ĐƯỜNG ĐI CỦA TRỨNG
lượt xem 5
download
Về cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục trong ở nữ: 1. Âm đạo (vagina) có hình thái một cái ống kéo dài từ chỗ mở của âm đạo vào tử cung. Âm đạo có chiều dài từ 8-12cm ở phụ nữ trưởng thành. Phía trong thành âm đạo là lớp niêm mạc có tác dụng bảo vệ và tiết dịch nhày. Dưới lớp niêm mạc là thành âm đạo có cấu tạo cơ trơn, một loại cơ có khả năng đàn hồi cao nên có thể co dãn để thay đổi kích thước của "ống" âm đạo. Chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐƯỜNG ĐI CỦA TRỨNG
- ĐƯỜNG ĐI CỦA TRỨNG I. Về cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục trong ở nữ: 1. Âm đạo (vagina) có hình thái một cái ống kéo dài từ chỗ mở của âm đạo vào tử cung. Âm đạo có chiều dài từ 8-12cm ở phụ nữ trưởng thành. Phía trong thành âm đạo là lớp niêm mạc có tác dụng bảo vệ và tiết dịch nhày. Dưới lớp niêm mạc là thành âm đạo có cấu tạo cơ trơn, một loại cơ có khả năng đàn hồi cao nên có thể co dãn để thay đổi kích thước của "ống" âm đạo. Chính vì khả năng đàn hồi mà
- âm đạo đạo có thể dãn đủ rộng để cho em bé ra ngoài khi đẻ. Âm đạo thực hiện 3 chức năng: (1) làm "ống đựng" dương vật khi giao hợp, (2) đướng đi ra của thai nhi khi đẻ, (3) đường đi ra từ tử cung của kinh nguyệt. 2. Màng trinh (hymen) là nếp gấp niêm mạc trong thành âm đạo che phần mở ra của âm đạo. Màng trinh có thể có một hay một số lỗ và rất khác nhau ở mỗi người. Hầu hết phụ nữ có cảm giác màng trinh bị căng hay rách sau lần giao hợp đầu tiên và có thể có một ít máu chảy đồng thời bị đau một chút. Một số phụ nữ th ì ngược lại, chẳng có gì ghê gớm xảy ra sau lần giao hợp đầu tiên! 3. Cổ tử cung (uterine cervix): Là phần sau của tử cung và nơi nối tiếp của âm đạo với tử cung. Cổ tử cung có thành dày và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ (không rộng hơn một cọng rạ). Tuy nhiên, khi phụ sản sinh em bé, cổ tử cung sẽ mở đủ rộng để em bé "chui qua" trong hầu hết các trường hợp. 4. Tử cung (uterus, womb) - "cái buồng để nuôi con" có hình dạng giống quả lê để ngược. Thành tử cung có loại cơ trơn với khả năng đàn hồi lớn nhất trong của cơ thể chúng ta. Nếu phụ nữ không mang thai, tử cung chỉ dài khoảng hơn 7 cm và rộng khoảng 5 cm nhưng nó cũng có thể giãn ra để bao bọc toàn bộ thai nhi với nhau thai. Thế mới thấy cơ tử cung có khả ăng co giãn đến mức nào! Tử cung là nơi nuôi dưỡng bào thai từ giai đoạn hợp tử đến khi em bé được đẻ ra. 5. Ống dẫn trứng (hay vòi trứng)- fallopian tubes nối tử cung với buồng trứng (mối bên có một ống dẫn trứng) và được treo bởi dây chằng tử cung buồng trứng.
- Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10 cm và nhỏ hơn sợi mỳ. Nó thực hiện hai nhiệm vụ: (1) là đường di chuyển của trứng và tinh trùng, (2) nơi sảy ra sự gặp gỡ của tinh trùng từ ngoài đi vào và trứng từ buồng trứng đi ra. 6. Buồng trứng (ovary): Mỗi phụ nữ có hai bùống trứng hình ôvan nằm hai bên. Buống trứng có chức năng sản xuất, dự trữ trứng. Trứng thành thục (có khả năng thụ tinh) sẽ "rụng" vào loa kèn của ống dẫn trứng để di chuyển về tử cung. Nếu gặp tinh trùng trên đường đi (trong ống dẫn trứng) quá trình thụ tinh có thể sảy ra, hợp tử sẽ tiếp tục đi ra tử cung và được nuôi dưỡng ở đó. Buồng trứng cón là nơi sản xuất các steroid hormone như estrogen, progesteron. II. Về trứng và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ: 1. Trứng Sự sản sinh trứng được thực hiện ở buồng trứng do các nang trứng phát triển tạo thành. Từ noãn nguyên bào qua phân bào nguyên nhiễm cho ra các noãn bào cấp I. Qua phân bào giảm nhiễm lần thứ nhất, từ 1 noãn bào cấp I cho 1 noãn bào cấp II và thể cực thứ nhất. Qua lần phân chia thứ hai, noãn bào cấp II cho ra 1 trứng và 1 thể cực và từ thể cực thứ nhất cho ra 2 thể cực. Như vậy, qua 2 lần phân chia, chất dinh dưỡng đều dồn cho tế bào trứng phát triển, còn 3 tế bào thể cực thì nhỏ và bị thui chột. Trứng mới được hình thành rất nhỏ, sau lớn dần, chín và rụng. Đồng
- thời với sự phân chia của noãn nguyên bào để tạo thành trứng, một số tế bào quanh trứng cũng phân chia tích cực tạo thành bọc chứa nhiều chất dịch, có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào trứng. Trứng chín có hình cầu, chứa nhân và bao quanh nó là những tế bào hạt. Sau khi trứng rụng, một số tế bào của nang trứng phát triển thành thể vàng có khả năng sản xuất hoocmon. Trứng được sinh sản từ tuổi dậy thì, đến 45 - 50 tuổi thì ngưng. Dấu hiệu ngừng sản sinh trứng là hiện tượng tắt kinh ở phụ nữ. Ở phụ nữ trong tuổi vị thành niên và trên 35 tuổi chất lượng trứng không tốt. Do đó, nếu sinh đẻ khi còn quá trẻ hoặc khi đã lớn tuổi thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của đứa con được sinh ra. Trứng chín chứa bộ đơn bội nhiễm sắc thể của mẹ, là một tế bào bào sinh dục cái, có kích thước lớn, đường kính 100 -150m và chứa nhiều tế bào chất, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển. Khi rụng khỏi buồng trứng. Xung quanh trứng c òn bám theo một lớp tế bào hạt do bao Grap sản xuất ra, gọi là màng lông. Khi trứng chín nó rụng và lọt vào phần phễu của ống dẫn trứng rồi di chuyển xuống tử cung. 2. Sự rụng trứng và chu ky kinh nguyệt
- Khác với nam giới, ở nữ giới khi trứng chín sẽ xẩy ra hiện tượng thải trứng. Hiện tượng này có kèm theo sự chảy máu và có tính chất chu kỳ nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
- Trứng chín rụng sẽ rơi vào loa kèn rồi chuyển vào ống dẫn trứng. Trứng rụng có khả năng kết hợp với tinh trùng trong vòng 12 - 21 giờ. Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử sẽ di chuyển xuống làm tổ ở tử cung. Nơi thụ tinh xẩy ra tại 1/3 đầu trước ống dẫn trứng. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình khoảng 28 ngày, chia thành 2 giai đoạn, hay còn gọi là 2 pha: + Giai đoạn tăng sinh. Thời kỳ đầu của vòng kinh tuyến tuyến yên tiết FSH và LH, làm cho nang trứng phát triển và tăng tiết Ơstrogen. Hàm lượng 3 loại hoocmon này tăng dần và đạt chỉ số cao nhất trước khi trứng rụng một, hai ngày. Lớp niêm mạc tử cung được phục hồi, tăng sinh và có nhiều mạch máu để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Khi lượng LH tiết ra nhiều hơn lượng FSH làm bao noãn vỡ ra và thải trứng ra ngoài. Trứng chín và rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt lần sau. + Giai đoạn hoàng thể tố. Sau khi trứng rụng, trong bao noãn hình thành thể vàng và bắt đều làm nhiệm vụ như một tuyến “nội tiết tạm thời”, gọi là giai đoạn hoàng thể tố. Tuyến yên và bao noãn tiếp tục tiết ra các hoocmon nói trên, nhưng hàm lượng giảm dần. Thể vàng tăng cường hoạt động và tiết ra hoocmon progesteron. Hàm lượng progesteron tăng dần và đạt và đạt chỉ số lớn nhất vào khoảng 2/3 nửa sau của chu kỳ rồi sau đó giảm dần. Proesteron có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung dầy lên chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh xuống làm tổ, mặt khác kìm hãm sự
- bài tiết FSH và LH của tuyến yên nên trứng không được phát triển và rụng trong thời kỳ mang thai III . Số phận của trứng sau khi rụng: 1. Trứng được thụ tinh Thụ tinh là gì? Thụ tinh là sự kết hợp của tinh trùng người đàn ông và trứng từ buồng trứng của người phụ nữ. Thụ tinh xảy ra trong tử cung. Quá trình thụ tinh Trứng thụ tinh mất 24 giờ và quá trình tinh trùng xâm nhập vào tử cung mất khoảng 3 ngày. Rất nhiều tinh trùng bám quanh trứng và chỉ có một tinh trùng xâm nhập vào bên trong trứng. Hạt nhân tinh trùng nằm ở đầu tinh trùng xâm nhập vào nhân trứng và kết hợp với nhân trứng. Sự di chuyển của trứng thụ tinh Trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia tế bào và di chuyển xuống tử cung qua ống dẫn trứng. Quá trình trứng tới được tử cung mất khoảng một tuần. Sự làm tổ của trứng thụ tinh
- Trứng đã thụ tinh di chuyển xuống tử cung và bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung. Trứng bám vào tử cung và làm tổ tại đây gọi là sự thụ thai. Và lúc này được gọi là thụ thai và phôi thai bắt đầu phát triển. Nếu trứng không bám vào tử cung ngay cả khi đã thụ tinh thì vẫn không thể có thai. Nếu trứng không được làm tổ… Hiện tượng trứng thụ tinh bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung được gọi là thụ thai. Nhưng giai đoạn đầu không ổn định, đôi khi hiện tượng sẩy thai ở giai đoạn này vẫn có thể xảy ra. Hoặc trứng thụ tinh không thể đi qua ống dẫn trứng và bám vào thành ống, sẽ dẫn đến hiện tượng có thai ngoài ngoài dạ con.
- Sự thụ tinh 2. trứng không được thụ tinh Nếu trứng vào được 1/3 đầu trước ống dẫn trứng mà không được thụ tinh, sẽ được thải ra ngoài theo máu kinh. IV. Một số bệnh thường gặp ở phụ nữ 1. U nang buồng trứng 2. Buồng trứng đa nang 3. U xơ tử cung 4. Ung thư buồng trứng 5. Các bệnh viêm nhiễm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm tuyến Bertholin, viêm tử cung…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Di Thể ENPP1/PC-1 liên hệ Bệnh Cao Mỡ Đàn Ông, Bệnh Tiểu Đường Loại 2 và Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim
1 p | 128 | 15
-
Bài giảng Vận động biên của điểm răng cửa ghi trên mặt phẳng dọc giữa (sơ đồ posselt)
7 p | 305 | 11
-
Truyện ngắn - Con đường mới ta đi
31 p | 67 | 6
-
Trứng không liên quan với bệnh tim
3 p | 79 | 4
-
Đi xe máy trời rét: Trẻ nhỏ có nguy cơ ngừng thở
5 p | 77 | 4
-
Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara spp. và một số yếu tố liên quan của trẻ em đến khám tại Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng, tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
8 p | 18 | 4
-
Hiệu quả can thiệp nâng cao sự hài lòng của người bệnh ngoại trú khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
5 p | 11 | 3
-
Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi
5 p | 73 | 3
-
Bí quyết giúp bạn tăng cường sức khỏe cho buồng trứng
5 p | 92 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy tim tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2023-2024
6 p | 6 | 2
-
So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (CCAD) và viêm mũi xoang mạn tính tăng bạch cầu ái toan ưu thế
6 p | 6 | 2
-
Nhận xét kết quả của phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh loạn dưỡng nội mô bẩm sinh di truyền
4 p | 4 | 2
-
Coi chừng nhiễm trùng tiểu ở trẻ
3 p | 87 | 1
-
Đánh giá kết quả bước đầu hóa trị vinorelbine kết hợp trastuzumab trên bệnh nhân ung thư vú di căn có HER2 dương tính tại Bệnh viện K
5 p | 1 | 1
-
Đặc điểm mắc dị vật đường ăn ở bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát, Bình Dương
3 p | 2 | 1
-
Thực trạng một số bệnh ký sinh trùng đường ruột và bệnh ngoài da ở người dân tại một số xã miền núi tỉnh Thái Nguyên
4 p | 4 | 1
-
Nghiệm pháp thử thách đường miệng trong chẩn đoán dị ứng thức ăn qua trung gian IgE qua các trường hợp lâm sàng
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn