intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU BỆNH GHẺ

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

104
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa: Bệnh ghẻ( Scabies) là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng ( cái ghẻ) gây nên. 2/ Nguyên nhân: + Ký sinh trùng ( cái ghẻ): Sarcopte scabiei hominis:hình tròn dẹt ( Giống rùa), đườn kính 250-340à, 8 chân , vòi đào hầm hút thức ăn, sống ký sinh ở lớp thượng bì da người, ra ngoài sống 2- 4 ngày + Cái ghẻ đào hang tại lớp sừng, gây ngứa( ngứa là do lông và các chất đào thải, chất chuyển hóa của nó gây nên). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU BỆNH GHẺ

  1. BỆNH GHẺ I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Bệnh ghẻ( Scabies) là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng ( cái gh ẻ) gây nên. 2/ Nguyên nhân: + Ký sinh trùng ( cái gh ẻ): Sarcopte scabiei hominis:h ình tròn dẹt ( Giống rùa), đườn kính 250-340à, 8 chân , vòi đào hầm hút thức ăn, sống ký sinh ở lớp thượng bì da người, ra ngoài sống 2- 4 ngày + Cái ghẻ đào hang tại lớp sừng, gây ngứa( ngứa là do lông và các chất đào thải, chất chuyển hóa của nó gây nên). + Sinh sản : . Đẻ 1-5 trứng / ngày -> 3-5 ngày trứng nở -> sau 20-25 ngày ghẻ trưởng thành . Ghẻ đực chết sau giao hợp . . Một cái ghẻ -> sau 3 tháng -> 150 triệu con . + Hoạt động và lây truyền :
  2. . Ban đêm đào hang . Bò lên mặt da tìm con đực -> gây ngứa -> gãi -> vung vãi . . Lây do nằm chung , giặt quần áo chung . . Quan hệ trực tiếp qua da – da … -> STD + Cách lây truyền : Lây do nằm chung , mặc quần áo chung … Lây qua tiếp xúc trực tiếp da – da , khi quan hệ tình dục ( STD ) Bệnh xuất hiện trong gia đ ình , tập thể , ổ gái điếm , th ành dịch trong chiến tranh ,thảm hoạ môi trƯ*ờng… II - TRIỆU CHỨNG: 1/ Lâm sàng: 1.1/ Tổn thương đặc hiệu:
  3. - Vị trí tổn thương đặc hiệu: Kẻ ngón tay chân, nách, nếp gấp cổ tay, rốn thân dương vật, núm vú, và gót chân ở trẻ em. - Tổn thương cơ bản là : mụn nước và đường hang ( luống ghẻ); đường hang ngoằn ngoèo hình chử chi hơi gợi lên mặt da thường đi song song với nếp gấp, mụn nước ở đầu đường hang . - Cơ năng: Ngứa tăng về đêm lúc đi ngủ do: . Ghẻ cái bò lên mặt da tìm đực . . Đào hang . . ấu trùng ghẻ di chuyển . . Độc tố ghẻ - Yếu tố dịch tể: Trong đơn vị, gia đình có nhiều người bị bệnh tương tự. - Có thể bắt được cái ghẻ tại tổn thương: đing kim lần theo đường hang tới mụn nước, nhể, khêu thì bắt được cái ghẻ. - Soi thấy cái ghẻ : Dùng thìa nạo (Curette) nạo mụn nư*ớc ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ .. 1.2/ Tổn thuơng thứ phát :
  4. Thường do ngứa gãi gây nên gồm: Vết xước gãi , vết trợt , sẩn, vẩy tiết, mụn n ước , mụn mủ, chốc nhọt..,sẹo thâm m àu ,bạc màu.Do nhiều loại tổn thương thứ phát tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh" khảm xà cừ" ,"hình hoa gấm" Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán. 2/ Các thể lâm sàng : - Ghẻ giản đơn . Chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát. - Ghẻ nhiễm khuẩn : có tổn thương của ghẻ + mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp. - Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: do chà xát cào gãi lâu ngày - Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp . - Thể đặc biệt : Ghẻ Na uy ( Norwrgian ) Rất hiếm gặp và chỉ thấy ở bệnh nhân SGMD , nh*ư dùng thuốc UCMD . nhiễm HIV/ AIDS. Hình ảnh lâm sàng những đám mảng da đỏ dày vả y, rải rác toàn thân kể cả ở đầu, mặt. Cái ghẻ tìm thấy rất nhiều ở trong lớp vảy .
  5. 3/ Biến chứng: - Nhiễm trùng: có mụn mủ, vảy tiết, viêm da thứ phát, vết xước, chit sẫm màu do gãi. Eczema hóa. - Viêm cầu thận cấp: sốt, phù chân, đái ít, THA, XN : Protein niệu, HC niệu. - Ghẻ Na Uy ( ghẻ dày sừng) ghẻ bong vảy, gặp ở những BN suy giảm MD… III - CHẨN ĐOÁN: 1/ Chẩn đoán xác định: - Vị trí tổn thương đặc hiệu. - Tổn thương cơ bản đặc hiệu - Ngứa tăng về đêm lúc đi ngủ. - Yếu tố dịch tễ. - Bắt được cái ghẻ
  6. - Soi thấy cái ghẻ : Dùng thìa nạo (Curette) nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 10% , soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ .. 2/ Chẩn đoán phân biệt: + Sẩn ngứa do côn trùng khác: - Sẩn ngứa do ruồi vàng, bọ chét: Sẩn cục ở tay, chân, thắt lưng, ngứa cả ngày lẫn đêm. - Viêm da do côn trùng(Bướm, ..) Tổn thương thường ở phần hở nặt , cổ, tay chân. tổn thương là các đám viêm da đỏ , thành vết, có thể có bội nhiểm hoại tử, không lây . - Tổ đỉa : Mụn nước sâu, tập trung thành cụm, không có đường hang, chỉ có ở lòng bàn tay, đầu ngón, mặt dưới ngón, rìa ngón bàn tay chân, thường liên quan tới tiếp xúc hóa chất. IV - ĐIỀU TRỊ:
  7. 1/ Nguyên tắc: - Phát hiện sớm , điều trị sớm - Điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình , tập thể - Điều trị liên tục 10 – 15 ngày , theo dõi sau 10 – 15 ngày để có thể có đợt trứng mới nở . - Bôi thuốc đúng phương pháp và bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ : bôi 2 – 3 đêm liên tục mới tắm . - Tránh kì cọ , cạo gãi vì gây viêm da , nhiễm khuẩn . Không bôi thuốc độc hại như thuốc trừ sâu , thuốc diệt cỏ … - Điều trị kết hợp dự phòng: luộc quần áo, phơi chăn màn, chiếu, tổng vệ sinh hàng ngày. 2/ Tại chổ: + Bôi DEP( Di ethyl phtalat 50-100%) - Bôi trước khi đi ngủ, bôi diện rộng to àn thân( vì lúc đi ngủ là lúc cái ghẻ hoạt động), bôi lớp mỏng, bôi liên tục 7-10 ngày sau đó nghĩ 3 ngày và bôi lại lần 2. - Người lớn sử dụng dầu DEP, trẻ em dùng mỡ DEP
  8. + Mỡ diêm sinh 30% cho người lớn, 10% cho trẻ em. + Dầu Benzyl benzoat 33% + Dd kem Kwell + Kem Eurax( crotaniston ) và dung dịch . + Crem , dầu Permethrin 1 – 5 % . + Mỡ lưu huỳnh 10% cho trẻ em , 30 % cho ng*ời lớn . +Lidan 1% ( crem và dung dịch ) . +Kết hợp tắm xà phòng Sastid , Betsomol . + Phương pháp Diakova: xà phòng dặt 50g + bột diêm sinh 125g+ Nước cất 350g + Đông y : + Tắm cây lá đắng : ba gạc , xoan , xà cừ , cúc tần, chân chim. + Dầu hạt máu chó . *Ghẻ có viêm da , bội nhiễm , chàm hoá : Điều trị viêm da, bội nhiễm chàm hoá trước sau đó mới bôi các thuốc ghẻ .
  9. 3/ Toàn thân: * Thuốc kháng Histamin: +Kháng H1: -Chlophenyramin 4mg x 2v/24h x 5-7 ngày hoặc -Clarytine 10mg x 1v/24h x5-7 ngày - Telfast 60mg x 2v/24h x5-7 ngày - Astemizol 4mg x 2viên/24h x 10 ngày - Peritol 4mg x 2v /24h x 10 ngày - Siro Dimedrol 0,1%( cho trẻ em), ngày 2 thìa cà phê s,c +Kháng H2 -Cimetidin 200mg x 4v/24h x 5-7 ngày, Ranitidin, Famotidin,. * Kháng sinh khi có nhiễm trùng: - Bôi Tím Metyl sáng, chiều x 3 ngày hoặc Castellani bôi sáng, chiều x 3 ngày.Oxy kẽm , mỡ kháng sinh , dung dịch Milian - Erythromycin 0,5 x 3v/24h uống s,c x 7 ngày hoặc
  10. - Ampixilin 0,5 x 3v/ 24h uống s,c x 7 ngày BS. Nguyễn Văn Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2