intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Học thuyết giá trị thặng dư

Chia sẻ: Nguyen Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

328
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong học thuyết này, C.Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người thông qua mối quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở về kinh tế để xác lập quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật chính là lao động, cái thực thể, yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa. Đó chính là trọng tâm của học thuyết giá trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Học thuyết giá trị thặng dư

  1. Học thuyết giá trị thặng dư LỜI NÓI ĐẦU Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh t ế c ủa C.Mác Trong học thuyết này, C.Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người thông qua mối quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở về kinh tế để xác lập quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật chính là lao động, cái thực thể, yếu tố cấu thành giá tr ị c ủa hàng hóa. Đó chính là trọng tâm của học thuyết giá trị. Sản xuất hàng hóa và gắn li ền với nó là các phạm trù: giá trị, hàng hóa, tiền tệ đã t ừng có tr ước ch ủ nghĩa tư bản. Nó là những điều kiện tiền đề để cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển. Nhưng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không ch ỉ v ề trình đ ộ mà còn khác cả về chất nữa. Và khi xuất hiện một loại hàng hóa m ới đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì ti ền t ệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là m ột quan h ệ s ản xu ất m ới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư c ủa công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành nên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.Từ học thuyết giá trị và cơ sở thực tiễn mà C.Mác đã xây dựng nên h ọc thuy ết giá tr ị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan tr ọng th ứ hai sau phép biện chứng duy vật .Nội dung chính của học thuyết này phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình th ức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản ph ẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động c ủa mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đ ối với ng ười khác. Để hiểu rõ về giá trị thặng dư chúng ta cùng đi sâu tìm hi ểu v ề quá trình sản xuất và phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư. 1
  2. Học thuyết giá trị thặng dư QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá tr ị s ử d ụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư a. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng Là quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong đó có sự kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Đặc điểm của quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng: _Tư liệu sản xuất và sức lao động tập trung vào trong tay nhà t ư bản _Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản _Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. b. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà nước chiếm không. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá tr ị s ử d ụng, mà là giá trị, hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá tr ị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà t ư b ản ph ải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự th ống nh ất gi ữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị th ặng dư. C. Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao đ ộng và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình s ản xu ất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao đ ộng và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình s ản xu ất t ư b ản ch ủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá". Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy vi ệc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ. Đây là s ự th ống nh ất gi ữa qúa 2
  3. Học thuyết giá trị thặng dư trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là qúa trình sản xuất giá trị thặng dư. Giả sử, để sản xuất 10kg sợi, cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10$. Để biến số bông thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2$; giá tri sức lao đ ộng trong m ột ngày là 3$ và ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5$; cuối cùng giả định trong qúa trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Và như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6 giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra là 15$ và giá trị sản phẩm mới(10kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15$. Như vậy, nếu quá trình lao đ ộng ch ỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa có sản xuất ra giá tr ị th ặng d ư, do đó ti ền chưa biến thành tư bản. Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà s ức lao đ ộng đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau, mà nhà t ư b ản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua s ức lao động trong một ngày(12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản. Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã th ỏa thuận thì: -Chi phí sản xuất +Tiền mua bông(20 kg): 20$ +Tiền hao mòn máy móc: 4$ +Tiền mua sức lao động trong một ngày: 3$ Tổng cộng: 27$ -Giá trị sản phẩm mới(20kg sợi) +Giá trị của bông được chuyển vào sợi: 20$ +Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi: 4$ +Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12 gi ờ lao đ ộng: 6$ Tổng cộng: 30$ 3
  4. Học thuyết giá trị thặng dư Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27$, còn giá tr ị của sản phẩm mới (20kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 12 giờ lao động là 30$. Vậy 27$ ứng trước đã chuyển hóa thành 30$, đã đem l ại m ột giá trị thặng dư là 3$. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản. Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng d ư, có th ể rút ra những kết luận sau đây: Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20kg s ợi), chúng ta thấy có hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động c ụ th ể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (24$). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân t ạo ra trong quá trình sản xuất là giá trị mới (6$). Phần giá trị mới này lớn h ơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thi ết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao đ ộng c ần thi ết. Ph ần còn l ại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư. Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị th ặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong l ưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa s ức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị th ặng d ư cho nhà t ư b ản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản. Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và b ị nhà t ư b ản chi ếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình t ạo ra giá tr ị kéo dài cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả đ ược hoàn l ại bằng một vật ngang giá mới. 2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành t ư b ản b ất biến và tư bản khả biến 4
  5. Học thuyết giá trị thặng dư a. Bản chất của tư bản Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rẳng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân t ư li ệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản c ủa s ản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa. Như vậy, tư bản không phải là một vật, mà là một quan hệ sản xuất xã hội nh ất định gi ữa ng ười và người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử. Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến _Khái niệm tư bản Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng d ư bằng cách bóc l ột lao động làm thuê Tư bản là quan hệ xã hội có tính lịch sử: ti ền, tư li ệu s ản xu ất… chỉ là hình thức biểu hiện của tư bản _Tư bản bất biến và tư bản khả biến Để sản xuất giá trị thặng dư nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Tức là chuyển hóa tư bản tiền tệ thành các yếu tố tư bản sản xuất. Mỗi bộ phận tư bản ấy có vai trò khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản bất biến (C): bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu,…quá 5
  6. Học thuyết giá trị thặng dư trình của nó được lao động cụ thể của công nhân chuyển vào sản phẩm mới mà giá trị được bảo tồn (không tăng lên hay giảm đi). Tư bản khả biến (V): bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động trong quá trình sản xuất không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên. Tức là biến đổi về lượng. Mác – người đã đưa ra khái niệm tư bản bất biến và t ư bản kh ả biến Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thi ết không th ể thi ếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động s ản xu ất hàng hóa đã giúp C.Mác tìm ra chiếc chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Căn cứ cho s ự phân chia đó là dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. *Ý nghĩa: việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến +Nguồn gốc trực tiếp của quá trình thặng dư là tư bản khả biến +Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện. 3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư 6
  7. Học thuyết giá trị thặng dư a. Tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá tr ị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Nếu kí hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng công thức: m’ =(m/v) x100% Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do s ức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà t ư b ản chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu ph ần trăm so v ới thời gian lao động tất yếu làm cho mình. Do đó, có th ể biểu th ị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác: m’ = t’(thời gian lao động thặng dư) /t(thời gian lao động tất yếu) x100% Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ của nhà t ư b ản đối v ới công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc l ột. Đ ể ph ản ánh quy mô bóc lột, C.Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư. Khối lượng giá trị thặng dư b. Khối lượng giá trị th ặng d ư là tích s ố gi ữa t ỷ su ất giá tr ị th ặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Nếu kí hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, thì M được xác định bằng công thức: M = m’.V Chủ nghĩa tư bản càng phát tri ển thì kh ối l ượng giá tr ị th ặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng. 7
  8. Học thuyết giá trị thặng dư 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá tr ị th ặng d ư siêu ngạch a. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư • Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết (hay mức tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là không đổi). Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 gi ờ là th ời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên,trình độ bóc lột tăng lên 200%. Với sự thèm khát giá trị thặng dư nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột naỳ đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nh ưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hóa, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp người công nhân đòi hỏi phải có thời gian để ăn uống nghĩ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hóa đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có th ời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh th ần, v ật ch ất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi hỏi tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tết yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. 8
  9. Học thuyết giá trị thặng dư Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một ph ương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. • Phương pháp giá trị thặng dư tương đối Được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó mà kéo dài tương ứng th ời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của ngày lao động là không đổi. Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động th ặng dư, trình độ bóc lột là 100%. Bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ l ệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thi ết và th ời gian lao động thặng dư trong trường hợp đó cũng thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%. Để có thể rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, đặc biệt là phải áp dụng tiến bộ và công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá c ả thị trường sản phẩm. Đặc biệt là nâng cao năng suất lao động trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế thì đến giai đoạn tiếp sau khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm vị trí chủ yếu. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được t ạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao đ ộng 9
  10. Học thuyết giá trị thặng dư thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động v ẫn như cũ. Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. b. Giá trị thặng dư siêu ngạch Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nh ờ đó thu đ ược giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. *Biện pháp để thu được giá trị thặng dư siêu ngạch _ Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, nhưng đối với toàn xã hội tư bản là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên. _ Những điểm chung và khác biệt giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối. Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, bnhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà t ư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản c ải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị th ặng dư siêu ng ạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao 10
  11. Học thuyết giá trị thặng dư động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp của nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ bi ểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà nó trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản. Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động giảm giá trị của hàng hóa. 5. Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh t ế tuyệt đ ối c ủa ch ủ nghĩa tư bản Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuy ệt đ ối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương th ức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư tuy ệt đ ối c ủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chi ếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của ch ủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị th ặng d ư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn g ốc làm giàu của các nhà tư bản. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá tr ị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động c ơ thúc đ ẩy s ự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt đi 11
  12. Học thuyết giá trị thặng dư chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư. Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và m ở r ộng sản xuất. Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy lu ật kinh t ế tuy ệt đ ối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát tri ển c ủa ch ủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị th ặng d ư t ối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê, dựa trên ch ủ y ếu các phương tiện kỹ thuật và quản lý để tăng năng suất lao động kéo dài ngày lao động. Quy luật giá trị thặng dư không chỉ ph ản ánh mục đích của tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng d ư mà còn chỉ rõ phương tiện để đạt mục đích đó (tăng cường bóc lột lao động làm thuê). Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở m ức đ ộ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa t ư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ ph ận không nh ỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và v ẫn b ị nhà tư bản bóc lột giá trị tư bản thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới: Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nh ờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng k ỹ thu ật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một 12
  13. Học thuyết giá trị thặng dư đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn. Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thu ật và công ngh ệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quy ết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ s ử dụng l ực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị th ặng dư đã tăng lên rất nhiều. Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên ph ạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá…lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách bi ệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước t ư bản phát triển đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng nh ư c ội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển. *Vai trò _Tạo động lực cho sự vận động của chủ nghĩa tư bảm và làm tăng những mâu thuẫn quy định sự duyệt vong của chủ nghĩa tư bản. _Ngày nay dưới sự tác động của cách mạng khoa học công ngh ệ làm cho bản thân quá trình sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới. +Do dựa trên sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. +Cơ cấu lao động ở mỗi nước tư bản phát triển có sự thay đổi lớn, lao động trí tuệ có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư. 13
  14. Học thuyết giá trị thặng dư +Sự bóc lột của các tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới dưới các hình thức ngoại thương, xuất khẩu tư bản. 6. Liên hệ thực tế nước ta Từ lý luận kinh tế của Mác có thể nói: Giá trị th ặng dư là giá tr ị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị s ức lao động c ủa họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nhà tư bản sử dụng tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động vào mục đích tạo ra cho mình giá tr ị th ặng d ư. Chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư này là hành vi được gọi đích danh là “bóc lột ” giá trị thặng dư. Đó là nói chung, còn cụ thể, trong quá trình s ản xuất, hành vi “bóc lột” giá trị thặng dư được nhà tư bản thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: sản xuất giá trị thặng dư tuy ệt đ ối và s ản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, tức là kéo dài tuyệt đối th ời gian c ủa ngày lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất từng s ản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Việc tăng giá tr ị thặng dư còn được một số nhà tư bản thực hiện bằng cách hạ th ấp giá trị của hàng hóa do xí nghiệp mình sản xuất so với giá trị xã h ội c ủa hàng hóa đó. Số giá trị tạo ra bằng cách này được gọi là giá trị th ặng dư siêu ngạch. Trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị th ặng dư tuy ệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm đoạt, vì vậy mà luôn luôn có cuộc đấu tranh c ủa công nhân làm thuê chống lại sự chiếm đoạt đó. Cuộc đấu tranh ch ống bóc lột giá tr ị thặng dư về thực chất là đấu tranh chống việc nhà tư bản chi ếm đo ạt hoàn toàn giá trị thặng dư. Như vậy, mục đích của cuộc đấu tranh này là nhằm giải quy ết mâu thuẫn trong bản thân quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích đấu tranh của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là đòi phải phân chia các giá trị thặng dư cho đúng, cho h ợp lý, h ợp tình; ngăn chặn nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ các giá trị thặng dư. Các khía cạnh liên quan đến sự sản sinh và sự chiếm đoạt giá trị thặng dư như vừa đề cập ở trên phải được đặt gọn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; chúng được bảo hộ bằng nền chính trị (có khi c ả quân s ự n ữa) của chủ nghĩa tư bản. Quá trình sản sinh, chiếm đoạt giá trị th ặng dư cũng là viên đá tảng trong cấu trúc của cơ sở hạ tầng và ki ến trúc th ượng 14
  15. Học thuyết giá trị thặng dư tầng tư bản chủ nghĩa. Sự chiếm đoạt giá trị thặng dư mà giới chủ tư bản thường xuyên thực hiện đối với những người sản sinh ra giá trị th ặng d ư được gọi là sự bóc lột. Đó chính là sự bóc lột mà giai c ấp t ư s ản th ực hiện đối với giai cấp công nhân làm thuê trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự ph ản ánh quan h ệ s ản xuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Vậy rõ ràng, bóc lột giá trị thặng dư là sản ph ẩm của ch ế độ t ư b ản ch ủ nghĩa. Ở đó sản xuất giá trị thặng dư đồng nghĩa với bóc lột giá trị thặng dư. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh. Ngộ nhận về điều này sẽ d ẫn đến rối loạn khi chúng ta phải luận giải để trả lời các câu h ỏi: V ậy thì trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ch ủ nghĩa có s ản xu ất giá trị thặng dư không? Cái được gọi là “giá trị thặng dư” trong nền kinh t ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thuộc về ai? Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa này sở hữu “giá trị thặng dư” có phải là hành động bóc lột hay không? Hay nói cách khác s ản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đồng nghĩa với bóc lột không? Sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội hoàn toàn không giống nhau. Bởi vì “ bất kỳ một sự phân phối nào về tư liệu tiêu dùng cũng chỉ là h ậu quả của s ự phân ph ối chính ngay những điều kiện sản xuất; nhưng sự phân phối những điều kiện sản xuất lại là một tính chất của chính ngay phương th ức sản xuất. Ví d ụ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên tình hình là những điều kiện vật chất của sản xuất lại nằm ở trong tay những kẻ không lao động, dưới hình thức sở hữu tư bản và sở hữu ruộng đất, còn qu ần chúng thì chỉ là kẻ sở hữu những điều kiện người của sản xuất, tức là sức lao động. Nếu những yếu tố của sản xuất được phân phối nh ư thế thì thì việc phân phối hiện nay về tư liệu tiêu dùng tự nó cũng do đó mà ra. N ếu những điều kiện vật chất của sản xuất là sở hữu tập thể của bản thân những người lao động thì cũng sẽ có một sự phân ph ối những t ư li ệu tiêu dùng khác với sự phân phối hiện nay.” Theo tinh thần đó, trong nền kinh tế mhiều thành phần ở nước ta, việc phân phối trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân hay doanh nghiệp tư bản nhà nước khác với việc phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hiệp tác. Và còn có bóc lột hay không thể hiện trong chính 15
  16. Học thuyết giá trị thặng dư sự phân phối ấy, bao gồm cả phân phối điều kiện sản xuất và phân ph ối kết quả sản xuất. Trong các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp hiệp tác dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thì kết quả s ản xu ất thu ộc về nhà nước và tập thể lao động của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân phối gia trị thặng dư vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước, vừa tăng thu nhập của người lao động, lại vừa tăng các quỹ của doanh nghiệp. Kết hợp hài hòa ba lợi ích: Nhà nước, tập thể và người lao động thì không còn quan hệ bóc lột nữa và càng nhiều lợi nhuận thì cả ba lợi ích càng được tăng cao. Vì vậy trong sản xuất hàng hóa xã hội cũng phải ph ấn đấu thu được nhiều giá trị thặng dư, nhưng đối với chủ nghĩa xã h ội sản xu ất giá trị thặng dư không phải là quy luật tuyệt đối. Ở doanh nghiệp tư bản tư nhân chủ yếu dựa trên sở hữu tư bản t ư nhân về tư liệu sản xuất, công nhân chỉ sở hữu sức lao động; bởi vậy nhà tư bản chỉ trả cho công nhân theo giá cả sức lao động, toàn bộ kết quả sản xuất thộc quyền chi phối của nhà tư bản. Sau khi nộp thuế nhà tư bản chiếm hữu phần giá trị thặng dư còn lại, đó là động cơ, m ục đích kinh doanh của nhà tư bản. Ở đây còn tồn tại quan hệ bóc lột giá trị th ặng d ư. Nhưng một khi chưa xây dựng xong hoàn toàn chủ nghĩa xã h ội, khi mà lực lượng sản xuất còn kém phát triển, thì nhà nước ta vẫn ph ải th ừa nhận sự bóc lột này là hợp pháp. Vì vậy, một mặt nhà nước ta đòi h ỏi các nhà tư bản nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, tôn trọng lợi ích chính đáng của công nhân, mặt khác để khuyến khích sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân, Nhà nước phải bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các nhà tư bản và thực thi những chính sách, nhất là chính sách thuế, sao cho h ọ có th ể thu được lợi nhuận thích đáng thì họ mới mạnh dạn đầu tư để phát tri ển sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ ch ế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Do đó, việc thừa nhận sự tiến bộ, hợp pháp của kinh t ế tư nhân và khuyến khích nó phát triển là khuyến khích sản xu ất ngày càng nhiều giá trị mới cho xã hội (làm giàu), khuy ến khích sự phát tri ển c ủa xã hội, chứ không phải là khuyến khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam hi ện nay. S ự kh ẳng 16
  17. Học thuyết giá trị thặng dư định này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm, tháo gỡ rào cản cho kinh t ế t ư nhân phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Công nghiệp hoá hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuy ển đ ổi căn b ản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh t ế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang s ử d ụng m ột cách ph ổ biến lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất xã hội cao. Thực chất công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình t ạo ra những vấn đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công ngh ệ ph ương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng s ản xuất cho ch ủ nghĩa xã hội. Là một nước tiến lên xã hội chủ nghĩa chưa và không qua giai đo ạn phát triển tư bản chủ nghĩa hay đúng hơn là không qua giai đoạn th ống tr ị c ủa giai cấp tư sản. Vì vậy chúng ta không được kế thừa tất cả tiền đề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo của người đi trước cho dù chúng cũng chỉ là nhân tố vô cớ. Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan trọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là luận điểm s ản ph ẩm c ủa lao động thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và vi ệc xây dựng, tích lũy quỹ sản xuất xã hội và dự trữ “Tất cả những cái đó đã và mãi mãi vẫn là vẫn là cơ sở cho mọi sự tiến bộ xã h ội v ề chính tr ị và tinh thần. Nó sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ xã hội h ơn nữa…”. Chúng ta lựa chọn con đường đi lên ch ủ nghĩa xã h ội từ đi ểm xu ất phát là nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản xuất hàng hóa. Cái thiếu của đất n ước ta theo cách nói của C.Mác không phải là và chủ yếu là cái đó, mà cái chính là chưa trải qua sự ngự trị của các tổ chức kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Đất nước đang đứng trước nhiệm vụ cháy bỏng là tạo ra tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát tri ển kinh tế hàng hóa sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị th ặng dư dù là chúng biểu hiện những quan hệ xã hội khác nhau. Chúng ta không th ể đạt đ ược mục tiêu kinh tế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải biết rút ngắn những quá trình tất yếu mà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để có một nền kinh tế thị trường cực thịnh nh ư ngày nay. Đó là m ột quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn phân công lao động xã h ội. Nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa hình thành và giá trị thặng dư cũng được sản xuất ra với khối lượng lớn lao trong sự phân công lao động, đặc 17
  18. Học thuyết giá trị thặng dư biệt khi khoa học công nghệ phát triển và vận dụng có ý thức, rộng rãi vào sản xuất với quy mô chưa từng có. Các giai đo ạn phát tri ển s ản xu ất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã di ễn ra một cách tự phát và tuần tụ. Nhưng đó cũng là những giai đoạn của một quá trình lịch sử tự nhiên mà chúng ta có thể rút ngắn chứ không thể bỏ qua. Đó cũng là ý nghĩa thực tiễn rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay cần có phương hướng khai thác và vận dụng những tư tưởng và các nguyên lí của học thuyết giá trị thặng dư một cách hiệu quả để đạt được những thành tựu mới đưa nền kinh t ế đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả khả quan của Việt Nam cho thấy trong những năm vừa qua nước ta đã xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của mình, chúng ta đã đi đúng hướng trong phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là hoàn toàn phù hợp nh ưng cũng ph ải kh ẳng đ ịnh r ằng Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa thì mới có thể đạt được mục tiêu tới năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp. KẾT LUẬN Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là s ản xuất ra giá trị sử dụng, mà là sản xuất ra giá trị th ặng dư, là nhân giá tr ị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là m ục đích đ ộng c ơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhả tư bản, cũng như toàn bộ xã hội tư sản. Sản xuất ra giá trị thặng dư quả thực là động lực vận động của ph ương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết “ mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó b ảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”. Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc l ột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế (roi vọt) mà 18
  19. Học thuyết giá trị thặng dư bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường bóc lột lao động và kéo dài ngày lao động. Vậy sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh t ế c ơ b ản c ủa ch ủ nghĩa tư bản. C.Mác viết “ việc tạo ra giá trị thặng dư đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó”. Nội dung chủ yếu của quy luật này là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng s ố l ượng lao động làm thuê và tìm mọi thủ đoạn để bóc lột họ. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư bản thực hiện cải ti ến k ỹ thu ật hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng su ất lao động, làm giảm giá trị hàng hóa. Đồng thời thu hút một đội ngũ các k ỹ s ư, quản lí mà chức năng của họ suy cho cùng là bảo đảm sử dụng có hi ệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động, nhờ đó mà tăng giá trị thặng dư. Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp cho chúng ta thấy rằng: Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa là t ạo ra ti ềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do h ạnh phúc c ủa toàn dân và thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc. Đó là quá trình ph ấn đ ấu lâu dài, gian khổ, đòi hỏi mọi người phải có hoài bão lớn, quyết tâm cao, chấp nhận những khó khăn thử thách và hy sinh cần thiết đ ễ vĩnh vi ễn đưa dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đó là đi ều mà toàn th ể nhân dân Việt Nam mong đợi và đang cố gắng. với vị trí là người làm chủ tương lai của đất nước tôi thấy rằng chúng ta cần cố gắng hết kh ả năng của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, có th ể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Bài tiểu luận này hi vọng đã có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản và v ận dụng nó vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên trong bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Em hi vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn. 19
  20. Học thuyết giá trị thặng dư NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2