intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - GS. MICHAEL BLAKENEY

Chia sẻ: Muay Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

151
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 1. Các khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ 1. Sở hữu trí tuệ là gì? Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - GS. MICHAEL BLAKENEY

  1. CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY Professor Michael Blakeney Queen Mary Intellectual Property Research Institute University of London TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giáo sư Michael Blakeney Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary Đại học London Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II) Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp
  2. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp Bài 1. Các khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ 1. Sở hữu trí tuệ là gì? Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát. Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967 Điều 2 (viii) quy định rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với : ‘(1) các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (2) chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; (3) sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; (4) các phát minh khoa học; (5) kiểu dáng công nghiệp; (6) nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương mại; (7) bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.’ Kể từ khi thông qua Công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm, bao gồm quyền đối với giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong Phần II của Hiệp định TRIPS với danh nghĩa là các đối tượng của Hiệp định này, cụ thể là: quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và thông tin bí mật. Sở hữu trí tuệ thường được chia làm hai nhánh, cụ thể là: sở hữu công nghiệp và quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Trong danh mục các quyền nêu tại Điều 2(viii) của Công ước WIPO nêu trên, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả thuộc các mục (1) và (2). Các đối tượng còn lại thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp. 2. Các phạm trù của sở hữu trí tuệ 2.1. Quyền tác giả và quyền liên quan Luật quyền tác giả quy định sự bảo hộ và khai thác hình thức thể hiện các ý tưởng được thể hiện dưới dạng vật chất. Ban đầu, đối tượng của bảo hộ quyền tác giả 2 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  3. là các ấn phẩm văn học hoặc nghệ thuật. Do sự phát triển của công nghệ sao chụp, sự bảo hộ đã được mở rộng đến các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, tranh và cả các tác phẩm ba chiều như các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc, các bức ảnh và các tác phẩm điện ảnh. Gần đây, sự bảo hộ quyền tác giả còn được mở rộng tới chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu, những đối tượng được coi như là các tác phẩm văn học hoặc các bộ sưu tập các tác phẩm văn học. Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có quyền ngăn cấm (loại trừ) người khác khai thác tác phẩm nếu không có sự cho phép. Những hành vi đòi hỏi cần có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thường là: sao chép hoặc nhân bản tác phẩm; trình diễn tác phẩm nơi công cộng; làm bản ghi âm tác phẩm, dựng thành tác phẩm điện ảnh; phát sóng tác phẩm thông qua sóng điện từ hoặc thông qua mạng lưới cáp; và dịch hoặc phóng tác tác phẩm. Ngoài những quyền nêu trên, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật còn thừa nhận một số «quyền nhân thân». Những quyền này gồm quyền được đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền chống lại mọi sự xuyên tạc, cắt xén hoặc sự thay đổi bất kỳ khác, hoặc những hành động khác gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân này thường gắn liền với tác giả, kể cả trong trường hợp một số quyền kinh tế nêu trên đã được chuyển giao. Quyền nhân thân có thể sẽ trở nên phù hợp khi bên nhận nhượng quyền kinh doanh tiến hành sửa đổi tài liệu được bên nhượng quyền kinh doanh cung cấp. Có ba loại quyền liên quan đến quyền tác giả. Đó là, quyền của nghệ sĩ biểu diễn đối với chương trình biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, và quyền của các tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát thanh và truyền hình. Trong trường hợp nhượng quyền kinh doanh, quyền tác giả bảo hộ các tài liệu hướng dẫn hoạt động kinh doanh, tài liệu quảng cáo và một số tài liệu khác được bên nhượng quyền cung cấp. Trong các hoạt động nhượng quyền, các vấn đề về quyền liên quan có thể nảy sinh khi các bản nhạc được sử dụng trong cơ sở kinh doanh nhượng quyền. 2.2. Nhãn hiệu Giống như quyền tác giả, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, hầu hết các nước đều ban hành luật về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Ban đầu, nhãn hiệu được bảo hộ đối với việc sử dụng liên quan đến hàng hóa, nhưng trong những năm gần đây thì nhãn hiệu cũng được sử dụng đối với dịch vụ. Một số nước cũng quy định đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể được sử dụng 3 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  4. bởi một nhóm hay một tổ chức để phân biệt các đặc trưng của sản phẩm được nhóm hay tổ chức đó sử dụng. Nhãn hiệu chứng nhận có thể có chức năng giống như nhãn hiệu tập thể, nhưng có thêm một đặc điểm khác là những người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu phải liệt kê các hàng hóa mang nhãn hiệu sẽ đăng ký. Luật nhãn hiệu thường quy định phân loại hàng hóa để phục vụ việc đăng ký. Một số nước quy định mỗi đơn đăng ký chỉ được đăng ký cho một nhóm hàng hóa, trong khi đó tại một số nước thì chỉ cần một đơn có thể yêu cầu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa. Hầu hết các nước phân nhóm hàng hóa và dịch vụ nhằm phục vụ việc đăng ký dựa theo Thỏa ước NICE về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu. Cuối cùng, người nộp đơn phải nộp một hoặc một số khoản phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Phí nộp đơn có thể được quy định nộp một lần, bao gồm tổng cộng các loại phí hoặc nộp làm nhiều lần (phí nộp đơn, phí phân loại, phí thẩm định, phí đăng ký, v.v.). Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định để khẳng định sự phù hợp với các yêu cầu về hình thức cũng như yêu cầu nội dung về tính phân biệt. Việc thẩm định còn được thực hiện để kiểm tra về khả năng xung đột với các quyền có trước. Sau khi công bố đơn, có thủ tục phản đối được dành cho bên thứ ba, theo đó họ có thể phản đối đăng ký nhãn hiệu, thường là căn cứ vào các quyền có trước hoặc sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác. Nếu được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn. Đăng ký nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực nếu không được yêu cầu gia hạn. Cũng có thể yêu cầu loại bỏ (đăng ký) nhãn hiệu khi việc sử dụng trở nên mang tính mô tả hoặc khi nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ, nhãn hiệu ‘Vaseline’ và ‘Gramophone’ là hai ví dụ điển hình về các trường hợp nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của loại hàng hóa sử dụng nhãn hiệu đó. Chủ nhãn hiệu đăng ký cũng có độc quyền chuyển giao (chuyển nhượng) nhãn hiệu và khai thác nhãn hiệu thông qua hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu và cấp li-xăng hoặc nhượng quyền thương mại cho người khác sử dụng nhãn hiệu. Trong trường hợp có sự tương tự giữa các nhãn hiệu liên quan đến các hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc khi hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự liên quan đến các nhãn hiệu trùng được sử dụng, chắc chắn có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thông thường, việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn được tiến hành tương tự như việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn phục vụ mục đích (trong quá trình thẩm 4 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  5. định đơn) đăng ký nhãn hiệu. Về mặt nguyên tắc, hàng hoá được coi là tương tự nếu trong trường hợp được chào bán dưới một nhãn hiệu trùng, thì người tiêu dùng sẽ có khả năng tin là hàng hoá đó có cùng một nguồn gốc. Tất cả các tình huống phải được tính đến , bao gồm bản chất của hàng hóa, mục đích sử dụng và các kênh tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ thông thường của hàng hoá và địa điểm thường bán hàng hoá có liên quan. Hầu hết các luật nhãn hiệu đều quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền là hành vi xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu. Sự không đồng ý được khẳng định bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu bị đơn dựa vào một li-xăng cụ thể hoặc sự cho phép khác để sử dụng nhãn hiệu thì bị đơn phải chịu trách nhiệm chứng minh sự đồng ý đó. Khi chủ nhãn hiệu đã đưa sản phẩm mang nhãn hiệu ra thị trường, họ không có quyền phản đối việc bán tiếp sản phẩm đó trong quá trình thương mại. Đây là bản chất của cái gọi là nguyên tắc về khai thác hết quyền đối với nhãn hiệu. Một số quốc gia không cho phép phản đối việc nhập khẩu song song các sản phẩm đã được chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép đưa ra thị trường nước ngoài. Các quốc gia khác thì cho phép phản đối nhập khẩu song song, cụ thể là thông qua việc áp dụng nguyên tắc lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ. Nếu chủ nhãn hiệu không gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và cụ thể hơn là không nộp lệ phí gia hạn, nhãn hiệu sẽ bị loại ra khỏi đăng bạ. Các cơ quan đăng ký thường cho phép một khoảng thời gian ân hạn cho việc thanh toán lệ phí gia hạn (tức là cho phép nộp chậm lệ phí trong một thời hạn nhất định) (thường phải trả thêm một khoản tiền). 2.3. Chỉ dẫn địa lý Là một dạng đặc biệt của nhãn hiệu, được xác định với danh nghĩa là đối tượng của một hệ thống bảo hộ riêng, là những dấu hiệu xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể. Chỉ dẫn nhầm lẫn hoặc mang tính lừa dối về nguồn gốc có thể bị xử lý. Tên gọi xuất xứ hàng hoá là một dấu hiệu chỉ dẫn – ngoài mục đích chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hoá – về địa điểm xuất xứ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến đặc trưng hoặc chất lượng của sản phẩm. Ví dụ, đất trồng và thời tiết tác động đến vùng sản xuất rượu vang, như vùng Burgundy hay Champagne, có thể được chứng minh trong việc sản xuất ra một loại rượu vang có chất lượng đặc biệt và như vậy có thể là lừa dối nếu cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng các tên gọi xuất xứ đó. 2.4. Thông tin bí mật (bí mật kinh doanh) 5 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  6. Để được bảo hộ dưới dạng thông tin bí mật, thông tin đó: (i) nhất thiết phải có tính bí mật (tức là, đó không thể là thông tin mà công chúng đã biết); (ii) bắt buộc người biết được thông tin đó trong những hoàn cảnh nhất định phải có nghĩa vụ bảo mật (ví dụ, trường hợp một người được thông báo rằng thông tin mà họ được truyền đạt là thông tin bí mật), hoặc khi mà mối quan hệ của các bên có tính bí mật (ví dụ, quan hệ giữa khách hàng và luật sư) hoặc (iii) đã được sử dụng để gây thiệt hại cho bên thông báo thông tin đó. 2.5. Sáng chế Bằng độc quyền sáng chế là một đặc ân pháp lý được chính phủ cấp cho tác giả sáng chế và những người khác được chuyển giao quyền từ tác giả sáng chế đó trong một thời hạn nhất định để ngăn cấm (loại trừ) những người khác sản xuất, sử dụng hoặc bán sản phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc sử dụng phương pháp hoặc quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế. Độc quyền sáng chế được cấp theo luật dưới dạng quyền của người nộp đơn đăng ký và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của pháp luật. Sự bảo hộ được bảo đảm bởi việc đăng ký bằng độc quyền sáng chế được giới hạn trong một thời hạn nhất định, thường là 20 năm. Khi kết thúc thời hạn bảo hộ, sáng chế đã được cấp bằng độc quyền đó thuộc về công chúng (có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể khai thác sáng chế đó). Sáng chế thường được định nghĩa là một ý tưởng cho phép giải quyết một vấn đề trong một lĩnh vực kỹ thuật. Người nộp đơn đăng ký sáng chế thường là tác giả sáng chế hoặc người thừa kế của tác giả sáng chế. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, phải nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho cơ quan sở hữu công nghiệp có liên quan. Đơn sẽ bao gồm, ngoài những yêu cầu khác, một bản mô tả sáng chế, kèm theo các hình vẽ được đề cập trong bản mô tả và các điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế. Bản mô tả phải bộc lộ sáng chế một cách rõ ràng, đầy đủ và hoàn chỉnh để người bất kỳ có kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế. Phần bộc lộ sáng chế phải thể hiện sáng chế trong bối cảnh các giải pháp kỹ thuật đã biết. Vì để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải đưa ra được một giải pháp mới cho một vấn đề kỹ thuật, do đó bản mô tả phải đặt sáng chế trong nền tảng kỹ thuật cơ sở. Chức năng của phần yêu cầu bảo hộ là để xác định phạm vi bảo hộ. Để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải đưa ra một giải pháp mới cho một vấn đề kỹ thuật, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được biết đến hoặc chưa được bộc lộ cho người khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền đối với sáng chế đó. Điều đó có nghĩa là sáng chế phải không trùng với một giải pháp kỹ thuật đã biết. Giải pháp kỹ thuật đã biết thường là những đối tượng đã bộc lộ công khai, ở mọi nơi trên thế giới dưới hình 6 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  7. thức công bố ở dạng hữu hình hoặc bằng lời tuỳ theo pháp luật quốc gia hoặc dưới hình thức sử dụng bằng cách bất kỳ trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Một sáng chế được coi là có ‘trình độ sáng tạo’ nếu căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, sáng chế đó không hiển nhiên đối với một người có kỹ năng trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác, sáng chế phải là một cải tiến sáng tạo dựa trên những kiến thức đã có. Yêu cầu sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp nhằm loại trừ việc bảo hộ độc quyền sáng chế đối với các sáng chế mang tính lý thuyết thuần tuý mà không thể thực hiện được trong thực tiễn. Khái niệm khả năng áp dụng phải mang tính ‘công nghiệp’ hàm ý quy mô thương mại của việc áp dụng sáng chế. Cũng nằm trong khái niệm ‘công nghiệp’ là các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động khai khoáng. Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế được thẩm định bởi một cơ quan đăng ký để bảo đảm rằng đơn đó đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức. Sau đó, đơn này có thể được chuyển sang thủ tục thẩm định nội dung. Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có thể tiến hành tra cứu các tư liệu sáng chế của các nước khác và các tạp chí kỹ thuật quan trọng và các ấn phẩm khác để bảo đảm rằng sáng chế của người nộp đơn chưa được bộc lộ từ trước. Một số quốc gia cho phép cấp bằng độc quyền sáng chế đối với các sáng chế chỉ bị bộc lộ một phần trong giải pháp kỹ thuật đã biết. Một số quốc gia hạn chế giải pháp kỹ thuật đã biết có liên quan ở các đối tượng bị bộc lộ trong nước hoặc ở việc sử dụng trước hoặc bộc lộ trước bằng lời. Đơn có thể được công bố hoặc công khai hoá cho công chúng xem xét trước khi cấp bằng độc quyền sáng chế. Bên thứ ba có thể có cơ hội phản đối việc cấp bằng độc quyền sáng chế. Sau khi thẩm định đơn về mặt hình thức và nội dung và sau khi xem xét mọi ý kiến phản đối, cơ quan có thẩm quyền đăng ký sẽ quyết định cấp hoặc không cấp bằng độc quyền sáng chế. Sự kiện cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được công bố trên công báo. Tại một số quốc gia, không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ. Với lý do vì lợi ích quốc gia, một số nước từ chối việc bảo hộ độc quyền sáng chế đối với các sáng chế liên quan tới nông nghiệp, lương thực, dược phẩm, công nghệ hạt nhân và công nghệ máy tính. Vì việc bảo hộ độc quyền sáng chế chỉ mở rộng đến các sáng chế có bản chất kỹ thuật, do đó nói chung các tiến bộ liên quan đến kinh doanh, bao gồm các phương pháp kỹ thuật về tài chính và kế toán, cũng như các phương pháp điều trị y khoa, giống cây trồng và giống vật nuôi đều không được bảo hộ độc quyền sáng chế. Điều này không xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi mà độc quyền sáng chế được dành cho cả các ý tưởng kinh doanh, bao gồm các ý tưởng nhượng quyền kinh doanh. 7 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  8. 2.6. Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là các yếu tố mang tính trang trí và thẩm mỹ của một vật phẩm hữu dụng . Luật mẫu của WIPO về kiểu dáng công nghiệp dành cho các nước đang phát triển định nghĩa « kiểu dáng công nghiệp » là ‘sự kết hợp bất kỳ các đường nét hay màu sắc của hình dạng ba chiều bất kỳ...(mà) tạo ra hình dáng bên ngoài đặc biệt cho một sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp và có thể được sử dụng làm mẫu cho sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp’. Giống như bằng độc quyền sáng chế, hầu hết các quốc gia yêu cầu tính mới hay tính độc đáo (hoặc tính nguyên gốc). Tiêu chuẩn về tính mới rất khác nhau, từ tính mới thế giới cho đến tính mới trong nước. Một vấn đề khó khăn trong viêc bảo hộ các kiểu dáng là xác định phạm vi mà một kiểu dáng phải khác biệt với một kiểu dáng có trước để được coi là có tính mới. Những thay đổi mang tính tiểu tiết thường là không đủ. Việc kiểm tra thỏa đáng thường là xác định kiểu dáng được yêu cầu bảo hộ có mới theo quan điểm chủ quan với ý nghĩa là kiểu dáng đó không phải là một sự mô phỏng các kiểu dáng mà nhà sáng tạo đã biết. Đặc điểm then chốt của khả năng áp dụng công nghiệp là kiểu dáng đó có thể được sử dụng hàng loạt ở quy mô thương mại hay không. Do đó, các tác phẩm nghệ thuật thủ công không thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ theo luật bản quyền sẽ thích hợp hơn. Một vấn đề quan trọng đang được tranh cãi liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo Hiệp định TRIPS là khả năng mở rộng phạm vi bảo hộ cho các kiểu dáng mang tính « chức năng », ví dụ, các kiểu dáng của các phụ tùng xe máy. Kiểu dáng công nghiệp thường được bảo hộ để ngăn cản sự sao chép hay bắt chước trái phép trong thời gian khoảng 10 năm. 2.7. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Thiết kế bố trí hoặc cấu trúc của mạch tích hợp bán dẫn – được in lại hoặc bố trí trong một vi mạch trong quá trình sản xuất vi mạch đó – được một số nước bảo hộ như một đối tượng sở hữu trí tuệ riêng biệt. Các quy định về hình thức bảo hộ này được quy định trong Hiệp ước về sở hữu trí tuệ liên quan tới mạch tích hợp được thông qua tại Washington D.C ngày 26 tháng 5 năm 1989. Mặc dù Hiệp ước này không được các nước khởi xướng Hiệp ước phê chuẩn nhưng hiện nay việc bảo hộ thiết kế bố trí đã được quy định trong Hiệp định TRIPS. Thiết kế bố trí được bảo hộ để chống lại các hành vi sao chép hoặc bắt chước trái phép, trừ các thiết kế có được do sử dụng kỹ thuật phân tích ngược. Thời hạn bảo hộ cũng khác nhau, từ 8 năm theo Hiệp định Washington đến 10 năm tùy thuộc vào mô hình của Hoa kỳ hay mô hình của Nhật Bản. 2.8. Quyền đối với công nghệ sinh học và giống cây trồng 8 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  9. Sáng chế về công nghệ sinh học, đặc biệt qua thực tiễn của kỹ thuật di truyền, ngày càng trở nên quan trọng đối với nông nghiệp và điều trị bệnh tật. Trong lịch sử, câu hỏi về khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho các thực thể ‘sống’ đã đi đến một nhánh pháp lý riêng liên quan đến khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế đối với giống cây trồng. Ban đầu, người ta cho rằng những phát hiện liên quan đến cơ thể sống và vật liệu sống không phải là sáng chế theo mục đích của hầu hết các luật sáng chế. Các ngoại lệ đối với nguyên tắc này là dành cho các chủng vi sinh được sử dụng để lên men và trong thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vào năm 1969, Tòa án tối cao của Cộng hòa liên bang Đức đã phán quyết rằng kỹ thuật gây giống động vật có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, với điều kiện là kỹ thuật có thể lặp lại được. Xem Rote Taube (Red Dove) (1970) 1 IIC 136. Tại Hoa Kỳ, tòa án vẫn từ chối các đòi hỏi về khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho các thực thể sống cho đến khi có phán quyết của Toà án tối cao năm 1980 về vụ kiện giữa Diamond và Chakrabaty 447 US 303 (1980). Trong vụ việc này, Tòa án đã phán quyết rằng một loại vi khuẩn được tạo ra theo phương pháp di truyền có khả năng phá vỡ các thành phần của dầu thô là đủ tiêu chuẩn để được cấp bằng độc quyền sáng chế. Toà án đã thừa nhận rằng việc xem xét cơ bản về khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế không phải là một sáng chế có liên quan đến một thực thể sống hay không sống mà là sáng chế đó có phải là do con người tạo ra hay không. Quyền của người tạo giống cây trồng đã có từ rất lâu. Từ những năm 1920, một số quốc gia ở châu Âu đã thừa nhận một số quyền của người tạo giống cây trồng. Từ những năm 1930, giống cây trồng được bảo hộ độc quyền tại Hoa Kỳ và Đức và tiếp đó là tại Áo, Bỉ, Pháp, Hungari, Italia, Nhật Bản và Thụy Điển. Năm 1961, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV) đã được thông qua tại Pari. Một vấn đề mà các đại biểu tham dự các hội nghị sửa đổi Công ước UPOV băn khoăn là có cho phép đồng thời bảo hộ giống cây trồng theo cả luật sáng chế và luật về giống cây trồng hay không. Tiếp cận công nghệ sinh học đã trở thành một vấn đề cấp bách đối với các nước đang phát triển là những nước có nguồn gen của các giống được tạo ra. Việc cho ra đời một công ước về bảo đảm tiếp cận các nguồn gen trên toàn thế giới đã trở thành một phần của các cuộc tranh luận quốc tế xung quanh quan ngại về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Câu hỏi tự đánh giá (SAQ) SAQ 1 : Trong mỗi ví dụ về sở hữu trí tuệ sau đây, luật về đối tượng sở hữu trí tuệ nào thích hợp nhất cho sự bảo hộ : 9 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  10. 1) Một công ty muốn bảo đảm không ai khác có thể sử dụng biểu tượng của họ. 2) Một ca sỹ muốn chuyển nhượng quyền nhân bản băng ghi hình về buổi biểu diễn của cô ta. 3) Một phương pháp chế biến sữa mới để loại bỏ chất béo trong mọi sản phẩm phomat được sản xuất từ loại sữa đó. 4) Một công ty quyết định đầu tư vào hoạt động đóng gói sản phẩm có tính phân biệt, và họ muốn đảm bảo họ là người sử dụng duy nhất. 5) Một công ty quyết định sử dụng biểu tượng có cùng hình dạng như biểu tượng của đối thủ cạnh tranh nhưng có sự khác biệt về màu sắc. Giải đáp SAQ 1 : 1) Nhãn hiệu 2) Quyền liên quan 3) Bằng độc quyền sáng chế 4) Kiểu dáng công nghiệp 5) Cạnh tranh không lành mạnh 3. Tại sao quyền sở hữu trí tuệ lại có ý nghĩa quan trọng? Lý do để các nước ban hành luật pháp quốc gia và tham gia các điều ước quốc tế hoặc khu vực về sở hữu trí tuệ bao gồm: • Tạo động lực cho các nỗ lực sáng tạo trí tuệ khác nhau; • Dành sự thừa nhận chính thức đối với các nhà sáng tạo; • Tạo ra nguồn thông tin quan trọng; • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền công nghiệp và văn hóa nội địa cũng như thương mại quốc tế. 4. Lịch sử Trong lịch sử, chế định sở hữu trí tuệ đã được các quốc gia sử dụng để đẩy mạnh những gì mà họ cho là lợi ích kinh tế của mình. Các quốc gia đã thay đổi chế định sở hữu trí tuệ của mình tại các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau vì những thay đổi về nhận thức (và tình trạng nền kinh tế của họ). Ví dụ, từ năm 1790 đến 1836, là một nước nhập khẩu toàn bộ công nghệ, Hoa Kỳ chỉ cấp bằng độc quyền sáng chế cho chính công dân của họ. Thậm chí đến năm 1836, lệ phí cấp bằng độc quyền sáng chế đối với người nước ngoài được quy định cao gấp 10 lần lệ phí đối với công dân Hoa Kỳ. Chỉ đến năm 1861 thì người nước ngoài mới được đối xử trên cơ sở không phân biệt (gần như hoàn toàn). 10 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  11. Đến năm 1891, Hoa Kỳ không chỉ bảo hộ quyền tác giả cho công dân Hoa Kỳ nhưng một số hạn chế vẫn tồn tại đối với quyền tác giả của người nước ngoài (ví dụ, kỹ thuật in phải là cách sắp chữ của Hoa Kỳ), một lý do đã cản trở Hoa Kỳ gia nhập Công ước Bern về quyền tác giả đến tận năm 1989. Nhiều quốc gia đôi khi không bảo hộ sáng chế đối với một số loại sáng chế trong những lĩnh vực công nghiệp nhất định. Thông thường, luật hạn chế không bảo hộ các sản phẩm mà chỉ bảo hộ các quy trình sản xuất sản phẩm. Các lĩnh vực điển hình thuộc trường hợp này là thực phẩm, dược phẩm và hoá chất, với lập luận rằng không thể dành độc quyền cho những hàng hoá thiết yếu và cần phải khuyến khích tự do tiếp cận công nghệ của nước ngoài hơn là khuyến khích khả năng sáng chế tiềm tàng của ngành công nghiệp trong nước. Cách tiếp cận này đã được nhiều nước chấp nhận và làm theo trong thế kỷ 19 và một số nước đến cuối thế kỷ 20 vẫn thực hiện, thậm chí gần đây một số nước Đông Á vẫn thực hiện (ví dụ Đài Loan và Hàn Quốc). Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là độc quyền sáng chế, thường gây ra sự bất đồng về mặt chính trị. Trong giai đoạn từ 1850 đến 1875, một cuộc tranh cãi quyết liệt đã diễn ra ở châu Âu trong cả giới học thuật và giới chính trị gia về vấn đề hệ thống độc quyền sáng chế là một tai hoạ của các nguyên tắc tự do thương mại hay đó là một phương thức khuyến khích sáng chế tốt nhất trên thực tế. Tại Thụy sỹ, trong những năm 1880 các nhà tư bản công nghiệp không muốn có một đạo luật về độc quyền sáng chế bởi vì họ muốn tiếp tục được sử dụng các sáng chế của đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cuối cùng, Thụy Sỹ cũng đã thông qua một đạo luật về độc quyền sáng chế, với một số các ngoại lệ và quy định về bảo vệ, không phải vì hầu hết người dân Thụy Sỹ nghĩ rằng họ có thể có thu lợi từ việc cho phép bảo hộ sáng chế của người nước ngoài mà vì Thuỵ sĩ đã bị sức ép nặng nề, đặc biệt là từ Đức, và họ không muốn phải đối mặt với sự trả đũa từ các nước khác. Các quy định mang tính bảo vệ được thông qua bao gồm các quy định về việc sử dụng cưỡng bức và li-xăng cưỡng bức giúp cho chính phủ ép buộc việc sản xuất được tiến hành tại Thuỵ Sĩ bằng cách này hay cách khác nếu họ muốn như vậy. Ngoài ra, các sản phẩm hoá chất và nhuộm vẫn không được bảo hộ sáng chế. Tại các nơi khác ở Châu Âu, những người khởi xướng hệ thống độc quyền sáng chế cũng dành thắng lợi trong các cuộc tranh luận, đúng lúc phong trào tự do thương mại đã hết thời khi đối mặt với thời kỳ đại suy thoái ở Châu Âu. Trong lịch sử phát triển đương đại, các quốc gia Đông Á đã sử dụng các hình thức yếu để bảo hộ sở hữu trí tuệ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của họ. Trong suốt giai đoạn phát triển nhanh chóng mang tính quyết định ở Đài Loan và Hàn Quốc từ năm 1960 đến 1980, khi đó các nền kinh tế này đã được 11 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  12. chuyển đổi, cả hai nước này đều nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc bắt chước và sử dụng kỹ thuật phân tích ngược như là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển năng lực đổi mới và công nghệ bản địa của họ. Hàn Quốc đã thông qua luật sáng chế vào năm 1961, nhưng không bảo hộ thực phẩm, hóa chất và dược phẩm. Thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế chỉ là 12 năm. Điều đó chỉ tồn tại đến giữa thập kỷ 80, đặc biệt là vì các hành động được Hoa Kỳ thực hiện theo Điều khoản 301 Luật Thương mại năm 1974 (của Hoa Kỳ) đã dẫn tới việc sửa đổi luật sáng chế, mặc dù các tiêu chuẩn trong luật này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Một quy trình tương tự cũng đã diễn ra tại Đài Loan. Tại Ấn Độ, sự bảo hộ yếu đối với dược phẩm trong bộ luật sáng chế năm 1970 của họ đã được tính toán một cách kỹ lưỡng để trở thành một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển vượt bậc của ngành công nghệ dược phẩm sau đó, được biết đến như một nhà sản xuất và xuất khẩu thuốc generic giá rẻ. Bài học lịch sử chung chỉ cho chúng ta những nước đã có khả năng làm cho chế định quyền sở hữu trí tuệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu công nghệ và thúc đẩy các mục tiêu về chính sách công nghiệp của mình. Vì các chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác, luôn luôn phải có các khuôn khổ quốc tế cho các tranh cãi về vấn đề sở hữu trí tuệ. Công ước Pari và Công ước Bern đã thừa nhận những khuôn khổ này, và mong muốn sự nhân nhượng lẫn nhau, nhưng cho phép có những sự linh hoạt đáng kể trong việc thiết lập các chế định sở hữu trí tuệ . Với sự ra đời của Hiệp định TRIPS, phần lớn những linh hoạt này đã bị loại bỏ. Các quốc gia không thể tiếp tục theo hướng đã được Thụy Sỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan thực hiện trong quá trình phát triển của họ. Quá trình tiếp thu và phát triển công nghệ từ việc bắt chước và sử dụng kỹ thuật phân tích ngược để xây dựng năng lực đổi mới bản địa thực sự hiện nay phải được thực hiện một cách khác biệt so với quá khứ. 5. Tác động của sở hữu trí tuệ Các chính sách và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải là những công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ của quốc gia, nhằm cả mục tiêu ngắn hạn và lâu dài. Việc bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, chuyển giao và phổ biến công nghệ, và tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập của nền kinh tế quốc gia với các nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu. Những cuộc khảo sát gần đây về vai trò của sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế, ví dụ khảo sát của Ngân hàng thế giới1 và Ủy ban Vương quốc Anh về quyền Sở hữu trí tuệ2 đã chỉ ra rằng vai trò của sở hữu trí tuệ sẽ phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. 12 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  13. Phân tích những bằng chứng sẵn có về tác động của các chế định sở hữu trí tuệ đối với các nước phát triển hoặc đang phát triển là một công việc phức tạp. Năng lực của các nước trong việc phát triển quá trình đổi mới công nghệ và năng lực cho phép họ thu hút có hiệu quả công nghệ đã phát triển ở nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Điều này đòi hỏi một hệ thống giáo dục có hiệu quả, cụ thể là ở cấp đại học và cao đẳng, và một mạng lưới tổ chức hỗ trợ và khung pháp lý. Điều đó cũng đòi hỏi sự sẵn sàng của các nguồn lực tài chính, cả của nhà nước và tư nhân, để tiếp tục phát triển công nghệ. 6. Chuyển giao sở hữu trí tuệ và công nghệ Lời mở đầu của TRIPS đã lưu ý đến những nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh cải tiến công nghệ, tuyên bố rằng : ‘Thừa nhận các mục tiêu sách lược cơ bản của các hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc gia, trong đó có các mục tiêu phát triển và công nghệ; Đồng thời thừa nhận những nhu cầu đặc biệt của những thành viên là nước kém phát triển đối với sự linh hoạt tối đa trong việc áp dụng trong nước các luật và các quy định để cho các nước đó có thể tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển » ----------------------- 1. C.Frink/K. Marcus (eds.), Intellectual Property and Development: Lessons from Recent Economic Research (2005, World Bank), xem tại : http://www.worldbank.org/research/IntellProp_temp.pdf 2. UK Commission on Intellectual Property Rights, Integrating Intellectual Property Rights and Development Policy (London: CIPR, 2002). Vì vậy, Hiệp định thừa nhận cả hai vấn đề rằng sự phát triển công nghệ là một mục tiêu chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các quốc gia và rằng các nước kém phát triển có những nhu cầu hỗ trợ đặc biệt để thiết lập nền tảng công nghệ. Vấn đề thứ nhất hàm ý rằng các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ có thể được xây dựng, trong khuôn khổ của TRIPS, theo những cách thức để tăng cường tiếp thu và phổ biến công nghệ mà không cần quan tâm đến mức độ phát triển. Vấn đề thứ hai thừa nhận rằng các nước kém phát triển nên triển khai ‘tính linh hoạt tối đa’ trong hệ thống sở hữu trí tuệ của họ nhằm thu lợi thích đáng từ các công nghệ của nước ngoài và họ có thể xây dựng được năng lực sản xuất và thương mại cho phép họ tham gia vào nấc thang thấp hơn của thang công nghệ toàn cầu. Điều 7 tuyên bố việc chuyển giao công nghệ là một mục tiêu cơ bản của Hiệp định TRIPS, rằng: ‘Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích 13 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  14. chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ’ Giải thích phạm vi mục tiêu của điều này là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều người lập luận rằng các chế định về sở hữu trí tuệ được thiết lập không chỉ bởi các nước đang phát triển mà bởi cả các nước phát triển và các chế định đạt được thông qua các cuộc hội đàm song phương hoặc đa phương cần thúc đẩy việc chuyển giao và phổ biến công nghệ. Các nghĩa vụ về nội dung của Hiệp định TRIPS có thể sẽ được hiểu ngược với mục tiêu này. Điều 8.1 cho phép các quốc gia thực hiện các biện pháp ‘...để thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình...’. Điều 8.2 thừa nhận các quốc gia có thể thông qua các chính sách : ‘...để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.’ Lời văn này một lần nữa thừa nhận xu hướng trung tâm của vấn đề chuyển giao công nghệ như một mục đích của hệ thống sở hữu trí tuệ. Một cách diễn đạt trực tiếp nhất về chuyển giao công nghệ xuất hiện ở Điều 66.2, theo đó: ‘Những thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển.’ Theo đó, Hiệp định chỉ yêu cầu các nước phát triển tạo động lực để khuyến khích vì lợi ích riêng của các nước kém phát triển. Không có nghĩa vụ cũng như quyền nào được quy định cho các nước đang phát triển và đang chuyển đổi. Vì vậy, các quốc gia phát triển phải tìm các biện pháp để xác định và tạo ra các động lực khuyến khích như vậy. Đồng thời, trong khi các động lực khuyến khích liên quan phải thúc đẩy và khuyến khích chuyển giao công nghệ thì cách diễn đạt trong Hiệp định lại không chỉ rõ họ phải đạt được sự gia tăng thực tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Thực vậy, các chính phủ không thể ép buộc các hãng tư nhân đảm nhiệm những sự khuyến khích này. Thừa nhận rằng các nước đang phát triển và các nước kém phát triển sẽ đối mặt với những khó khăn đáng kể khi thi hành TRIPS, Điều 67 buộc các nước phát triển hỗ trợ kỹ thuật để thi hành đầy đủ Hiệp định : 14 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  15. ‘Để tạo điều kiện thi hành Hiệp định này, theo yêu cầu và với nội dung và điều kiện cùng thỏa thuận, những thành viên là nước phát triển phải hợp tác về kỹ thuật và tài chính để giúp những thành viên là nước đang phát triển và kém phát triển. Sự hợp tác đó phải bao gồm cả sự trợ giúp trong việc soạn thảo để ban hành luật và quy định quốc gia về bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền đó, và phải bao gồm cả sự hỗ trợ việc thành lập và củng cố các cơ quan và tổ chức trong nước liên quan đến các vấn đề đó, trong đó có cả việc đào tạo cán bộ.’ Điều này không đề cập đến chuyển giao hay phổ biến công nghệ. Tuy nhiên, có lẽ phạm vi của điều này vượt ra khỏi phạm vi các biện pháp thực hiện Điều 66.2, ít nhất là đối với các nước kém phát triển. Trong bối cảnh này, sự hỗ trợ kỹ thuật cần mở rộng đến các chương trình nâng cao năng lực của các nước kém phát triển để thu hút và tiếp thu chuyển giao công nghệ. Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong Hội nghị Bộ trưởng WTO, được ký tại Doha ngày 14 tháng 11 năm 2001, theo đó chương trình nghị sự phát triển của WTO đã được trình bày rõ. Điều 19 Tuyên bố Bộ trưởng được thông qua tại Doha đã chỉ thị cho Hội đồng TRIPS trong quá trình tiếp tục chương trình hoạt động của mình, trong đó có việc rà soát việc thực hiện đầy đủ Hiệp định TRIPS theo Điều 71.1, phải «tuân theo các mục tiêu và nguyên tắc quy định tại Điều 7 và 8 của Hiệp định TRIPS và phải cân nhắc đầy đủ đến phương hướng phát triển.’ Có một sự tranh cãi về mối liên hệ của Điều 66.2 với Điều 67 đến Điều 71 như một nghĩa vụ rõ ràng. Cụ thể, các nước đang phát triển có thể sẽ biện luận là việc xây dựng một ‘nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển’ (Điều 66) đòi hỏi phải cải tổ thể chế (trong đó có việc thực hiện và thực thi quyền sở hữu trí tuệ), cơ sở hạ tầng, và một chính sách khoa học công nghệ có hiệu quả, tất cả các việc đó đều rất tốn kém. Vì vậy, các nước đang phát triển có thể cam kết nỗ lực hết sức mình để cải thiện môi trường chuyển giao công nghệ nếu các nước phát triển sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật nhiều hơn nữa và hỗ trợ lâu dài cho công cuộc cải tổ này. Các nước và tổ chức tài trợ có thể cân nhắc việc thành lập các quỹ uỷ thác đặc biệt dành cho việc đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các công nghệ có ảnh hưởng một cách đặc biệt đối với việc cung cấp hàng hoá cho công chúng và hàng hóa công cộng, và khuyến khích hoạt động nghiên cứu ở các nước đang phát triển. Điều 40 Hiệp định TRIPS quy định một quyền chung cho các nước để thiết lập và thi hành các chính sách chống độc quyền nhằm mục đích chống lại các hoạt động li-xăng công nghệ mang tính lạm dụng. Các biện pháp chế tài có thể bao gồm hàng 15 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  16. loạt các giới hạn về cách đối xử và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có li- xăng bắt buộc để mở rộng sự cạnh tranh, một vấn đề trung tâm trong chính sách cạnh tranh của Hoa Kỳ. 7. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ Một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ là khả năng có được một chế độ thực thi có hiệu quả đối với các nhà đầu tư và chuyển giao công nghệ. Một trong số những động lực chính đế đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ thành một nội dung của Vòng đàm phán Uruguay về GATT chính là nhận thức rằng hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới hiện hành thiếu việc thực thi có hiệu quả. Bản Tuyên bố Bộ trưởng ngày 20 tháng 9 năm 1986 khởi động Vòng đàm phán Uruguay đã giải thích rằng: ‘Để giảm đến mức tối thiểu sự lệch lạc và trở ngại trong thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không tự trở thành các rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp, các cuộc đàm phán phải nhằm làm rõ các quy định trong GATT và soạn thảo chi tiết trong phạm vi có thể các nguyên tắc và luật lệ mới. Các cuộc đàm phán phải nhằm mục tiêu phát triển một khuôn khổ đa phương của các nguyên tắc, luật lệ và quy định liên quan đến thương mại quốc tế về hàng giả, có tính đến các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ GATT.’ Bởi vậy, Phần III của Hiệp định TRIPS buộc các nước thành viên thiết lập một hệ thống thực thi hoàn thiện. Năm khoản của Điều 41 quy định các nghĩa vụ thực thi chung của tất cả các nước thành viên. Các Điều từ 42 đến 50 quy định các thủ tục và chế tài dân sự và hành chính mà các nước phải dành cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Điều 61 yêu cầu quy định các thủ tục và chế tài hình sự trong trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền ở quy mô thương mại. Một sự đổi mới đáng kể là chế độ kiểm soát biên giới đối với hàng giả mạo sở hữu trí tuệ, được quy định tại các Điều từ 51 đến 61, được bàn luận kỹ hơn ở chương sau. Như một kết quả tất yếu của các quy định về thực thi của Hiệp định, các biện pháp được thông qua tại Điều 63 và 64 liên quan đến việc thiết lập cơ chế tham vấn đa phương và các thủ tục giải quyết tranh chấp. 16 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  17. Tài liệu tham khảo - Blakeney, M. Trade related Aspect of Intellecture Property Rights. (London: Sweet and Maxwell, 1996). - Correa, C. and A.A. Yusuf (eds) Intellecture Property and International Trade: The TRIPS Agreement. (London, Boston: Kluwer Law International, 1998). - Doern, B. Global Change and Intellecture Property Agencies: An Institutional Perpective. ( London: Routledge, 1999). - Fink, C. and K.E. Maskus (eds) Intellecture Property and Development: Lessons from Recent Economic Reseach. (World Bank, 2004). - Drahos, P. and R. Mayne Global Intellecture Property Rights: Knowledge, Access & Deverlopment. (London: Macmillan, 2001). - Endeshaw Assafa, Intellecture Property Policy for Non-Industrial Countries. (Aldeshot: Dartmount, 1996). - Ilardi, A. and M. Blakeney, Encyclopedia of Intellecture Property Treaties. (Oxford: Oxford University Press, 2004). - Letterman, G.G. Basics of Intellecture Property Law. (Ardsley, N.Y.: Transnational Publisher, 2001). - Maskus K.E. Intellecture Property Rights in the Global Economy. (Washington, D.C.: Institute for International Economics, 2000). - May, C. and S. Sell A Critical International History of Intellecture Property Rights. (Boulder Co., USA: Lynne Rienner Publisher, 2005). 17 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2