Tài liệu Bệnh ho gà
lượt xem 5
download
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em và trẻ nhỏ, lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệt điển hình với nhiều biến chứng xảy ra và sự gia tăng bạch cầu lympho trong máu ngoại vi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bệnh ho gà
- Bệnh ho gà I. Đại cương Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, phổ biến ở trẻ em và trẻ nhỏ, lây theo đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệt điển hình với nhiều biến chứng xảy ra và sự gia tăng bạch cầu lympho tron g máu ngoại vi. 1. Vi khuẩn - Trực khuẩn Bordetella pertusiss đ ược phát hiện năm 1906. Là loại cầu trực trụng gram âm, hiếu khí, dài 0,5 m, không di động và kém chịu với nhiệt độ: dưới ánh sàng mặt trời, chết sau 1 giờ; ở nhiệt độ 550C, chết sau 30 phút. Vi khuẩn tiết ra 2 loại nội độc tố: chịu nhiệt và không chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt có bản chất protein, tạo được giải độc tố và kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể. - Năm 1928, người ta đã phân lập ở bệnh nhân ho gà 1 loại vi khuẩn mà về hình thái, tính chất nuôi cấy, tính kháng nguyên và độc tố gần giống với B. pertusiss,
- nên gọi là B.para. pertusiss (phó ho gà). 2 loại vi khuẩn này không có miễn dịch chéo. 2. Dịch tễ học - Nguồn bệnh: là những bệnh nhân đang bị ho gà. Bệnh lây lan nhanh nhất trong tuần đầu của bệnh, khi có những biểu hiện vi êm long đường hô hấp và những cơn ho đầu tiên. Đặc biệt là những trường hợp không điển hình nên không được phát hiện và cách ly kịp thời. - Đường lây: lây theo đường hô hấp do vi khuẩn trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi và trực tiếp được người lành hít phải. - Sức cảm thụ: mọi lứa tuổi đều có thể bị ho gà, nhưng trẻ em từ 1 - 6 tuổi dễ bị hơn. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. - Từ khi có tiêm chungr mở rộng, bệnh giảm hẳn. 3. Miễn dịch học - IgA ngăn cản vi khuẩn dính vào biểu mô đường hô hấp. - Vì các IgG miễn dịch ho gà có phân tử lượng lớn, không qua được rau thai, nên trẻ không nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua rau thai. Vì vậy, lúc sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có thể bị ho gà.
- - Sau khi bị bệnh, miễn dịch sẽ bền vững suốt đời. 4. Cơ chế bệnh sinh - Trực khuẩn ho gà xâm nhập vào biểu mô đường hô hấp rồi phát triển nhân lên, không xâm nhập vào máu. Tại đây, chúng ức chế sự hoạt động của các tế bào biểu mô, gây viêm cấp tính đường hô hấp và kích thước niêm mạch tăng tiết nhầy. Tổn thương chủ yếu ở phế quản và tiểu phế quản. - Độc tố của vi khuẩn một mặt kích thích trực tiếp vào các cảm thụ thần kinh cua niêm mạc đường hô hấp, gây ra các cơn ho điển hình, mặt khác, tác động đến hệ thần kinh trung ương. Tại đây, độc tố ảnh h ưởng trực tiếp đến trung khu hô hấp ở hành tuỷ, gây rối loạn hô hấp, nếu nặng có thể có cơn ngừng thở. Độc tố còn gây ra những ổ hưng phấn ở trung khu hô hấp, tạo nên những cơn ho theo phản xạ kéo dài. Độc tố lan truyền ở hệ thần kinh trung ương có thể gây biến chứng viêm não. 5. Giải phẫu bệnh lý - Co thắt các phế quản và tiểu phế quản: niêm mạc khí-phế quản bị tổn thương tại chỗ và có hiện tượng tăng tiết dịch nhầy. Dịch tiết có thể lẫn mủ, mảnh ni êm mạc, vi khuẩn, đặc biệt là tế bào lympho. Quanh phế quản và các mạch máu lân cận bị bao bọc bởi một lớp các tế bào lympho, tạo nên hình ảnh đặc biệt trong bệnh ho gà.
- - Trong lòng các phế nang xuất hiện nhiều dịch và các mô bào. Thành phế nang xung huyết và có nhiều tế bào lympho xâm nhập. - Có thể thấy hiện tượng phù nề ở tổ chức não và tổn thương các tế bào thần kinh nhưng không thấy hiện tượng xâm nhập của tế bào lympho và các tế bào viêm khác vào tổ chức não. II. Lâm sàng 1. Thể điển hình 1.1 Nung bệnh Trung bình 8 ngày, tối đa là 14 ngày. Hoàn toàn yên lặng. 1.2 Khởi phát Còn gọi là thời kỳ viêm long phế quản. Thường kéo dài từ 1- 2 tuần. - Sốt nhẹ, từ từ tăng dần 3705 - 380C. - Có các triệu chứng viêm long đường hô hấp: ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng. Ho tăng dần thành cơn, hay gặp về đêm. - Nghe phổi có ít ran phê quản. 1.3 Thời kỳ toàn phát
- Thời kỳ ho cơn. Kéo dài từ 1- 2 tuần. - Dấu hiệu đặc biệt là các cơn ho gà điển hình. Cơn ho xuất hiện đột nhiên vô cớ sau các kích thích, cả ngày và đêm, nhưng hay gặp ho nhiều về đêm. Cơn ho điển hình qua 3 giai đoạn: ho, thở rít vào, khạc đờm. Cơn ho: Trẻ ho rũ rượi từng chuỗi liên tục, không tự kìm hãm được. Mỗi chuỗi 15 đến 20 lần hô liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần, có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ ngầu, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi. Thở rít vào: cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi chuỗi tiếp, trẻ thở rít vào thật dài nghe như tiếng gà rít. Nôn hoặc khạc đờm: các cơn ho cứ liên hồi cho tới khi trẻ nôn hoặc khạc được đờm trắng, trong, dính như lòng trắng trứng, trong đó có trực khuẩn ho gà, BC đơn nhân, BC lympho và tế bào thường bì đường hô hấp. Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt mỏi, bơ phờ, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Phải mất một ít phút trẻ mới trở lại chơi bình thường. - Ngoài ra, thăm khám bệnh nhân có thể thấy một số triệu chứng do hậu quả của các cơn ho: Nặng mắt, phù mi mắt do ứ đọng tĩnh mạch và bạch mạch.
- Loét dây hãm lưỡi: là dấu hiệu khá đặc biệt, có thể chẩn đoán ngay là do ho gà mặc dù không được chứng kiến các cơn ho. Thường gặp vào tuần lễ thứ hai của thời kỳ ho cơn. Đó là vết khía ngang trên dây hãm lưỡi, hình bầu dục, màu đỏ hoặc hơi xám. Do lưỡi bị đẩy ra ngoài, va vào răng cửa hàm dưới, chỉ gặp ở những trẻ đã có răng cửa hàm dưới. - Toàn thân: bệnh nhân có thể không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ quanh 380C. Nếu có sốt cao phải nghĩ tới các biến chứng. Nghe phổi chủ yếu thấy ít ran phế quản. 1.4 Thời kỳ lui bệnh và hồi phục 3 tuần sau khi cơn ho xuất hiện, bệnh tới cực độ, và giữ nguyên ở mức đó trong 1 thời gian tuỳ từng trường hợp, rồi bệnh lui dần, thời kỳ này dài từ 2 - 4 tuần. Số cơn ho giảm dần, thời gian mỗi cơn ho cũng ngắn lại, khạc đờm ít sau đó hết dần. - Toàn thân tốt lên: Trẻ ăn được, vui chơi bình thường. - Tuy nhiên, ở một số trẻ xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, thậm chí tới 1 - 2 tháng. 2. Các thể lâm sàng 2.1 Theo lứa tuổi - Ho gà ở trẻ sơ sinh: thường diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong cao.
- - Ho gà ở trẻ còn bú: Thời kỳ nung bệnh từ 5 - 7 ngày, đôi khi đến 2 tháng. Thời kỳ viêm long thường ngắn hơn so với trẻ lớn, khoảng 1 tuần. Các biểu hiện lâm sàng giống như viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc viêm mũi họng thông thường, viêm phế quản. Ho khan nhiều về đêm, mỗi lần ho hơi tím lại, rồi xuất hiện dần dần ho cơn. Thời kỳ ho cơn ở trẻ còn bú: cơn ho xuất hiện dưới nhiều hình thái: ở trẻ bú khoẻ, cơn ho điển hình gióng như trẻ lớn. Đối với cơn ho không điển hình, mỗi khi ho, trẻ giật người lên, ho từng chập, sau đó ho nhẹ dần và thở vào không rít lắm, hoặc ho giật người liên tục, không có thở vào. Đờm dãi đặc dính vào niêm mạc họng khó bắn ra, phải dùng tay lấy hoặc hút đờm dãi. Nôn sau cơn ho ít hơn so với trẻ lớn. Trẻ xanh, mệt mỏi. Không sốt hoặc sốt nhẹ 37,5 - 380C. Biến chứng nặng phần lớn là biến chứng về hô hấp và thần kinh, viêm phế quản phổi, não viêm. ở trẻ còn bú sau cơn ho gà hay bị ngừng thở. Có thể phân biệt 2 hình thái lâm sàng: i. Ngừng thở do co thắt hoặc ngạt thở: sau cơn ho xuất hiện cơn ngạt thở. Khi ngạt thở, mặt sưng phù lên, mắt xung huyết và lồi ra, tĩnh mạch cổ
- nổi, môi tím tái, đầu ngả ra sau, lồng ngực không di động. Mạch nhỏ khó bắt. Bệnh cảnh trông rất nặng nề. ii. Ngừng thở vì liệt hoặc ngất: sau cơn ho ngắn, trẻ ngừng thở đột ngột, người lả đi, da xanh tái, toàn thân mềm, mất hết các phản xạ, đồng tử dãn và mất phản xạ giác mạc. Tiếng tim mờ, tim đập chậm, mạch khó bắt. Tình trạng báo động này kéo dài 5 - 15 phút, có thể xảy ra tử vong. Nếu tiến triển tốt, trẻ thở lại, da hồng hào và xuất hiện lại các phản xạ, môi đỡ tím tái. Ngừng thở vì liệt hoặc ngất thường xuất hiện ngay sau cơn ho ngắn hoặc sau cơ ho ngạt thở. Thời kỳ lui bệnh. - Ho gà ở người lớn: ít gặp, lâm sàng thường nhẹ, ho dai dẳng nhưng thở vào không rít lắm, ít nôn. 2.2 Theo mức độ - Thể thô sơ: không ho, chỉ hắt hơi nhiều. - Thể nhẹ: cơn ho nhẹ, ngắn và không điển hình, không khạc đờm nhiều. Thường gặp ở trẻ em đã tiêm vaccine nhưng không tiêm đầy đủ, nồng độ kháng thể trong máu thấp. III. Biến chứng
- 1. Biến chứng hô hấp - Do bội nhiễm có thể gây viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm các xoang. - Viêm phế quản, ... - Phế quản phế viêm: hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong cao nếu không xử trí kịp thời. 2. Biến chứng thần kinh 2.1 Những cơn co giật đơn độc giữ nguyên ở mức đó trong một thời gian tuỳ từng trường hợp , rồi bệnh lui dần. thời kỳ này dài từ 2 – 4 tuần: Số cơn ho giảm dần, thời gian mỗi cơn ho cũng ngắn lại, khạc đờm ít sau đó hết dần . Toàn thân tốt lên: Trẻ ăn được, vui chơi bình thường. - Trẻ có thể xuất hiện tật ho gà trong nhiều tuần : N ghĩa là trong thời gian này - nếu đứa trẻ bị một nhiễm trùng nào đó có s ốt, viêm mũi họng thì có thể có những cơn ho gà, mặc dù bệnh ho gà đã khỏi, xét nghiệm dịch mũi họng nuôi cấy không thấy vi khuẩn ho gà nữa. V.Chẩn đoán :
- Chẩn đoán xác định : Dựa vào - Lâm sàng : Cơn ho gà điển hình, hậu quả của các cơn ho - Xét nghiệm máu : Số lượng BC tăng cao, chủ yếu là BC lym pho. - Yếu tố dịch tễ : Nhiều trẻ trong cùng một vùng mắc, lứa tuổi. -Xét nghiệm cấy dịch mũi họng trong tuần lễ đầu của bệnh Chẩn đoán phân biệt : ở giai đoạn khởi phát , cần phân biệt : 1. ở trẻ nhỏ , tuyến hung còn to chèn ép vào phế quản cũng gây ho, nhưng không thở rít vào và không khạc đờm . 2. Lao sơ nhiễm : Hạch chèn ép vào phế quản gây ho . Cần làm xét nghiệm mantoux. 3. ở trẻ sơ sinh , trẻ nhỏ cần phân biệt bệnh Carl –Smith thể phổi cũng gây ho, tăng bạch cầu lym phô ( Bệnh tăng BC lym phô nhiễm tr ùng ) , do vi rút, lành tính, thường khỏi sau hai tuần . Điều trị : VI. 1. Điều trị đặc hiệu:
- - Các kháng sinh vẫn tác dụng tốt với trực khuẩn ho gà: Streptomyxin , Cloramphênicol , Tetraxyclin . Nhưng các kháng sinh này r ất độc với trẻ em nên hiện nay ít sử dụng Hiện nay nên dùng các loại kháng sinh: - erytromyxin: 30 – 50 mg / kg / ngày Ampixilin : 70 -100 mg/ kg / ngày Dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày. 2 .Điều trị triệu chứng : -An thần, chống ho : Dùng kháng histamin tổng hợp như xi rô Phenécgan , Theralen. Trẻ em tránh dùng thuốc ức chế trung tâm hô hấp . Nếu có khó thở , suy hô hấp : Móc , hút đờm dãi, thở ôxy qua sonde. - 3 Điều trị biến chứng : Biến chứng bội nhiễm : Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ , cơ quan bị bội nhiễm - để chọn kháng sinh cho thích hợp.
- Não viêm ho gà : Chống sốt cao bằng hạ nhiệt, chườm lạnh . Chống co giật - bằng thuôc an thần, liệt hạch . Chống phù não . Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh . Nếu có cơn ngừng thở : Hút đờm dãi, hà hơi thổi ngạt , đặt nội khí quản khi - cần thiết . 4. Săn sóc , hộ lý : -Cho trẻ ăn ít một , lỏng , nhiều bữa , gi àu dinh dưỡng. Nếu trẻ nặng không ăn được phải đặt sonde dạ dày và cho ăn qua sonde. Cách ly bệnh nhân để tránh lây lan. - Trong cơn ho phải để trẻ ở tư thế ngồi để tránh trào đờm dãi vào phổi, trẻ nhỏ - phải cho nằm nghiêng để móc đờm dãi. Phòng bệnh : VII. 1. Cách ly bệnh nhân: Trong vòng 40 ngày, khi đang có dịch hạn chế tụ họp đông trẻ em. Chú ý không trê ho gà đến nhà hộ sinh để tránh lây cho trẻ sơ sinh. - 2. Vaxin ho gà:
- Trong chương trình tiêm chủng mở rộng : Vacxin bạch hầu – Hogà - Uốn ván liên kết : Trẻ 2 tháng tiêm mũi 1 Tr ẻ 3 ---------------------2 Tr ẻ 4 ----------------------3 Tiêm nhắc lại : Từ 12 – 23 tháng Từ 24 - 35 tháng 3. Gamma globulin miễn dịch : Tiêm cho trẻ sơ sinh , trẻ suy dinh dưỡng trong vụ dịch . L iều lượng 0,3ml / kg / lần . Tiêm hai lần cách nhau từ 48 – 72 giờ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm tai giữa cấp tính
14 p | 225 | 50
-
BỆNH HỌC TAI GIỮA
10 p | 141 | 20
-
BỆNH HO GÀ (Pertussis), BỆNH LAO PHỔI (Tuberculosis)
9 p | 146 | 16
-
BỆNH HO GÀ
9 p | 198 | 12
-
Tổng quan về bệnh viêm phổi
6 p | 142 | 12
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: BỎNG
13 p | 111 | 11
-
Bệnh Ho Gà Ở Thiếu Niên và Người Lớn
8 p | 162 | 10
-
VĂC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU - HO GÀ - UỐN VÁN: VĂC XIN DPT
4 p | 91 | 8
-
VẮC XIN UỐN VÁN
6 p | 173 | 7
-
Mật gà chữa ho
4 p | 74 | 7
-
BỆNH HO GÀ (Pertussis)
10 p | 94 | 7
-
BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
14 p | 123 | 6
-
Chuyên đề Sản Bệnh Viện Từ Dũ
17 p | 98 | 4
-
Bệnh cảm thường (common cold)
4 p | 101 | 3
-
Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp
2 p | 73 | 3
-
CHÍCH NGỪA NGƯỜI LỚN
13 p | 89 | 3
-
Ngân hàng câu hỏi học phần Nhiễm - Thần kinh
7 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn