Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT
lượt xem 4
download
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT có nội dung trình bày về: chức năng của máu, một số tính chất hóa lí của máu, huyết tương, tế bào máu, đông máu,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ---------- ---------- TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN MÔN SINH HỌC THPT (Lƣu hành nội bộ) 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ---------- ---------- NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SINH LÝ MÁU – HỆ TUẦN HOÀN (PHẦN 1) PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT Quảng Bình, 2016 2
- NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT VỀ SINH LÝ MÁU - HỆ TUẦN HOÀN (PHẦN 1) PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT I. Chƣ́c năng của máu: Máu là dịch lỏng tuần hoàn trong khắp cơ thể động vật thực hiện các chức năng chủ yếu sau đây: 1. Vâ ̣n chuyể n các chấ t cho quá trin ̀ h chuyể n hóa - Vâ ̣n chuyể n khí O 2 từ cơ quan trao đổ i khí (phổ i, mang,...) đến các tế bào và vận chuyển khí CO2 từ các tế bào đế n cơ quan trao đổ i khí để thải ra ngoài. - Vâ ̣n chuyể n các chấ t dinh dưỡng hấ p thu từ hê ̣ tiêu hóa đưa đế n các tế bào. - Vâ ̣n chuyể n các chấ t bài tiế t (urê, axít uric,...) đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. 2. Bảo vệ cơ thể - Bạch cầu trong máu tiêu hủy các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. - Các yếu tố đông máu, trong đó có yếu tố đông máu tiểu cầu tham gia chống mất máu. 3. Điều hòa sƣ̣ ổ n đinh ̣ của môi trƣờng trong - Điề u hòa thân nhiê ̣t, giữ thân nhiê ̣t ổ n đinh. ̣ - Điề u hòa pH, nhờ hê ̣ thống đê ̣m có trong máu. - Hoocmôn (do các tuyế n nô ̣i tiế t tiế t vào máu ) tham gia điề u hòa thể dich ̣ các quá trình sinh lí, như điề u hòa áp suấ t thẩ m thấ u, điều hòa thân nhiệt... II. Mô ̣t số tính chấ t lí hóa của máu 1. Khối lƣợng máu Khối lượng máu tính theo % khối lượng cơ thể là khác nhau ở các loài động vật (bảng 1). Bảng 1. Khối lượng máu tính theo % khối lượng cơ thể Động vật % khối lƣợng cơ thể Cá 3,0 Lợn 4,6 Bò 8,0 Gà 8,5 3
- Chó 8,9 Ngựa 9,8 Người 8,0 2. Thể tích máu Người trưởng thành có khoảng 4 đến 6 lít máu (tùy theo khối lượng cơ thể), trong đó có gần 50% là máu dự trữ (gan 20%; lách 16%; dưới da 10%). Máu dự trữ được huy động trong trường hợp mất máu, lao động, sốt, ngạt thở... 3. Tỉ trọng của máu Tỉ trọng của máu là 1,050 – 1,060. Tỉ trọng của máu phụ thuộc vào số lượng tế bào máu và nồng độ các chất trong huyết tương. 4. Độ nhớt của máu Nếu coi độ nhớt của nước tinh khiết là 1 thì độ nhớt của máu là 4,5 và của riêng của huyết tương là 2,2. Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào số lượng tế bào máu và nồng độ protein huyết tương. Trường hợp số lượng tế bào máu và nồng độ protein huyết tương tăng lên thì độ nhớt của máu sẽ tăng lên. Điều này gây trở ngại cho sự lưu thông của máu và hoạt động của tim, nếu kéo dài dẫn đến suy tim và tăng huyết áp. 5. Hematocrit Hematocrit là tỉ lệ giữa thể tích hồng cầu và thể tích máu toàn phần. Hematocrit của người trưởng thành (sau 1 giờ để lắng): nam là 44 % ± 3% và nữ là 41 % ± 3%. 6. Áp suất thẩm thấu Áp suât thẩm thấu của máu phần lớn là do nồng độ các muối khoáng hòa tan trong máu (chủ yếu là NaCl) và một phần nhỏ là do các protein huyết tương tạo nên. Mặc dù áp suất thẩm thấu do protein huyết tương tạo nên không lớn, khoảng 25 – 28 mmHg, nhưng lại có vai trò quan trọng trong trao đổi nước giữa mao mạch và mô. Sự ổn định của áp suất thẩm thấu của máu có ý nghĩa sinh lí rất lớn. Nếu áp suât thẩm thấu của huyết tương lớn hơn của hồng cầu, thì nước sẽ từ hồng cầu đi ra huyết tương, kết quả là kích thước hồng cầu giảm đi, hồng cầu teo 4
- nhỏ lại. Thí nghiệm: Cho hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch có áp suất thầm thấu lớn hơn của hồng cầu, ví dụ dung dịch muối NaCl > 0, 96 %, thì hồng cầu teo nhỏ lại. Dung dịch muối NaCl > 0, 96 % gọi là dung dịch ưu trương. Nếu áp suât thẩm thấu của huyết tương nhỏ hơn của hồng cầu, thì nước sẽ từ huyết tương đi vào hồng cầu, kết quả là kích thước hồng cầu tăng lên, hồng cầu căng phồng to lên. Thí nghiệm: Cho hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch có áp suất thầm thấu nhỏ hơn của hồng cầu, ví dụ dung dịch muối NaCl < 0, 96 %, thì hồng cầu phồng to lên. Dung dịch muối NaCl < 0, 96 % gọi là dung dịch nhược trương. Nếu giảm dần nồng độ muối NaCl thì hồng cầu càng phồng to hơn lên và cuối cùng bị vỡ ra, hiện tượng đó gọi là huyết tiêu. Nếu áp suất thẩm thấu của hồng cầu và huyết tương bằng nhau, thì lượng nước đi từ huyết tương vào hồng cầu và từ hồng cầu ra huyết tương sẽ bằng nhau, kết quả là kích thước và hình dạng hồng cầu vẫn giữ nguyên. Thí nghiệm: Cho hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch muối NaCl = 0, 96 %, thì hồng cầu vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước. Dung dịch muối NaCl = 0, 96 % gọi là dung dịch đẳng trương và còn được gọi là nước muối sinh lí. Trong thực tế, để giữ được lâu các mô hoặc các cơ quan bên ngoài cơ thể hoặc khi cần bổ sung một lượng dịch vào cơ thể trong trường hợp cơ thể giảm huyết áp, người ta có thể sử dụng nước muối sinh lí, nhưng sử dụng dung dịch sinh lí thì tốt hơn. Dung dịch sinh lí có áp suât thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu của máu, dung dịch sinh lí thường được sử dụng là dung dịch sinh lí Rinh gơ (bảng 2). Bảng 2. Dung dịch sinh lí Rinh gơ Thành phần Động vật hằng nhiệt Động vật biến nhiệt NaCl 0,90 gam 0,60 gam KCl 0,02 gam 0,02 gam CaCl2 0,02 gam 0,02 gam NaHCO3 0,02 gam 0,02 gam Nước cất 100 ml 100 ml 5
- 7. pH máu pH máu của người hơi kiềm, dao động trong khoảng 7,35 – 7,45. pH của một số động vật thể hiện trên bảng 3. Bảng 3. pH máu của một số động vật Động vật pH máu Chó, ngựa 7,40 Trâu, bò 7,45 Lợn 7,47 Dê, cừu 7,49 Thỏ 7,58 Gà 7,42 Độ pH máu phụ thuộc và nồng độ các ion H+ và OH- có trong máu. Các hoạt động của tế bào, cơ quan luôn sản sinh ra các chất như CO2, axit lắctic…dẫn đến biến động pH máu và ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, cơ quan. Tuy nhiên, pH máu luôn duy trì được sự ổn định chủ yếu là nhờ các hệ đệm trong máu cùng với sự tham gia điều hòa của phổi và thận. Hệ đệm duy trì được sự ổn định của pH máu là nhờ khả năng lấy đi các ion H+ và OH- khi các ion này xuất hiện trong máu. Trong máu có ba hệ đệm chính đó là hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phốt phát và hệ đệm protein. Hệ đệm bicacbonát: gồm axit cacbonic và muối bicacbonat natri hoặc kali và được viết dưới dạng sau: H2CO3 BHCO3 (B là Na+ hoặc K+) Hệ đệm phốt phát: gồm photphat điaxit và photphat mônoaxit và được viết dưới dạng sau: BH2PO4 ______ B2HPO4 (B là Na+ hoặc K+) 6
- Hệ đệm protein: Protein của huyết tương có cả các gốc axit –COOH và gốc kiềm –NH3OH nên có thể hoạt động như hệ thống đệm, tham gia điều chỉnh pH khi có biến động. Hệ đệm protein là hệ đệm mạnh nhất. Ngoài các hệ đệm trong máu, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa pH nội môi. Phổi tham gia điều hòa pH bằng cách thải CO 2, vì khi lượng CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, HCO3-. II. Huyế t tƣơng Máu gồm hai thành phần chính, đó là huyế t tương và tế bào máu. (hình 1). Hình 1. Thành phần chính của máu Để tách được hai thành phần này, người ta lấy máu vào ống nghiệm và cho thêm chất chống đông máu vào sau đó đem li tâm, máu sẽ phân chia thành hai phần: - Phần ở trên có màu vàng nhạt, hơi đục đó là huyết tương. Phần này chiếm 55 % thể tích máu. - Phần ở dưới đặc hơn, màu đỏ thẫm, đó là các tế bào máu, phần này chiếm 45 % thể tích máu. Màu đỏ của phần ở dưới là do hồng cầu. Nằm giữa hai phần có một lớp mỏng màu trắng đó là bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương là dich ̣ lỏng có màu vàng nha ̣t , gồ m có nước và chấ t tan . Nước chiế m 92 % tổ ng lươ ̣ng huyế t tương, còn các chất tan chiếm 8 %. Các chất tan gồm nhiều thành phần (các ion, protein huyết tương…) với vai trò khác nhau (bảng 4). Bảng 4. Thành phần và chức năng của huyết tương 7
- HUYẾT TƢƠNG Thành phần Chức năng chính Nước (chiếm 92 % tổng lượng Dung môi cho các chất khác. huyết tương) Các ion (cation và anion): Na+ Ca2+ Mg2+ Cân bằng thẩm thấu, đệm pH, điều hòa K+ tính thấm màng. Cl- I- HCO3-. PO4 3-.. Các protein huyết tƣơng (chiếm 7 - 9 % khối lượng huyế t tương): - Albumin (chiế m 60 % tổ ng số Cân bằng thẩm thấu, đệm pH, vận chuyển protein huyế t tương) một số chất. - Globulin α và β. Vận chuyển một số chất. - Globulin γ (kháng thể) Bảo vệ cơ thể. - Fibrinogen (chiế m 4 % tổ ng Tham gia đông máu. số protein huyế t tương). Các chất đƣợc máu vận chuyển: Chất dinh dưỡng (glucozơ, axit béo, vitamin…) Hoocmôn Cholesteron Các sản phẩm thải chuyển hóa Các khí hô hấp (O2 và CO2 ) IV. Tế bào máu Tế bào máu còn gọi là yế u tố hữu hình , gồ m hồ ng cầ u , bạch cầu và tiểu cầu (hình 2). 8
- Hình 2. Các loại tế bào máu 1. Hồ ng cầ u a) Hình thái và cấu tạo Hồ ng cầ u (erythrocytes) của người và thú là tế bào mất nhân và ti thể , có hình đĩa lõm hai mặt , đường kiń h 7,5 μm, chiều dày 1 μm ở trung tâm và 2 μm ở ngoại vi (hình 3). Hình đĩa lõm làm tăng diện tích bề mặt, tăng cường độ khuếch tán của ôxi qua màng. Hình đĩa lõm còn làm hồng cầu trở nên mềm dẻo dễ đi qua các mao mạch nhỏ và khó bị vỡ. Không có nhân và ty thể có tác dụng giảm tiêu thụ ôxi khi vận chuyển. ( a) (b) Hình 3. Hồng cầu người nhìn dưới kính hiển vi (a) và phóng to (b) Hồ ng cầ u chim , bò sát, lưỡng cư và cá có hiǹ h bầ u du ̣c và có nhân . Ở hầu hế t các loài đô ̣ng vâ ̣t có xương sống và nhiề u loài đô ̣ng vâ ̣t không xương số ng , 9
- trong hồ ng cầ u có chứa sắ c tố hô hấ p hemôglôbin . Hemôglôbin (Hb) cấ u ta ̣o từ globin và hem. Globin là mô ̣t loa ̣i protein được cấu tạo từ 4 chuỗi polipeptit, trong đó có 2 chuỗi α (mỗi chuỗi có 141 axit amin) và 2 chuỗi β (mỗi chuỗi có 146 axit amin). Mỗi chuỗi polypeptit gắ n với mô ̣t nhân hem tạo thành một tiểu đơn vị. Như vậy, một phân tử hemoglobin được tạo thành từ bốn tiểu đơn vị (hình 4). Hình 4. Cấu trúc của phân tử hemoglobin Cấu trúc của hem giống nhau ở các loài động vật. Hem được cấu tạo bởi bốn vòng pyrol nối với nhau bằng các cầu nối metyl , ở giữa có nguyên tử sắt hóa trị hai (hình 5). Mỗi nguyên tử sắ t có thể ta ̣o liên kế t không bề n vững với mô ̣t phân tử O2. Do phân tử hemoglobin có chứa sắt làm cho máu có màu đỏ. Hình 5. Cấ u tạo hóa học của hem b) Số lượng 10
- Số lượng hồng cầu trong máu lưu thông ở nam giới khác nữ giới. Nam có khoảng 5 triệu hồng cầu / mm3 và nữ có khoảng 4,6 triệu / mm3. Số lượng hồng cầu là khác nhau ở các loài động vật (bảng 5). Bảng 5. Số lượng hồng cầu ở động vật Động vật Số lượng hồng cầu (triệu /mm3) Gà 2,5 – 3,2 Thỏ 5,5 – 6,5 Bò, lợn, chó, mèo 6,0 – 8,0 Ngựa 7,0 - 10 Cừu 10 - 13 13 – 14 c) Hàm lượng Hb Hàm lượng Hb của nam giới là khoảng 15 gam/100 ml máu và nữ giới là khoảng 13,5 gam / 100 ml máu. Hàm lượng Hb khác nhau ở các loài động vật (bảng 6). Bảng 6. Hàm lượng hemoglobin ở động vật Động vật Hàm lượng hemoglobin (gam / 100 ml máu) Dê 10,7 Lợn 11,5 Cừu 11,6 Bò 12,0 Gà 12,7 Vịt 13,5 Ngựa 13,6 d) Chức năng Hồ ng cầ u có chức năng vâ ̣n chuyể n O 2 và CO2. Khoảng 98 % O2 là do hồng cầ u vâ ̣n chuyể n từ phổ i cung cấ p cho tế bào , phầ n còn la ̣i 2 % hòa tan trong huyết tương. 11
- Ở động vật vật có xương sống , vâ ̣n chuyể n O 2 là nhờ sắc tố hemoglobin (Hb). Dù kích thước nhỏ, nhưng mỗi hồng cầu chứa khoảng 250 triệu phân tử hemoglobin. Một phân tử hemoglobin gắn tối đa với 4 phân tử ôxi, như vậy một hồng cầu có thể vận chuyển được khoảng một tỉ phân tử ô xi. Giố ng như tấ t cả các sắ c tố hô hấ p, Hb gắ n với O2 mô ̣t cách thuâ ̣n nghich, ̣ Hb gắ n với O2 ở phổi tạo thành HbO 2 và khi đến ở mô thì O 2 tách ra khỏi Hb cung cấp cho quá trin ̀ h ôxi hóa ở tế bào . Phản ứng kết hợp và phân li giữa Hb và O 2 có thể viế t dưới da ̣ng sau: Hb + O2 HbO2 e) Sản sinh hồng cầu và điều hòa sản sinh hồng cầu Trong những tháng đầu của giai đoạn phôi thai, hồng cầu chủ yếu được sản sinh ra từ gan và lách. Từ tháng thứ năm của phôi thai đến lúc đứa trẻ ra đời và lớn lên, tủy xương là nơi duy nhất tạo ra hồng cầu. Trong tủy xương, hồng cầu được tạo ra từ các tế bào gốc sinh máu toàn năng. Các tế bào gốc này có khả năng sản sinh hồng cầu trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, số lượng tế bào gốc giảm dần khi người ta già đi, dẫn đến khả năng sản sinh hồng cầu giảm, đó là lí do tại sao người già dễ bị thiếu máu. Trong tủy xương chỉ có tủy đỏ mới có chức năng tạo máu, sản sinh hồng cầu. Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ các xương dài đều chứa tủy đỏ. Sau đó, tủy xương dần dần nhiễm mỡ trở thành tủy vàng. Tủy vàng gồm các tế bào mỡ, mạch máu, các sợi xơ và các tế bào liên võng. Từ tuổi trưởng thành trở đi tất cả các xương dài chỉ chứa toàn tủy vàng (trừ đầu trên của xương đùi và xương cánh tay), còn tủy đỏ chỉ có ở trong các xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương chậu và xương sọ. Số lượng hồng cầu sản sinh và lưu hành trong máu được kiểm soát chặt chẽ nhằm cung cấp đủ ôxi cho tế bào. Yếu tố chính kiểm soát tốc độ sản sinh hồng cầu là lượng ôxi trong máu. Bất kì một nguyên nhân nào làm giảm lượng ôxi trong máu đều làm tăng quá trình sản sinh hồng cầu và ngược lại, tăng lượng ôxi trong máu cung cấp cho các mô làm giảm quá trình sản sinh hồng cầu. 12
- Erythropoietin là hoocmon điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu. Khoảng 90% erythropoietin do thận sản xuất, phần còn lại là do gan. Chính vì vậy khi bị bệnh suy thận sẽ ảnh hưởng đến sản sinh hồng cầu. Khi lượng ôxi trong máu đến các mô giảm (Ví dụ: suy tim, bị bệnh hô hấp mạn tính hoặc lên sống ở vùng núi cao, nơi có nồng độ ô xi trong không khí thấp) sẽ kích thích thận sản sinh erythropoietin. Hoocmôn này theo máu đến tủy xương kích thích tủy xương tăng tốc độ sản sinh hồng cầu và tăng giải phóng hồng cầu vào máu (hình 6). Hình 6. Kiểm soát của erythropoietin trong sản sinh hồng cầu ( Nguồn: L.Sherwood, 2001) Những người thổ dân sống ở độ cao 4000 mét trở lên so với mực nước biển có số lượng hồng cầu cao hơn những người sống độ cao thấp gần với mặt nước biển. Số lượng hồng cầu của những người này là 6 – 8 triệu /mm3 máu. f) Thiếu máu Những nguyên nhân gây thiếu máu (số lượng hồng cầu giảm) thường gặp: - Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng dần đến thiếu sắt, thiếu axit folic, vitamin B12, protein...Các chất này cần cho quá trình sản sinh hồng cầu. - Bệnh đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, cắt dạ dày, thiếu yếu tố nội tại trong các bệnh teo niêm mạc dạ dày, loét ruột, rối loạn hấp thu sắt ở ruột, giun móc kí sinh trong ruột. 13
- - Mất máu kéo dài. - Suy tủy xương do nhiễm tia phóng xạ, điều trị bằng tia X quá liều. Một số hóa chất cũng gây suy tủy xương như DDT, arsenic, benzen... - Hồng cầu bị vỡ do chất độc, kháng thể, kí sinh trùng sốt rét... - Bệnh suy thận làm giảm sinh ra hoocmôn erythropoietin. g) Thời gian sống của hồng cầu Hồng cầu người tồn tại trong máu được khoảng 120 ngày. Mỗi ngày có khoảng 230 tỉ hồng cầu bị phá hủy. Các hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở gan, lách và tủy xương. Globin và sắt được tủy đỏ của xương tái sử dụng cho sản sinh hồng cầu mới. 2. Bạch cầu a) Hình thái, cấu tạo và số lượng Bạch cầu là những tế bào không màu , có nhân, có hình dáng và kích thước khác nhau tùy theo từng loại (hình 2). Bạch cầu không chỉ lưu thông trong máu mà còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể như bạch huyết, dịch não tủy, hạch bạch huyết... Bạch cầu có hệ thống enzim rất phong phú (oxidaza, peroxydaza, catalaza, lipaza...) và một số chất diệt khuẩn. Số lượng bạch cầu là khoảng 6.000 – 9.000 bạch cầu /mm3 máu. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi, tăng lên khi nhiễm khuẩn, bị bệnh bạch cầu và giảm khi bị lạnh, bị đói, suy nhược tủy xương, nhiễm độc, già yếu... Số lượng bạch cầu của một số động vật là khác nhau (bảng 7) Bảng 7. Số lượng bạch cầu của một số động vật Động vật Số lượng bạch cầu (nghìn / mm3 máu) Lợn 20.000 Dê 9.600 Chó 9.400 Bò 8.200 Gà 30.000 14
- Ngan 30.800 Cá mè 51.000 Một số loại ba ̣ch cầ u như bạch cầu trung tính và đơn nhân bị thu hút bởi một số chất do mô bị viêm hoặc vi khuẩn sinh ra (hóa ứng động). Chúng có thể di chuyển theo kiểu amip bằng các chân giả và có thể lách qua kẽ giữa các tế bào lót mao mạch tới nơi tổn thương. b) Chức năng Mặc dù có nhiều loại nhưng chức năng chung của bạch cầu là bảo vê ̣ cơ thể chủ yếu qua khả năng thực bào , sản sinh kháng thể và một số chất kháng khuẩn lymphokin. c) Công thức bạch cầu Bạch cầu có nhiều loại. Tỉ lệ % của các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu (bảng 8). Bảng 8. Công thức bạch cầu Các loại bạch cầu % tổng số bạch cầu Bạch cầu trung tính 60 – 65 Bạch cầu ưa axit 2– 4 Bạch cầu ưa kiềm. 0,5 –1 Bạch cầu đơn nhân 5 – 8 Bạch cầu limphô. 25 - 35 Không có sự khác biệt giữa công thức bạch cầu của nam và nữ. Xác định công thức bạch cầu và số lượng bạch cầu /mm3 máu là cần thiết trong chuẩn đoán bệnh. Ví dụ: - Bạch cầu trung tính tăng hơn 70 % trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, viêm, nhồi máu cơ tim...và giảm khi suy nhược tủy, nhiễm độc, sốt rét... - Bạch cầu ưa axit tăng trong các bệnh giun sán, dị ứng... và giảm trong sốc, hội chứng Cushing. - Bạch cầu ưa kiềm tăng trong các trường hợp viêm mãn tính. - Bạch cầu đơn nhân t ăng khi bị nhiễm trùng, bệnh bạch cầu và giảm trong một số trường hợp nhiễm độc. 15
- - Bạch cầu limphô tăng trong nhiễm khuẩn, nhiễm virut. d) Phân loại bạch cầu Các tế bào bạch cầu được phân thành 2 nhóm là bạc h cầ u có ha ̣t và ba ̣ch cầ u không ha ̣t. Bạch cầu có hạt : Là những bạch cầu có những ha ̣t lớn chứa enzim trong tế bào chất, nhân phân thành các thùy. Bạch cầu có hạt gồm ba loại : - Bạch cầu trung tính. - Bạch cầu ưa axit. - Bạch cầu ưa kiềm. Bạch cầu trung tính (neutrophils) có kić h thước 9 – 12 µm, nhân phân thùy (từ 3 – 5 thùy), trong tế bào chấ t có nhiề u ha ̣t bắ t màu với cả thuố c nhuô ̣m có tiń h axit hoă ̣c tin ́ h kiề m . Chức năng của bạch cầu trung tính là thực bào và giải phóng chấ t chố ng vi khuẩ n và virut gây bê ̣nh. Số lươ ̣ng ba ̣ch cầ u trung tiń h tăng lên trong các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và hoại tử. Bạch cầ u ưa axit (eosinophils) có kić h thước 10 – 14 µm, nhân hin ̀ h chùy (phân thành 2 thùy nối qua một cầu nối mảnh), hạt bắ t màu ma ̣nh với thuố c nhuô ̣m có tính axit. Chức năng thực bào của ba ̣ch cầ u ưa axit rấ t yế u , chức năng chiń h là tiế t ra các enzim tiêu diê ̣t hay làm suy yế u các kí sinh trùng và khử đô ̣c đố i với các protein la ̣ đô ̣c ha ̣i, vì vậy số lượng bạch cầu ưa axit thường tăng lên trong các bệnh kí sinh, trùng, dị ứng, hen xuyễn. Bạch cầ u ưa kiề m (basophils) có kích thước 8 – 10 µm, nhân lớn hình chữ U hay S, hạt bắ t màu ma ̣nh với thuố c nhuô ̣m có tính kiề m. Bạch cầu ưa kiềm tiết ra histamin gây giañ ma ̣ch, làm tăng lượng máu đến mô và tiết ra heparin có tác d ụng chố ng đông máu , do vâ ̣y giúp cho sự di chuyể n của ba ̣ch cầ u dễ dàng . Số lươ ̣ng bạch cầu ưa kiềm tăng lên trong các bệnh viêm mãn tính, đái tháo đường týp 2, phù nề... Bạch cầu không hạt: Trong tế bào chấ t có ha ̣t rấ t nhỏ nhưng không thể nhìn thấ y ha ̣t nế u quan sát chúng dưới kiń h hiể n vi quang ho ̣c thông thường , nhân không phân thùy như tế bào ha ̣t. Bạch cầu không hạt gồm hai loại: - Bạch cầu đơn nhân. 16
- - Bạch cầu limphô. Bạch cầu đơn nhân (monocytes) là bạch cầu có kích thước lớn nhất trong các loại bạch cầu , kích thước là 12 -15 µm, nhân hiǹ h ha ̣t đâ ̣u . Khi cơ thể nhiễm khuẩ n, bạch cầu đơn nhân biệt hóa thành đại thực bào , di chuyển đến nơi bị tổn thương và tiến hành thực bào vi trùng , tế bào chế t và ba ̣ch cầ u chế t . Sau khi thực bào vi trùng, đa ̣i thực bào còn triǹ h diê ̣n kháng nguyên cho ba ̣ch cầ u limphô T hỗ trơ,̣ qua đó kić h hoa ̣t các tế bào lympho khá c trong hê ̣ miễn dich ̣ , khởi đô ̣ng quá trình tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Bạch cầu lymphô (lymphocytes) gồ m limpho B và limpho T. Limpho B là các tế bào sản sinh kháng thể phù hơ ̣p kháng nguyên để vô hiê ̣u hóa hoạt động của kháng nguyên . Limpho B đươ ̣c sản sinh và trưởng thành (biê ̣t hóa) ngay trong tủy xương. Limpho T đươ ̣c sản sinh trong tủy xương và chuyể n đế n tuyến ức để trưởng thành. Cả 2 loại lymphô B và lympho T trưởn g thành đi theo đường máu đến các tổ chức bạch huyết (hạch bạch huyết, lách, máu và bạch huyết). Limphô T gồ m nhiề u loa ̣i với chức năng khác nhau: - Limpho T hỗ trơ ̣ tiế p nhâ ̣n kháng nguyên triǹ h diê ̣n bởi đa ̣i th ực bào và khởi đô ̣ng miễn dich ̣ dich ̣ thể và miễn dich ̣ tế bào. - Limpho T gây đô ̣c hay tế bào giế t tự nhiên có khă năng tiêu diê ̣t các tế bào đã bị nhiễm khuẩn, tế bào ung thư, tế bào mô ghép. - Limpho T kì m ham ̃ có vai trò trong ha ̣n chế tăng sinh của limpho T và limpho T gây đô ̣c khi vi khuẩ n xâm nhâ ̣p đã bi ̣tiêu diê ̣t. - Limpho T nhớ có chức năng lưu trữ thông tin về kháng nguyên (gọi là trí nhớ miễn dich). ̣ e) Sản sinh bạch cầu 17
- Hình 7. Sơ đồ biệt hóa tế bào máu ở tủy xương Bạch cầu được sinh ra từ tế bào gốc toàn năng trong tủy xương. Các tế bào gốc toàn năng biệt hóa thành hai dòng tế bào: Tế bào gốc lymphô và tế bào gốc tủy. Các tế bào gốc lymphô tạo thành lymphô B và limpho T. Các tế bào gốc tủy tạo thành bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm, ngoài ra còn tạo ra hồng cầu và tiểu cầu (hình 7). Trong khi lymphô B trưởng thành trong tuỷ xương và lymphô T trưởng thành tuyến ức thì những lymphô nào mang thụ quan đặc hiệu với các phân tử trong cơ thể sẽ bị loại bỏ hoặc mất chức năng, chỉ còn lại những lymphô phản ứng với các phân tử ngoại lai. f) Thời gian sống của bạch cầu: Thời gian sống của bạch cầu là khác nhau, tùy loại bạch cầu và quá trình thực hiện chức năng của chúng. Những bạch cầu có khả năng thực bào mạnh như bạch cầu trung tính và đại thực bào thường chỉ sống vài phút cho đến 8 – 10 ngày, thực bào càng nhiều thì thời gian sống càng ngắn. Bạch cầu lympho có thể tồn tại nhiều năm. Các bạch cầu già bị tiêu hủy ở gan, lách, tủy xương và các hạch bạch huyết. 18
- 3. Tiể u cầ u Tiểu cầu (platelets) là mảnh tế bào chất, không nhân, có màng sinh chất bao bọc, đường kính khoảng 2 – 4 µm. Trên bề mặt màng tiểu cầu có lớp glicoprotein, có tác dụng ngăn cản tiểu cầu dính vào lớp tế bào lót thành mạch máu, nhưng lại dễ dính vào nơi thành mạch tổn thương có sợi colagen lộ ra. Tiểu cầu có yếu tố đông máu và serotonin tham gia vào chống mất máu. Số lượng tiểu cầu: dao động trong khoảng 150.000 – 300.000 tiểu cầu/ mm3 máu. Số lượng tiểu cầu tăng lên khi lao động, khi ăn uống, khi bị chảy máu và giảm trong nhiễm độc, nhiễm xạ, xuất huyết dưới da và niêm mạc, suy tủy. Sản sinh tiểu cầu: Tiểu cầu được tạo ra từ những tế bào có nhân khổng lồ (40 – 100 µm) trong tủy xương. Các tế bào có nhân khổng lồ biệt hóa từ tế bào gốc toàn năng của tủy xương. Các tế bào khổng lồ này hình thành các giả túc, tiếp đó các giả túc này đứt ra tạo thành các tiểu cầu lưu thông trong máu. Mỗi tế bào có nhân khổng lồ có thể tạo ra khoảng 6.000 tiểu cầu. Sự phát triển của tế bào có nhân khổng lồ được điều hòa bởi một số interleukin và thrombopoietin. Tiểu cầu tồn tại khoảng 1 – 2 tuần. Nếu không tham gia vào quá trình đông máu tiểu cầu bị các đại thực bào, gan và lách tiêu hủy. V. Đông máu Máu có vai trò rấ t quan tro ̣ng đố i với cơ thể , vì vậy nếu bị mất máu có thể dẫn đế n tử vong. Cơ thể có cơ chế chố ng mấ t máu , trong đó đông máu đóng vai trò chính trong chống mất máu. Quá trình chống mất máu khi bị thương chảy máu diễn ra theo ba giai đoạn sau: - Mạch máu nơi tổn thương co lại làm hạn chế dòng máu chảy đến. Co ma ̣ch máu thực hiện nhờ cơ chế thần kinh dựa trên thông tin đau từ nơi tổn thương và do serotonin giải phóng ra từ các tiể u cầ u khi tiể u cầ u tiế p xúc với vết thương. - Hình thành nút tiể u cầ u: Các tiểu cầu bám dính vào các sợi colagen lộ ra từ thành mạch tổn thương và giải phóng ra chất hóa học làm các tiểu cầu lân cận dính với nhau ta ̣o thành mô ̣t cái nút ta ̣m thời biṭ vế t thương . Nút tiểu cầu hình thành rấ t nhanh nhưng la ̣i rấ t yế u về chiụ đựng lực cơ ho ̣c. 19
- - Đông máu : Đông máu là giai đoa ̣n cuố i cùng chống mất máu nhưng hiê ̣u quả nhất. Đông máu diễn ra theo một cơ chế rất phức tạp, trong đó có sự tham gia của khoảng 13 yếu tố đông máu. Phầ n lớn các yế u tố đông máu là do gan sản sinh. Khởi phát của quá trình đông máu là do tiể u cầ u và các tế bào bị tổn thương giải phóng ra các yếu tố gây đông máu , đồng thời các yếu tố đông máu trong huyết tương trở nên hoạt hóa khi máu bị tổn thương. Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng hóa học diễn ra kế tiếp nhau và cuối cùng là hình thành mạng lưới sợi huyết fibrin bao lấy các tế bào máu . Mạng lưới sợi huyết co dần lại ta ̣o thành cu ̣c máu đông biṭ chă ̣t vế t thương. a) Cơ chế đông máu: Thực hiê ̣n theo hai con đường nội sinh và ngoại sinh. * Con đường nội sinh: là do các yếu tố đông máu có trong máu thực hiện. Khi máu tiếp xúc cơ học với bề mặt vết thương, tiểu cầu sẽ được hoạt hóa và giải phóng ra yếu tố tiểu cầu. Sự có mặt của yếu tố tiểu cầu khởi đầu cho sự kích hoạt một số yếu tố đông máu khác có trong máu (yếu tố VIII, IX , XI và XII), yếu tố đông máu bị kích hoạt trước sẽ xúc tác cho sự xuất hiện yếu tố sau và yếu tố cuối cùng của con đường nội sinh được tạo ra là trombokinaza hoạt hóa (yếu tố X). Con đường nội sinh thực hiện có sự tham gia của ion canxi (yếu tố IV). * Con đường ngoại sinh: Mô tổn thương giải phóng ra yếu tố đông máu có tên là tromboplastin mô (yếu tố III). Sự có mặt của tromboplastin mô khởi đầu cho sự kích hoạt một số yếu tố đông máu khác có trong máu (yếu tố V và VII) và yếu tố cuối cùng của con đường ngoại sinh cũng là trombokinaza. Con đường ngoại sinh thực hiện có sự tham gia của ion canxi. Hai con đường đông máu nói trên hợp nhất lại thành một con đường chung kể từ trombokinaza (yếu tố X) để hoàn thành nốt quá trình đông máu. Khi trombokinaza hoạt hóa phối hợp với một số yếu tố khác xúc tác phản ứng biến đổi protrombin thành trombin. Tiếp đó, trombin xúc tác phản ứng biến đổi fibrinogen (yếu tố I) thành fibrin. Các sợi fibrin đan thành mạng lưới, giữ tế bào máu ở các mắt lưới và co lại tạo thành cục máu đông (hình 8), đồng thời đẩy 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở - Nội dung bồi dưỡng 2: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn Toán ở trường trung học cơ sở
70 p | 30 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THPT - Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THPT theo hướng tích cực
43 p | 39 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT
48 p | 54 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non; giáo viên phổ thông; giáo viên GDTX, GD-DN năm học 2016-2017: Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển GD&ĐT
51 p | 52 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông - Nội dung bồi dưỡng 2: Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông
56 p | 34 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
43 p | 46 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học THPT năm học 2016-2017 - Chuyên đề 2: Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực
58 p | 39 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn GDCD cấp THCS: Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học nội dung đạo đức, pháp luật trong môn Giáo dục Công dân ở trường THCS
42 p | 54 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THCS năm học 2016-2017: Sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí cấp THCS
52 p | 28 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT năm học 2016-2017: Sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí cấp THPT
54 p | 30 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017
44 p | 29 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THCS: Những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học (phần 1) phục vụ giảng dạy Sinh học THCS
59 p | 39 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017
51 p | 39 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THCS năm học 2016-2017
46 p | 40 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Âm nhạc THCS (Năm học 2016-2017)
50 p | 36 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên - Chuyên đề: Kỹ thuật dạy học tích cực
34 p | 34 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
39 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn