 1,10-4,78, p=0,026). Không thấy mối liên quan giữa nơi ở, học vấn về<br />
mức sống, tiền căn mổ lấy thai, nơi mổ, số lần nạo thai, cũng như tuổi thai khi nạo và nơi nạo với vô sinh<br />
thứ phát do TODT.<br />
Kết luận: Tỷ lệ vô sinh thứ phát do TODT chiếm 50%. Nạo hút thai có liên quan vô sinh thứ phát do<br />
TODT.<br />
Từ khoá: vô sinh thứ phát, tắc ống dẫn trứng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SECONDARY TUBAL INFERTILITY IN THE TU DU MATERNITY HOSPITAL<br />
IN HOCHIMINH CITY<br />
Huynh Nguyen Khanh Trang, Nguyen Duy Hoang Minh Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 171 - 174<br />
Study objective- The aim was to determine the incidence of secondary tubal infertility.<br />
Design- This was a cross sectional study which survey at 400 case were women with secondary<br />
infertility. in the Tu Du Maternity Hospital in Hochiminh city from January 2006 to January 2007.<br />
Main results- The incidence of secondary tubal infertility is 50%. A history of induced abortion was<br />
found to be a strong risk factor for secodary ihfertility (adjusted OR= 2.14 (KTC 95%1.37-3.33, p=0.001) in<br />
comparison with others). A history of the devices uterines was found may be a risk factor for secodary tubal<br />
infertility (adjusted OR OR=2.29, KTC 95% 1.10-4.78, p=0.026) in comparison with others). Habit,<br />
education, socio-economic, history of cesarean, age of foetus at abortion and the person who realized the<br />
operation didn’t influence on the rate of secondary tubal infertility.<br />
Conclusion- The incidence of secondary tubal infertility is 50%. A history of induced abortion was<br />
found to be a strong risk factor for secodary ihfertility.<br />
Key words: secondary infertility, secondary tubal infertility<br />
trứng thì phức tạp, tốn kém và ít có hiệu quả.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị nội khoa chỉ có thể giải quyết 8-10%<br />
Vô sinh có thể có nguyên nhân từ chồng<br />
trường hợp, số còn lại cần thiết phải điều trị<br />
cũng như vợ hay cả hai. Vô sinh do tắc ống dẫn<br />
phẫu thuật. Những phương pháp điều trị phẫu<br />
trứng chiếm khoảng 40% trong số vô sinh do<br />
thuật vòi trứng có tỷ lệ thành công chỉ khoảng<br />
người vợ(9,8,2,4). Điều trị vô sinh do tắc ống dẫn<br />
30%(4). Một số nghiên cứu cho thấy ngoài những<br />
* Bộ môn Phụ Sản ĐHYD tp HCM<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bệnh lý nhiễm qua đường sinh dục đưa đến<br />
viêm vùng chậu, dẫn đến TODT, việc can thiệp<br />
thủ thuật trong buồng tử cung cũng có thể ảnh<br />
hưởng đến TODT. Dùng dụng cụ tử cung<br />
(DCTC) tránh thai là một trong những lựa chọn<br />
hàng đầu hiện nay tại Việt Nam(10). Viêm nhiễm<br />
sinh dục dưới không kiểm soát trên người có<br />
dùng DCTC có thể liên quan viêm nhiễm lòng tử<br />
cung(6). Naọ phá thai cũng còn chiếm tỉ lệ cao<br />
hiện nay, Việt Nam có tỉ lệ nạo hút thai cao ở<br />
khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 3 trên thế<br />
giới. Đặc biệt nhóm tuổi vị thành niên chiếm đến<br />
20% là điều rất đáng quan tâm vì tương lai sản<br />
khoa rất dài(8,10). Tỷ lệ này tính chung khoảng<br />
24,8%(10). Bên cạnh đó, tỷ lệ mổ lấy thai có xu<br />
hướng ngày càng gia tăng trên thế giới và cả ở<br />
Việt Nam, tại bệnh viện Từ Dũ ghi nhận khoảng<br />
40%(5). Để tìm hiểu tỷ lệ tắc ống dẫn trứng ở<br />
bệnh nhân vô sinh thứ phát do TODT, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu “Tắc ống dẫn trứng ở bệnh<br />
nhân vô sinh thứ phát tại bệnh viện Từ Dũ”.<br />
<br />
chuẩn loại trừ: Tiền căn phẫu thuật vùng bụng<br />
(không kể mổ sanh), tiền căn lao vùng bụng,<br />
sinh dục, lạc nội mạc tử cung, vô sinh do<br />
không phóng noãn, có bất thường như u<br />
buồng trứng, u xơ tử cung.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
<br />
1. Xác định tỉ lệ TODT ở bệnh nhân vô sinh<br />
thứ phát tại bệnh viện Từ Dũ<br />
2. Tìm mối liên quan giữa vô sinh thứ do<br />
TODT với: nạo hút thai, đặt DCTC, mổ lấy thai<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát dẫn đường 30<br />
trường hợp, có 12 trường hợp TODT, chiếm 40%<br />
<br />
Z 21−α<br />
<br />
(1-P)P / d 2 với độ tin cậy<br />
<br />
Z 1−α = 1,96.<br />
<br />
Chọn P = 40%. Độ chính<br />
<br />
Cỡ mẫu: n =<br />
95% nên<br />
<br />
2<br />
<br />
xác là: 5% tức d = 0,05. Tính ra mẫu tối thiểu cần<br />
lấy là n = 385.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đóan: phụ nữ vô sinh thứ<br />
phát đến điều trị tại khoa Hiếm muộn, TODT<br />
được xác định với chụp HSG, nếu có tắc cả 2<br />
ODT sẽ được tiến hành nội soi ổ bụng để giải<br />
quyết nguyên nhân.<br />
Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê<br />
Stata 6.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm<br />
TODT<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với dân số<br />
mục tiêu là phụ nữ ≤ 35 tuổi được chẩn đoán<br />
hiếm muộn. Thời gian từ 01/2006 đến 01/2007.<br />
Mẫu chọn theo phương pháp chọn mẫu tuần<br />
tự, tất cả các phụ nữ ≤ 35 tuổi được chẩn đoán<br />
hiếm muộn thứ phát, có đầy đủ xét nghiệm của<br />
một cặp vô sinh (tinh trùng chồng bình thường).<br />
Dữ kiện thu thập qua bảng câu hỏi, tình trạng<br />
TODT ghi nhận qua xét nghiệm HSG (HysteroSaphilgo-graphy: chụp buồng tử cung – vòi<br />
trứng có cản quang) và nội soi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Phụ nữ tuổi ≤ 35, không bị tâm thần, điều trị<br />
tại khoa Hiếm muộn, chồng có tinh dịch đồ bình<br />
thường, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu<br />
<br />
Sản<br />
2 Phụ Khoa<br />
<br />
2<br />
<br />
Học vấn<br />
<br />
Kinh tế<br />
<br />
Tiền căn sanh<br />
Tiền căn đặt vòng<br />
Tiền căn nạo thai<br />
<br />
DTH*<br />
2 bên<br />
1 bên<br />
không tắc<br />
< 25<br />
25 -29<br />
30 - 35<br />
Mù chữ<br />
Tiểu học<br />
Trung học<br />
Đại học<br />
Khó khăn<br />
Đủ ăn<br />
Dư<br />
Sanh thường<br />
Mổ<br />
Chưa con**<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
N (%)<br />
200 (50,0)<br />
10 (2,5)<br />
190 (47,5)<br />
22 (5,5)<br />
91 (22,8)<br />
287 (71,7)<br />
10 (2,5)<br />
50 (12,5)<br />
304 (76,0)<br />
36 (9,0)<br />
15 (3,7)<br />
321 (80,3)<br />
64 (16,0)<br />
217 (54,25)<br />
112 (28,0)<br />
71 (21,75)<br />
39 (9,75)<br />
361 (90,25)<br />
122 (30,5)<br />
278 (69,5)<br />
<br />
Chú thích: *TODT: tắc ống dẫn trứng; DTH: dịch<br />
tễ học. ** Chưa con, nhưng đã từng có thai và nạo<br />
hút thai<br />
Nhận xét: Tỉ lệ TODT là 50% trong đó đa số<br />
71,7% tuổi từ 30- 35, học vấn trung học chiếm<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
76%, kinh tế đủ ăn 80,3%, tiền căn đặt vòng chỉ<br />
9,75%, tiền căn nạo phá thai chiếm 30,5%.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ TODT liên quan các yếu tố mổ sanh,<br />
nạo thai, đặt vòng<br />
TO DT*<br />
C<br />
K<br />
33<br />
23<br />
168<br />
176<br />
75<br />
47<br />
125<br />
153<br />
12<br />
1<br />
16<br />
10<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Sanh mổ<br />
Nạo hút thai<br />
Đặt vòng > 7 năm<br />
<br />
C<br />
K<br />
C<br />
K<br />
C<br />
K<br />
<br />
p<br />
0,44<br />
0,02<br />
0,04<br />
<br />
TODT: Tắc ống dẫn trứng. C: có; K: không<br />
Nhận xét: sanh mổ không có sự khác biệt,<br />
nạo hút thai (p=0,02) và đặt DCTC hơn 7 năm<br />
(p=0,04) có sự khác biệt có ý nghĩa.<br />
Bảng 3. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan TODT<br />
Đặc điểm<br />
Trình độ<br />
Mức sống<br />
Sanh mổ<br />
Đặt vòng<br />
Nạo thai<br />
Số lần nạo<br />
<br />
OR<br />
1,9<br />
1,43<br />
1,25<br />
2,07<br />
1,95<br />
1,95<br />
<br />
KTC 95%<br />
0,48-7,61<br />
0,83-2,46<br />
0,67-2,37<br />
0,96-4,68<br />
1,23-3,09<br />
0,84-4,6<br />
<br />
p<br />
0,36<br />
0,19<br />
0,44<br />
0,04<br />
0,00<br />
0,06<br />
<br />
Nhận xét: khi phân tích đơn biến ghi nhận<br />
tiền căn nạo phá thai có nguy cơ gấp 1,95 lần<br />
(KTC 95% (1,23-3,09), p=0,00).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu có 400 trường hợp thỏa<br />
tiêu chuẩn chọn mẫu, có 50% trường hợp TODT,<br />
tỷ lệ này không cao so với so với 40% trong y<br />
văn(9,7). Có thể trong nhóm nghiên cứu đối tượng<br />
có chọn lọc hơn với vô sinh chủ yếu là từ phía<br />
vợ. Tuy nhiên cũng cần có những nghiên cứu từ<br />
nhiều trung tâm khác nhau với mẫu có tính đại<br />
diện hơn để có thể phản ánh đúng tình trạng vô<br />
sinh do TODT.<br />
Số trường hợp có tiền căn đặt vòng có 39<br />
trường hợp chiếm khoảng 9% trong tổng số<br />
trường hợp nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận<br />
tiền căn đặt vòng có liên quan TODT với nguy<br />
cơ khoảng 2,07 lần (KTC 95% 1,26-4,68), p=0,045.<br />
Trong đó yếu tố thời gian đặt vòng ghi nhận<br />
có liên quan nhiều, với khoảng thời gian ghi<br />
nhận có thể có nguy cơ trong nghiên cứu là 7<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
năm. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu trên<br />
thế giới chưa ghi nhận nguy cơ vô sinh liên quan<br />
rõ với tiền căn đặt vòng. Việc có đặt vòng có thể<br />
gây nên phản ứng tiết dịch nhiều, với điều kiện<br />
và ý thức vệ sinh sinh hoạt cũng như môi trường<br />
sống (nguồn nước chẳng hạn) có thể là nguyên<br />
nhân gây viêm nhiễm sinh dục. Các viêm nhiễm<br />
sinh dục do moat số tác nhân như Gonococcus,<br />
Chlamydia với mức độ nhiều và kéo dài có thể<br />
mới là nghuyên nhân trực tiếp gây viêm dính là<br />
tắc nghẽn sự thông thương của đường sinh<br />
dục(8,7). Nghiên cứu của chúng tôi chưa thể lý<br />
giải được vấn đề này do mẫu có giới hạn và thời<br />
gian nghiên cứu ngắn.<br />
Giả thuyết cho rằng sợi dây trong DCTC có<br />
dây như là bậc thang cho vi trùng di chuyển<br />
ngược dòng vào lòng tử cung đđược Tatum và<br />
cộng sự chứng minh khi nghiên cứu về vi trùng<br />
học(6). Tatum nhận thấy hầu hết nguy cơ gia tăng<br />
của bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu ở những<br />
người đang sử dụng DCTC có thể xảy ra sau đặt<br />
DCTC từ 1 đđến 4 tháng(6). Tại Mỹ, từ 1976 –<br />
1978, trong 2566 trường hợp có đặt DCTC, có<br />
quan hệ một vợ, một chồng không ghi nhận<br />
bệnh lý phụ khoa có 675 trường hợp có viêm<br />
vùng chậu(8).<br />
Khi so sánh hai tỷ lệ nạo phá thai của nhóm<br />
có và không có TODT (37,5% và 23,5%), tỉ lệ<br />
TODT ở nhóm có nạo phá thai gấp 2,14 lần (KTC<br />
95% (1,37-3,33), p=0,001). Giải thích cho sự tương<br />
quan giữa nạo hút thai với vô sinh sau nạo hút<br />
thai nhiều nghiên cứu tìm thấy sự liên quan giữa<br />
viêm nhiễm sinh dục như do Chlamydia chẳng<br />
hạn trước hoặc sau khi có nạo hút thai, tuy nhiên<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện<br />
được sự tầm soát Chlamydia(1,2,4). Nghiên cứu của<br />
Phùng Huy Tuân năm 2000 ghi nhận nguy cơ<br />
nạo phá thai làm tăng 2,5 lần tỉ lệ vô sinh thứ<br />
phát do TODT(5).<br />
Tại Việt Nam, tuy nạo hút thai được xem<br />
hợp pháp nhưng vẫn còn không ít những nơi<br />
cung cấp dịch vụ với chất lượng chưa đảm bảo.<br />
Bên cạnh đó kỹ thuật cũng nhưng việc quản lý<br />
nhiễm khuẩn khi thực hiện thủ thuật nạo phá<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
thai cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ<br />
viêm nhiễm sinh dục, có thể ảnh hưởng đến khả<br />
năng sinh sản(10).<br />
Hạn chế là nghiên cứu thực hiện trong một<br />
cộng đồng là bênh viện nên tính đại diện của<br />
mẫu giới hạn nhiều. Tuy nhiên trong moat<br />
chứng mực nhất định do việc tiến hành nghiên<br />
cứu thực hiện ở những đối tượng can có sự can<br />
thiệp với những kỹ thuật như chụp HSG, phẫu<br />
thuật nội soi. Nhóm nghiên cứu đa số là các<br />
bệnh nhân tại thành phố cũng là một giới hạn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 400 trường hợp vô sinh<br />
thứ phát tại bệnh viện Từ dũ tỉ lệ TODT chiếm<br />
50% và tiền căn nạo hút thai là tăng nguy cơ<br />
gấp 1,95 lần.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Berislas M. B(1971),“Late somatic sequelae: the delayed<br />
complications of induced abortion”, Lancet 2, pp. 619-621.<br />
Đại học Y Dược, Bộ môn Phụ sản (2006), "Vô sinh", Sản<br />
Phụ Khoa, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr. 1027-1040.<br />
Huỳnh Nguyễn KhánhTrang (2003), “ Các yếu tố ảnh<br />
hưởng hành vi quan hệ tình dục ở học sinh cấp 3 tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Sản Phụ<br />
Khoa, tr. 5-8<br />
Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Song Nguyên, Hồ<br />
Mạnh Tường, Vương Ngọc Lan (1999), “Tổng quan về<br />
hiếm muộn và vô sinh”, Hiếm muộn – vô sinh và kỹ thuật hỗ<br />
trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, tr 1-22<br />
Phùng Huy Tuân (2000), “Mối liên quan giữa nạo phá thai và vô<br />
sinh thứ phát”, Hội nghị Khoa học công nghệ Bệnh viện Phụ Sản Từ<br />
Dũ năm 2000, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, tr 19-29<br />
Tatum and al (1975). The intrauterine device and<br />
endometric inflammatory disease.<br />
Thompson W (1983), “The epidemiology of salpingitis”,<br />
Fertility and Sterility, pp. 163-173.<br />
Trichopoulos D., Handanos N., Danezis J., Kalandidi A,<br />
Kalapothaki V (1976), "Induced abortion and Secondary<br />
infertility", British Journal of Obstetrics and Gynecology, Vol<br />
83, pp. 645-650.<br />
Tzonou A., Hsieh CC, Trichopoulos D et al, (1993),<br />
"Induced abortions, miscarriages, and tobaco smoking as<br />
risk factors for secondary infertility", Journal of<br />
Epidemiology and Community Health. Vol 47., pp. 36-39.<br />
Ủy ban QGDS và KHHGĐ (2000), Nạo thai: Tình hình, các<br />
yếu tố tác động và giải pháp, Nxb Thống kê Hà Nội, tr 1422.<br />
<br />
Sản<br />
4 Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />