intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6 gồm các mạch nội dung sau: Lịch sử, truyền thống và văn hoá; Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; Chính trị - xã hội, môi trường. Mỗi mạch nội dung gồm các bài học, mỗi bài học gồm 4 phần: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu Giáo dục địa phương TỈNH BẮC NINH LỚP 6 1
  2. BAN BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ SƠN - ĐOÀN THỊ THUÝ HẠNH (Đồng Chủ biên) HỒ THỊ HỒNG VÂN - ĐẶNG THỊ PHƯƠNG - NGUYỄN THỊ THANH NGA PHẠM NGỌC TRỤ - NGUYỄN THỊ THU - NGUYỄN NGỌC THỊNH NGUYỄN VĂN ĐÁP - LÊ THỊ AN - NGUYỄN MINH NHIÊN - NGUYỄN THỊ THANH NGA NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG - NGUYỄN THỊ VÂN - NGUYỄN PHƯƠNG BẮC DƯƠNG ĐÌNH THẮNG - TRẦN THỊ HUYỀN - NGUYỄN PHƯƠNG THẢO TRẦN QUANG BẮC - NGUYỄN ĐÌNH MÙI - NGUYỄN NGỌC HOÀN TRẦN HÙNG VIỆN - PHẠM THỊ XUÂN - ĐỖ THỊ NGUYỆT - NGÔ PHÚ THĂNG ĐẶNG THỊ THANH MAI - NGUYỄN ĐẠT THỜI - NGUYỄN THỊ HOA HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Học xong bài này, em sẽ: Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học. Mở đầu: Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới. 2
  3. Kiến thức mới: Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới. Em có biết: Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có tính liên môn nhằm làm rõ hơn nội dung chính. Luyện tập: Là các câu hỏi, bài tập thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học. Vận dụng: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. Câu hỏi: Các câu hỏi trong bài học giúp học sinh định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau. 3
  4. Mục lục Chủ đề 1: Lịch sử, truyền thống và văn hoá 6 Bài 1. Bắc Ninh từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X 6 Bài 2. Chùa Bút Tháp 16 Bài 3. Nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh 22 (từ thời dựng nước đến đầu thế kỉ X) Bài 4. Lễ hội Thập Đình 27 Bài 5. Giai thoại về Thuỷ tổ Quan họ 31 Bài 6. Trang phục liền chị Quan họ 35 Bài 7. Vùng và các làng Quan họ 39 Bài 8. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá 44 Chủ đề 2: Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp 49 Bài 9. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh 49 Bài 10. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 53 tỉnh Bắc Ninh Chủ đề 3: Chính trị - xã hội, môi trường 60 Bài 11. Xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng 60 dân cư ở tỉnh Bắc Ninh Bài 12. Một số vấn đề môi trường nơi em sống 66 4
  5. Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Bắc Ninh có bề dày lịch sử hàng nghìn năm và đã tạo dựng nên một bản sắc riêng, hình thành nên phẩm chất, tính cách con người xứ Bắc: cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh hùng quả cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm; thông minh, hiếu học, giàu truyền thống khoa bảng; say mê và tài hoa trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nơi đây cũng là một trong những cái nôi của Nho giáo, Phật giáo, của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian. Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6 gồm các mạch nội dung sau: Lịch sử, truyền thống và văn hoá; Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; Chính trị - xã hội, môi trường. Mỗi mạch nội dung gồm các bài học, mỗi bài học gồm 4 phần: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, sự hỗ trợ của gia đình, các em sẽ cùng tìm hiểu, thực hành, trải nghiệm,… những điều thú vị và mới mẻ của địa phương. Sau đó vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày, cùng nhau thực hiện những việc làm hữu ích với bản thân, gia đình, cộng đồng, quê hương,… Chúc các em có nhiều niềm vui và thành công trong học tập! CÁC TÁC GIẢ 5
  6. CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ BÀI 1. BẮC NINH TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X Học xong bài này, em sẽ: v Khái quát được sự hình thành và phát triển của Bắc Ninh qua các thời kì lịch sử (từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X). v Nêu được những nét chính về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các cuộc đấu tranh giữ nước, giành độc lập của nhân dân Bắc Ninh qua các thời kì lịch sử (từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X). v Liên hệ kiến thức đã học với thực tế địa phương. v Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Những hiện vật được tìm thấy qua các đợt khảo cổ đã chứng minh Bắc Ninh là một trong những vùng đất mà người nguyên thuỷ cư trú từ sớm. Hãy chia sẻ với các bạn điều em biết về lịch sử Bắc Ninh từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ thứ X. 1. Bắc Ninh thời nguyên thuỷ a. Những dấu tích của người nguyên thuỷ Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. Nơi đây đất đai màu mỡ, giàu nguồn nước, thuận lợi cho con người cư trú, canh tác. 6
  7. Những chứng tích khảo cổ và di tích lịch sử văn hoá ở Bắc Ninh ngày nay cho thấy nơi đây là một trong những địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Việt cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ. Thời đại đồ đá: Dấu tích của người nguyên thuỷ thời kì này ở Bắc Ninh đã được phát hiện ở xã Thái Bảo (Gia Bình), xã Tam Giang (Yên Phong). Tại hai địa phương trên đã phát hiện những chiếc rìu đá mài vai lệch, giống chiếc rìu đá mài trong nền văn hoá Hạ Long - thời hậu kì đá mới. Thời đại kim khí: Các nhà khảo cổ tìm thấy ở vùng đất Bắc Ninh các di chỉ tương ứng với các giai đoạn phát triển thời kì đầu, giữa và cuối thời đại đồng thau (có niên Hình 1.1. Rìu đá mài vai lệch đại cách ngày nay từ 3 100 năm theo văn hoá Hạ Long đến 3 500 năm). Đó là các di chỉ: Tiêu Sơn - Bãi Tự, Tân Hồng, Phố Phủ, Đồng Nguyên, Bãi Sặt (thành phố Từ Sơn); Thung Lò, Chùa Lái, Quả Cảm (thành phố Bắc Ninh); Đồng Bạch, Nội Gầm (huyện Yên Phong); Vườn Triều, Lãng Ngâm (huyện Gia Bình),... Tại các di chỉ trên, đã tìm thấy nhiều hiện vật bằng đồng: xỉ đồng, mũi tên, dùi nhọn, quả cân,... đạt đến trình độ kĩ thuật chế tác cao. Đồ gốm được tìm thấy với số lượng lớn, độ nung cao, nhiều mẫu trang Hình 1.2. Bình gốm được tìm thấy trí tinh xảo như: hoa văn xoắn ốc, ở thành cổ Luy Lâu, xã Thanh Khương, hình các đường cắt chéo nhau, huyện Thuận Thành song song cách đều, hoa văn sóng nước,... 7
  8. Hình 1.3. Mảnh khuôn đúc trống đồng Hình 1.4. Rìu đồng được tìm thấy được tìm thấy ở thành cổ Luy Lâu, ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành b. Đời sống vật chất, tinh thần Đời sống vật chất: Người Việt cổ đã cư trú, lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương… Những xóm làng định cư lâu dài sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp: trồng lúa nước, trồng rau màu, trồng dâu nuôi tằm… Công cụ làm đất ban đầu chủ yếu bằng đá (cuốc đá), đến cuối thời Hình 1.5. Trống đồng được tìm thấy ở đại đồ đồng, cày đồng được sử dụng phổ xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành biến. Trâu, bò đã được con người thuần dưỡng để lấy sức kéo và làm thực phẩm. Cùng với canh tác nông nghiệp, cư dân thời đó đã biết làm thêm các nghề thủ công. Nghề làm đồ đá đạt đến trình độ hoàn mĩ ở giai đoạn Phùng Nguyên, sau đó lùi dần và nhường vai trò chế tạo công cụ cho nghề luyện kim. Nghề làm đồ gốm tiếp tục phát triển mạnh và chủ yếu được chế tạo bằng bàn xoay, sản phẩm phần lớn là đồ gia dụng, số ít làm đồ thờ cúng. Ngoài ra, người dân thời kì này còn biết nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc,… Đời sống tinh thần: Trên cơ sở kinh tế phát triển, các cư dân nguyên thuỷ trên vùng đất Bắc Ninh đã sớm xây dựng cho mình một đời sống tinh thần khá phong phú. Họ đã sáng tạo ra các bộ quần áo gọn gàng, trang trí thanh nhã và một vài kiểu y phục khá cầu kì (thể hiện ở hình trang trí trên cán dao tìm thấy tại Lãng Ngâm). Nhiều đồ trang sức bằng đá, bằng đồng được chế tác như vòng đeo cổ, đeo tay, đeo chân. 8
  9. Nghệ thuật tạc tượng, tạo hình, nhảy múa, âm nhạc ra đời và phát triển. Tục thờ Thần Mặt Trời là tín ngưỡng trung tâm của cộng đồng bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn có tín ngưỡng phồn thực và thờ các vị thần trong tự nhiên như Thần Mây, Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Chớp,... Người chết được chôn gần nơi ở của người sống và được chôn theo các đồ dùng EM CÓ BIẾT? sinh hoạt. Vào cuối thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt, miền đất trũng Gia Bình, Lương Tài, Thuận 1. Kể tên những địa Thành, Quế Võ bắt đầu được khai phá. Các di danh có dấu tích tích khảo cổ phát hiện ở các huyện này đều thuộc của người nguyên giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Thời kì này, những thuỷ trên vùng đất dòng người từ miền biển phía Đông Bắc ngược Bắc Ninh. lên khai phá mạnh mẽ. Ở các huyện nằm dọc đôi bờ sông Cầu, sông Đuống có nhiều tên làng mang 2. Hãy nêu những chữ Vạn như: Vạn Ty, Vạn Tải, Vạn Vân,... là nét chính trong đời dấu tích nguồn gốc sông nước của những người sống vật chất và lập lên những xóm làng này. tinh thần của người (Theo Lịch sử Hà Bắc, nguyên thuỷ trên Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) vùng đất Bắc Ninh. 2. Bắc Ninh thời Văn Lang - Âu Lạc a. Sơ lược về vùng đất Bắc Ninh thời Văn Lang - Âu Lạc Thời Hùng Vương, vùng đất Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh của Nhà nước Văn Lang. Dọc theo các dòng sông cổ như sông Dâu, sông Đuống, sông Cầu là vùng đất còn in đậm dấu ấn của huyền tích Lạc Long Quân cùng các con về vùng nước. Huyền tích này là bằng chứng về sự đóng góp của các bộ lạc vùng thấp (với vùng xứ Bắc cổ làm yếu tố chủ đạo) vào quá trình tạo nên Nhà nước Văn Lang. Địa danh và những truyền thuyết, thần thoại khác cho biết trong địa bàn xứ Bắc cổ của nước Văn Lang có nhiều bộ lạc sinh sống: vùng Phù Đổng (Tiên Du) là đất của bộ lạc Tây Vu (bộ lạc Rùa), vùng Châu Sơn hay Vũ Ninh Sơn (Quế Võ) là lãnh thổ của bộ lạc Long Biên (bộ lạc Rồng), vùng Nam sông Đuống (đôi bờ sông Dâu) là lãnh thổ của bộ lạc Dâu. Sang thời Âu Lạc, vùng đất Bắc Ninh lúc đó thuộc hai huyện Long Biên và Luy Lâu (quận Giao Chỉ). 9
  10. b. Những nét chính về kinh tế, văn hoá, tư tưởng Về kinh tế: Cư dân Bắc Ninh thời Văn Lang - Âu Lạc sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt các di vật bằng đồng như: trống đồng, dao găm, rìu, giáo, mảnh giáp với hoa văn đẹp và độc đáo được tìm thấy ở các di chỉ Lãng Ngâm, Đại Lai (huyện Gia Bình); Đại Trạch (huyện Thuận Thành); Nội Gầm (huyện Yên Phong); Quả Cảm, Chùa Lái (thành phố Bắc Ninh),… cho thấy cư dân Bắc Ninh đã rất thành thạo, tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác đồ trang sức, làm gốm. Đặc biệt ở thành cổ Luy Lâu, huyện Thuận Thành đã tìm thấy nhiều mảnh khuôn đúc trống đồng bằng đất nung. Đây là dấu tích khuôn đúc trống đồng lần đầu tiên tìm thấy ở nước ta. Đáng chú ý trong các di chỉ Quả Cảm, Nội Gầm đã tìm thấy các quả cân bằng đá, bằng đồng. Cùng với hiện vật độc đáo này là những đồ đồng có hình dáng và hoa văn khác lạ, những đồ trang sức bằng ngọc (có nguồn gốc từ Mi-an-ma). Điều này cho thấy, từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên, việc buôn bán trao đổi giữa nước ta với các nước trong khu vực đã diễn ra khá sôi động ở vùng Bắc Ninh xưa. Hình 1.6. Dao găm cán hình người Hình 1.7. Gương đồng được tìm thấy ở di chỉ xã Lãng Ngâm, được tìm thấy ở di chỉ xã Thanh Khương, huyện Gia Bình huyện Thuận Thành Về văn hoá, tư tưởng: Ý thức về cội nguồn, mối quan hệ gia đình, họ hàng làng nước của cư dân Bắc Ninh được hình thành từ rất sớm và ngày càng được củng cố. Những giá trị văn hoá, tinh thần đó được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, thành Cổ Loa… Cùng với huyền thoại, truyền thuyết là các di tích tiêu biểu như: lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương… đều được lưu giữ ở các vùng quê Bắc Ninh ngày nay. 10
  11. Thời Âu Lạc, Bắc Ninh vừa là chiến trường vừa là phòng tuyến vững chắc bảo vệ Kinh đô Cổ Loa. Nhân dân Bắc Ninh đã góp sức đánh tan quân xâm lược Tần trước cửa ngõ Loa thành. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, tướng Cao Lỗ đã có công lớn giúp vua An Dương Vương đánh giặc giữ nước. 1. Căn cứ nào khẳng EM CÓ BIẾT? định vùng đất Bắc Ninh đóng vai trò Ở những lò đúc đồng cổ truyền của người quan trọng đối với sự Việt, để đúc những sản phẩm có nhiều chi tiết ra đời của Nhà nước nhỏ, hoa văn phức tạp, các nghệ nhân thường Văn Lang? sử dụng sáp ong trong quy trình tạo khuôn. 2. Theo em, việc tìm Sáp ong được luộc lên cho mềm rồi đem nặn thấy nhiều hiện vật lúc đang nóng, tạo hoa văn tuỳ ý theo yêu cầu bằng đồng ở Bắc Ninh và sự sáng tạo của nghệ nhân, khi sáp nguội phản ánh điều gì? là được hình mẫu cứng. Sau đó đem đất đã luyện kĩ đắp ra ngoài, đắp xong đun nóng đất sẽ cứng còn sáp thì chảy ra, nghệ nhân có được một khuôn đúc trang trí như ý. 3. Bắc Ninh thời Bắc thuộc a. Tên gọi Thời nhà Hán cai trị nước ta đã chia quận Giao Chỉ thành 10 huyện. Vùng đất Bắc Ninh lúc đó nằm trên 4 huyện: Luy Lâu (vùng Thuận Thành), Long Biên (vùng Yên Phong, Quế Võ - Bắc Ninh và Hiệp Hoà - Bắc Giang hiện nay), Tây Vu (vùng Tiên Du, Từ Sơn), An Định (vùng Gia Bình, Lương Tài), là vùng đất giữ vai trò quan trọng. Hình 1.8. Lược đồ quận Giao Chỉ 11
  12. Từ thời Tam Quốc, Lục Triều (thế kỉ III - VI), xuất hiện các huyện Vũ Ninh (tách từ huyện Long Biên) là vùng đất Quế Võ ngày nay, huyện Nam Định là vùng Gia Bình, Lương Tài ngày nay… Sau đó, nhà Đường gộp các huyện nhỏ lại thành huyện lớn, trong đó huyện Long Biên lúc bấy giờ bao gồm phần lớn đất đai của hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay. b. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của Bắc Ninh Chính sách cai trị: Trong thời kì đất nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1 000 năm (từ năm 179 TCN đến năm 905) trung tâm cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc đều đặt ở vùng đất Bắc Ninh, đó là Luy Lâu và Long Biên. Nhân dân Bắc Ninh phải chịu những chính sách hà khắc của chính quyền đô hộ. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền cai trị trở nên gay gắt. Kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp có những bước phát triển mới, công cụ lao động bằng sắt trở nên phổ biến. Nhiều nghề thủ công mới ra đời. Do nằm ở trung tâm nên việc buôn bán của Bắc Ninh với các vùng khác ngày càng phát triển. Ngoại thương với các nước trong khu vực cũng hình thành, tàu buôn các nước Trung Quốc, Ấn Độ,… đã theo sông Hồng, sông Dâu đến vùng Luy Lâu buôn bán. Trong thời Bắc thuộc, Bắc Ninh đã cơ bản không phải vùng thuần nông, mà có sự kết hợp chặt chẽ giữa làm ruộng với sản xuất các mặt hàng thủ công và buôn bán. Văn hoá: Các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành chính sách đồng hoá. Vùng Luy Lâu là thủ phủ của chính quyền đô hộ và là nơi đầu tiên trong cả nước tiếp xúc với Nho giáo và chữ Hán, làm cho nền học vấn Nho học của Bắc Ninh thời kì này phát triển hơn các địa phương khác. Các nhà Nho sau này đã lập đền thờ Sĩ Nhiếp ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành và tôn làm “Nam giao học tổ”. Từ đầu Công nguyên, Bắc Ninh đã là quê hương của Phật giáo ở nước ta. Các nhà sư Ấn Độ đã theo chân các thương nhân đến Luy Lâu truyền bá đạo Phật, đã hình thành những trung tâm như Luy Lâu, Kiến Sơ, Cổ Pháp,… và từ đây lan toả Phật giáo đến những địa phương khác. c. Các cuộc đấu tranh giành độc lập Trong thời kì Bắc thuộc, do trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc đặt trên đất Bắc Ninh, nên có thể coi Bắc Ninh là trung tâm chống xâm lược và đồng hoá; luôn nỗ lực, kiên cường bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Nhân dân Bắc Ninh đã cùng với nhân dân cả nước nhiều lần nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập. 12
  13. Năm 40, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo, hơn 50 tướng lĩnh vùng Siêu Loại, Long Biên, Tây Vu,... đã đứng lên đánh giặc. Trong đó có những nữ tướng như A Tắc - A Dị, Doãn Công, Đào Nương... mà tên tuổi còn sống mãi trong lòng nhân dân. Hiện nay, hệ thống đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Bắc Ninh và lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân năm 40 vẫn được duy trì ở các làng quê Bắc Ninh và đậm đặc ở vùng Luy Lâu (huyện Thuận Thành ngày nay) đã chứng tỏ Bắc Ninh xưa là trung tâm Hình 1.9. Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (tranh dân gian Đông Hồ) Mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, nhân dân Bắc Ninh đứng lên hưởng ứng đánh đuổi giặc Lương góp phần dựng lên nước Vạn Xuân độc lập. Bắc Ninh cũng là nơi có nhiều nhất các truyền thuyết, tài liệu và di tích về Trương Hống - Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương. Hai ông đã được các triều đình phong kiến Việt Nam phong là Thánh Tam Giang. Năm 938, 84 chàng trai làng Liễu Lâm (huyện Thuận Thành) đã tham gia đội quân của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. EM CÓ BIẾT? Qua một số cuộc khai quật di tích khảo cổ tại các xã Thanh Khương, Hà Mãn, Nguyệt Đức (huyện Thuận Thành) - vùng đất Luy Lâu xưa, người ta đã tìm thấy các sản phẩm của dòng gốm Luy Lâu (còn gọi là gốm Dâu) có niên đại cách ngày nay khoảng 2 000 năm. Nét đặc biệt của dòng gốm này là ở một loại men lạ mắt phủ màu xanh ô liu trầm ấm, trong vắt. Đến nay gốm Luy Lâu vẫn được coi là một trong những loại sản phẩm mẫu mực của dòng gốm dân gian. Dòng gốm này cần được khôi phục và phát triển. Hình 1.10. Một sản phẩm thuộc dòng gốm Luy Lâu (gốm Dâu) 13
  14. 1. Thời Bắc thuộc, Bắc Ninh có tên gọi là gì? 2. Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế và văn hoá của vùng đất Bắc Ninh thời Bắc thuộc. 3. Nêu những đóng góp của nhân dân Bắc Ninh trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc. 1. Lập bảng và điền những nội dung phù hợp theo gợi ý sau: Thời đại Hiện vật tìm thấy Địa điểm Thời đại đá mới Thời đại kim khí 2. Tóm lược một số điểm nổi bật về kinh tế, văn hoá của vùng đất Bắc Ninh thời kì Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. 3. Ghép các thông tin bên trái với thông tin bên phải để được dữ liệu lịch sử đúng. 1) Thời Bắc thuộc, Bắc Ninh a) Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân nằm trong khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán. 2) Luy Lâu là đô thị, trung tâm b) quận Giao Chỉ. kinh tế, chính trị, văn hoá 3) Năm 40 c) từ thế kỉ thứ II đến đầu thế kỉ IX. 14
  15. Hãy lựa chọn một trong ba nhiệm vụ sau và thực hiện. 1. Em tập làm hướng dẫn viên: Giới thiệu sơ lược về lịch sử Bắc Ninh thời nguyên thuỷ. 2. Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn từ thời Văn Lang - Âu Lạc và được lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta hiện nay? Nêu những biểu hiểu biết của em về các phong tục, tập quán đó. 3. Đóng vai một nhà nghiên cứu sử học nhỏ tuổi, hãy giới thiệu cho bạn bè trong và ngoài nước về vùng đất và con người Bắc Ninh thời Bắc thuộc. 15
  16. BÀI 2. CHÙA BÚT THÁP Học xong bài này, em sẽ: v Nêu được vị trí và thời gian xây dựng chùa Bút Tháp. v Giới thiệu được những nét cơ bản về kiến trúc và cảnh quan chùa Bút Tháp. v Có thái độ trân trọng giá trị các cổ vật lưu giữ trong chùa, thực hiện được một số việc làm phù hợp để bảo tồn và phát huy giá trị của chùa Bút Tháp. Kể tên một số ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh mà em biết. Bắc Ninh - vùng đất Kinh Bắc được biết đến là xứ sở của chùa tháp với nhiều ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng gần xa. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có trên 600 ngôi chùa. Trong đó, có 3 ngôi chùa được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Bút Tháp là một trong ba di tích quốc gia đặc biệt đó, nơi đây được coi là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ vẫn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến nay. 1. Tên gọi, vị trí địa lí và thời gian xây dựng Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc Tự. Nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp, chùa Thấp. Chùa toạ lạc tại thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa bắt đầu được xây dựng từ thời gian vua Trần Thánh Tông trị vì (1258 - 1278). Trong thời gian sư Minh Hạnh trụ trì chùa (1644 - 1659), Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diệu Viên) cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ) đã xin phép chúa Trịnh Tráng bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu ngôi chùa. Tương truyền, năm 1876 khi vua Tự Đức qua thăm chùa, thấy hình dáng ngọn tháp như chiếc bút khổng lồ nên gọi là Bút Tháp. Có lẽ từ đó, ngôi chùa mang tên gọi là Bút Tháp. 16
  17. Chùa Bút Tháp đã được trùng tu nhiều lần. Đây là một trong số ít những ngôi chùa có kiến trúc hoàn chỉnh và còn giữ được khá nguyên vẹn khối kiến trúc, đồ thờ, tượng thờ cổ của nước ta. Em hãy nêu vị trí và thời gian xây dựng chùa Bút Tháp. 2. Kiến trúc và cảnh quan Hình 2.1. Toàn cảnh chùa Bút Tháp Chùa Bút Tháp toạ lạc trên khu EM CÓ BIẾT? đất cao, rộng, bằng phẳng, sát bờ nam sông Đuống, tựa hình một “Nội công ngoại quốc” là kiểu kiến trúc bông sen lớn. Chùa có diện tích có hai hành lang dài nối liền nhà tiền khoảng 10 000 m2 với kiến trúc độc đường ở phía trước với nhà hậu đường đáo, bố cục hài hoà với môi trường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau thiên nhiên. Chùa được xây theo làm thành một khung hình chữ nhật bao kiểu “Nội công ngoại quốc”. Toàn bộ quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng quần thể kiến trúc chùa gồm 10 ngôi điện và các công trình kiến trúc khác ở nhà với 162 gian, chia làm hai cụm giữa. Bố cục mặt bằng chùa phía trong chính. Bên phải chùa là ngọn tháp có hình chữ Công (工), còn phía ngoài có Báo Nghiêm và ở sau chùa là ngọn khung bao quanh như hình chữ khẩu (口) tháp Tôn Đức. hay chữ Quốc (國). 17
  18. Cụm kiến trúc trung tâm của chùa Bút Tháp được bố trí cân xứng bao gồm 8 công trình chạy song hành và được bao bọc bởi hai dãy hành lang chạy dọc hai bên chùa. Công trình ngoài cùng là Tam quan, tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái. Sau gác chuông là 7 toà nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, Phủ thờ, Hậu Đường với tổng chiều dài hơn 100m. Mỗi công trình kiến trúc ở chùa là một tác phẩm nghệ thuật với các hoạ tiết trang trí được làm bằng các chất liệu như: đá, gỗ, gạch. Trình bày khái quát những nét cơ bản về kiến trúc và cảnh quan của chùa Bút Tháp. 3. Các công trình kiến trúc tiêu biểu Toà Tích Thiện Am là một toà nhà ba tầng mái, được kết cấu theo kiểu chồng diêm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng một lên tầng ba. Tầng một gồm năm gian, tầng hai còn ba gian và tầng ba chỉ còn một gian. Mái từ tầng một lên đến tầng ba được thu gọn dần thành hình vuông, những đầu đao của cả ba tầng mái Hình 2.2. Toà Tích Thiện Am đều cong vút. Tháp Báo Nghiêm là công trình kiến trúc biểu tượng của chùa. Tháp được xây bằng đá xanh, là nơi thờ sư tổ Chuyết Chuyết. Tháp hình bát giác, gồm năm tầng với tổng chiều cao hơn 13 m. Các tầng mái có góc uốn cong kiểu đầu đao, có lỗ để treo chuông, khánh. Xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Tầng đáy rộng với mái hiên Hình 2.3. Tháp Báo Nghiêm nhô ra, có 13 bức chạm khắc đá với đề tài động vật rất sinh động. 18
  19. 4. Các cổ vật tiêu biểu trong chùa Chùa Bút Tháp hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật, trong đó nổi bật bốn nhóm cổ vật là bảo vật quốc gia đều được làm từ chất liệu gỗ. Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay cao 3,7 m, ngang 2,1 m, có 11 đầu mặt, 994 tay và 994 con mắt. Ngoài 42 cánh tay chính gắn sát vào thân Phật, 952 tay còn lại được xếp phía sau Phật thành lớp lớp hào quang hình lá đề hay cánh sen. Trong mỗi lòng bàn tay được khắc một con mắt. Độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Nhìn tổng thể tượng Phật Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm - một kiệt tác về nghệ thuật tạc tượng làm nổi bật triết lí nhà Phật. Hình 2.4. Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay Bộ tượng Phật Tam thế gồm có: Phật A-di-đà chủ trì quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trì hiện tại và Phật Di Lặc chủ trì tương lai. Các pho tượng được khắc hoạ với khuôn mặt phúc hậu, thanh thoát và sang quý. Bộ tượng mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, thể hiện sự phát triển nghệ thuật tạo hình điêu khắc Phật giáo ở vùng châu thổ Bắc bộ. Hình 2.5. Bộ tượng Phật Tam thế Hương án đặt trong Thượng Điện là hương án tiêu biểu nhất trong chùa, thể hiện trình độ kĩ thuật điêu luyện và tinh xảo của những nghệ nhân xưa. Nét độc đáo của hương án này không chỉ nằm ở sự đồ sộ, chạm khắc tỉ mỉ mà còn độc đáo ở chủ đề, đề tài trang trí, đặc biệt là các chi tiết trang trí hình rồng. Hình 2.6. Hương án 19
  20. Toà Cửu phẩm liên hoa đặt trong Tích Thiện Am là một cối kinh bằng gỗ sơn son thếp vàng đồ sộ, cao 7,8 m với 9 tầng, 8 mặt gồm 32 bức phù điêu và nhiều tượng phật nhỏ quay quanh một trục. Con số 9 tầng 8 mặt tượng trưng cho 9 kiếp tu hành của Đức Phật Thích Ca và 8 phương của đạo Phật. Toà Cửu phẩm liên hoa phản ánh đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, là sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố Thiền - Tịnh - Mật (phương pháp tu của đạo Phật) trong Hình 2.7. Toà Cửu phẩm liên hoa thế kỉ XVII. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật như các tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán, tượng Bà Chúa, tượng Thị Đồng, 51 bức chạm khắc đá tinh xảo… Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chùa Bút Tháp đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1962. Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012, ba bảo vật còn lại được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2020. Hãy kể tên và cho biết ý nghĩa của các cổ vật trong chùa Bút Tháp. Theo em, nét đặc sắc về giá trị của bảo vật trong chùa Bút Tháp là gì? 1. Mô tả một công trình trong chùa Bút Tháp mà em ấn tượng nhất dựa vào gợi ý: Kiến trúc của công trình Tên Cảnh quan của Vị trí công trình công trình công trình 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2