intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu giảng dạy về Sở hữu trí tuệ - Bài 4

Chia sẻ: Little Duck | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

207
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử Việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường là một hình thức đặc biệt quan trọng trong giao thương ở các xã hội trước khi có chữ viết và xã hội mà một số ngôn ngữ đã được sử dụng. Nhãn hiệu tạo ra một cách thức truyền tin thuận tiện và súc tích về hàng hóa mà nhãn hiệu được gắn lên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu giảng dạy về Sở hữu trí tuệ - Bài 4

  1. CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY Professor Michael Blakeney Queen Mary Intellectual Property Research Institute University of London TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giáo sư Michael Blakeney Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary Đại học London Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II) Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp
  2. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp Bài 4. Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu 1. Giới thiệu Lịch sử Việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường là một hình thức đặc biệt quan trọng trong giao thương ở các xã hội trước khi có chữ viết và xã hội mà một số ngôn ngữ đã được sử dụng. Nhãn hiệu tạo ra một cách thức truyền tin thuận tiện và súc tích về hàng hóa mà nhãn hiệu được gắn lên. Những hình thức ban đầu của nhãn hiệu hiện đại là việc sử dụng các nhãn mác trên công-ten-nơ, các công cụ, viên gạch và các vật dụng tương tự ở thời kỳ Ai-cập và Lưỡng Hà cổ đại. Dường như mục đích ban đầu của những dấu hiệu này là để chỉ quyền sở hữu, nhưng chúng cũng liên quan đến phương pháp nhận biết nhà sản xuất các vật dụng được gắn nhãn mác. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu tại nước Anh vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự phát triển của nhãn hiệu hiện đại. Nhu cầu phát triển này phát sinh do kết quả của những thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất và phân phối thời kỳ đó. Việc mất đi quan hệ cá nhân giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, thông qua sự phát triển của nền sản xuất ở quy mô lớn trong các nhà máy được đặt tách ra khỏi các thị trường mà hàng hóa được bán đã dẫn đến sự cần thiết phải có sự cải cách về nhãn hiệu cho biểu tượng của sự tín nhiệm và danh tiếng của nhà sản xuất. Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ví dụ, nhãn hiệu "Sunlight” của W.H. Lever, có lẽ là nhãn hiệu đầu tiên sử dụng các kỹ thuật tiếp thị hiện đại liên quan đến sản phẩm tiêu dùng, được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 19. Các nhãn hiệu nổi tiếng khác cũng xuất hiện trong thời kỳ này là "Singer" (1851), "Vaseline" (1878), "Coca Cola" (1886), "Kodak" (1888), và "Kellogg's" (1915). Việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình tiếp thị hàng hóa không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế công nghiệp nội địa, mà còn có ý nghĩa to lớn trong thương mại quốc tế. Rõ ràng là nhu cầu và hoạt động của các thương nhân quốc tế là động lực để áp dụng các chế độ pháp lý, cả trong nội địa và quốc tế, để điều chỉnh nhãn hiệu. Các nhu cầu của thương mại quốc tế dẫn tới sự hình thành, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các hiệp ước và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ khác nhau. 2 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  3. Chức năng của nhãn hiệu (a) Chỉ dẫn nguồn gốc Luật nhãn hiệu được xây dựng từ những hành vi giả mạo gây thiệt hại cho người khác, đó là hành vi theo thông luật nhằm ngăn chặn việc đánh cắp uy tín thương mại của người khác. Nhãn hiệu được coi là biểu tượng tinh túy của uy tín thương mại. Thiệt hại do xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu gây ra là việc tách hàng hóa ra khỏi người sở hữu nhãn hiệu. Do vậy, nguyên tắc ban đầu của luật nhãn hiệu là nhãn hiệu phải thể hiện nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi một người thể hiện sai về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Sự mập mờ về chức năng nguồn gốc của nhãn hiệu xuất hiện cùng với sự phát triển của tiếp thị toàn cầu thông qua việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ở nhiều nước, toà án được lập ra để thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng, với điều kiện chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền kiểm soát đối với chất lượng của hàng hóa được bán bởi bên được chuyển nhượng quyền (bên nhận li-xăng). Một tác động quan trọng đối với các nước đang phát triển, liên quan tới nguyên tắc kiểm soát chất lượng này, là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị ràng buộc bởi công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng. (b) Quảng cáo hoặc tiếp thị Một chức năng đặc biệt quan trọng của nhãn hiệu là việc sử dụng chúng để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Cách thức mà nhãn hiệu thúc đẩy quá trình này là dựa vào khả năng phân biệt và nhận dạng hàng hóa và dịch vụ. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các thị trường nơi mà sự gia tăng của các hàng hóa cùng loại cho phép người tiêu dùng nhận dạng hàng hóa của một thương gia cụ thể. Do vậy, ở thị trường nông sản, nơi các sản phẩm có xu hướng cùng loại đã đạt được một số thành công trong việc tiếp thị chuối "Chiquita" và cam "Jaffa". Cuba đã đạt được thành công với nhãn hiệu "Bacardi" cho rượu rum và "Havana" cho xì-gà. Nhãn hiệu là một cách thức cô đọng để chỉ sản phẩm. Do chi phí quảng cáo, đặc biệt là qua phương tiện truyền thông điện tử, việc sử dụng nhãn hiệu sẽ làm giảm lượng thông tin cần truyền đạt. Sự thành công của quảng cáo làm tăng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa mang nhãn hiệu. Sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu càng lớn thì càng dễ dàng xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Sự tăng trưởng thương mại quốc tế là một trong số các hệ quả của sự phát triển các hoạt động quảng cáo quốc tế. Chức năng phân biệt và quảng bá của nhãn hiệu không phải không bị chỉ trích. Người ta cho rằng trong thị trường của các sản phẩm cùng loại, người tiêu 3 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  4. dùng thường bị thuyết phục là các sản phẩm tương tự trên thực tế lại không giống nhau. Do đó, sự lựa chọn của người tiêu dùng nhìn bề ngoài có vẻ được mở rộng trong khi sự lựa chọn thực tế thì vẫn giữ nguyên. Mặt khác, sự phát triển của nhãn hiệu được quảng cáo lại là một động lực cho người quảng cáo nhằm đảm bảo việc mua bán lặp lại để thu hồi chi phí quảng cáo, thông qua việc chào bán hàng hóa có chất lượng cao. (c) Bảo đảm chất lượng Do người tiêu dùng có thể sử dụng nhãn hiệu để nhận biết loại hàng hóa sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ, nên đã tạo ra động lực cho các nhà sản xuất và phân phối nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu có khuynh hướng khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu duy trì chất lượng ổn định cho hàng hóa và dịch vụ được chào bán dưới nhãn hiệu của họ. Điều này được nhấn mạnh bởi yêu cầu của pháp luật đối với việc kiểm soát chất lượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Giá trị cố hữu trong việc giành được sự trung thành của người tiêu dùng đối với một nhãn hiệu cụ thể thông qua việc duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm, được xem như là “danh tiếng” đi kèm với nhãn hiệu. Người tiêu dùng sử dụng thông tin về nguồn gốc cũng như chất lượng có thể tin được của sản phẩm để củng cố quyết tâm mua hàng của mình. Ở những nơi chỉ có một nhãn hiệu tồn tại, người tiêu dùng sử dụng thông tin này để quyết định có mua hàng hay không. Lợi ích của điều này đối với người tiêu dùng, như đã dẫn, là họ có thể tránh được những sai lầm khi quyết định mua hàng. Câu hỏi tự đánh giá SAQ 1 Ở mức độ nào việc bảo hộ nhãn hiệu có thể được xem như một hình thức bảo vệ người tiêu dùng với chi phí thấp? A. Nhãn hiệu là một hình thức "tốc ký", mà người tiêu dùng có thể dựa vào để lựa chọn đúng sản phẩm. Việc người tiêu dùng sử dụng nhãn hiệu sẽ làm giảm chi phí thông tin liên quan đến việc đánh giá chất lượng sản phẩm và cho phép người tiêu dùng tiết kiệm các nguồn lực mà lẽ ra phải chi phí cho việc thu thập thông tin về sản phẩm. Trong hệ thống pháp luật mà không có các quy định về bảo vệ người tiêu dùng hoặc quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa ví dụ, thực phẩm hay dược phẩm, thì nhãn hiệu có một chức năng quan trọng không đơn thuần là chỉ báo về chất lượng mà còn chỉ báo về tính an toàn và sự phù hợp với mục đích sử dụng. 4 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  5. Luật nhãn hiệu đưa ra biện pháp để chủ sở hữu quyền chống lại những kẻ làm giả nhãn hiệu của họ, thì cũng đồng thời đưa ra biện pháp chống lại sự lừa dối người tiêu dùng. Đối với các nước đang phát triển không có sẵn nguồn ngân sách, sự hấp dẫn đặc biệt của biện pháp này là hình thức bảo vệ người tiêu dùng này tự trang trải kinh phí. Các ý tưởng tiếp thị được triển khai nhằm chống lại việc lừa dối người tiêu dùng. Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ là người cảnh giác nhất trong việc giám sát hoạt động lừa dối và áp dụng các hoạt động thực thi chống lại người có hành vi xâm phạm. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Định nghĩa (a) Nhãn hiệu Điều 15(1) Hiệp định TRIPS định nghĩa nhãn hiệu như sau: Bất kỳ dấu hiệu, hoặc sự kết hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của người này với người khác, đều có khả năng tạo thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ ngữ liên quan đến tên riêng, ký tự, số, các yếu tố hình họa và sự kết hợp các màu sắc cũng như sự kết hợp bất kỳ các dấu hiệu nêu trên, phải được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các quốc gia Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký dựa trên sự phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các quốc gia Thành viên có thể yêu cầu, như một điều kiện để đăng ký, các dấu hiệu để đăng ký phải là hữu hình. Điều 15.4 của Hiệp định TRIPS quy định rằng: “bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu không ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu đó”. Quy định này, trực tiếp trích dẫn Điều 7 của Công ước Paris, nhằm bảo vệ các quyền đối với nhãn hiệu cho dù việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu được đăng ký bị cấm hoặc là đối tượng độc quyền hoặc nhượng quyền. (b) Nhãn hiệu dịch vụ Phù hợp với pháp luật nhãn hiệu hiện đại, Hiệp định TRIPS và Điều 16 Hiệp ước Luật nhãn hiệu (TLT) quy định rằng nhãn hiệu được đăng ký cho cả hàng hóa và dịch vụ. Công ước Paris quy định cho các bên ký kết “cam kết bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ”, nhưng nghĩa vụ này không mang tính bắt buộc. Ngày nay, hầu hết các nước áp dụng hệ thống Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice, trong đó quy định việc đăng ký nhãn hiệu cho 38 nhóm hàng hóa và 8 nhóm dịch vụ. 5 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  6. Nhãn hiệu dịch vụ chủ yếu thực hiện chức năng chỉ nguồn gốc và phân biệt dịch vụ tương tự như nhãn hiệu đối với hàng hóa. Đôi khi, việc bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ được quy định bởi phần sửa đổi ngay trong luật nhãn hiệu hiện hành, đơn giản quy định áp dụng đối với nhãn hiệu dịch vụ, với những sửa đổi thích hợp từ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu. Do vậy, nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn và hủy bỏ với cách thức tương tự như nhãn hiệu hàng hóa; hơn nữa, chúng được chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng theo cùng điều kiện. Do đó, các quy tắc được định ra cho nhãn hiệu hàng hóa, về nguyên tắc, được áp dụng theo cách tương tự như đối với nhãn hiệu dịch vụ. (c) Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể có thể được sở hữu bởi một hiệp hội mà các thành viên của hiệp hội đó có thể sử dụng nhãn hiệu này nếu họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể. Như vậy, chức năng của nhãn hiệu tập thể là thông tin cho công chúng biết về những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu tập thể. Một doanh nghiệp được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể bên cạnh đó thì có thể sử dụng nhãn hiệu riêng của mình. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường phải có trong đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu tập thể và những sửa đổi liên quan đến quy chế phải được thông báo cho Cơ quan Nhãn hiệu. Tại một số quốc gia (như Cộng hoà Liên bang Đức, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ), việc đăng ký nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ nếu nhãn hiệu đó được sử dụng trái với các quy định của quy chế hoặc theo cách thức lừa đối công chúng. Công ước Paris có các quy định về nhãn hiệu tập thể nêu tại Điều 7bis. Điều này buộc một nước Thành viên chấp nhận việc nộp đơn và bảo hộ, theo các điều kiện cụ thể do nước đó quy định, nhãn hiệu tập thể của "các hiệp hội". Đây thường là các hiệp hội các nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác về hàng hóa được chế tạo hoặc sản xuất tại một nước, khu vực hoặc địa phương cụ thể hoặc hàng hóa có các đặc tính chung khác. Nhãn hiệu tập thể của các quốc gia hoặc các cơ quan nhà nước khác không chịu sự điều chỉnh của các quy định này. Để được áp dụng Điều 7bis, hoạt động của các hiệp hội sở hữu các nhãn hiệu tập thể phải không trái với pháp luật của nước sở tại. Hiệp hội không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là trái với các quy định của pháp luật. 6 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  7. Việc từ chối đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể không căn cứ vào việc hiệp hội không được thành lập ở nước nơi muốn có được sự bảo hộ, hoặc không được thành lập phù hợp với pháp luật của nước đó. Điều 7bis bổ sung thêm các điều kiện là hiệp hội thậm chí có thể không bị yêu cầu phải sở hữu cơ sở công nghiệp hoặc thương mại ở bất kỳ nơi nào. Nói cách khác, một hiệp hội mà bản thân không sở hữu bất kỳ cơ sở công nghiệp hay thương mại nào có thể là hiệp hội chỉ đơn thuần mà chỉ đơn giản kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể bởi những người khác. Đặc biệt, các quy định này đảm bảo rằng nhãn hiệu tập thể được chấp nhận đăng ký và bảo hộ ở các nước khác ngoài nước mà hiệp hội sở hữu nhãn hiệu tập thể được thành lập. Điều này có nghĩa là việc hiệp hội đó không được thành lập phù hợp với luật pháp của nước muốn nhận được sự bảo hộ thì không có lý do gì để từ chối việc bảo hộ này. Mặt khác, Công ước thừa nhận quyền của mỗi quốc gia thành viên trong việc áp dụng các điều kiện bảo hộ của riêng mình và từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu trái với lợi ích công cộng. (d) Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn xác định. Sự khác biệt cơ bản giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp cụ thể, ví dụ, các thành viên của hiệp hội sở hữu nhãn hiệu tập thể, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai tuân thủ đúng những tiêu chuẩn xác định. Một điều kiện quan trọng đối với việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải có “thẩm quyền chứng nhận” các sản phẩm có liên quan. Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận phải là người đại diện cho các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Định nghĩa “nhãn hiệu chứng nhận” không giống nhau ở tất cả các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, không phải bất kỳ ai tuân thủ tiêu chuẩn đã xác định đều có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, mà chỉ các doanh nghiệp đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép mới được sử dụng nhãn hiệu đó. Như vậy, tại Hoa Kỳ sự khác biệt giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể nhỏ hơn so với các nước khác, nó chỉ liên quan tới mục đích của hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu chứng nhận chỉ ra một số tiêu chuẩn của sản phẩm hoặc dịch vụ, còn nhãn hiệu tập thể chỉ ra tư cách thành viên của người sử dụng nó trong một tổ chức cụ thể. 7 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  8. Câu hỏi tự đánh giá SAQ 2 Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là gì? A. Nhãn hiệu chứng nhận chỉ ra nguồn gốc cụ thể, nguyên liệu và cách thức sản xuất, chất lượng, v.v.. của hàng hóa hoặc dịch vụ; nhãn hiệu chứng nhận phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một hiệp hội cụ thể. Bất kỳ ai cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với những đặc tính được chỉ định đều có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, trong khi đó phải là thành viên của một hiệp hội cụ thể mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không được kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng sự hạn chế này không áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể. 2. Đăng ký nhãn hiệu Đơn đăng ký Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở hầu hết các nước đều là cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế. Cơ quan đó thường được gọi là “Cơ quan Sở hữu công nghiệp” hay “Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu” hay “Cơ quan Nhãn hiệu”. Thông thường, các nước quy định mẫu đơn, việc sử dụng mẫu đơn này là bắt buộc tại một số nước. Phải điền đầy đủ tên và địa chỉ người nộp đơn vào mẫu đơn này. Người nước ngoài vừa phải nêu rõ địa chỉ nhận thư tại nước sở tại vừa phải sử dụng một người có thẩm quyền đại diện để ký đơn với tư cách người nộp đơn. Thông thường, các thủ tục về hình thức khác cũng được yêu cầu, như việc chứng thực bởi công chứng hoặc hợp pháp hóa. Dấu hiệu yêu cầu đăng ký phải được thể hiện trong đơn hay trong phần phụ lục của đơn. Nếu dấu hiệu dự định cần được đăng ký có màu sắc thì màu sắc phải được yêu cầu bảo hộ và bản mẫu có màu hoặc bản mô tả về màu các màu phải được nộp. Nếu đăng ký dấu hiệu ba chiều, cần phải nêu rõ là yêu cầu bảo hộ dấu hiệu ở dạng ba chiều của nó. 8 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  9. Người nộp đơn cũng phải liệt kê danh mục hàng hoá sử dụng nhãn hiệu đăng ký. Thông thường, luật nhãn hiệu quy định phân loại hàng hoá nhằm phục vụ cho việc đăng ký. Tại một số nước, mỗi nhóm hàng hoá cần làm một đơn riêng. Trong khi các nước khác, chỉ cần một đơn cũng có thể đăng ký cho nhiều nhóm. Hầu hết các nước đều phân loại các nhóm hàng hoá và dịch vụ để đăng ký theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm đăng ký nhãn hiệu. Cuối cùng, người nộp đơn phải nộp một hoặc nhiều loại lệ phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Một quốc gia có thể quy định một loại lệ phí duy nhất, loại lệ phí gộp tất cả hoặc các loại lệ phí cho nhiều đơn (lệ phí nộp đơn, lệ phí phân loại, lệ phí thẩm định, lệ phí đăng ký,v.v.) Thẩm định Thông thường, các nước chỉ chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu nếu đơn đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức. Ngoài ra, hầu hết các nước đều quy định việc thẩm định nội dung đơn vì lợi ích của công chúng và các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu có thể được thẩm định theo các căn cứ tuyệt đối và khách quan để từ chối, đó là xem xét chúng có tính phân biệt, có gian lận hay trái với đạo đức,v.v. hay không. Pháp luật nhiều quốc gia cũng quy định việc thẩm định theo các căn cứ tương đối, đó là, việc xem các quyền được yêu cầu bảo hộ có tương tự hoặc trùng lặp với các quyền trước đó đã được nộp đơn đăng ký hoặc cấp cho các hàng hoá trùng hoặc tương tự hay không. Việc thẩm định đó có thể được tiến hành một cách đương nhiên và/hoặc dựa trên cơ sở thủ tục phản đối. Nói chung, có thể nhận thấy ba cách tiếp cận điển hình ở quy mô quốc tế: (a) Hệ thống pháp luật của Anh quy định việc thẩm định của Cơ quan dựa trên các căn cứ tuyệt đối và tương đối, đồng thời cũng dựa trên thủ tục phản đối. Hệ thống này cũng được áp dụng tại châu Âu, như tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu. (b) Việc thẩm định chỉ dựa trên các căn cứ tuyệt đối. Pháp luật không quy định về thủ tục phản đối mà để ngỏ cho chủ sở hữu các quyền có trước tiến hành thủ tục kiện đòi huỷ bỏ hiệu lực đăng ký hoặc khởi kiện hành vi xâm phạm do việc đăng ký hoặc sử dụng một dấu hiệu có sau. Hệ thống này được áp dụng theo luật Nhãn hiệu cũ của Pháp và Thuỵ Sĩ - 9 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  10. song cả hai quốc gia này đều quy định về thủ tục phản đối trong luật mới của họ. Hệ thống của Đức quy định việc thẩm định của Cơ quan đăng ký dựa trên các căn cứ tuyệt đối và cũng áp dụng việc phản đối theo thủ tục hành chính, theo đó, chủ sở hữu các quyền có trước có thể phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu xâm phạm quyền bằng một thủ tục đơn giản và không quá tốn kém. Hệ thống này là sự thoả hiệp giữa các hệ thống cực đoan hơn nêu trên và theo xu hướng hiện đại được phản ánh trong Hệ thống Nhãn hiệu cộng đồng của châu Âu. 3. Dấu hiệu có thể được đăng ký Hầu hết pháp luật về nhãn hiệu đều quy định rằng đơn đăng ký nhãn hiệu có thể bị từ chối đăng ký dựa trên cả căn cứ tuyệt đối và căn cứ tương đối. Các căn cứ tuyệt đối để từ chối có thể bao gồm: • Nhãn hiệu không phải là dấu hiệu có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa; • Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của người nộp đơn với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác; • Nhãn hiệu chỉ bao gồm các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn dùng để chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự kiến, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, hoặc các đặc tính riêng khác của hàng hòa hoặc dịch vụ trong thương mại; • Nhãn hiệu trái với chính sách công cộng hoặc các nguyên tắc đạo đức được chấp nhận; • Nhãn hiệu có tính lừa dối; • Đăng ký trái với pháp luật; đăng ký liên quan đến một biểu tượng đặc biệt để bảo hộ; hoặc • Đơn được làm với mục đích không trung thực. Các căn cứ tương đối để từ chối đăng ký gồm cả việc xung đột với các nhãn hiệu trước đó. Do đó, việc đăng ký có thể bị từ chối vì: • Nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu trước đó và hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng nhãn hiệu tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ trước đó; • Nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu trước đó và được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu trước đó được bảo hộ và có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng; • Nhãn hiệu tương tự hoặc giống với các nhãn hiệu trước đó và được đăng ký cho hàng hóa và dịch vụ cùng loại với hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu được 10 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  11. bảo hộ và sự tồn tại của nhãn hiệu có thể gây ra sự nhầm lẫn đối với công chúng; và • Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu trước đã nổi tiếng, hoặc có uy tín trong một phạm vi nhất định, kể cả khi nhãn hiệu của người nộp đơn dự định sử dụng cho hàng hóa/dịch vụ không tương tự với hàng hóa/dịch vụ đã được đăng ký trước và khi việc sử dụng nhãn hiệu của người nộp đơn có thể lợi dụng một cách không lành mạnh hoặc gây bất lợi cho đặc tính phân biệt của nhãn hiệu có trước đó. Ở một số hệ thống pháp luật, đơn đăng ký nhãn hiệu xung đột với nhãn hiệu có trước đó sẽ được chấp nhận nếu đã và đang có “người sử dụng đồng thời trung thực” một nhãn hiệu có sau mà không có sự phản đối của chủ sở hữu nhãn hiệu có trước đó để đăng ký . Cũng có quy định yêu cầu có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu có trước đó đối với việc đăng ký nhãn hiệu có sau. Các căn cứ tuyệt đối và tương đối để từ chối được xem xét dưới đây. Các dấu hiệu có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa Theo Điều 15.1 và Điều 2.1 của Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT), các quốc gia Thành viên có thể yêu cầu, như một điều kiện đăng ký, các dấu hiệu phải có thể thấy được một cách hữu hình. Có hai lý do giải thích yêu cầu này. Thứ nhất, thương nhân phải có khả năng tìm hiểu một cách chắc chắn và chính xác về những gì đối thủ cạnh tranh của mình đã đăng ký. Thứ hai, yêu cầu này có phép cơ quan nhãn hiệu xác định một cách chắc chắn rằng nhãn hiệu bao gồm những gì để có thể thực hiện quá trình thẩm định và công bố đơn đăng ký. Như vậy, các dạng dấu hiệu có thể được đăng ký là: - Từ ngữ: Nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên riêng, và từ ngữ bất kỳ nào khác hoặc tập hợp các từ ngữ, dù được sáng tạo ra hay không và các khẩu hiệu. - Ký tự và con số: Một hoặc nhiều ký tự, một hoặc nhiều số hoặc sự kết hợp bất kỳ của các ký tự và số. - Hình họa: Nhóm này bao gồm các hình họa tưởng tượng, các hình vẽ, biểu tượng và cả sự thể hiện hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì . - Sự kết hợp bất kỳ các dấu hiệu nêu trên, bao gồm cả lôgô và nhãn sản phẩm. - Nhãn hiệu màu: Nhóm này bao gồm các từ ngữ, hình họa và sự kết hợp bất kỳ các dấu hiệu đó bằng màu sắc, cũng như việc kết hợp màu sắc và bản thân màu sắc. Một số nhãn hiệu đăng ký sử dụng chuẩn màu PANTONE như một nguồn tham khảo cho nhãn hiệu màu. Việc mô tả các màu sắc bằng từ ngữ là được phép. 11 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  12. - Dấu hiệu ba chiều: Loại điển hình của các dấu hiệu ba chiều hình dáng của hàng hóa hoặc bao bì của chúng. Một số nước cho phép đăng ký nhãn hiệu ba chiều, yêu cầu người nộp đơn nộp cả sự thể hiện hai chiều của dấu hiệu ba chiều (bản vẽ, ảnh hoặc sự thể hiện bất kỳ có thể in được) hoặc một bản mô tả (hoặc cả hai). Cần ghi nhận rằng một số nước loại trừ việc đăng ký dấu hiệu ba chiều là hình dáng tự nhiên của hàng hóa hoặc chức năng của hàng hóa mà theo đó hình dáng của hàng hóa tạo ra giá trị quan trọng của hàng hóa. - Dấu hiệu có thể nghe thấy được: với điều kiện các dấu hiệu này được đăng ký hoặc là thông qua các nốt nhạc hoặc thông qua bản mô tả (ví dụ,: tiếng khóc của động vật). Một số nước cho phép đăng ký nhãn hiệu âm thanh. Khi âm thanh được thu âm và băng catxet được nộp cho Cơ quan nhãn hiệu để đăng ký. - Nhãn hiệu có thể ngửi được (Nhãn hiệu mùi): có các tiêu chuẩn được chấp nhận về mùi thơm, ví dụ, Tiêu chuẩn Zwaardemaker (1985) và Tiêu chuẩn Linnaeus (1756), tuy nhiên, bản mô tả bằng từ ngữ thông thường cũng được phép (ví dụ, “mùi của cỏ mới cắt” dùng cho bóng ten-nít). - Các dấu hiệu (vô hình) khác: Ví dụ về các dấu hiệu này là các dấu hiệu được cảm nhận bằng xúc giác. Cần ghi nhận rằng, như sẽ được bàn luận dưới đây, để mỗi loại dấu hiệu này có thể được đăng ký, chúng phải thực hiện được chức năng của nhãn hiệu trong việc phân biệt nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, các dấu hiệu dưới đây đã bị Cơ quan Nhãn hiệu Anh từ chối vì không phải là các mô tả đồ họa chính xác đầy đủ về nhãn hiệu: • “kẹo ngọt gắn trên que” • “thẻ tuần hoàn nén mô tả đồ thị nhịp tim nổi trên cả hai mặt, trong đó một mặt chứa đựng một số từ ngữ và cụm từ mô tả bên trong đồ thị nhịp tim”. • “máy hút bụi có thiết bị che phủ bên trong một cái vỏ bằng nhựa”. Câu hỏi tự đánh giá SAQ 3 (a) Việc bố trí ba lưỡi dao cạo trên một bàn cạo, theo hình tam giác đều, có thể được đăng ký như một nhãn hiệu hình khối không? A. Thứ nhất, việc bố trí lưỡi dao cạo có thể được thể hiện bằng đồ họa dưới dạng hai chiều. Việc bố trí lưỡi dao cạo phải có khả năng được người tiêu dùng phân biệt là sản phẩm của một doanh nghiệp cá biệt . Việc đăng ký sẽ phải thỏa mãn điều kiện là dấu hiệu không phát sinh từ chính trạng thái tự nhiên của dao cạo, hoặc liên quan đến chức năng của dao cạo, hoặc hình khối đó mang lại giá trị quan trọng cho dao 12 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  13. cạo. Tòa án khi được yêu cầu xem xét tình huống thực tế trong vụ kiện giữa Philips và Remington đã quyết định rằng việc bố trí đầu lưỡi dao cạo không có tính phân biệt hoặc bị loại trừ đăng ký, vì nó liên quan đến chức năng của hàng hóa. SAQ 3 (b) Lý do bác bỏ việc đăng ký nước hoa như một nhãn hiệu có thể là gì? A. Luật nhãn hiệu xác định sự phân biệt giữa nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Do đó, nếu nước hoa là sản phẩm thì sự phân biệt này sẽ mất đi. SAQ 3 (c) Bạn có nghĩ rằng bản mô tả dưới đây được đăng ký như một nhãn hiệu màu: “một bình thủy tinh màu xanh có các đặc tính quang học là nếu thành bình dày 3mm, thì ở ngoài trời bình sẽ có bước sóng mạnh nhất từ 472 đến 474 nanômét, độ tinh khiết 44-48% và độ sáng quang học 32%”? A. Biết rằng ảnh phổ kế sẽ cần phải yêu cầu chuyển các đặc tính quang học này thành “màu xanh cô ban”, nếu rất có thể việc đăng ký theo quan điểm là nhãn hiệu màu không được bộc lộ đầy đủ cho người đọc bản đăng ký. Tương tự, nhãn hiệu nước hoa mà được mô tả bằng việc liên hệ đến việc mô tả sắc phổ khí là không được bộc lộ một cách đầy đủ cho việc đăng ký. Tính phân biệt Tiêu chí đối với đăng ký được đề cập trong Điều 15.1 Hiệp định TRIPs và Công ước Paris là tiêu chí về tính phân biệt. Ví dụ, Điều 6quinquies, s.B.2 Công ước Paris cho phép từ chối đăng ký nhãn hiệu mà ‘không hề có bất cứ đặc điểm phân biệt nào’. Việc kiểm tra liệu một nhãn hiệu có tính phân biệt hay không bị giới hạn phụ thuộc vào sự nhận biết của người tiêu dùng hoặc ít nhất là những người mà dấu hiệu hướng tới. Một dấu hiệu được coi là có tính phân biệt đối với hàng hóa mang dấu hiệu đó nếu nó được nhận biết bởi những người mà nó hướng đến như một loại hàng hóa xác định từ một nguồn thương mại cụ thể hoặc có khả năng được nhận biết như vậy. Các ví dụ về việc thiếu tính phân biệt của một nhãn hiệu bao gồm: dấu hiệu quá đơn giản (hình một ngôi sao, một vương miện hoặc một chữ cái đơn lẻ) hoặc quá phức tạp (tạo ra ấn tượng là một sự tô điểm hoặc trang trí cho hàng hóa liên quan, hoặc đơn 13 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  14. thuần là một khẩu hiệu bao gồm một lời khuyến nghị mua hoặc sử dụng hàng hóa đó), hoặc khi dấu hiệu được xem xét đã trở thành phổ thông. Dấu hiệu có tính phân biệt sẵn có Hầu hết các luật nhãn hiệu đều phân biệt dấu hiệu có tính phân biệt sẵn có và các dấu hiệu có thể trở nên phân biệt thông qua việc sử dụng. Sự khác biệt này được chỉ ra trong Điều 15.1 Hiệp định TRIPs, theo đó quy định rằng ‘trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các quốc gia thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt có được thông qua việc sử dụng’. Nhãn hiệu nhìn chung được hiểu là có tính phân biệt sẵn có nếu sự kết hợp nhãn hiệu đó với sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đó là ngẫu hứng có tính chất tưởng tượng. Ví dụ điển hình về nhãn hiệu có tính phân biệt sẵn có là các từ tự đặt như KODAK, LEGO hoặc XEROX. Cũng như các từ ngữ có mối quan hệ ngẫu hứng với sản phẩm mà chúng mô tả có thể có tính phân biệt, như APPLE cho máy tính hoặc CAMEL cho thuốc lá. Tên công ty có thể được xem là có tính phân biệt nếu được đưa ra dưới dạng ký tự hoặc sự bố trí có tính phân biệt. Theo quy tắc chung, một nhãn hiệu sẽ được coi là thiếu tính phân biệt nếu nó mô tả về sản phẩm hoặc chất lượng của sản phẩm. Nhãn hiệu mô tả kiểu này có khả năng trở nên có tính phân biệt khi ý nghĩa thứ hai bắt nguồn từ một công ty riêng biệt đã được người tiêu dùng nhận biết mà trở nên quan trọng hơn là tính chất mô tả của dấu hiệu đó. Ví dụ, trong vụ kiện ở Anh giữa Reddaway và Banham (1896), nhãn hiệu CAMEL HAIR BELTING đã được người tiêu dùng có liên quan giải nghĩa là sản phẩm dây đai bắt nguồn từ nguyên đơn. Dưới đây là những nhãn hiệu đã bị bác bỏ ở Anh: COFFEE HOUSE AROMA cho cà phê; EASY FLOSSING cho “tăm xỉa răng tơ sồi”; MINI CLAW cho dụng cụ làm vườn; MINILITE cho bánh xe ô tô trọng tải nhẹ; TREAT cho các loại nước sốt và xi rô tráng miệng; WEB LINK cho một thiết bị phần mềm máy tính; XPRESSLINK cho một thiết bị viễn thông. Dưới đây là những nhãn hiệu đã bị bác bỏ tại OHIM: 1005 PURE GOODNESS cho mỹ phẩm; 14 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  15. COMPLETE cho xà phòng và mỹ phẩm; ENVIRO-CHEM cho các dụng cụ đo lường và lắp đặt liên quan đến ô nhiễm, kiểm soát và giảm ô nhiễm; GLOBAL CHILLER cho các thiết bị làm lạnh; GREENFILTER cho máy lọc; LANDSCAPE cho đồ dùng nội thất, văn phòng, nhà bếp và các dịch vụ lắp đặt; NATURAL BEAUTY cho xà phòng và nước hoa; PETIT BEBE cho quần áo, giầy dép và mũ; SO SOFT cho sữa, bơ và bơ thực vật; SUPREME cho ảnh chụp; ULTRA MOIST cho mỹ phẩm và xà phòng; WWW.PRIMEBROKER.COM cho công cụ phần mềm cung cấp thông tin về cổ phiếu và chứng khoán. Dưới đây là những đơn đăng ký không bị từ chối: Ở Anh: ABERCROMBIE cho quần áo (vì có ít hơn 100 lần xuất hiện tên này trong danh bạ điện thoại của thành phố lớn bất kỳ). MISTER LONG cho kem, với điều kiện kem không dài một cách bất bình thường. Tại OHIM: CHEMFINDER cho phần mềm dùng trong tra cứu thuốc; IMAGESTREAM cho phần mềm máy tính; LASTING PERFORMANCE cho xà phòng rửa; MAXIMA cho dụng cụ y tế và phẫu thuật; NETMEETING cho các chương trình máy tính để giao tiếp qua các mạng máy tính; RENOWN cho hành lý; SMART OS cho phần mềm máy tính. Câu hỏi tự đánh giá Câu 4 (a) Bạn hình dung cơ quan nhãn hiệu sẽ quyết định thế nào về các đơn đăng ký sau: (i) THE WORLD’S FINEST cho thuốc lá; (ii) CH25 cho nước hoa; (iii) RAYMOND cho các dịch vụ làm tóc; (iv) MAGNIFIQUE cho các trò chơi máy tính; 15 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  16. (v) HOLLY cho các dịch vụ kiến trúc cảnh quan; (vi) SAKATA cho mực in và thuốc màu; (vii) Một thiết bị có phần mô tả đồ họa một công-te-nơ chở dầu; (viii) PORTFOLIO cho sách và vật mang dữ liệu từ tính; (ix) LEND LEASE cho việc cung cấp các dịch vụ kiến trúc, xây dựng, nhà cửa, cảnh quan làm vườn, xây dựng khách sạn và thiết kế công nghiệp. Trả lời. (i) Sự diễn đạt này có thể được xem như một sự tự phóng đại quá mức (“chỉ rít một hơi thuốc”) khi dùng cho thuốc lá, vì vậy, không có ý nghĩa và có khả năng được đăng ký. (ii) Hầu hết các cơ quan nhãn hiệu sẵn sàng đăng ký tổ hợp các từ và các chữ cái, với điều kiện chúng không có nghĩa. Một ngoại lệ là con số 4711 cho nước hoa, có liên hệ với địa chỉ ở Cologne nơi sản xuất nước hoa Cologne có thương hiệu nổi tiếng trong một thời gian dài. (iii) Việc sử dụng tên riêng cho các tiệm uốn tóc là rất phổ biến và do đó khiến cho dấu hiệu này không có tính phân biệt. (iv) Mặc dù là một từ tiếng Pháp thông dụng mang nghĩa “nguy nga, tráng lệ” nhưng có thể được đăng ký cho các trò chơi trên máy tính nếu từ đó không được sử dụng một cách rộng rãi như một sự mô tả chất lượng trong ngành công nghiệp này. (v) Holly vừa là tên riêng ở các nước nói tiếng Anh vừa là tên một loại cây bụi nên có thể coi là thiếu khả năng phân biệt đối với các dịch vụ cảnh quan. (vi) SAKATA là một thành phố của Nhật Bản với hơn 100.000 dân, là một trung tâm sản xuất đồng thời cũng là một tên họ khá thông dụng của Nhật Bản, do đó có thể không đủ khả năng phân biệt đối với mực và thuốc màu. (vii) Vì các nhà cung cấp dầu khác có thể muốn sử dụng thiết bị này, cũng như các phiên bản ba chiều của nó nên nhãn hiệu này có thể không được đăng ký trừ khi công-te-nơ đó có điểm khác biệt riêng. (viii) Việc sử dụng nhãn hiệu này đối với sách có thể không mang tính phân biệt, nhưng nó có thể được chấp nhận khi sử dụng cho máy ảnh mang dữ liệu từ tính. (ix) Việc cung cấp các dịch vụ dịch vụ thiết kế kiến trúc, xây dựng, cảnh quan làm vườn và thiết kế công nghiệp có thể không bị từ chối vì dấu hiệu này chỉ ám chỉ các dịch vụ đó chứ không có mối 16 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  17. liên hệ trực tiếp và tức thì giữa các dịch vụ đó với việc cho thuê mượn tài sản. Câu 4 (b) Tại sao bạn lại nghĩ rằng những dấu hiệu từ ngữ: GAP (cho quần áo), VIRGIN (cho hàng không), MARS (cho sôcôla), AMAZON (cho cửa hàng sách trực tuyến) và MONT BLANC (cho các dụng cụ để viết) được xem xét là các nhãn hiệu có khả năng phân biệt? Trả lời. Vì những dấu hiệu này là có tính chất ngẫu hứng trong quan hệ với các sản phẩm sử dụng dấu hiệu đó. Tính chất chung Một hiện tượng nghịch lý trong luật nhãn hiệu đó là việc mất tính phân biệt khi một nhãn hiệu trở nên gắn bó với loại sản phẩm sử dụng nó đến mức trở thành một sự mô tả chung về sản phẩm đó. Ví dụ, các thuật ngữ chung “đồ nội thất” (chỉ đồ đạc nội thất nói chung và cũng để chỉ bàn, ghế, v.v.) và “ghế” (để chỉ ghế). Các nhãn hiệu như FRIGIDAIRE, CELLOPHANE, ESCALATOR, GRAMOPHONE và LINOLEUM được đăng ký như các nhãn hiệu có tính phân biệt, về cơ bản đã trở thành các thuật ngữ chung vì chúng là sản phẩm duy nhất trong nhóm sản phẩm của mình và vì chủ sở hữu các nhãn hiệu đó đã không nỗ lực để ngăn cản chúng trở thành các từ chung. Ví dụ, khi một tờ báo hoặc tạp chí sử dụng một nhãn hiệu theo cách chung chung thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần yêu cầu phải đăng thông báo đính chính lại cách sử dụng đó. Ví dụ, mô tả trong một quảng cáo về dao cạo râu điện là “dao cạo râu điện ROLLS ROYCE” cần được chủ sở hữu nhãn hiệu ROLLS ROYCE đính chính lại rằng nhãn hiệu này là tài sản của Hãng ôtô Rolls Royce và nó chỉ được sử dụng trên xe ôtô do hãng sản xuất. Câu hỏi tự đánh giá Câu 5 Báo cáo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo. Hãy viết lại với sự dẫn chiếu thỏa đáng tới quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu. “Một nhóm thanh niên mặc đồ ray-ban và nike đã đột nhập vào portacabin. Chúng cuỗm theo một loạt Rolexes và thoát khỏi hiện trường trên những ván trượt bị một chiếc Mercedes đuổi theo rất sát.” Trả lời. “Một nhóm thanh niên đeo kính râm hiệu RAY-BAN đã đột nhập vào tòa nhà PORTACABIN. Chúng cuỗm theo một loạt đồng hồ hiệu 17 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  18. ROLEX và thoát khỏi hiện trường trên những ván trượt bị một chiếc xe ôtô hiệu MERCEDES đuổi theo rất sát.” Nhãn hiệu bao gồm “các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn riêng được sử dụng trong thương mại có thể được dùng để chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự kiến, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ hoặc các đặc điểm riêng khác của hàng hóa hoặc dịch vụ”; Điều 6quinquies Công ước Paris quy định, bằng cách diễn đạt như trên, về việc từ chối đăng lý các dấu hiệu có tính chất mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc một số đặc tính của hàng hóa/dịch vụ đó. Ý nghĩa của việc loại trừ này là nhằm giữ các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn mà những người kinh doanh thương mại trung thực có thể muốn sử dụng không vì động cơ sai trái. Ví dụ, ở Anh và OHIM đã từ chối đăng ký các nhãn hiệu theo nhiều căn cứ khác nhau như: Từ ngữ tán dương Bị từ chối 100% PURE GOODNESS cho mỹ phẩm và dầu gội; LASTING PERFORMANCE cho nước hoa, tinh dầu và mỹ phẩm; OPTIMA cho máy dưỡng khí; SUPREME cho các sản phẩm nhiếp ảnh; TREAT cho các loại nước sốt và xi rô tráng miệng. Không bị từ chối MAXIMA cho thiết bị y tế và phẫu thuật. Chỉ dẫn địa lý Bị từ chối ISLE OF SKYE cho rượu mạnh và rượu mùi, vì đó là hòn đảo Scôt-len nơi sản xuất rượu whisky. 18 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  19. Không bị từ chối VAL D’ISERE cho quần áo lót phụ nữ, vì không nhận định rằng sản phẩm may mặc này được sản xuất trong khu trượt tuyết đó. Dấu hiệu mô tả Bị từ chối BABY-DRY cho tã dùng một lần; BROADBAND CODE MULTIPLE ACCESS cho các hệ thống viễn thông; COFFEEMIX cho máy pha cà phê; COMFORT PLUS cho thảm và các vật trải sàn; COMPANYLINE cho các hoạt động bảo hiểm và tài chính; COMPLETE cho xà phòng và mỹ phẩm; DOUBLEMINT cho kẹo cao su, mỹ phẩm, thuốc đánh răng và các dược liệu bào chế; ENAMELIZE cho thuốc đánh răng; EUROLAMB cho thịt cừu; FOODSAVER và FRESHSAVER cho máy đóng gói chân không; FROOT LOOPS cho ngũ cốc; GLOBAL CHILLER cho các thiết bị làm lạnh; JIVE cho các loại băng tiếng và băng hình; LANDSCAPE cho đồ đạc nội thất, văn phòng và nhà bếp; MINI CLAW cho dụng cụ làm vườn; ONE TOUCH VIEW cho điện thoại; PETIT BEBE cho quần áo và giầy dép trẻ em; PORTFOLIO cho sách và các ấn phẩm in; WWW.PRIMEBROKERS.COM cho công cụ phần mềm buôn bán cổ phiếu doanh nghiệp. Không bị từ chối LIGHT GREEN và YELLOW cho kẹo cao su; OILGEAR cho máy bơm nước và ôtô, động cơ ôtô; SWEDISH FORMULA cho mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội. Câu hỏi tự đánh giá Câu 6 (a) Bình luận về khả năng được đăng ký của các nhãn hiệu dưới đây: (i) KETTLE CLEAN cho chất pha chế làm sạch cặn; 19 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  20. (ii) BUDGET cho dịch vụ cho thuê ôtô; (iii) OVERNIGHT cho dịch vụ giao hàng; (iv) QUIKSLIM cho đồ ăn kiêng; (v) Hình vẽ một chùm nho cho dịch vụ giải khát. Trả lời Mỗi nhãn hiệu nêu trên đều có thể được người kinh doanh sử dụng với dụng ý tốt. Khi xem xét một thuật ngữ có tính thông dụng trong thương mại hay không, Cơ quan đăng ký sẽ dùng các danh bạ và từ điển để xác định việc sử dụng nhãn hiệu có là thông lệ trong thương mại hay không. Tính phân biệt có được thông qua việc sử dụng Khi xác định một nhãn hiệu có trở nên có tính phân biệt thông qua việc sử dụng hay không, sẽ thực hiện một đánh giá tổng thể để xem xem liệu nhãn hiệu đó có dẫn đến việc nhận diện được sản phẩm bắt nguồn từ một doanh nghiệp riêng biệt và do đó phân biệt nó với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng bình thường về hàng hóa hoặc dịch vụ đóng vai trò quyết định. Câu hỏi tự đánh giá Câu 7 Chứng cứ nào sẽ được dựa vào để xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu có được thông qua việc sử dụng? Trả lời. Điểm xuất phát sẽ thường là các chứng cứ tài chính về doanh thu, chi phí quảng cáo và xúc tiến hàng hóa hoặc dịch vụ cùng với các ví dụ về việc nhãn hiệu được sử dụng trong thực tế như thế nào. Nguồn chứng cứ tốt nhất là nhóm người tiêu dùng có liên quan. Các cuộc thăm dò thị trường được tổ chức tốt cũng có thể có tính thuyết phục. Nhãn hiệu trái với lợi ích công cộng hoặc các quy tắc đạo đức đã được chấp nhận; Căn cứ loại trừ này được thiết lập nhằm ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu có thể xúc phạm đến một bộ phận công chúng. Việc xúc phạm có thể phát sinh bởi các vấn đề về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo hoặc các vấn đề chung về sở thích và lễ giáo. Việc xúc phạm có thể bằng hình ảnh hoặc từ ngữ. Những nhãn hiệu khuyến khích hoặc cổ động cho các hành vi tội phạm là ví dụ rõ ràng về loại nhãn hiệu có thể bị loại trừ này. 20 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2