Tài chính doanh nghiệp - Chương 18: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả
lượt xem 21
download
Mời các bạn tham khảo tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 18: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả để nắm bắt những kiến thức về các kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng trong việc tài trợ đối với doanh nghiệp và thị trường kinh doanh một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài chính doanh nghiệp - Chương 18: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 18: TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Mở đầu: Để mở đầu chương này, chúng ta bắt đầu từ việc đối chiếu các quyết định đầu tư và các quyết định tài trợ. Mục đích khi trước ta giữ cho quyết định ngân sách vốn không đổi là để tách rời các quyết định đầu tư với các quyết định tài trợ. Tức là ta giả định: quyết định ngân sách vốn và quyết định tài trợ độc lập với nhau. Vậy giả định này có hợp lý? Câu trả lời là tùy theo từng trường hợp cụ thể: Trong nhiều trường hợp, giả định này là hợp lí. Ví dụ: Trường hợp quyết định đầu tư không bị chi phối bởi quyết định tài trợ. Thông thường khi doanh nghiệp đứng trước những cơ hội đầu tư thì điều đầu tiên họ quan tâm là lựa chọn dự án nào để đạt được NPV tối ưu nhất trong những dự án còn lại chứ không phải là việc suy nghĩ dự án đó nhất thiết phải kết hợp với một nguồn tiền cụ thể nào đó. Tức là sau khi quyết định thực hiện dự án đó họ mới đi đến bước kế tiếp là suy nghĩ về nguồn tài trợ. Trường hợp quyết định tài trợ không bị chi phối bởi quyết định đầu tư. Doanh nghiệp thường tự do thay đổi cấu trúc vốn của mình thông qua các hoạt động mua bán hay phát hành chứng khoán. Và trên
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả thực tế hoạt động này không phải lúc nào cũng đòi hỏi cần có một dự án đầu tư riêng biệt kèm theo. Tuy nhiên, một số trường hợp, ta lại cần phải xem xét kết hợp cả hai quyết định đầu tư và tài trợ. Ta sẽ xét chúng vào những chương phía sau. Bây giờ, chúng ta sẽ quay lại với việc đối chiếu hai quyết định đầu tư và tài trợ. Dù quyết định đầu tư hay tài trợ thì mục tiêu của chúng đều hội tụ về một điểm chung, đó là tối đa hóa NPV. Thuật ngữ “hiện giá thuần khoản vay” hay hiện giá thuần các cơ hội tài trợ nói chung có thể là có vẻ như xa lạ với chúng ta. Nhưng trong phần nội dung chính tiếp theo đây chúng ta sẽ đề cập đến cách tính toán chúng. Bây giờ chúng ta hiểu, đối với các cơ hội tài trợ ta cũng tìm những cơ hội tài trợ có NPV dương giống như trong các cơ hội đầu tư. Nhưng những cơ hội như vậy là rất khó tìm kiếm bởi vì thị trường vốn rất hiệu quả. Do đó, rất khó làm tăng giá trị bằng các quyết định tài trợ khôn khéo. Vậy thị trường vốn hiệu quả thì tác động đến việc đó như thế nào? Đó là: Trong thị trường hiệu quả, cạnh tranh gay gắt của những nhà đầu tư loại bỏ các cơ hội tạo tỷ suất sinh lợi và làm cho các phát hành nợ và vốn cổ phần được định giá công bằng. Chúng ta sẽ định nghĩa rõ ràng hơn về giả thuyết thị trường hiệu quả trong phần 18.2. Sau đó các phần 18.3 và 18.4 tiếp theo sẽ đưa ra những chứng cứ ủng hộ cũng như chống lại thị trường hiệu quả, và kết thúc tại sáu bài học về thị trường hiệu quả. Trước tiên, như đã nói ở trên, chúng ta sẽ trở lại với NPV, cách tính “hiện giá khoản vay” và đưa ra những điểm khác biệt của quyết định đầu tư và tài trợ.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 18.1. Chúng ta luôn trở lại với NPV Tuy giả định của chúng ta là quyết định đầu tư và tài trợ độc lập với nhau nhưng chúng lại có điểm cơ bản giống nhau trong tiêu chuẩn để đưa ra quyết định. Đó là việc tính toán hiện giá thuần. Điều đó la dễ hiểu. Chẳng hạn khi ta quyết định mua một dây chuyền mới hay quyết định bán một trái phiếu, ta điều phải định giá. Đó là hoạt động định giá tài sản có rủi ro trong hai trường hợp khác nhau : tài sản thực và tài sản tài chính. Cụ thể về tính hiện giá thuần của cơ hội tài trợ, chúng ta hãy cùng theo dõi một ví dụ sau. Theo chính sách khuyễn khích doanh nghiệp nhỏ chính phủ đề nghị cho doanh nghiệp bạn vay 100.000$ trong 10 năm với lãi suất 3% năm. Doanh nghiệp bạn phải trả lãi 3.000$ mỗi năm và nợ gốc vào năm cuối cùng. Bạn có nên chấp nhận lời đề nghị này không ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta đi tính NPV của khoản vay theo phương pháp thông thường. Đầu tiên chúng ta quan sát bảng bên. Năm Dòng tiền ($) 0 +100.000 1 3.000 2 3.000 3 3.000 4 3.000 5 3.000 6 3.000 7 3.000 8 3.000 9 3.000 10 3.000
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Bảng. Các dòng tiền phát sinh hàng năm trong 10 năm nếu Doanh nghiệp chấp nhận khoản cho vay của Chính Phủ. Theo đó, tại năm 0, chúng ta nhận khoản vay 100.000$ nên dòng tiền có dấu dương và những năm sau đó ta phải trả lãi 3.000$ / năm nên dòng tiền mang dấu dương biểu thị sự đi ra. NPV= Số tiền vay – PV (dòng lãi) – PV(nợ gốc) Trong đó, r : chi phí cơ hội của vốn. Muốn tính NPV ta phải biết r. Vậy cơ sở nào để ta xác định r ? Chúng ta sẽ lập luận như sau : Khoản vay trên là một tìa sản tài chính, vậy ta có thể đem bán chúng với giá bằng hiện giá của các dòng tiền với suất chiết khấu là tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán khác mà Doanh nghiệp bạn phát hành. Giả sử r=10%, ta có : NPV = +43.012$. Vậy cơ hội này đáng giá 43.012$. Sự khác biệt giữa quyết định đầu tư và quyết định tài trợ : 1. Theo một cách nào đó, các quyết định đầu tư đơn giản hơn các quyết định tài trợ. 2. Các quyết định tài trợ cũng dễ dàng lập hơn các quyết định đầu tư theo nhiều cách. Bởi vì :
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Thứ nhất, các quyết định tài trợ dễ đảo ngược do đó giá trị từ bỏ cao hơn. Thứ hai, việc kiếm tiền hay mất tiền bởi các chiến lượt thông minh hay ngu xuẩn cũng ít hơn. Bởi vi do tính chất cạnh tranh, khó tìm được chính sách đầu tư nào có NPV khác 0 một cách đáng kể. 3. Đối với đầu tư : Các Doanh nghiệp không cho là mình đang đối mặt với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do giới hạn trong một ngành kinh doanh và trong cùng một khu vực địa lý, doanh nghiệp có ít đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó Doanh nghiệp lại tự tin vào tài sản độc đáo riêng, do đó họ kì vọng tạo ra một siêu tỷ suất sinh lợi và tiềm kiếm những dự án có NPV dương. 4. Đối với tài trợ : Trong thị trường tài chính, thì đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp bạn không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành hay khu vực địa lí mặc định nào đó mà bao gồm tất cả các doang nghiệp cũng đang tìm kiếm nguồn vốn như bạn kể cả các tổ chức thuộc khu vực công cần huy động tiền. Các nhà tài chính tài tử thì nhìn thị trường dưới những « phân đoạn » khác nhau và tiền sẽ dịch chuyển từ phân đoạn này sang phân đoạn kia. Những điểm rút ra sau ví dụ : 1. NPV của khoản nợ dương có nghĩa số tiền ta huy động được lớn hơn giá trị số nợ được tạo ra bởi khoản vay đó. 2. Nhưng nếu bán một chứng khoán phát sinh một giá trị NPV dương cho người bán thì nó lại phát sinh một giá trị NPV âm tương ứng cho người mua. 3. Vậy trong ví dụ trên, tuy danh nghĩa là cho vay nhưng thực tế là Chính Phủ đã cấp cho doanh nghiệp một khoản trợ cấp 43.012$.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 4. Câu hỏi đặt ra : Cơ may doanh nghiệp tìm kiếm NPV dương từ những hoạt động tài trợ như vậy trên thị trường vốn là bao nhiêu khi phải thuyết phục những nhà đầu tư mua chứng khoán phát sinh NPV âm cho họ của Doanh nghiệp bạn. Do đó, vấn đề chúng ta muốn nói đến là các doanh nghiệp nên chấp nhận những chứng khoán mình phát hành ra được định giá một cách phải chăng do thị trường vốn hoàn hảo. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính đó là thị trường vốn hoàn hảo.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 18.2 Một thị trường hiệu quả là gì ? 18.2.1. Một khám phá đáng kinh ngạc : Các thay đổi giá cả là ngẫu nhiên Năm 1963, nhà thống kê người Anh Maurice Kendall đã phát hiện ra hành vi của giá cả chứng khoán và hàng hóa : giá cả cổ phần và của hàng hóa có vẻ đi theo một « bước ngẫu nhiên », và các chu kì giá thường xuyên là không hiện hữu. Làm rõ khái niệm bước ngẫu nhiên : Chúng ta sẽ chơi trò chơi gieo đồng xu. Ban đầu bạn có 100$. Cuối mỗi tuần đồng xu được gieo lên nếu mặt ngửa, bạn thắng 3%, nếu mặt sấp bạn mất 2.5%. Ta có thể quan sát các kết quả có thể có sau 2 tuần gieo đồng xu như sau : ½ khả năng xuất hiện mặt sấp (thua 2,5%) và ½ khả năng xuất hiện mặt ngửa (3%). Vậy kết quả kì vọng của trò chơi này trong mỗi lần tung đồng xu là : ½*(2,5%)+1/2*(3%) = 0,25%
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Vậy ta nói quá trình này có bước ngẫu nhiên là 0,25%, vì cứ mỗi tuần lại có một chuyển biến dương là 0.25%. Nó là bước ngẫu nhiên bởi vì các thay đổi trong tuần nay độc lập với tuần trước đó. Hình 18.2 . Mỗi một chấm trong hình biểu thị cho sự thay đổi giá cổ phần Microsoft trong nhiều ngày liên tục. Đơn cử một chấm có vòng bao quanh ở góc phía Đông Nam nói lên : chỉ 2 ngày mà một gia tăng 1% theo sau bởi sự sụt giảm 1%. Nếu trên thực tế tồn tại một xu hướng có hệ thống là « theo sau sụt giảm sẽ là một sự gia tăng » thì trên hình sẽ phải có nhiều chấm ở góc phía Đông Nam và ít chấm ở góc phía Đông Bắc. Và như ta quan sát thấy trên hình, ủng hộ cho giả định này là rất ít. Bởi ta thấy được sự phân tác đều các chấm trên hình mô tả.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Để chính xác hơn trong đánh giá mối liên hệ cũng như việc kì vọng tìm ra một mẫu hình cho sự thay đổi giá cổ phần của Microsoft, Maurice Kendall đã tính toán hệ số tương quan giữa thay đổi giá cả mỗi ngày và ngày kế tiếp. Kết quả tính ra đó là +0,054. Con số này nói lên : nếu giá cổ phần Microsoft tăng 1% cao hơn trung bình ngày hôm qua, dự đoán tốt nhất về thay đổi giá cả của ngày hôm nay đó là một gia tăng 0.054% cao hơn trung bình. Khuynh hướng này là không đáng kể. Quan sát biểu đồ 18.2, ta thấy thay đổi giá cổ phần Microsoft ngày hôm nay hầu như không cho các nhà đầu tư manh mối nào về thay đổi giá cả trong ngày mai. Nếu các bạn không tin thì chúng ta sẽ đi phân tích vào chính sự nghi ngờ của bạn. Giả sử trên thị trường , sự thay đổi giá cổ phần được mong đợi liên tục trong nhiều tháng và theo đó ta có thể dự báo trước chu kì của giá cả. Giá bắt đầu tháng rồi là 70$ đồng thời mong đợi giá sẽ lên đến 90$. Nhận thấy chuyển động đó, các nhà đầu tư sẽ đồng loạt đỏ dồn vào món hời này cho đến khi cổ phần này cung ứng một tỷ suất sinh lợi thông thường. Nó mang tính tự hủy diệt khi các nhà đầu nhận tư nhận ra và như ngay lập tức nó bị hủy diệt bởi loạt những động thái mua và bán. Hình 18.3.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 18.2.2. Ba hình thức của thị trường hiệu quả : Từ các phân tích ở trên ta thấy giá cả trong một thị trường cạnh tranh phải đi theo một bước ngẫu nhiên. Nếu các thay đổi giá cả trong quá khứ có thể sử dụng để dự đoán giá cả tương lai thì các nhà đầu tư sẽ kiếm được những siêu tỷ suất sinh lợi dễ dàng nhưng do thị trường cạnh tranh nên những siêu tỷ suất sinh lợi như vậy là không thể kéo dài vì tính chất điều chỉnh ngay lập tức của giá cả khi các nhà đầu tư tận dụng những thông tin quá khứ. Và kết quả là tất cả thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh trong giá cổ phần hôm nay. A. Ba mức độ của thị trường hiệu quả : được phân biệt bởi mức độ thông tin đã được phản ánh trong giá chứng khoán. 1. Hình thức hiệu quả yếu : Giá cả phản ánh sẵn thông tin của giá cả quá khứ giá cả theo một bước ngẫu nhiên. Không thể tạo ra được siêu tỷ suất sinh lợi liên tục bằng nghiên cứu tỷ suất sinh lợi trong quá khứ. 2. Hình thức hiệu quả vừa phải : Giá cả không những đã phản ánh thông tin của giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả các thông tin đã công bố khác. Giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước những thông tin công cộng như : đề nghị sáp nhập, công bố tỷ suất sinh lợi quý vừa qua, phát hành cổ phần mới,… 3. Hình thức hiệu quả mạnh : Giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể có được bằng cách phân tích thông tin tỉ mỉ về cả công ty và nền kinh tế.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Chúng ta sẽ quan sát thấy những nhà đầu tư may mắn và không may mắn nhưng không tìm thấy siêu giám đốc đầu tư nào có thể liên tục đánh bại thị trường. B. Phân loại chuyên gia phân tích : 1. Nhà phân tích cơ bản : Phân tích vi mô về kinh doanh của công ty để cố gắng phát hiện ra khả năng sinh lợi để rọi ánh sáng mới vào giá trị cổ phần. Các sự cạnh tranh giữa các nhà phân tích cơ bản sẽ đảm bảo rằng giá cả phản ánh tất cả các thông tin có liên quan, do đó sự thay đổi giá cả là không thể dự đoán. Hình thức nghiên cứu nguyên nhân – gốc rễ vấn đề để đưa ra đánh giá trên giá cả hiện tại : nó được định giá cao hay thấp. 2. Nhà phân tích kĩ thuật : Phân tích vi mô + vĩ mô : nghiên cứu hồ sơ giá cả và tìm kiếm xu hướng hay các chu kỳ. Sự nỗ lực của những nhà phân tích kỹ thuật sẽ đảm bảo rằng giá cả hiện tại phản ánh tất cả các thông tin trong chuổi giá cả quá khứ, do đó sự thay đổi giá cả tương lai không thể dự báo được từ các dữ liệu quá khứ. Hình thức nghiên cứu kết quả từ đó ước lượng và đưa ra xu hướng để dự báo các giá trị tương lai. C. Các thị trường hiệu quả : chứng cứ. Hình 18.4. Mỗi điểm trong các biểu đồ rải rác cho thấy tỷ suất sinh lợi trong các tuần lễ kế tiếp của bốn chỉ số thị trường chứng khoán giữa tháng 8/1987 và tháng 4/1998. Bốn chỉ số này là FTSE 100 (Anh), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Mỹ), DAX (Đức), và CAC 40 (Pháp).
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Các điểm rải rác rộng cho thấy rằng hầu như không có tương quan giữa tỷ suất sinh lợi trong cùng một tuần và tuần kế tiếp. Để thử nghiệm hình thức yếu của thị trường hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp : Đo lường khả năng sinh lợi của một vài quy luật giao dịch mà các nhà phân tích kĩ thuật đã công bố tìm thấy. Thử nghiệm thống kê mô tả như trong hình để tìm kiếm những mẫu mực tỷ suất sinh lợi, mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán trong các tuần lễ kế tiếp nhau. Kết quả đạt được từ những phương pháp nghiên cứu trên đó là có vẻ như trên khắp thế giới chỉ có một vài mẫu mực tỷ suất sinh lợi từ tuần này sang tuần khác. Hình 18.5. Giá cả cổ phần của công ty mục tiêu trước và sau ngày công bố.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Ta thấy giá cả của công ty mục tiêu tăng vọt vào ngày công bố nhưng từ đó trở đi không có chuyển động giá bất thường nào. Công bố sáp nhập như phản ánh đầy đủ vào giá cả ngay vào ngày công bố. Để thử nghiệm hình thức vừa của thị trường hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp : Đo lường xem giá cả chứng khoán phản ứng nhanh đến mức nào đối với các mục tin tức khác nhau chẳng hạn như một lời đề nghị sáp nhập trong hình phân tích ở trên. Kết quả : Đối với một thông tin sáp nhập : Giá cả điều chỉnh ngay lập tức tại thời điểm công bố (t=0). Thông báo thu nhập mới nhất : Điều chỉnh trong giá cả sẽ xảy ra trong khoảng 510 phút sau khi thông báo. Hình 18.6. Tỷ suất sinh lợi hàng năm bình quân của 1.493 quỹ hỗ tương Mỹ và chỉ số thị trường 19621992.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Để thử nghiệm hình thức mạnh của thị trường hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp : So sánh tỷ suất sinh lợi của các quỹ hỗ tương hay hưu bổng với tỷ suất sinh lợi trước và sau chi phí của một danh mục chuẩn gồm những chứng khoán tương tự.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Kết quả : tỷ suất sinh lợi của các quỹ thu được thấp hơn các danh mục chuẩn sau chi phí và chỉ vừa bằng các mức chuẩn trước chi phí. Các quỹ quản lí chuyên nghiệp đã từ bỏ việc theo đuổi thành quả cao. Đổ lại họ tiến hành mua « tỉ số » để tối đa hóa việc đa dạng danh mục và tối thiểu hóa chi phí quản lí danh mục.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 18.3. Những bất thường thị trường Những bằng chứng thực nghiệm đã đưa ra hàng loạt những bất thường trong thị trường, đây cũng chính là những bằng chứng giải thích cho tính kém hiệu quả của thị trường. Nhưng chúng ta không thể bác bỏ tính hiệu quả của thị trường một cách tuyệt đối. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu 3 bất thường đã là những bài toán đố thách thức cho các nhà nghiên cứu cả lí thuyết lẫn thực nghiệm về thị trường hiệu quả. 1. Hiệu ứng doanh nghiệp nhỏ: Bài toán từ thực nghiệm: Khi quan sát trên thị trường Mỹ giai đoạn 1926 1997, người ta nhận ra rằng khi đầu tư vào cổ phần các doanh nghiệp cùng với một khoản đầu tư như nhau, ở đây để đơn giản ta cho khoản đầu tư đó bằng 1$ thì kết quả khi đầu tư vào cổ phần doanh nghiệp nhỏ thì đến năm 1997 đã tăng giá lên 5.520$, trong khi doanh nghiệp lớn chỉ đem lại 1.828$. Sự bất thường là tỷ suất sinh lợi một cách bất thường của chứng khoán của các doanh nghiệp nhỏ. Tại sao những doanh nghiệp nhỏ có mức vốn hoá thị trường thấp lại kiếm được lợi nhuận vượt trội mặc dù các doanh nghiệp này có hệ số beta lớn hơn, trong khi sự chênh lệch trong beta không đủ lớn để giải thích sự chênh lệch trong tỷ suất sinh lợi? Mà theo mô hình CAPM, tỷ suất sinh lợi có mối tương quan xác định với beta của nó. Điều đó được giải thích bởi 3 lí do sau:
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Thứ nhất, có thể nhà đầu tư đã yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn khi đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ vì yếu tố rủi ro nào đó mà không được ghi lại trong mô hình CAPM. Thứ hai, thành quả cao mà cá doanh nhiệp nhỏ đạt được có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nghĩa là sự bất thường này chỉ giới hạn vùng nghiên cứu nhỏ hay một khoảng thời gian ngắn. Và một nghiên khác đã đưa ra những bằng chứng cho sự ngẫu nhiên này. Bài nghiên cứu này chỉ ra rằng: cho đến đầu những năm 1960, cổ phần doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn là như nhau. Trong những năm gần đây, đã có một sự đảo ngược nghĩa là xảy ra hiệu ứng doanh nghiệp lớn. Thứ ba, đây là một ngoại lệ quan trọng của lí thuyết thị trường hiệu quả. Ngoại lệ này đã cung cấp cho các nhà đầu cơ hội để tạo một tỷ suất sinh lợi cao trong gần 2 thập kỉ. 2. Nhà đầu tư phản ứng chậm với thông tin mới: Các kiểm định về tính hiệu quả của thị trường dựa trên thông tin thường sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Ở chương này ta nghiên cứu 2 sự kiện: phát hành cổ phần mới và công bố thu nhập. 3. Bài toán phát hành mới: Khi các doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành cổ phần ra công chúng, các nhà đầu tư đổ xô đến mua. Họ hi vọng rằng, sẽ thực hiện được lãi vốn ngay lập tức. Tuy nhiên, Loughran và Ritter chỉ những người đủ may mắn mới kiếm được món lãi sớm này.
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Nhưng theo nghiên cứu thì các phát hành mới giữa 1970 1990, họ kết luận rằng các món lãi sớm này đã biến thành lỗ. Tổng cộng trong 5 năm theo sau việc phát hành ra công chúng ban đầu, các cổ phần thực hiện có thành quả tệ hơn 30% so với một danh mục cổ phần của các doanh nghiệp có qui mô tương tự. Biểu đồ. Tỷ suất sinh lợi từ 4.753 cung ứng ra công chúng từ năm 1970 1990 trong mỗi kì 5 năm theo sau phát hành, đối chiếu với tỷ suất sinh lợi từ một mẫu các doanh nghiệp tương ứng không phát hành. Tại sao lại có sự khác biệt về lợi nhuận trung bình hằng năm giữa hai công ty tương ứng nhau như vậy?
- TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả Câu trả lời có thể là: đối với doanh nghiệp phát hành cổ phần lần đầu các giám đốc tài chính vẫn chưa đủ kinh nghiệm để quản lí và đầu tư hiệu quả từ nguồn tài trợ mới này. Trong khi đó, nguồn vốn huy động được đã được các doanh nghiệp tương ứng thực hiện lên kế hoạch đầu tư và sử dụng ( thường vốn cổ phần sẽ được đầu tư dài hạn vào các dự án an toàn, có NPV>0) nên xét trong 5 năm từ sau khi doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành thì lợi nhuận từ nguồn vốn từ việc phát hành lần đầu tiên thấp hơn là điều dễ hiểu. 4. Bài toán công bố tỷ suất sinh lợi : Đây là nghiên cứu kiểm định thị trường loại vừa, nghĩa là khi công bố thu nhập được đưa ra, thì ngay lập tức thông tin này sẽ được phản ánh vào giá cổ phần. Nhưng thực tế quan sát thì không như vậy, khi một thông tin nào đó xuất hiện trên thị trường, về bản chất thông tin đó đúng nhưng dưới con mắt phân tích của các nhà đầu tư khác nhau, các thông tin đó được biểu hiện với các mức độ và hình thái khác nhau. Thường một điều mà các nhà đầu tư hay mắc phải là neo vào các thông tin về thu nhập trước đó, tức là chịu ảnh hưởng của hàng loạt các thông tin trong quá khứ hơn. Trong khi, trong thị trường hiệu quả thông tin được đưa ra sẽ không có một mối liên hệ nào với các thông tin đã được công bố trước đó. Có vẻ như nhà đầu tư đã không nhận biết ngay lập tức ý nghĩa đầy đủ của việc công bố thu nhập, và chỉ nhận ra khi có thêm thông tin. Biểu đồ. Tỷ suất sinh lợi vượt trội khi có công bố về thông tin thu nhập của doanh nghệp (%)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài chính doanh nghiệp
10 p | 3285 | 1013
-
Giáo trình về môn tài chính doanh nghiệp
34 p | 1181 | 509
-
Bài giảng tài chính doanh nghiệp
29 p | 721 | 351
-
422 Câu trắc nghiệm Tài chính doanh nghiệp
47 p | 509 | 108
-
Bài giảng Câu hỏi trắc nghiệm môn Tài chính doanh nghiệp
16 p | 230 | 46
-
Bài giảng Tổng quan về tài chính doanh nghiệp - TS. Phan Đình Nguyên
46 p | 150 | 16
-
Bài giảng Chuyên đề Tài chính doanh nghiệp
87 p | 118 | 12
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Chuyên đề: Tài chính doanh nghiệp - Tài chính công
87 p | 107 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 68 | 8
-
Bài giảng Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
16 p | 115 | 7
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 85 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Phân tích tài chính doanh nghiệp
28 p | 16 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp 1
22 p | 6 | 2
-
Bài giảng chuyên đề 6: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nâng cao - TS. Nguyễn Thị Thanh
85 p | 11 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp 2
26 p | 4 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp 1 (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
24 p | 4 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Phân tích tài chính doanh nghiệp (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
31 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn