intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học tập "Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Viên nén đặc biệt; đại cương các hệ thuốc giải phóng kiểm soát; các hệ thuốc giải phóng kiểm soát nồng độ dược chất theo thời gian. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng: Phần 1

  1. V H TU CKỂ S Á GẢ P Ó G À Ệ H Ố IM O T II H N
  2. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ HỆ THUỐC KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG
  3. Tài liệu thuộc bản quyền của Trường Đại học Đại Nam
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA DƯỢC PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ HỆ THUỐC KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - 2023
  5. TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) TS. Đoàn Thanh Hiền ThS. Phạm Thị Phương Dung ThS. Nguyễn Hoàng Việt
  6. Mục lục MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 15 Chương 1. VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT 17 1.1. Viên sủi 18 1.1.1. Khái niệm 18 1.1.2. Ưu nhược điểm 18 1.1.3. Đặc điểm dạng bào chế 19 1.1.4. Thành phần 19 1.1.5. Nguyên tắc bào chế 26 1.1.6. Tiêu chuẩn chất lượng 32 1.1.7. Ví dụ 33 1.2. Viên nhai 38 1.2.1. Khái niệm 38 1.2.2. Ưu nhược điểm 39 5
  7. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 1.2.3. Thành phần 39 1.2.4. Nguyên tắc bào chế 48 1.2.5. Tiêu chuẩn chất lượng 49 1.2.6. Ví dụ 51 1.3. Viên ngậm 57 1.3.1. Khái niệm 57 1.3.2. Đặc điểm của dạng bào chế 58 1.3.3. Thành phần 59 1.3.4. Nguyên tắc bào chế 67 1.3.5. Tiêu chuẩn chất lượng 68 1.3.6. Ví dụ 70 1.4. Viên đặt 75 1.4.1. Khái niệm 75 1.4.2. Cơ chế hấp thu và đặc điểm của dạng thuốc 76 1.4.3. Thành phần 80 1.4.4. Nguyên tắc bào chế 82 1.4.5. Tiêu chuẩn chất lượng 83 6
  8. Mục lục 1.4.6. Ví dụ 83 1.5. Một số dạng viên nén đặc biệt khác 87 1.5.1 Viên nén tan trong nước 87 1.5.2 Viên nén phân tán trong nước 87 1.5.3 Viên nén phân tán trong miệng 88 Tóm tắt chương 1 88 Câu hỏi lượng giá 89 Chương 2. ĐẠI CƯƠNG CÁC HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG KIỂM SOÁT 91 2.1. Định nghĩa, phân loại các hệ thuốc giải phóng kiểm soát 92 2.1.1. Định nghĩa hệ thuốc GPKS 92 2.1.2. Phân loại các hệ thuốc GPKS 94 2.1.3. Mô hình cấu trúc của các hệ thuốc giải phóng kiểm soát 98 2.2. Ưu nhược điểm của hệ thuốc giải phóng kiểm soát 101 2.2.1. Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng kéo dài 101 2.2.2. Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng nhắc lại 102 7
  9. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 2.2.3. Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng kiểm soát 102 2.3. Mô hình động học giải phóng dược chất từ hệ thuốc giải phóng kiểm soát 106 2.3.1. Mô hình động học bậc 0 106 2.3.2. Mô hình động học bậc 1 (Mô hình Wagger) 107 2.3.3. Mô hình Higuchi 107 2.3.4. Một số mô hình khác cho hệ có hình khối giữ nguyên theo thời gian 109 2.3.5 Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình phù hợp nhất với sự giải phóng dược chất 110 2.3.6 Ý nghĩa của việc xác định mô hình giải phóng dược chất 112 Tóm tắt chương 2 112 Câu hỏi lượng giá 114 Chương 3. CÁC HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ DƯỢC CHẤT THEO THỜI GIAN 116 3.1. Hệ thuốc màng bao không tan kiểm soát giải phóng dược chất 116 3.1.1. Đặc điểm thành phần, cấu trúc 116 8
  10. Mục lục 3.1.2. Cơ chế và mô hình động học giải phóng dược chất từ hệ màng bao không tan 119 3.1.3. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc màng bao không tan 121 3.1.4. Một số ví dụ về hệ thuốc màng bao không tan 122 3.2. Hệ thuốc màng bao hòa tan ăn mòn kiểm soát giải phóng dược chất 127 3.2.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc 127 3.2.2. Cơ chế và mô hình động học giải phóng dược chất 128 3.2.3. Nguyên tắc bào chế hệ màng bao hòa tan 129 3.2.4. Ví dụ về hệ thuốc màng bao hòa tan, mòn dần 129 3.3. Hệ thuốc cốt không tan kiểm soát giải phóng dược chất 129 3.3.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc 129 3.3.2. Cơ chế và mô hình động học giải phóng dược chất 130 3.3.3. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc cốt không tan 132 3.3.4. Một số ví dụ về hệ cốt không tan kiểm soát giải phóng 133 9
  11. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 3.4. Hệ thuốc giải phóng kiểm soát cốt thân nước hòa tan 134 3.4.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc 134 3.4.2. Cơ chế và mô hình động học giải phóng dược chất 135 3.4.3. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc cốt thân nước 137 3.4.4. Một số ví dụ về hệ thuốc có cốt thân nước 137 3.5. Hệ thuốc bơm thẩm thấu giải phóng kiểm soát 141 3.5.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc 141 3.5.2. Cơ chế và mô hình động học giải phóng dược chất 147 3.5.3. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc 150 3.5.4. Một số ví dụ về hệ thuốc bơm thẩm thấu 152 3.6. Đánh giá một số tính chất đặc trưng của hệ thuốc 159 3.6.1. Đánh giá độ hòa tan hoặc khả năng khuếch tán giải phóng dược chất từ hệ thuốc 159 3.6.2. Đánh giá so sánh độ hòa tan (sinh khả dụng in vitro) của mẫu thuốc thử với mẫu đối chứng 160 10
  12. Mục lục 3.6.3. Đánh giá sinh khả dụng in vivo và tương đương sinh học 161 3.6.4. Xác định mô hình động học giải phóng dược chất từ hệ thuốc 163 Tóm tắt chương 3 163 Câu hỏi lượng giá 165 Chương 4. HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG THEO NHỊP SINH HỌC 168 4.1. Đại cương về hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học 168 4.1.1. Đồng hồ sinh học, bệnh học thời khắc và bào chế thời khắc 168 4.1.2. Thuốc giải phóng theo nhịp 174 4.2. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp hệ màng bao 178 4.2.1. Hệ màng bao nứt vỡ 178 4.2.2. Hệ màng bao trương nở ăn mòn 182 4.2.3. Một số hệ màng bao khác kiểm soát giải phóng theo nhịp 183 4.2.4. Hệ nắp nút kiểm soát giải phóng 186 11
  13. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 4.2.5. Hệ nổi giải phóng theo nhịp 192 4.2.6. Hệ cảm ứng giải phóng theo nhịp 194 4.3. Đánh giá một số chỉ tiêu đặc trưng của thuốc giải phóng theo nhịp 197 4.3.1. Đánh giá Tlag in vitro 197 4.3.2. Đánh giá giải phóng in vivo 198 4.3.3. Đánh giá hấp thu in vivo 198 Tóm tắt chương 4 199 Câu hỏi lượng giá 201 Chương 5. HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG TẠI ĐÍCH 203 5.1. Hệ thuốc nano giải phóng hướng đích 203 5.1.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc 203 5.1.2. Cơ chế giải phóng dược chất tại đích 207 5.1.3. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc nano polyme 211 5.1.4. Một số ví dụ về hệ thuốc nano polyme giải phóng hướng đích 215 5.2. Hệ thuốc liposome giải phóng hướng đích 219 12
  14. Mục lục 5.2.1. Đặc điểm thành phần cấu trúc hệ thuốc 219 5.2.2. Cơ chế giải phóng dược chất tại đích 224 5.2.3. Nguyên tắc bào chế liposome giải phóng tại đích 226 5.2.4. Một số ví dụ về hệ thuốc liposome giải phóng tại đích 235 5.3. Một số kỹ thuật áp dụng trong bào chế hệ thuốc nano và liposome 241 5.3.1. Kỹ thuật giảm kích thước tiểu phân và đồng nhất hóa. 242 5.3.2. Kỹ thuật tiệt khuẩn, kỹ thuật đông khô 243 5.3.3. Đa chức năng hóa bề mặt tiểu phân nano 243 5.4. Đánh giá một số chỉ tiêu đặc trưng của hệ thuốc nano, liposome 244 5.4.1. Phân bố kích thước tiểu phân 244 5.4.2. Điện thế Zeta 245 5.4.3. Hình thái bề mặt và cấu trúc tiểu phân, tương tác giữa các thành phần 246 5.4.4. Hiệu suất nano hóa, liposome hóa 246 13
  15. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 5.4.5. Khả năng giải phóng dược chất 247 Tóm tắt chương 5 248 Câu hỏi lượng giá 249 TÀI LIỆU THAM KHẢO 251 14
  16. Lời nói đầu LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của các môn khoa học như sinh dược học, sinh dược bào chế, kỹ thuật bào chế và công nghệ dược đã có nhiều thành tựu khoa học hiện đại, tạo ra các chế phẩm bào chế mới có sự cải biến sinh khả dụng, có tên gọi chung là các hệ thuốc giải phóng kiểm soát. Trong giáo trình “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” chủ yếu đề cập đến các dạng bào chế quy ước thông thường. Tài liệu “Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng” được biên soạn trong chương trình đào tạo dược sĩ đại học với mục đích cập nhật kiến thức giúp cho người học hiểu biết về các dạng bào chế mới đang được sản xuất lưu hành rộng rãi trong nước và trên thế giới. Tài liệu không chuyên sâu về từng hệ thuốc theo đường dùng, chỉ đề cập những vấn đề cơ bản theo đặc điểm cấu trúc, thành phần, cơ chế và mô hình giải phóng thuốc, nguyên tắc bào chế. Trên cơ sở các kiến thức nêu trên có thể hướng dẫn sử dụng đúng, tham gia vào công tác nghiên cứu sản xuất phát triển thuốc, quản lý chất lượng thuốc, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị bệnh. 15
  17. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Lần đầu tiên xuất bản, chắc chắn tài liệu còn nhiều khiếm khuyết, các tác giả chân thành mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý từ các đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau tài liệu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. CÁC TÁC GIẢ 16
  18. Chương 1. Viên nén đặc biệt Chương 1 VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm, đặc điểm dạng bào chế, cách sử dụng các dạng viên nén đặc biệt: viên sủi, viên nhai, viên ngậm, viên đặt. 2. Trình bày được nguyên tắc lựa chọn các thành phần trong công thức thuốc viên nén đặc biệt: viên sủi, viên nhai, viên ngậm, viên đặt. 3. Trình bày được nguyên tắc bào chế các dạng viên nén đặc biệt: viên sủi, viên nhai, viên ngậm, viên đặt. 4. Trình bày được tiêu chuẩn và nguyên tắc đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm các dạng viên nén đặc biệt: viên sủi, viên nhai, viên ngậm, viên đặt. GIỚI THIỆU Đa số các viên nén đều dùng để uống trực tiếp, tức là khi viên còn nguyên vẹn và dược chất trong viên sẽ được hấp thu ở dạ dày, ruột hoặc đại tràng. Tuy nhiên có một số loại viên nén được sử dụng theo những cách đặc biệt. Đó là các viên nén đặc biệt, bao gồm viên sủi, viên nhai, viên ngậm, viên đặt, viên phân tán trong nước… Chương 1 trình 17
  19. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... bày về đặc điểm, cách sử dụng, thành phần, nguyên tắc bào chế và tiêu chuẩn chất lượng của các dạng viên nén đặc biệt, đưa ra một số công thức bào chế viên đặc biệt đã hoặc đang lưu hành trên thị trường. Viên tan ở ruột là dạng viên nén giải phóng chậm, có sự cải biến về sinh khả dụng do đó sẽ được trình bày ở các chương sau. Các dạng viên giải phóng nhanh khi uống như viên nén phân tán sẽ được giới thiệu ở cuối chương. NỘI DUNG 1.1. Viên sủi 1.1.1. Khái niệm Theo Dược điển Việt Nam, viên sủi hay viên sủi bọt là viên nén không bao, thường chứa tá dược sủi bọt gồm các acid hữu cơ và muối carbonat hoặc hydrocarbonat, phản ứng khi có nước giải phóng khí carbon dioxyd. Viên được hòa tan hoặc phân tán trong nước trước khi dùng. 1.1.2. Ưu nhược điểm a. Ưu điểm - Thích hợp cho người khó nuốt viên nén. - Giảm kích ứng niêm mạc. - Tăng sinh khả dụng (giải phóng, hòa tan trước; CO2 tăng nhu động ruột). b. Nhược điểm - Phải bào chế trong điều kiện tránh ẩm. 18
  20. Chương 1. Viên nén đặc biệt - Không dùng cho người kiêng muối, bệnh nhân suy thận (do có lượng muối kiềm lớn). c. Phân loại Tùy theo cách sử dụng, viên sủi có thể chia thành các loại sau: - Viên sủi dùng để pha dung dịch uống. - Viên sủi dung để pha dung dịch dùng ngoài. 1.1.3. Đặc điểm dạng bào chế Viên phải rã nhanh trong thời gian 5 phút, với lượng nước nhỏ (200ml) ở nhiệt độ 15-25C, và khi rã phải có bọt khí sinh ra. Sau khi sủi phải thu được dung dịch hoặc hỗn dịch đồng nhất. 1.1.4. Thành phần Để tạo ra phản ứng sủi bọt khi cho viên vào trong nước, trong thành phần công thức bào chế viên sủi cần phải có tá dược sủi bọt là acid hữu cơ và muối carbonat hoặc hydrocarbonat. Hai đặc tính quan trọng của các tá dược cần quan tâm khi xây dựng công thức viên sủi là hàm ẩm và độ tan. Hàm ẩm của tá dược sẽ tạo phản ứng sinh CO2 giữa thành phần acid và thành phần muối carbonat kiềm trong viên, làm giảm độ rã và độ ổn định viên trong quá trình bảo quản. Do vậy phải lựa chọn các nguyên liệu khan nước và không hấp thụ/chỉ hấp thụ rất ít ẩm trong quá trình bảo 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2