intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học nghiệp vụ Luật sư (Phần tư vấn) - Hồ sơ 03: Kỹ năng thương lượng, đàm phán

Chia sẻ: Tri Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

109
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học nghiệp vụ Luật sư (Phần tư vấn) - Hồ sơ 03: Kỹ năng thương lượng, đàm phán. Những tình huống được nêu trong tài liệu gồm có: Tình huống 1: Nghiên cứu hồ sơ tình huống, chuẩn bị phương án đàm phán; tình huống 2: thực hiện buổi đàm phán. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học nghiệp vụ Luật sư (Phần tư vấn) - Hồ sơ 03: Kỹ năng thương lượng, đàm phán

  1. HỒ SƠ LS.TV - 03 Bài 3: Kỹ năng thƣơng lƣợng, đàm phán 3.4. Tình huống 1: Nghiên cứu hồ sơ tình huống, chuẩn bị phương án đàm phán. 3.5. Tình huống 2: Thực hiện buổi đàm phán TÌNH HUỐNG CÔNG TY CỔ PHẦN VMK VÀ DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH X. A. Giới thiệu về công ty cổ phần VMK và Dự án khai thác- chế biến titan 1. Dự án Tỉnh X là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về loại hình khoáng sản sa khoáng ven biển nằm trong danh mục các tỉnh đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 đến 2015, định hƣớng đến năm 2025. Do vậy việc đầu tƣ thăm dò khai thác các mỏ sa khoáng ven biển trong thời gian hiện nay là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và quy hoạch tổng thể của vùng. Nhằm phát huy lợi thế của địa phƣơng đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh X đã đồng ý cho phép Công ty VMK tiến hành các thủ tục lập dự án đầu tƣ khai thác quặng sa khoáng titan – Zircon trên địa bàn tỉnh. Vào năm 2009 công ty đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh X cấp mỏ với diện tích 1200km2. Theo đánh giá của Liên Đoàn địa chất Việt nam đây là một trong những vùng mỏ có trữ lƣợng titan cao của Việt Nam. Sau khi đƣợc cấp mỏ, công ty đã tiến hành xin Giấy phép thăm dò trữ lƣợng và đã đạt đƣợc kết quả:  Năm 2010 công ty đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ cấp giấy thực hiện công tác thăm dò trữ lƣợng titan.  Năm 2012 Báo cáo địa chất đánh giá trữ lƣợng khoáng sản của công ty đƣợc Hội đồng trữ lƣợng Quốc gia phê duyệt trữ lƣợng tổng khoáng vật quặng và các khoáng vật titan, zircon và monazit. Với kết quả đánh giá trữ lƣợng quặng, Công ty đã tiến hành xây dựng Dự án liên hợp khai thác – tuyển – luyện – chế biến sa khoáng titan-zircon tại X. Đây là một dự án chế biến sâu titan theo mô hình hiện đại, tiên tiến và là một công trình có qui mô công nghiệp trên thế giới hiện nay. Toàn bộ dự án này bao gồm ba công đoạn nối tiếp nhau:  Xây dựng công trình Khai thác và tuyển tách quặng sa khoáng titan-zircon với qui mô công nghiệp mỏ titan-zircon tại X. Tổng vốn đầu tƣ cho giai đoạn này là 50,000,000 USD (năm mƣơi nghìn đô la Mỹ).  Xây dựng công trình Liên hợp Tuyển-Luyện xỉ titan 74.000 tấn/năm và gang 40.656 tấn/năm, sử dụng nguồn nguyên liệu quặng của địa phƣơng và trong nƣớc nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Trong Liên hợp có hai nhà máy: 1
  2. + Nhà máy tuyển tinh quặng titan-zircon vùng cát đỏ X (công suất 136.000 tấn /năm), nhằm cung cấp quặng tinh đạt tiêu chuẩn cho nhà máy luyện xỉ titan đồng thời sản xuất quặng tinh rutil, zircon, monazit để xuất khẩu. + Nhà máy sản xuất xỉ titan công suất 74.000 tấn/năm và gang 40.656 tấn/năm. Nhà máy này sử dụng nguồn quặng tinh của nhà máy tuyển tinh kể trên nhằm cung cấp sản phẩm xỉ titan cho nhà máy sản xuất pigment titan X và xuất khẩu. Trong giai đoạn 1 cung cấp cho nhà máy pigment 30.000 tấn/năm, trong giai đoạn 2 cung cấp cho nhà máy pigment 60.000 tấn/năm. Sản phẩm gang đƣợc cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc hoặc xuất khẩu. Vốn đầu tƣ cho giai đoạn này của dự án là 95,000,000 USD (chín mƣơi lăm nghìn Đô La Mỹ)  Xây dựng công trình nhà máy sản xuất pigment titan giai đoạn 1:30.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 60.000 tấn/năm. Nhà máy này sử dụng nguyên liệu của nhà máy sản xuất xỉ titan trong giai đoạn 2 nói trên. Tổng vốn đầu tƣ cho cả 2 bƣớc thực hiện dự án là 300.000.000 USD (ba trăm nghìn đô la Mỹ). Triển khai dự án trên công ty đã tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính, xin cấp Giấy phép cho dự án, bao gồm các Giấy phép sau:  6/2013 Dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho giai đoạn khai thác công trình Khai thác và tuyển tách quặng sa khoáng titan-zircon với qui mô công nghiệp mỏ titan-zircon tại X.  12/2013 Dự án xây dựng Liên hợp tuyển – luyện xi titan (giai đoạn 2 của dự án) đã đƣợc Hội đồng thẩm định Bộ Công Thƣơng phê duyệt và chấp thuận và cũng đã đƣợc cấp Giấy CNĐT.  Dự án đã đƣợc Cục thẩm định Bộ tài nguyên môi trƣờng phê duyệt và thông qua Báo cáo đánh giá tác động và phục hồi môi trƣờng và đã đƣợc cấp Gíấy chứng nhận an toàn bức xạ cho cả 2 giai đoạn của dự án nêu trên.  Hiện nay công ty đang trong giai đoạn chờ cấp Giấy phép khai thác. Sau khi có Giấy phép khai thác cty sẽ bắt tay vào để thực hiện dự án, đầu tiên là lắp đặt và khai thác quặng titan, tiếp theo là xây dựng nhà máy tuyển và luyện xỉ titan. 2. Công ty và cơ cấu cổ đông Cổ phần VMK đƣợc thành lập từ tháng 4 năm 2009, có trụ sở tại tỉnh X, lĩnh vực hoạt động đƣợc kê khai trong ĐKKD: Khai thác và chế biến khoáng sản. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 200 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông và vốn góp nhƣ sau: Tên cổ đông Ông Nguyễn Văn Sơn Bà Nguyễn Thị Hồng Bà Nguyễn Xuân sáng lập Loan Tỷ lệ vốn góp 45% 25% 30% Chức danh Tổng Giám đốc Chủ tịch HĐQT- Đại Phó Chủ tịch diện pháp nhân HĐQT Theo sổ sách kế toán Cổ đông là ông Sơn và bà Hồng đã góp đủ vốn điều lệ. Sau khi góp 2
  3. vốn vì công ty chƣa sử dụng đến vốn góp (đang chờ phê duyệt dự án) nên công ty đã cho các cổ đông vay lại một phần vốn điều lệ. Cổ đông Nguyễn Xuân Loan mới góp đƣợc 5.688.000.000 đồng vốn điều lệ, phần còn lại là 54.312.000.000 đồng bà Loan không có tiền góp nốt. Trƣớc tình hình này Công ty đã họp đại hội cổ đông để giải quyết vấn đề góp vốn điều lệ theo đúng thời hạn qui định tại Luật DN. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012 bà Loan đã đề nghị và ông Sơn đã đồng ý góp hộ bà Loan số vốn còn thiếu là 55.360.000.000 đồng. Biên bản Đại hội cổ đông ngày 25/9/2012 đã thể hiện rõ nội dung cam kết này. Trên thực tế các cổ đông mới góp vào công ty số tiền thực chi phí của công ty là 62,170,947,813 đồng (số tiền góp thực). Trong số này bà Loan mới góp đƣợc tất cả là 4,888,000,000 đồng. Tính theo tỷ lệ đăng ký góp vốn tại Điều lệ, bà Loan góp 30% tức là còn thiếu 13,763,284,344 đồng. Số tiền này ông Sơn đã đứng ra góp hộ (theo tinh thần Biên bản ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012). Số tiền góp hộ này ông Sơn đã huy động bên ngoài với lãi suất Ngân hàng Maritime Bank vào thời điểm huy động là ngày 25/9/2012. Thời hạn huy động vốn là 1 năm. Lãi suất quá hạn tính trên cơ sở lãi suất quá hạn của Maritime Bank vào thời điểm quá hạn. Nhƣ vậy, tính đến tháng 11/2013, số tiền ông Sơn đã thực góp hộ cho bà Loan là 13,763,284,344 đồng. Nếu tính cả lãi theo lãi suất của Ngân hàng Maritime Bank thì số tiền này là 16,011,438, 474 đồng (tính đến tháng 11/2013) Theo tinh thần của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 25/9/2012, toàn bộ cổ phiếu đƣợc hình thành từ phần vốn do ông Sơn đóng hộ phải đƣợc cầm cố cho ông Sơn. Tuy nhiên vì nể nang nên cho đến nay ông Sơn và bà Loan chƣa ký với nhau bất kỳ hợp đồng vay vốn hay cầm cố thế chấp nào thể hiện việc góp hộ, vay vốn và cầm cố. (Xem bảng Cơ cấu vốn tƣơng ứng cơ cấu chi phí đối với các cổ đông) B. Bối cảnh đàm phán 1. Hiện này công ty đang cần tài chính để tiếp tục thực hiện các kế hoạch của dự án: Tiếp tục xin cấp Giấy phép khai thác là Giấy phép cuối cùng để thực hiện dự án; tiến hành ký kết các hợp đồng với các đối tác nƣớc ngoài để mua các trang thiết bị cho dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng nhà máy tuyển luyện ti tan, tiến hành giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa các hộ dân… Tuy nhiên ông Sơn và bà Hồng đã có những hạn chế về tài chính và không đủ tiền để tiếp tục thực hiện dự án. Các Ngân hàng đều chƣa đồng ý cho VMK vay tiền vì VMK chƣa đƣợc cấp Giấy phép khai thác và nhƣ vậy không có gì bảo đảm là VMK sẽ đƣợc khai thác. Các đối tác nhƣ Nhật, Hàn quốc, Mỹ mà công ty đã trực tiếp làm việc và kêu gọi hợp tác đều không muốn tham gia vào dự án dài hơi này. Bà Loan không những không có tiền để trả nợ phần vốn huy động mà ông Sơn góp vốn mà còn không có tiền để tiếp tục thực hiện các kế hoạch sắp tới của công ty. Bà Loan từ chối ký kết các hợp đồng vay nợ với ông Sơn vì nại ra rằng bà đứng đại diện cho cổ phần của một nhóm công chức nhà nƣớc giấu tên nhƣng có công trong việc xin cấp mỏ và hỗ trợ xin các thủ tục hành chính trong quá trình thành lập và xin cấp phép cho dự án. Bà Loan nói rằng bà không thể ký nhận nợ cho những ngƣời này đƣợc vì nếu ký thì bà sẽ thành con nợ của ông Sơn, nhƣ vậy thì không công bằng. Mặt khác bà Loan cũng rất muốn theo đuổi dự án vì theo tính toán, trong trƣờng hợp khai thác thì lợi nhuận mang lại không nhỏ. 3
  4. Là ngƣời có tâm huyết với Dự án, ông Sơn đang tìm các biện pháp để thuyết phục bà Loan ký các giấy nhận nợ để đảm bảo cho phần vốn mình đã đi huy động hộ bà Loan có cơ sở thu hồi sau này. Đồng thời ông cũng cần phải cung cấp các hợp đồng vay và thế chấp cổ phieesy này cho bên thứ ba mà ông đã huy động vốn giúp bà Loan. Ông đã cố gắng đƣa ra các lợi ích mà bà Loan có đƣợc sau này và các phƣơng pháp để xử lý món nợ này. Tuy nhiên Bà Loan vẫn chƣa ký các giấy tờ này vì sợ mình phải mang tên nợ đối với các khoản nợ của những ngƣời khác. Mặt khác ông Sơn và bà Hồng đã tiến hành làm việc với 1 công ty của Nga để tìm phƣơng án giải quyết tình trạng tài chính và hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. Phía Nga là một công ty có kinh nghiệm hoạt động lâu năm ở Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và đặc biệt họ có một nhà máy đang liên doanh thực hiện khai thác Titan ở tỉnh Y, Việt Nam. Phía Nga đồng ý tham gia vào dự án với điều kiện họ cũng có cổ phần và cũng đƣợc quyền tham gia vào quá trình quản trị điều hành công ty sau này. Đối tác phía Nga muốn giành quyền kiểm soát công ty hoặc ít nhất phải đƣợc tham gia vào điều hành công ty vì họ sẽ bỏ một khoản vốn tƣơng đối lớn. Họ muốn bỏ vốn vừa đủ theo nhu cầu sản xuất và càng giành đƣợc nhiều quyền kiểm soát công ty càng tốt. Trong khi đó ông Sơn và bà Hồng vì đã kiệt quệ về tài chính nên sẵn sàng làm việc với đối tác Nga, tuy nhiên họ cũng muốn vẫn tiếp tục là những ngƣời giữ vai trò quyết định trong dự án này. Vì vậy hai bên đang đàm phán để đi đến một thỏa thuận về hợp tác có lợi cho cả hai bên. Bài tập 1. Tình huống 1 1.1 Tiến hành tìm hiểu lợi ích, quan điểm của các bên để xây dựng kế hoạch đàm phán cho buổi đàm phán giữa ông Sơn và bà Loan với mục đích xử lý vấn đề tài chính đảm bảo quyền lợi cho ông Sơn 1.2 Tiến hành tìm hiểu lợi ích, quan điểm của các bên, xây dựng kế hoach đàm phán cho buổi đàm phán giữa công ty VMK và công ty của Nga về việc phía Nga tham gia vào dự án 2. Tình huống 2 Chia lớp thành các nhóm để tiến hành đàm phán: Phiên đàm phán thứ nhất: 1 bên là Công ty VMK, 1 bên là công ty của Nga, 2 bên sẽ cùng nhau thƣơng lƣợng để tìm ra phƣơng thức hợp tác có lợi nhất cho cả 2 bên. Phiên đàm phán thứ hai: 1 bên là công ông Sơn, 1 bên là bà Loan sẽ cùng nhau thƣơng lƣợng đàm phán để giải quyết món nợ của bà Loan và các nghĩa vụ tài chính sắp tới cũng nhƣ quyền lợi của bà Loan đối với công ty. (Giáo viên có thể lựa chọn 1 trong 2 phiên đàm phán để yêu cầu học viên thực hành kỹ năng đàm phán trên lớp. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học viên đóng vai trong cả hai phiên đàm phán). Hồ sơ: - Giấy CNĐKKD - Điều lệ công ty 4
  5. - Giới thiệu công ty và dự án - Biên bản cuộc họp đại hội đồng cổ đông về việc đóng cổ phần hộ ngày 25/9/2012 - Cơ cấu góp vốn sau khi thay đổi nội dung giấy ĐKKD lần 5 - Biên bản cuộc họp đại hội đồng cổ đông chốt báo cáo tài chính ngày 30/11/2013 5
  6. SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ TỈNH X CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN Mã số doanh nghiệp: 01104530054 Đăng ký lần đầu: ngày 13 tháng 04 năm 2009 Đăng ký thay đổi lần thứ 5: ngày 05 tháng 10 năm 2012 1. Tên công ty Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VMK Tên công ty viết bằng tiếng nƣớc ngoài: VMK JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: VMK JSC 2. Địa chỉ trụ sở chính Đường 16/4, phường Thanh Xuân, thành phố Y, tỉnh X, Việt Nam Điện thoại: Fax: Email: Website: 3. Ngành, nghề kinh doanh STT Tên ngành Mã ngành 1 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác 0990 Chi tiết: Thăm dò quặng titan, zicron 2 - Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản (Chỉ Ngành nghề chƣa khớp đƣợc hoạt động kinh doanh khi có giấy phép của cơ mã với hệ thống ngành quan thẩm quyền cấp). nghề kinh tế Việt Nam - Tái chế và xử lý chất thải, rác thải, nƣớc thải. - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và thủy điện. - San lấp và giải phóng mặt bằng. - Tƣ vấn đầu tƣ và công nghệ (Trừ tƣ vấn thiết kế, giám sát và tƣ vấn tài chính). - Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Mua bán và thi công, lắp đặt các thiết bị viễn thông. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. - Kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí. - Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. - Đại lý vé máy bay. - Vận chuyển hành khách theo hợp đồng. - Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định. - Vận chuyển hàng hóa. (Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty chỉ đƣợc hoạt động kinh doanh khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp). 6
  7. 4. Vốn điều lệ Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng Bằng chữ: Hai trăm tỷ đồng Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng tổng số cổ phần: 2.000.000 5. Số cổ phần đƣợc quyền chào bán: 0 6. Vốn pháp định 7. Danh sách cổ đông sáng lập STT Tên cổ Nơi đăng Loại cổ Số cổ Giá trị cổ phần Tỷ Số giấy Ghi đông ký HKTT phần phần (VNĐ) lệ CMND chú đối với cá (%) (hoặc số nhân; địa chứng thực chỉ trụ sở cá nhân đối với tổ hợp pháp chức khác) đối với cá nhân; MSDN đối với doanh nghiệp; Số Quyết định thành lập đối với tổ chức 1 NGUYỄN Thôn 7, xã Cổ phần 600.000 60.000.000.000 30 XUÂN Hà Ngọc , phổ LOAN huyện Hà thông Trung, tỉnh Tổng số 600.000 60.000.000.000 30 Thanh Hóa, Việt Nam 2 NGUYỄN 65/5 Nghĩa Cổ phần 900.000 90.000.000.000 45 011765062 VĂN Dũng, phổ SƠN Quận Ba thông Đình, Tổng số 900.000 90.000.000.000 45 Thành phố Hà Nội, Việt Nam 3 NGUYỄN 65/5 Nghĩa Cổ phần 500.000 50.000.000.000 25 011206840 THỊ Dũng, phổ HỒNG Quận Ba thông Đình, Tổng số 500.000 50.000.000.000 25 7
  8. Thành phố Hà Nội, Việt Nam 8. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty Chức danh : Chủ tịch hội đồng quản trị Họ và tên : NGUYỄN THỊ HỒNG Giới tính: Nữ Sinh ngày : 15/08/1968 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân Số: 011206840 Ngày cấp: 07/07/2007 Nơi cấp: Công an thành phố Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Chỗ ở hiện tại: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam 9. Thông tin về chi nhánh 10. Thông tin về văn phòng đại diện 11. Thông tin về địa điểm kinh doanh TRƢỞNG PHÒNG (đã ký và đóng dấu) Trần Văn Nghĩa 8
  9. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ DỰ THẢO ĐIỀU LỆ THAY ĐỔI LẦN THỨ 04 NGÀY 20/07/2012 CÔNG TY CỔ PHẦN VMK Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 đƣợc Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Điều lệ này đƣợc sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 20/07/2010. Bản Điều lệ này sẽ thay thế Bản Điều lệ trƣớc đã đƣợc các cổ đông sáng lập thông qua ngày 20/04/2010. Điều lệ này là cơ sở pháp lý chi phối toàn bộ hoạt động của Công ty, mọi hoạt động của Công ty phải tuân theo quy định của Điều lệ này. Trong quá trình hoạt động nếu có phát sinh những vấn đề không đƣợc đề cập tới trong Điều lệ này thì những vấn đề đó sẽ đƣợc giải quyết theo qua định của Luật doanh nghiệp và các Văn bản pháp lý có liên quan. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ Trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty VMK những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Luật Doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. 2. Pháp luật là các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và tất cả các văn bản pháp luật khác được cơ quan Nhà nước Việt Nam ban hành. 3. Cổ đông là mọi thể nhân hay pháp nhân sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của Công ty. 4. Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia vào việc lập phương án thành lập công ty và thông qua bản Điều lệ đầu tiên hoặc bản Điều lệ sửa đổi bổ sung. 5. Đại hội đồng cổ đông có nghĩa là một hội nghị mà tất cả các cổ đông có quyền tham dự, dự thảo và biểu quyết. 6. Công ty có nghĩa là Công ty Cổ phần VMK 7. Điều lệ có nghĩa là Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần VMK 8. Vốn điều lệ có nghĩa là số vốn do tất cả các cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ đăng ký kinh doanh của Công ty. 9. Cổ phần có nghĩa là một phần vốn Điều lệ, các cổ phần có giá trị bằng nhau. 10. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện cho chủ sở hữu có quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 11. Cổ phiếu có nghĩa là Giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông. 12. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt, hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của Công ty sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính. 9
  10. 13. HĐQT là từ viết tắt của Hội đồng quản trị. 14. BKS là từ ngữ viết tắt của Ban kiểm soát. 15. ĐHĐCĐ là từ ngữ viết tắt của Đại hội đồng cổ đông. 16. Những từ ngữ khác chưa được nêu trong định nghĩa này được hiểu theo định nghĩa quy định tại Luật Doanh nghiệp. CHƢƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Hình thức, tên gọi và trụ sở Công ty 1.1 Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VMK Tên giao dịch đối ngoại: VMK JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VMK., JSC 1.3 Trụ sở Công ty: Đƣờng 16/04, phƣờng Thanh Xuân, thành phố Y, tỉnh X Điện thoại: Fax: Email: Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. Điều 2: Ngành, nghề kinh doanh 2.1 Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: Mã STT Tên ngành ngành Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. (Chỉ được khai thác được cấp 1 thẩm quyền cấp giấy phép khai thác). 2 Tái chế và xử lý chất thải, rác thải, nƣớc thải. 3 Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và thuỷ điện 4 San lấp và giải phóng mặt bằng Tƣ vấn đầu tƣ và công nghệ (Trừ tư vấn thiết kế, giám sát và tư vấn tài 5 chính) 6 Kinh doanh xuất nhập khẩu 7 Mua bán và thi công, lắp đặt các thiết bị viễn thông 8 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng 9 Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí 10 Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế 11 Đại lý vé máy bay 10
  11. 12 Vận chuyển hành khách theo hợp đồng 13 Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định 14 Vận chuyển hàng hóa 2.2 Công ty đƣợc phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông. Điều 3: Vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty: 200.000.000.000 VNĐ (Hai trăm tỷ đồng) Trong đó: - Vốn bằng tiền là: 200.000.000.000 VNĐ - Vốn bằng tài sản là: 0 VNĐ Số cổ phần: 2.000.000 cổ phần - Loại cổ phần: + Cổ phần phổ thông: 2.000.000 cổ phần (Hai triệu cổ phần) + Cổ phần ƣu đãi: 0 - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng VN Điều 4: Cơ cấu và phương thức huy động vốn a/ Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập và cổ đông nhận chuyển nhƣợng cổ phần của công ty nhƣ sau: 1. Bà Nguyễn Thị Hồng góp 60.000.000.000 đồng (sáu mươi tỷ đồng), chiếm 600.000 cổ phần tƣơng ứng 30% tổng vốn điều lệ. 2. Bà Nguyễn Xuân Loan góp 90.000.000.000 đồng (chín mươi tỷ đồng), chiếm 900.000 cổ phần tƣơng ứng với 45% tổng vốn điều lệ; 3. Ông Nguyễn Văn Sơn góp 50.000.000.000 đông (năm mươi tỷ đồng), chiếm 500.000 cổ phần tƣơng ứng 25% tổng vốn điều lệ; b/ Vốn điều lệ công ty có thể đƣợc góp bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác. c/Thời hạn góp vốn: ngày 30/07/2012. Điều 5: Tăng, giảm vốn điều lệ 5.1 Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty nếu thấy cần thiết thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu đƣợc, các cổ đông đầu tƣ vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới. 5.2 Việc giảm vốn điều lệ công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định trên cơ sở vốn còn lại của công ty nhƣng vẫn đảm bảo công ty hoạt động bình thƣờng. Điều 6: Cổ đông sáng lập và cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty 6.1 Nguyễn Thị Hồng Giới tính: Nữ Sinh ngày: 15/8/1968 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam 11
  12. Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Chỗ ở hiện tại: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam CMND số: 011206840 do Công an Hà Nội cấp ngày 07/7/2007 6.2 Nguyễn Xuân Loan Giới tính: Nữ Sinh ngày: 3/10/1965 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú: Thôn 7, xã Hà Ngọc , huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam Chỗ ở hiện tại: Thôn 7, xã Hà Ngọc , huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam CMND số: 0351732525 do Công an Thanh Hóa cấp ngày 13/5/2005 6.3 Nguyễn Văn Sơn Giới tính: Nam Sinh ngày: 20/8/1964 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Chỗ ở hiện tại: 65/5 Nghĩa Dũng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam CMND số: 011437643 do Công an Hà Nội cấp ngày 22/10/2005 Điều 7: Các loại cổ phần 1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Ngƣời sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. 2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ƣu đãi. Ngƣời sở hữu cổ phần ƣu đãi gọi là cổ đông ƣu đãi. Cổ phần ƣu đãi gồm các loại sau đây: a) Cổ phần ƣu đãi biểu quyết; b) Cổ phần ƣu đãi cổ tức; c) Cổ phần ƣu đãi hoàn lại; d) Cổ phần ƣu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. 3. Chỉ có tổ chức đƣợc Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập đƣợc quyền nắm giữ cổ phần ƣu đãi biểu quyết. Ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. 4. Ngƣời đƣợc quyền mua cổ phần ƣu đãi cổ tức, cổ phần ƣu đãi hoàn lại và cổ phần ƣu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. 5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho ngƣời sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. 6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ƣu đãi. Cổ phần ƣu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 7. Giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần do Công ty phát hành đƣợc gọi là sổ chứng nhận cổ đông và phải có chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật, đƣợc đóng dấu của Công ty. Sổ chứng nhận cổ đông phải nêu rõ số lƣợng và loại cổ phần, họ tên ngƣời nắm giữ và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. 8. Nếu Sổ chứng nhận cổ đông bị hỏng, tẩy xóa, bị mất hoặc bị hủy hoại thì Công ty sẽ cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới ghi nhận số cổ phần tƣơng ứng của cổ đông với điều kiện phải gửi cho Công ty Sổ chứng nhận cổ đông cũ hoặc phải tuân thủ các điều kiện chứng minh Sổ 12
  13. chứng nhận cổ đông cũ bị mất, bị hủy hoại, ngƣời đƣợc cấp lại phải chịu các chi phí liên quan. Điều 8: Cổ phiếu 1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Số lƣợng cổ phần và loại cổ phần; d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; đ) Họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên; e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhƣợng cổ phần; g) Chữ ký mẫu của ngƣời đại diện theo pháp luật và dấu của công ty; h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với cổ phiếu của cổ phần ƣu đãi. 2. Trƣờng hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của ngƣời sở hữu nó không bị ảnh hƣởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty. 3. Trƣờng hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dƣới hình thức khác thì cổ đông đƣợc công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây: a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dƣới hình thức khác; trƣờng hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại đƣợc sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ; b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới. Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mƣời triệu đồng Việt Nam, trƣớc khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dƣới hình thức khác và sau mƣời lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới. Điều 9: Sổ đăng ký cổ đông 1. Công ty cổ phần phải lập và lƣu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này. 2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán, loại cổ phần đƣợc quyền chào bán và số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại; c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp; 13
  14. d) Họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; đ) Số lƣợng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần. 3. Sổ đăng ký cổ đông đƣợc lƣu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. 4. Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải đƣợc đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có đƣợc tỷ lệ sở hữu đó. Điều 10: Quyền của cổ đông phổ thông 1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây: a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện đƣợc uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; b) Đƣợc nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; c) Đƣợc ƣu tiên mua cổ phần mới chào bán tƣơng ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; d) Đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho ngƣời không phải là cổ đông, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này; đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, đƣợc nhận một phần tài sản còn lại tƣơng ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty; h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: a) Đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này; d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lƣợng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; đ) Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty. 14
  15. 3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trƣờng hợp sau đây: a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của ngƣời quản lý hoặc ra quyết định vƣợt quá thẩm quyền đƣợc giao; b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vƣợt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chƣa đƣợc bầu thay thế; c) Các trƣờng hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty. Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải đƣợc lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vƣợt quá thẩm quyền. 4. Trong trƣờng hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đƣợc thực hiện nhƣ sau: a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông; b) Căn cứ số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này đƣợc quyền đề cử một hoặc một số ngƣời theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trƣờng hợp số ứng cử viên đƣợc cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ đƣợc quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử. Điều 11: Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không đƣợc rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dƣới mọi hình thức, trừ trƣờng hợp đƣợc công ty hoặc ngƣời khác mua lại cổ phần. Trƣờng hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. 2. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty. 3. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. 4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiê ̣p 2005 và Điều lệ công ty. 5. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dƣới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Vi phạm pháp luật; 15
  16. b) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tƣ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; c) Thanh toán các khoản nợ chƣa đến hạn trƣớc nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. Điều 12: Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết 1. Cổ phần ƣu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. 2. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết có các quyền sau đây: a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Các quyền khác nhƣ cổ đông phổ thông, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết không đƣợc chuyển nhƣợng cổ phần đó cho ngƣời khác. Điều 13: Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức 1. Cổ phần ƣu đãi cổ tức là cổ phần đƣợc trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức đƣợc chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thƣởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phƣơng thức xác định cổ tức thƣởng đƣợc ghi trên cổ phiếu của cổ phần ƣu đãi cổ tức. 2. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi cổ tức có các quyền sau đây: a) Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Đƣợc nhận lại một phần tài sản còn lại tƣơng ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ƣu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản; c) Các quyền khác nhƣ cổ đông phổ thông, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Điều 14. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại 1. Cổ phần ƣu đãi hoàn lại là cổ phần đƣợc công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của ngƣời sở hữu hoặc theo các điều kiện đƣợc ghi tại cổ phiếu của cổ phần ƣu đãi hoàn lại. 2. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi hoàn lại có các quyền khác nhƣ cổ đông phổ thông, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Điều 15. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập 1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 16
  17. 2. Trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh; b) Tổng số cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua; c) Họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập; d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập; đ) Họ, tên, chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và ngƣời khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ. 3. Trƣờng hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chƣa góp đủ đó của cổ đông sáng lập đƣợc xử lý theo một trong các cách sau đây: a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; c) Huy động ngƣời khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; ngƣời nhận góp vốn đó đƣơng nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trƣờng hợp này, cổ đông sáng lập chƣa góp cổ phần theo đăng ký đƣơng nhiên không còn là cổ đông của công ty. Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chƣa đƣợc góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chƣa góp đủ đó. 4. Trƣờng hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần đƣợc quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải đƣợc chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhƣng chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cổ phần phổ thông của mình cho ngƣời không phải là cổ đông sáng lập nếu đƣợc sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trƣờng hợp này, cổ đông dự định chuyển nhƣợng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhƣợng các cổ phần đó và ngƣời nhận chuyển nhƣợng đƣơng nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều đƣợc bãi bỏ. Điều 16: Chào bán và chuyển nhượng cổ phần 1. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phƣơng thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần đƣợc quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không đƣợc thấp hơn giá thị trƣờng tại 17
  18. thời điểm chào bán hoặc giá trị đƣợc ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trƣờng hợp sau đây: a) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những ngƣời không phải là cổ đông sáng lập; b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty; c) Cổ phần chào bán cho ngƣời môi giới hoặc ngƣời bảo lãnh. Trong trƣờng hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải đƣợc sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; d) Các trƣờng hợp khác và mức chiết khấu trong các trƣờng hợp đó do Điều lệ công ty quy định. 2. Trƣờng hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây: a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phƣơng thức bảo đảm đến đƣợc địa chỉ thƣờng trú của họ. Thông báo phải đƣợc đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày thông báo. b) Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông đƣợc quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua đƣợc cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành; c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ƣu tiên mua cổ phần của mình cho ngƣời khác; d) Nếu phiếu đăng ký mua cổ phần không đƣợc gửi về công ty đúng hạn nhƣ thông báo thì cổ đông có liên quan coi nhƣ đã không nhận quyền ƣu tiên mua. Trƣờng hợp số lƣợng cổ phần dự định phát hành không đƣợc cổ đông và ngƣời nhận chuyển quyền ƣu tiên mua đăng ký mua hết thì số cổ phần dự kiến phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lý. Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho cổ đông của công ty hoặc ngƣời khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trƣờng hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần đƣợc bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán. 3. Cổ phần đƣợc coi là đã bán khi đƣợc thanh toán đủ và những thông tin về ngƣời mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này đƣợc ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, ngƣời mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. 4. Sau khi cổ phần đƣợc bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho ngƣời mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trƣờng hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Doanh nghiệp 2005 đƣợc ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. 5. Các cổ phần đƣợc tự do chuyển nhƣợng, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2005. Việc chuyển nhƣợng đƣợc thực hiện bằng văn bản theo cách thông thƣờng hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhƣợng phải đƣợc bên chuyển nhƣợng và bên nhận chuyển nhƣợng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhƣợng vẫn là ngƣời sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của ngƣời nhận chuyển nhƣợng đƣợc đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. 18
  19. Trƣờng hợp chỉ chuyển nhƣợng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhƣợng và số cổ phần còn lại. 6. Điều kiện, phƣơng thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Chính phủ quy định hƣớng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ. Điều 17. Phát hành trái phiếu Điều 18. Mua cổ phần, trái phiếu Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể đƣợc mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải đƣợc thanh toán đủ một lần. Điều 19. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông 1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lƣợng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải đƣợc gửi đến công ty trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này. 2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trƣờng hoặc giá đƣợc tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu. Trƣờng hợp không thoả thuận đƣợc về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho ngƣời khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Điều 20: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ƣu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây: 1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã đƣợc chào bán trong mỗi mƣời hai tháng. Trong trƣờng hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định; 2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không đƣợc cao hơn giá thị trƣờng tại thời điểm mua lại, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không đƣợc thấp hơn giá thị trƣờng; 3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tƣơng ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trƣờng hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải đƣợc thông báo bằng phƣơng thức bảo đảm đến đƣợc tất cả cổ đông trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày quyết định đó đƣợc thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần đƣợc mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ 19
  20. tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phƣơng thức bảo đảm đến đƣợc công ty trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phƣơng thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần đƣợc chào bán trong thời hạn nói trên. Điều 21: Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại 1. Công ty chỉ đƣợc quyền thanh toán cổ phần đƣợc mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luât Doanh nghiê ̣p 2005 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần đƣợc mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 2. Cổ phần đƣợc mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005 đƣợc coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần đƣợc quyền chào bán. 3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã đƣợc mua lại phải đƣợc tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tƣơng ứng đã đƣợc thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty. 4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại. Điều 22: Trả cổ tức 1. Cổ tức trả cho cổ phần ƣu đãi đƣợc thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ƣu đãi. 2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông đƣợc xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức đƣợc trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ đƣợc trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trƣớc đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Cổ tức có thể đƣợc chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải đƣợc thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể đƣợc thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bƣu điện đến địa chỉ thƣờng trú của cổ đông. Cổ tức có thể đƣợc thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp đƣợc vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng nhƣ thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. 3. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông đƣợc nhận cổ tức, xác định mức cổ tức đƣợc trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mƣơi ngày trƣớc mỗi lần trả 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0