intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

213
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6 gồm 6 chủ đề chính như sau: Vị trí địa lí – lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Tiền Giang; Vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ I đến thế kỉ VII; Truyện kể dân gian tỉnh Tiền Giang; Giai điệu quê hương; Nét đẹp quê hương qua các tác phẩm mĩ thuật; Đặc sản, ẩm thực địa phương tỉnh Tiền Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên) NGUYỄN CÔNG CHÁNH – NGUYỄN THỊ HIỂN (đồng Chủ biên) LÊ QUANG HUY – NGUYỄN VĂN PHƯƠNG – NGUYỄN HOÀNG MẪN – TỪ KIM THOA LÝ NHƠN TÂM – CHÂU PHẠM HỒNG NGỌC – LÊ UY PHONG – LÊ THỊ ĐÀO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TIỀN GIANG 6 Lôùp
  2. LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản. Đây cũng là một tỉnh có nền văn hoá đậm chất miền sông nước Tây Nam Bộ. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6 nhằm giúp các em tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp của quê hương; những vấn đề về kinh tế, văn hoá,… của địa phương Tiền Giang. Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương; được thiết kế qua các hoạt động: Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân. Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật, hình ảnh đẹp, tài liệu không chỉ giúp tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các vấn đề về kinh tế, truyền thống văn hoá của địa phương mà còn đồng hành với các em trên hành trình rèn luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê hương, xứ sở qua những hành động cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp. Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6. BAN BIÊN SOẠN 2
  3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Giúp cho các em xác định được những phẩm Mục tiêu chất, năng lực cần đạt sau mỗi chủ đề. Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ Khởi động năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến chủ đề học tập. Giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức các hoạt động Khám phá tương thích với từng nội dung học tập. Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ Luyện tập năng vừa lĩnh hội được. Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng Vận dụng để giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Đây là tài liệu dùng chung, các em hãy bảo quản, giữ gìn cẩn thận để các bạn lớp sau sử dụng. 3
  4. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu ...............................................................................................................................2 Hướng dẫn sử dụng tài liệu ...............................................................................................3 Mục lục .....................................................................................................................................4 Chủ đề 1. Vị trí địa lí – lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Tiền Giang....................................................................5 Chủ đề 2. Vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ I đến thế kỉ VII ..................................... 16 Chủ đề 3. Truyện kể dân gian tỉnh Tiền Giang ....................................................... 26 Chủ đề 4. Giai điệu quê hương .................................................................................... 36 Chủ đề 5. Nét đẹp quê hương qua các tác phẩm mĩ thuật................................ 43 Chủ đề 6. Đặc sản, ẩm thực địa phương tỉnh Tiền Giang.................................... 53 Giải thích thuật ngữ ........................................................................................................... 63 4
  5. Chủ đề VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN 1 TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH TIỀN GIANG Giới thiệu bài học Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng – Xác định được vị trí địa lí tỉnh Tiền Giang trên bản đồ. Đồng bằng sông Cửu Long và – Nêu được sự phân chia hành chính của tỉnh Tiền Giang. nằm trong Vùng kinh tế trọng – Nêu được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc phát điểm phía Nam. Tỉnh lị của triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang. Tiền Giang hiện nay là thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành – Trình bày được đặc điểm chính về địa hình, khí phố Hồ Chí Minh 70 km về hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và khoáng sản của hướng đông bắc và cách thành tỉnh Tiền Giang. phố Cần Thơ 100 km về hướng – Nêu được tác động của địa hình, khí hậu, sông ngòi, tây nam. đất, sinh vật và khoáng sản đến kinh tế – xã hội ở địa phương. – Nêu được biểu hiện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Tiền Giang. Hình 1. Một góc thành phố Mỹ Tho (Ảnh: Duy Bình) Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các địa danh nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang và yêu cầu học sinh gọi tên những địa danh ấy. 5
  6. 6 1. Vị trí địa lí Khám phá I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH TIỀN GIANG Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2019)
  7. Tỉnh Tiền Giang nằm về phía đông bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, toạ độ địa lí phần đất liền từ 10°12’B đến 10°35’B và từ 105°49’Đ đến 106°48’Đ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 32 km. Quan sát hình 2 kết hợp với đọc thông tin, em hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí tỉnh Tiền Giang. Ảnh hưởng của vị trí địa lí Thuận lợi Khó khăn – Khí hậu cận xích đạo, thuận lợi phát Xảy ra các thiên tai như lũ lụt, triển ngành trồng trọt, đặc biệt là cây hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy,… trồng nhiệt đới,... gây khó khăn cho sản xuất và – Sông ngòi dày đặc, thuận lợi phát đời sống của người dân. triển giao thông đường sông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt,... – Thuận lợi giao lưu với các tỉnh và các vùng kinh tế trong nước, đặc biệt với vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động và phát triển nhất cả nước. Hình 3. Sơ đồ ảnh hưởng của vị trí địa lí tỉnh Tiền Giang Dựa vào hình 3, em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang. 2. Phạm vi lãnh thổ và sự thay đổi đơn vị hành chính Diện tích các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang là 2 510,6 km2. Hiện nay có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh được công nhận năm 2016, là đô thị lớn nhất tỉnh Tiền Giang hiện nay. 7
  8. Bảng 1. Quá trình phân chia đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay Số đơn vị hành Thời gian Tên đơn vị hành chính cấp huyện chính cấp huyện Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện: Gò 1976 – 1994 8 Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo. Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, 11/7/1994 9 Châu Thành, Chợ Gạo và thành lập thêm huyện Tân Phước. Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, 21/1/2008 10 Chợ Gạo, Tân Phước và thành lập thêm huyện Tân Phú Đông. Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, 26/12/2013 11 Chợ Gạo, Tân Phước, Tân Phú Đông và thành lập thêm thị xã Cai Lậy. (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2019) Dựa vào bảng 1, em hãy nêu sự thay đổi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay. Bảng 2. Số đơn vị hành chính cấp xã và tương đương của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2020 Phân cấp Xã Phường Thị trấn Tổng số Năm 2000 145 11 7 163 2020 143 22 7 172 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2020) Dựa vào bảng 2, em hãy nhận xét sự thay đổi số đơn vị hành chính cấp xã và tương đương của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2020. 8
  9. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH TIỀN GIANG 1. Địa hình Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 0,8 m đến 1,1 m. Nhìn chung, địa hình của tỉnh Tiền Giang có nhiều thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt; cho xây dựng và phát triển giao thông đường bộ, đường sông và xây dựng các công trình công nghiệp. Tuy nhiên, ở những khu vực địa hình thấp, trũng thường xảy ra tình trạng nhiễm phèn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Đường bờ biển dài 32 km với các bãi triều ven biển tạo nhiều lợi thế cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản và phát triển kinh tế biển. Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang? 2. Đất – Các loại đất: Bảng 3. Các loại đất chính của tỉnh Tiền Giang, năm 2019 Loại đất Tỉ lệ (%) Ý nghĩa Phù sa 65,1 Trồng lúa gạo, cây ăn quả, rau màu,… Mặn 19,9 Nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn,… Phèn 5,5 Thích hợp trồng khoai mỡ, dứa,… Cát giồng 0,8 Cây ăn quả, rau màu,… Chủ yếu là sông, rạch, dùng cho cho tưới tiêu, Các loại đất khác 8,7 nuôi thuỷ sản và phục vụ giao thông,… (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang năm 2019) 9
  10. 10 – Phân bố Hình 4. Bản đồ phân bố các loại đất chính của tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang năm 2019)
  11. Trong các loại đất chính của tỉnh, loại đất phù sa có diện tích lớn nhất, phân bố rộng khắp. Loại đất phèn phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phước, một số nơi ở huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy. Loại đất mặn phân bố chủ yếu ở huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông và thị xã Gò Công. Loại đất cát giồng và đất khác phân bố rải rác ở một số nơi trong tỉnh. Quan sát hình 4 và kết hợp với đọc thông tin, em hãy nêu sự phân bố các loại đất chính ở tỉnh Tiền Giang. 3. Khí hậu Tỉnh Tiền Giang có kiểu khí hậu cận xích đạo, phân hóa thành hai mùa, đó là mùa mưa và mùa khô. – Nhiệt độ: tỉnh Tiền Giang có nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm trên 27°C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nhỏ. Số giờ nắng nhiều, trung bình trên 2 300 giờ/năm. – Lượng mưa và độ ẩm không khí: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa lớn, nhiệt độ cao nên độ ẩm không khí cao. So với cả nước, tỉnh Tiền Giang có nhiệt độ trung bình năm cao hơn (nhiệt độ trung bình năm ở nước ta thường từ 21ºC đến 26ºC). Bảng 4. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình năm ở tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2019 Năm 2005 2010 2015 2019 Nhiệt độ trung bình năm (°C) 27,0 27,1 27,6 27,6 Tổng lượng mưa (mm) 1 706 1 735 1 336 1 214 Độ ẩm không khí trung bình năm (%) 83 81 79 80 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2019) Đọc thông tin và kết hợp bảng 4, em hãy trả lời các câu hỏi sau: – Kiểu khí hậu chính của tỉnh Tiền Giang là gì? – Hãy nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình năm ở tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2019. 11
  12. – Chế độ gió: Bảng 5. Hoạt động của các mùa gió chính ở tỉnh Tiền Giang1 Mùa gió Hướng Thời gian hoạt động Tính chất Nóng ẩm, Mùa gió Tây Nam Tây Nam Từ tháng 5 đến tháng 11 mưa nhiều Đông Bắc, Đông, Tháng 12 đến tháng 4 Mùa gió Đông Bắc Ít mưa Đông Nam năm sau Dựa vào bảng 5, em hãy trình bày hoạt động các mùa gió chính ở tỉnh Tiền Giang. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Tiền Giang có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt các loài sinh vật nhiệt đới. Tuy nhiên, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt, vào mùa mưa gây ngập úng ở một số nơi trong tỉnh. 4. Sông ngòi Tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc với hai sông lớn là sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, còn có hệ thống kênh, rạch như Nguyễn Văn Tiếp, Bảo Định, Chợ Gạo, Gò Công, Cái Cối, Vàm Giồng, … Sông ngòi ở tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa lớn cho phát triển kinh tế – xã hội: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, bồi tụ phù sa, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông đường thuỷ, thau chua, rửa phèn. Tuy nhiên, vào mùa khô, nước biển lấn sâu vào đất liền, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Hình 5. Sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Mỹ Tho (Ảnh: Nguyễn Văn Phương) 1 Trích từ Tài liệu dạy - học địa lí địa phương tỉnh Tiền Giang, tr. 10 - 11. 12
  13. Đọc thông tin trong mục 4, em hãy kể tên một số hệ thống sông, kênh, rạch và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang. Em có biết Sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Tiền Giang, đổ ra Biển Đông qua cửa Tiểu và cửa Đại. Đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh Tiền Giang có chiều dài 120 km tạo nên nhiều cù lao như Năm Thôn (Ngũ Hiệp), Tân Phong, Thới Sơn, Lợi Quan (Tân Phú Đông),... Đoạn hạ lưu sông Vàm Cỏ chảy qua tỉnh Tiền Giang với chiều dài 25 km, là đoạn ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tiền Giang, đổ ra biển ở cửa Soi Rạp (Soài Rạp). 5. Sinh vật Diện tích rừng năm 2019 của tỉnh Tiền Giang là 2,6 nghìn ha, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 1%. Hệ sinh thái rừng ngập mặn gồm các loại cây như bần, đước, mắm, dừa nước,... Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông. Hệ sinh thái rừng tràm trên đất phèn gồm các cây như tràm, sen, súng,…cũng khá phổ biến, tập trung nhiều ở huyện Tân Phước. Đặc biệt khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười ở huyện Tân Phước là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Thực vật chủ yếu là của vùng nhiệt đới và cận xích đạo. Động vật có nhiều loài như trăn, rắn, rùa, ong mật, thuỷ sản,… Hình 6. Rừng ngập mặn Hình 7. Rừng tràm ở huyện Tân Phước ở huyện Gò Công Đông (Ảnh: Nguyễn Văn Phương) Em hãy kể tên các hệ sinh thái rừng và các loài động vật tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Các hệ sinh thái rừng có nhiều ý nghĩa đối với kinh tế – xã hội và môi trường: cung cấp gỗ và các loại lâm sản; bảo vệ đa dạng sinh học; chống sạt lở đất và có thể phát triển du lịch. Em hãy nêu ý nghĩa của tài nguyên sinh vật đối với việc phát triển kinh tế – xã hội và môi trường ở tỉnh Tiền Giang. 13
  14. 6. Khoáng sản Bảng 6. Các loại khoáng sản của tỉnh Tiền Giang1 Loại khoáng sản Phân bố Giá trị Đất sét Huyện Tân Phước, huyện Châu Thành Sản xuất gạch, ngói Than bùn Huyện Tân Phước, huyện Cai Lậy Sản xuất phân vi sinh Cát sông Chủ yếu ở lòng sông Tiền Làm vật liệu xây dựng Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đóng vai trò quan trọng đối với việc kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang. Dựa vào bảng 6, em hãy cho biết sự phân bố và ý nghĩa của một số loại khoáng sản ở tỉnh Tiền Giang. 7. Tài nguyên biển Tỉnh Tiền Giang có hai huyện giáp biển là huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông. Vùng biển của tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế biển, nhất là ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Em hãy kể tên các ngành kinh tế biển được phát triển ở tỉnh Tiền Giang. III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Tỉnh Tiền Giang là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của biến đối khí hậu. Biểu hiện chủ yếu đó là nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng (từ năm 2000 đến năm 2019 tăng lên 0,9oC); tình trạng xâm nhập mặn từ các cửa sông như sông Tiền, sông Vàm Cỏ; sạt lở bờ biển,…ảnh hưởng đến các loài sinh vật và hoạt động sản xuất của con người. Các thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Tiền Giang là lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, xâm nhập mặn,… Để giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai có hiệu quả, tỉnh Tiền Giang cần thực hiện nhiều giải pháp như: sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng; tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới; chú trọng trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng; củng cố hệ thống đê điều; xây dựng công trình thuỷ lợi; nâng cao kĩ năng phòng ngừa và khắc phục thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường,... … Em hãy kể tên các ngành kinh tế biển được phát triển ở tỉnh Tiền Giang. 1 Trích từ Địa chí Tiền Giang, tập 1, tr. 303 14
  15. 1. Vì sao phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất ở địa phương? 2. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Tiền Giang (hình 8), em hãy hoàn thành bảng gợi ý theo mẫu. T = 27,6⁰C P = 1 214 mm T: Nhiệt độ trung bình năm P: Tổng lượng mưa Hình 8. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Tiền Giang, năm 2019 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2019) Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ tháng cao nhất ? Tháng có lượng mưa cao nhất ? Nhiệt độ tháng thấp nhất ? Tháng có lượng mưa thấp nhất ? Nhiệt độ trung bình năm ? Tổng lượng mưa ? 1. Em hãy sưu tầm hình ảnh, thông tin về việc bảo vệ và phát triển tài rừng ở tỉnh Tiền Giang. 2. Em hãy nêu những hành động cụ thể mà bản thân đã làm để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương. 15
  16. Chủ đề VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG TỪ THẾ KỈ I 2 ĐẾN THẾ KỈ VII Giới thiệu bài học – Nêu được vùng đất Tiền Giang thời kì trước Công nguyên và thời kì vương Cách đây hàng ngàn năm, cùng quốc Phù Nam. với sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Trình bày được một số nét về tình hình ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhà nước kinh tế, văn hoá, xã hội tại Tiền Giang Chăm-pa ở Trung và Nam Trung Bộ, ở dưới thời Phù Nam. Nam Bộ nói chung và Tiền Giang nói – Kể được tên các di tích và hiện vật thuộc riêng đã hình thành nhà nước Phù Nam. thời kì vương quốc Phù Nam ở Tiền Giang. Việc phát hiện nhiều di vật thời Phù Nam – Có ý thức giữ gìn các di sản văn hoá, tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thể hiện rõ cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát nét đặc trưng của văn hoá Óc Eo ở đây. huy giá trị của di sản văn hoá. Hình 1. Khu di tích khảo cổ học Gò Thành (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Tiền Giang) Quan sát hình 1 và nêu những hiểu biết của em về Khu di tích khảo cổ học Gò Thành. 16
  17. Khám phá I. VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG TRƯỚC CÔNG NGUYÊN Vùng đất Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Tiền, có quá trình hình thành và phát triển về địa chất tương tự như khu vực Nam Bộ. Sau các giai đoạn biển tiến và biển lùi, từ khoảng 2 700 năm trước, vùng Tiền Giang đi vào thế ổn định về địa chất. Vào khoảng trước hoặc đầu Công nguyên (trên dưới 2 000 năm trước), những người đầu tiên đã đến vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có vùng Tiền Giang để sinh sống. Đây là các tộc người In-đô-nê-diên (Idonésien), người Nam Á hải đảo thuộc vùng châu Á gió mùa, có cùng nguồn gốc với một số tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam1. Họ lập nên nhà nước cổ đại đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á lục địa, đó là vương quốc Phù Nam. Những người đầu tiên xuất hiện ở Tiền Giang trong khoảng thời gian nào? Em có biết Trên vùng đất Tiền Giang, cách ngày nay khoảng 6 000 năm, một đợt biển tiến đã diễn ra, khiến các giồng cao bị cô lập. Di tích còn lại là giồng Tân Hiệp (huyện Châu Thành). Sau đó, cách ngày nay khoảng 5 000 năm, hiện tượng biển lùi diễn ra. Mực nước biển rút dần. Trong khoảng 4 000 năm đến 2 700 năm cách ngày nay, dao động biển khá rõ rệt, các cồn cát duyên hải lộ hẳn ra khỏi mặt nước, các thảm thực vật khá đa dạng và thế giới động vật phong phú về chủng loại. Do tác động của sóng và dòng hải lưu, các đống sò điệp tụ lại các cồn mới nổi lên. Khảo cổ học đã phát hiện tại huyện Cai Lậy các vỉa sò điệp, dấu vết của bờ biển xưa. (Theo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Địa chí Tiền Giang, tập 1, 2005, tr. 367) II. VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG THỜI KÌ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM Vùng đất Tiền Giang vào những thế kỉ đầu Công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Ngay trong thời gian đầu xây dựng vương quốc Phù Nam, nhà vua đã chia nước thành 7 ấp (hay nước nhỏ), giao cho các con trai cai quản. Các vua đời sau dần mở rộng lãnh thổ, đem quân chinh phục nhiều vương quốc khác. Khoảng cuối thế kỉ III, có rất nhiều thuộc quốc2 của Phù Nam tồn tại dưới dạng các quốc gia nhỏ bé và đã thiết lập quan hệ lân bang với các triều đại phong kiến Trung Quốc3. Từ giữa thế kỉ VI, Phù Nam bước vào thời kì suy thoái. Các tiểu vương ở xa dựa vào các thương nhân giàu có để củng cố thế lực, tạo ra nạn cát cứ4. 1 Theo Lưu Đình Toàn, Khai quật ở Óc Eo (Nam Kì), Tạp chí Cổ vật tinh hoa, số 3, tháng 10 – 2003, tr. 40 – 41. 2 Thuộc quốc: nước bị mất chủ quyền trong quan hệ với nước mà nó phải lệ thuộc (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr. 965). 3 Vũ Duy Mền, Lịch sử Việt Nam, tập 1: Từ nguyên thuỷ đến thế kỉ X, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 510. 4 Cát cứ: cắt giữ một địa phương mà độc lập (morcellement du territoire) (Đào Duy Anh, Hán – Việt từ điển giản yếu, NXB Văn hoá – Thông tin, 2009, tr. 65). 17
  18. Khoảng thập niên 50 của thế kỉ VI, lợi dụng lúc nhà vua từ trần, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra ở lưu vực sông Mê Công. Đến giữa thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng châu thổ sông Cửu Long (trong đó có Tiền Giang) thuộc Phù Nam khi đó trở nên hoang vu. – Dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng của vương quốc Phù Nam? – Sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Tiền Giang khi đó như thế nào? III. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA CƯ DÂN PHÙ NAM TRÊN VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG 1. Nông nghiệp Người Phù Nam ở Tiền Giang đã biết thuần chủng loại lúa trời hay còn gọi là lúa nổi, có khả năng chịu được môi trường ngập nước. Cư dân còn trồng thêm nhiều loại cây lương thực khác như kê, đậu,…; một số hoa màu như bầu, bí,… hay các loại cây ăn trái. Đặc biệt, cây dừa được trồng nhiều dọc các kênh rạch, ven biển. Cư dân sớm biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loại động vật như gà, chó, heo, trâu, bò, ngựa, voi. Tại di tích Gò Thành (Chợ Gạo), các nhà khảo cổ đã phát hiện di cốt bò, heo, xương cá, nhiều dấu vết than tro, vỏ trái cây cùng một số chì lưới bằng đất nung có hình quả lê. Săn bắt và khai thác lâm thổ sản vẫn còn là một trong những hoạt động kinh tế chính của cư dân. Hình 2. Xương động vật thời kì Phù Nam phát hiện ở tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Tiền Giang) Người Phù Nam trên vùng đất Tiền Giang trồng các loại cây gì? Vì sao họ trồng những loại cây ấy? 18
  19. 2. Thủ công nghiệp a. Bình gốm b. Chén gốm c. Dọi xe chỉ Hình 3. Một số hiện vật gốm thời kì Phù Nam phát hiện ở tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Tiền Giang) Nghề làm đồ gốm phát triển mạnh mẽ. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều địa điểm ở Tiền Giang chứa đựng những bình gốm, mảnh gốm cổ thuộc loại hình văn hoá Óc Eo như Gò Thành, Giồng Bà Phúc, Trường Xuân (huyện Chợ Gạo), Đìa Tháp (huyện Cai Lậy), vỉa gạch dạng Óc Eo ở Chùa Bà Kết (huyện Chợ Gạo), gò Chùa Bửu Tháp (thị xã Cai Lậy). Bên cạnh đó, nghề dệt ngày càng được phổ biến rộng rãi. Các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều dọi xe chỉ bằng gốm ở Gò Thành. Nghề chế tác đá được ứng dụng nhiều trong các di tích cư trú và kiến trúc, nhất là các pho tượng. Nghề mộc phát triển và mang tính sáng tạo cao. Ngoài ra, các nghề làm thuỷ tinh, nghề kim hoàn cũng khá phát triển. Hình 4. Một số hiện vật bằng vàng phát hiện tại di tích Gò Thành (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Tiền Giang) Theo em, các hiện vật ở hình 3 chứng tỏ những nghề thủ công nào đã phát triển ở tỉnh Tiền Giang dưới thời Phù Nam? 19
  20. 3. Thương nghiệp Hoạt động thương mại của cư dân Phù Nam ở Tiền Giang rất thịnh đạt. Những sản phẩm về nông nghiệp, thủ công nghiệp phong phú đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của việc buôn bán trong nước, nhất là với đô thị Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Phù Nam được thương nhân nhiều nước thường lui tới trao đổi, buôn bán. Từ giữa thế kỉ III, Phù Nam là thế lực khống chế nền thương mại hàng hải ở Đông Nam Á. Việc thuyền buôn nhiều nước đến trao đổi hàng hoá đã phản ánh tình hình thương nghiệp của Phù Nam thời đó như thế nào? IV. TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ CỦA CƯ DÂN PHÙ NAM TRÊN VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG 1. Đời sống xã hội Xã hội Phù Nam có các tầng lớp: quý tộc, giới tăng lữ1, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, ngoài ra còn có tù binh các nước lân cận bị bắt về làm nô lệ trong những cuộc chiến tranh liên miên của Phù Nam thế kỉ III – VI. Người dân thường chọn các vùng đất cao như gò, giồng,… để cư trú và canh tác. Nhà ở phổ biến là nhà sàn, sử dụng những vật liệu tại chỗ như gỗ sao, giáng hương làm khung nhà, lá dừa nước bện lại để lợp mái. Phương tiện giao thông chủ yếu dùng thuyền, ngoài ra khi di chuyển trên bộ thì dùng voi, trâu, ngựa. Lương thực chính là gạo tẻ, gạo nếp. Thức ăn trong bữa ăn là thịt muông thú như hươu, nai, heo rừng,… được săn bắt trong rừng hoặc những động vật nuôi gia đình như heo, gà, cá,… Người dân còn biết muối cá làm mắm và sử dụng như nguồn thực phẩm dự trữ dài ngày. Ngày thường đàn ông cởi trần đóng khố; đàn bà mặc áo chui đầu, chân đi guốc làm bằng gỗ. Trong dịp lễ hội, họ thường đội mão và đeo đồ trang sức như nhẫn vàng, vòng vàng, khuyên tai, các loại đồ trang sức bằng đồng,… có cả đồ đeo bằng đất nung. Hình 5. Đồ trang sức bằng đồng tại di tích Gò Thành (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Tiền Giang) 1 Tăng lữ: những người tu hành theo một tôn giáo nào đó (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 965). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2